<SPAN class=postbody hasbox="2"><A class=postlink href="http://imageshack.us/" target=_blank hasbox="2"><IMG alt="" src="https://2img.net/r/ihimizer/img134/8423/45116hoa200jpg1xr8.jpg" border=0 hasbox="2"></A> <BR><BR><SPAN style="COLOR: blue" hasbox="2"><SPAN style="FONT-WEIGHT: bold" hasbox="2">Các nhà khoa học vừa qua cho biết, một miệng hố khổng lồ có thể là bằng chứng giúp lý giải cho hình dạng kỳ lạ của "hành tinh đỏ", với địa hình lòng chảo ở một bán cầu và địa hình cao ở bán cầu bên kia. <BR><BR>Theo ba nhóm nhà khoa học khác nhau, đã xảy ra một vụ va chạm giữa sao Hỏa và một tiểu hành tinh hoặc sao Chổi. Và vụ va chạm này tạo ra một miệng hố rộng hơn 8.300km và dài gần 10.500km, bằng cả châu Âu, châu Á và châu Úc cộng lại. Đây là vụ va chạm lớn nhất từng được biết đến trong hệ Mặt Trời. <BR><BR>3 nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature của ba nhóm nhà khoa học đã đưa ra kích thước thật sự của miệng hố trên, miệng hố đôi khi được gọi là lòng chảo Borealis. Theo họ, vành ngoài của lòng chảo ở một số chỗ đã bị xóa nhòa do các hoạt động núi lửa. <BR><BR>Và có vẻ như trong thời kỳ đầu của "hành tinh đỏ", lòng chảo này như một đại dương. Nhưng sau đó bầu khí quyển của sao Hỏa mỏng dần nên nước bị bốc hơi hoặc bị đóng băng dưới bề mặt của sao Hỏa. <BR><BR>Tuần trước tàu vũ trụ thám hiểm sao Hỏa Phoenix của NASA đã đào được lớp đất đỏ khô cứng trên bề mặt lên, làm lộ ra lớp màu trắng ở bên dưới. Sau đó, các nhà khoa học kết luận lớp màu trắng đó băng đá, một dấu hiệu quan trọng cho thấy có thể tồn tại sự sống trên "hành tinh đỏ". <BR></SPAN></SPAN></SPAN>