SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại ...
Lê Quang Dần
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VĨ ĐẠI MÃI MÃI LÀ MẶT TRỜI CHIẾU ÁNH SÁNG LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI
Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nước Nga Sa Hoàng bị lật đổ, những người Xã hội cách mạng và Men -sê-vích cho rằng cuộc cách mạng Nga đã kết thúc, không đủ điều kiện tiến hành một cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa, do đó họ đã thoả hiệp với Chính phủ Lâm thời, thu hẹp ảnh hưởng của Cách mạng và có mưu đồ, hành động thủ tiêu các Xô viết là lực quần chúng đã quyết định thắng lợi cách mạng tháng Hai.
Thiên tài của Lê-nin là Người đã nhận thức rõ chính quyền ở Nga sau cách mạng tháng Hai đã tạo nên tình thế chưa từng thấy trong lịch sử thế giới vì xuất hiện một chế độ lại có 2 chính quyền song song tồn tại, về hình thức Chính phủ Lâm thời nắm giữ quyền lực nhà nước, nhưng tại cơ sở quần chúng nhân dân, lực lượng quyết định của cách mạng đã xây dựng được các cơ quan có quyền lực riêng, đó là các Xô viết đại biểu cho công nhân và binh lính. Để làm sáng tỏ chân lý, những người Bôn -sê-vích đã kiên nhẫn chứng minh hành động cơ hội của phái Men -sê-vích và tính chất phản động của Chính phủ Lâm thời đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân.
Tối ngày 3 tháng 4 năm 1917,Vla-đi-mia-lich-Lê-nin từ nước ngoài trở về Pê-tơ-rô-grát (thủ đô nước Nga lúc đó), tại quảng trường ga Phần Lan, Lê-nin đã đứng trên xe bọc thép phát biểu trước công nhân, thuỷ thủ và binh lính cách mạng ra đón Người, nội dung bài phát biểu sau này lịch sử gọi là Luận cương tháng Tư, được tóm tắt bằng khẩu hiệu hành động cách mạng là: 'Tất cả chính quyền thuộc về các Xô viết! '. Đây là lời kêu gọi tiếp tục cuộc cách mạng, thủ tiêu chế độ hai chính quyền song song, nhiệm vụ đó có thể được giải quyết bằng con đường hoà bình, bởi thời gian này các Xô viết là lực lượng có sức mạnh vô bờ bến vì bắt nguồn sức mạnh từ nhân dân.
Luận cương tháng Tư của Lê-nin được Hội nghị toàn Nga của những người Bôn -sê-vích thảo luận và thông qua. Kẻ thù của nhân dân điên cuồng chống lại Lê-nin và những người Bôn -sê-vích, Chính phủ Lâm thời được phái Men -sê-vích và Xã hội cách mạng ủng hộ vì vậy ngày 18 tháng 6 năm 1917 đã tiếp tục mở đợt tiến công ngoài mặt trận (trong cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ nhất), vì không được nhân dân ủng hộ lại với những tham vọng phưu lưu nên đã nhanh chóng thất bại thảm hại, vì thế những người Bôn -sê-vích là lực lượng chủ trương chống chiến tranh phi nghĩa được nhân dân ủng hộ ngày càng tăng. Ngày 3 tháng 7 năm 1917, một đoàn biểu tình mang tính chất hoà bình của công nhân và nông dân tiến về khu trung tâm của Pê-tơ-rô-grát bằng khẩu hiệu 'Tất cả chính quyền thuộc về các Xô viết!', do có sự thoả hiệp của các thủ lĩnh cơ hội nên Chính phủ Lâm thời đã nổ súng bắn thẳng vào những người dân biểu tình không có vũ khí trong tay, đồng thời chúng ra lệnh bắt Lê-nin, buộc Người phải lui vào hoạt động bí mật lần cuối cùng kéo dài 112 ngày. Trước sự thẳng tay đàn áp giã man của kẻ thù, phương hướng hoạt động của Đảng Bôn -sê-vích được thay đổi cho phù hợp với tình hình. Trong tháng 7 và 8 năm 1917, theo đề nghị của Lê-nin, Đại hội lần thứ VI của Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội (Bôn -sê-vích) Nga đã họp thông qua đường lối khởi nghĩa vũ trang để đáp lại hành vi bạo lực của kẻ thù. Đại hội VI khẳng định: Cao trào mới không tránh khỏi cuộc cách mạng Nga sẽ đưa công nhân và những nông dân nghèo nhất lên nắm chính quyền trước khi cách mạng trong các nước tư bản phương Tây nổ ra.
Nước Nga bước vào mùa Thu năm 1917, cũng là thời gian cao trào mới của cuộc cách mạng bắt đầu, công nhân Pê-tơ-rô-grát đã cầm vũ khí trong tay đứng lên nổi dậy chống lại kẻ thù, các đơn vị quân đội ở Thủ đô nhận thức rõ trắng, đen đã đứng về phía nhân dân dưới sự lãnh đạo của những người Bôn -sê-vích, vì vậy cuộc phiến loạn phản cách mạng của tướng Coóc -ni-lốp đã bị dẹp tan. Uy tín Đảng của Lê-nin càng thêm to lớn, những người Bôn -sê-vích được nhân dân tín nhiệm cử nắm giữ các Xô viết. Ngày 31 tháng 8 năm 1917, Xô viết Đại biểu công nhân và binh lính Pê-tơ-rô-grát đã thông qua Nghị quyết của những người Bôn -sê-vích, đưa Nghị quyết trở thành những yêu sách mang tính cương lĩnh. Vài ngày sau, Xô viết Mát -xcơ-va cũng thông qua một nghị quyết tương tự.
Sợ mất hẳn lòng tin với quần chúng, các thủ lĩnh Men -sê-vích và đảng Xã hội cách mạng đã từ chối tham gia Chính phủ Lâm thời, do đó tình hình tạm thời xuất hiện khả năng chuyển chính quyền sang tay các Xô viết bằng con đường hoà bình, Người cũng đề nghị ngay với các thủ lĩnh Men -sê-vích và Xã hội cách mạng phải cắt đứt liên minh với Chính phủ Lâm thời phản động đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân để thành lập mau chóng một chính phủ mới chịu trách nhiệm trước các Xô viết. Lê-nin kêu gọi các tổ chức chính trị tự do cổ động và thực hiện ngay tức khắc các nguyên tắc của chế độ dân chủ trong cuộc bầu lại các Xô viết để bảo đảm sự phát triển cách mạng một cách hoà bình thực hiện việc chuyển chính quyền sang tay nhân dân. Lê-nin đã nói như vậy và những người Bôn -sê-vích đã làm như vậy, còn những người Men -sê-vích và Xã hội cách mạng chỉ đáp lại bằng những lời sáo rỗng và thay cho việc tổ chức đại hội các Xô viết, họ đã triệu tập cái gọi là 'Hội nghị dân chủ toàn Nga' gồm những người không đại diện nhân dân để tấn công lại các Xô viết. Trước tình hình vậy, đại đa số quần chúng nhân dân đã bước sang hẳn hàng ngũ của những người Bôn -sê-vích. Từ nước ngoài, theo dõi chặt tình hình chính trị trong nước, Lê-nin đã viết thư cho các uỷ viên ban chấp hành Trung ương Đảng Công nhân Dân chủ xã hội (B) Nga, có nội dung nhận định thời cơ nổ ra cuộc cách mạng đã chín muồi vì: Trong quân đội, trong nông dân và công nhân, tâm trạng tức giận và căm phẫn kẻ thù đang tăng lên và đẩy họ đi đến khởi nghĩa.
Đầu tháng 10 năm 1917, Lê-nin rời Phần Lan trở về Pê-tơ-rô-grát trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang. Để đảm bảo cho cuộc Cách mạng thành công, Người chỉ rất rõ: Muốn thắng lợi, khởi nghĩa không được dựa vào một âm mưu, một chính đảng, mà phải dựa vào giai cấp tiên phong. Đó là điểm thứ nhất. Khởi nghĩa phải dựa vào cao trào cách mạng của nhân dân. Đó là điểm thứ hai. Khởi nghĩa phải dựa vào một bước ngoặt ngoặt trong lịch sử của cuộc cách mạng đang lên, khi mà tính tích cực của những bộ phận tiên tiến trong nhân dân lên cao hơn cả, khi mà những dao động trong hàng ngũ địch và trong hàng ngũ những người bạn mềm yếu, do dự và không cương quyết của cách mạng mạnh hơn cả. Đó là điểm thứ ba.
Lực lượng phản cách mạng ở Thủ đô tập trung trong khu trung tâm của Pê-tơ-rô-grát: Chính phủ Lâm thời ở trong Cung điện Mùa Đông, Bộ tổng Tham mưu quân khu Pê-tơ-rô-grát và Bộ tham mưu Hải quân đóng quân ngay bên cạnh. Về phía quân Cách mạng, Bộ tham mưu đặt trong Viện Xmôn -nưi là khu vực ngoại ô phía Đông thành phố, trên bờ trái sông Nê-va, tại đây có Uỷ ban quân sự cách mạng, Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pê-tơ-rô-grát, trung tâm Đảng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Cách mạng có 3 lực lượng chiến đấu chính được bố trí như sau: Các đội Cận vệ đỏ là công nhân vũ trang giữ khu trung tâm thành phố từ phía Bắc, phía Đông, phía Nam gồm các đơn vị quân đội đóng ở Thủ đô đứng về phía Cách mạng tạo thành tuyến vòng cung thứ hai bên trong. Riêng hạm đội Ban -tích khi nhận được lệnh của Uỷ ban quân sự Cách mạng sẽ nổ súng phát hiệu lệnh tấn công đồng thời các tàu chiến thuộc Hạm đội từ hướng Tây sẽ tiến vào cửa sông Nê-va phối hợp với lực lượng trên bộ theo phương án tác chiến: Bao vây và cô lập Pê-tơ-rô-grát bằng nghệ thuật chỉ đạo quân sự và một tinh thần anh dũng tiến công gấp bội. Cuộc khởi nghĩa được giải quyết trong hai ngày: 24 và 25 tháng 10 (Theo lịch mới là ngày 6 và 7 tháng 11 năm 1917) và kết thúc bằng việc chiếm Cung điện Mùa Đông.
Chính trong giờ phút thắng lợi 'rung chuyển thế giới' ấy, tại Viện Xmôn -nưi, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II đã long trọng tuyên bố: 'Chính quyền đã về tay các Xô viết! '. Sắc lệnh đầu tiên được Đại hội thông qua là hoà bình, kịch liệt lên án chiến tranh, coi chiến tranh là tội ác lớn nhất đối với lịch sử loài người đồng thời đưa ra lời tuyên bố với chính phủ và nhân dân các nước về việc nước Nga sẵn sàng ký kết ngay một bản hoà ước theo những điều kiện công bằng cho tất cả các dân tộc trên thế giới, một hoà ước không có thôn tính và không có bồi thường do cuộc chiến tranh phi nghĩa gây ra. Sắc lệnh thứ hai của Đại hội là công bố trao tất cả ruộng đất cho nhân dân mà không có bất cứ lý do bồi thường nào.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương toàn Nga, là cơ quan quyền lực tối cao về lập pháp để chỉ đạo và kiểm tra trong thời kỳ giữa hai Đại hội và thành lập Chính phủ Xô viết đầu tiên là Hội đồng Dân uỷ do Vla -đi-mia I-lích Lê-nin đứng đầu và bầu I -a-cốp Xvéc -lốp làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga.
Cuộc khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grát thắng lợi nhờ sức mạnh vô bờ bến của nhân dân đã diễn ra nhanh chóng và hầu như không có đổ máu, nhưng tình hình ở Mát -xcơ-va đấu tranh vũ trang diễn ra căng thẳng và ác liệt trong thời gian 7 ngày đêm vì bọn phản động nắm được học sinh các trường sĩ quan, hạ sĩ quan và một số đơn vị binh lính phản động chống trả một cách tuyệt vọng, do đó Chính quyền Xô viết ở Mát -xcơ-va ngày 16 tháng 11 năm 1917 mới được thiết lập. Tất nhiên sau khi Thủ đô khởi nghĩa thành công, Viện Xmôn -nưi liên tiếp nhận được điện báo chính quyền thuộc về tay nhân dân tại nhiều địa phương khác trên toàn nước Nga.
Ngay ngày hôm sau thắng lợi, ngày 8 tháng 11 năm 1917, để thực hiện Sắc lệnh hoà bình, Chính phủ Xô viết đã đề nghị các nước đang tham chiến trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất ngồi vào bàn đàm phán đồng thời trực tiếp đề nghị chính phủ các nước Anh, Pháp và Mỹ tổ chức đàm phán hoà bình nhằm chấm dứt chiến tranh, tuy nhiên đề nghị hoà bình của Chính phủ Xô viết không được chính quyền những nước tham chiến hưởng ứng nhưng đã gây được tình cảm chân thành của nhân dân các nước trên thế giới đang bị chiến tranh gây ra biết bao mất mát đau khổ đồng tình.
Tue Aug 12, 2008 2:15 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Re: Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại ...
Bản chất của Cách mạng tháng Mười tuyệt nhiên không phải do âm mưu hay ý muốn chủ quan thấp hèn của bất cứ tổ chức, cá nhân có tham vọng chính trị nào ở nước Nga lúc đó cố tình gây ra, những gì diễn ra trước, trong và sau Cách mạng tháng Mười đã chứng minh thuộc tính khoa học xã hội của Cách mạng diễn ra phù hợp với lịch sử phát triển không ngừng trong xã hội loài người, bất chấp thời gian và mọi biến thiên đã xẩy ra sau này có thay đổi đến đâu thì mục đích cao cả của Cách mạng tháng Mười được thể hiện qua những sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô viết là: Cương quyết chống chiến tranh tàn bạo, xây dựng nền hoà bình và ruộng đất cho nhân dân lao động luôn luôn là mục đích muôn đời của xã hội loài người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, xác định vai trò của Cách mạng tháng Mười với sự nghiệp giải phóng nhân loại, Người đã viết: 'Như ánh mặt trời rạng đông xua tan bóng tối, cuộc Cách mạng tháng Mười đã chiếu rọi ánh sáng mới vào lịch sử loài người', 'Cách mạng tháng Mười đem lại cho nhân dân tất cả các dân tộc quyền tự quyết và những phương tiện thực tế để thực hiện quyền đó. Ai cũng rõ Lê-nin rất coi trọng việc công nhận quyền của các dân tộc được tự tách ra và thành lập những nhà nước độc lập' và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: 'Chính Cách mạng tháng Mười đã thúc đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng các nước thuộc địa ở phương Đông như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Dương, Việt Nam, v.v... Hai mươi tám năm sau Cách mạng tháng Mười việc quân đội Liên Xô thắng đế quốc Nhật đã tạo điều kiện cho cuộc Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập cho nước Việt nam', 'Dưới ngọn cờ vẻ vang của chủ nghĩa Mác - Lênin, đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười đã vạch ra, với lòng tin cậy hoàn toàn ở quần chúng và niềm tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi, chúng ta dũng cảm và kiên quyết tiến tới tương lai sung sướng và rực rỡ, tiến tới hữu nghị và hoà bình lâu dài, tiến tới xã hội xã hội chủ nghĩa' (Hồ Chí Minh - Toàn tập - Tập 8 - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội năm 2000 - Xuất bản lần thứ hai, trang 564, 571, 580).
Trong bài 'Để kỷ niệm lần thứ tư cuộc Cách mạng tháng Mười' (1917-1921), Lê-nin xác định rõ 'nhiệm vụ phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất và khó khăn nhất và được hoàn thành ít nhất... mà chúng ta gặp nhiều thất bại nhất và mắc nhiều sai lầm nhất... bằng 'chính sách kinh tế mới' của chúng ta, chúng ta đang sửa chữa cả một chuỗi những sai lầm của chúng ta, chúng ta đang học tập xem nên tiếp tục công cuộc xây dựng cái toà nhà xã hội chủ nghĩa, trong một nước tiểu nông như thế nào mà không phạm những sai lầm ấy nữa... ít nhất cũng đến một chừng mực nào đó - một nghệ thuật khác cần thiết trong cách mạng: đó là nghệ thuật mềm dẻo, biết tính đến những điều kiện khách quan đã thay đổi mà nhanh chóng và đột nhiên thay đổi sách lược, chọn một con đường khác để đi tới đích của chúng ta, nếu con đường cũ, trong một thời gian nhất định nào đó, xem ra không còn thích hợp nữa, không đi theo được nữa' (Lênin -Toàn tập, tập 44-Nhà xuất bản Tiến bộ Mát -xcơ-va năm 1978, trang 188, 189).
Cách mạng tháng Mười diễn ra từ đầu thế kỷ XX, thời gian đến nay mới tròn 90 năm, nhưng chặng đường ấy đã đi qua hai thế kỷ, lịch sử xã hội loài người có nhiều biến chuyển sâu sắc và toàn diện do sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất xã hội. Việc tìm hiểu lịch sử của nước Nga năm 1917, nhất là nguyên nhân nào, những sự kiện gì dẫn đến nổ ra cuộc Cách Mạng cần được nhân loại nhắc lại, phân tích cụ thể để nghiên cứu một cách khoa học nhằm loại bỏ những ý đồ xuyên tạc lịch sử. Thành quả do Cách mạng tháng Mười đã đem đến cho con người là: Hoà Bình và Ruộng Đất vẫn còn nguyên giá trị cho hôm nay và tương lai. Những gì Lê-nin căn dặn trong bài viết 'Để kỷ niệm lần thứ tư cuộc cách mạng tháng Mười' cách đây 86 năm đã chứng minh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng Sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, phát triển hôm nay đã và đang tiếp nhận đầy đủ ánh sáng của Cách mạng tháng Mười, kiên quyết chống nhận thức về xây dựng Xã hội chủ nghĩa một cách giáo điều, rập khuôn xa rời thực tế cuộc sống sinh động. Không chủ quan tự mãn về những thành tích đạt được, chúng ta luôn khiêm tốn học tập để vận dụng sáng tạo những lời dạy của Lê-nin, của Bác Hồ nhằm tiếp tục đi theo con đường mà Cách mạng tháng Mười đã toả sáng.