MỌi nguồn thông tin dưới đây đều lấy từ diễn đàn khoa địa lý TRường Đại Học Bách Khoa Tp.HCm
Tue Nov 11, 2008 2:07 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Học Địa Lý Bằng Atlat
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNGXác định qui mô lãnh thổ của Duyên hải miền Trung (DHMT), trên trang 13, nó gồm 2 vùng: Bắc trung Bộ (khu 4 cũ) và Duyên hải Nam trung bộ tức là từ tỉnh Thanh hoá cho đến hết tỉnh Bình thuận (các tỉnh TP có biển).
Thuận lợi và khó khăn Trang 13: So sánh hình dạng lãnh thổ của vùng so với các vùng khác trong cả nước xem có điểm đặc biệt gì?(hẹp ngang kéo dài) từ chỗ hẹp ngang kéo dài này nó chi phối đến rất nhiều vấn đề khác như : khí hậu, bờ biển, thành phần dân tộc, sông ngòi. Trang 15 hoặc trang 22, 23: Quan sát đặc điểm bờ biển của vùng (dài, khúc khuỷu, núi ăn sát ra bờ biển, có nhiều bãi cát, có các vũng, vịnh nào?) các yếu tố này nó có ảnh hưởng gì đến nghề cá và GTVT biển, du lịch. Trang 7: (Bản đồ khí hậu chung) xem vùng nằm trong những miền khí hậu nào?sự đa dạng về khí hậu như vậy nó có những ảnh hưởng gì đến sản xuất? Quan sát các biểu đồ khí hậu ở các tỉnh , và xem bản đồ mưa hãy nhận xét xem khu vực nào mưa nhiều, khu vực nào mưa ít nó có ảnh hưởng gì? Mưa ở đây tập trung vào những tháng nào? mưa như vậy có ảnh hưởng gì không? Ở vùng Bắc trung bộ trong những tháng mùa hè có mưa nhiều không? Điều này nó có ảnh hưởng gì? (Gió Lào).
Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh Trang 9, 10 hoặc 22, 23: Căn cứ màu sắc của bản đồ xem địa hình của vùng theo hướng Tây – Đông có đặc điểm gì? (Thấp dần: Núi Trường sơn ở phía Tây đổ dốc xuống đồng bằng ven biển ở phía Đông). Hãy tìm xem giá trị kinh tế của từng vùng này như thế nào? Vùng núi cao phía tây: Kết hợp với màu xanh của bản đồ trang 13, phân khu địa lý động vật trang 8 sẽ nói được thế mạnh cũng như là khó khăn về rừng của vùng Vùng cao nguyên (Gọi là đồi trước núi) kết hợp với trang 13 (đồng cỏ), trang 8 (đất feralit) sẽ xác định được ở nơi này có thể chăn nuôi gia súc và trồng các cây công nghiệp lâu năm.Hãy tìm trên bản đồ chăn nuôi trang 14 xem tỉnh nào nuôi nhiều gia súc lớn? Tìm trên trang 14 hoặc 22, 23 (kinh tế) xem ở đây trồng cây công nghiệp lâu năm gì?( Chú thích được ghi ở trang bìa trước)
Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế Vùng đồng bằng ( Thanh –Nghệ – Tĩnh,Bình – Trị – Thiên…) xem ở đây có đất gì (trang 8)? có thể trồng cây gì trên vùng đất này(trang 22)?(cần chú ý loại đất cát, cây công nghiệp hàng năm) Vùng biển (trang 12) Ở đây có các bãi cá ,bãi tôm nào(có thể gọi là ngư trường) cá, tôm ở đây thuộc loại nào (ý này phải đọc sách giáo khoa) thuận lợi với ngành gì? Tìm xem khu vực nào hoặc tỉnh nào có sản lượng cá biển nhiều? (Xem khu vực nam trung bộ) Trang 22, 23 Xem đặc điểm sông ngòi của vùng :có các sông nào, chảy theo hướng nào, chiều dài của sông, độ dốc ra sao, lũ vào thời kì nào ? Nó có những thuận lợi và khó khăn gì? Trang 6: Xem trong vùng có những loại khoáng sản nào, trữ lượng bao nhiêu, có các mỏ khoáng sản ở đâu? (cần xác định ranh giới các tỉnh cho kỹ nếu không sẽ dễ nhầm lẫn về phân bố khoáng sản). Với khoáng sản như vậy có thuận lợi đối với ngành công nghiệp nào? Trang 12: Các em sẽ nói được thành phần dân tộc của vùng : có nhiều dân tộc cư trú-> có nhiều phong tục tập quán với các truyền thống độc đáo khác nhau (cần chú ý đến dân tộc Chăm ở khu vực Nam trung bộ). Trang 14, 15 hoặc 22, 23 các em có nhận xét về mạng lưới các trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải của vùng: Các trung tâm CN còn ít với qui mô chưa lớn, cơ sở năng lượng còn thiếu, mạng lưới giao thông còn thưa. Về vấn đề phát triển kinh tế của vùng Vấn đề hình thành cơ cấu nông lâm ngư. Vấn đề hình thành cơ cấu Công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng. Đây là 2 vấn đề đòi hỏi suy diễn nhiều và nó ít được thể hiện trên Atlat, đề nghị học ở sách giáo khoa.
Tue Nov 11, 2008 2:09 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Học Địa Lý Bằng Atlat
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Học Địa lý 12 bằng Atlat
Vấn đề dân số Trang 13: Xác định ranh giới của Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH, vùng số II-chú thích vùng Nông nghiệp), so sánh diện tích của ĐBSH so với diện tích các vùng khác (nhỏ).
Kết hợp trang 2+11+13 tìm các tỉnh và TP của ĐBSH (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,...).
Trang 11: Sử dụng màu sắc để so sánh mật độ dân số của vùng so với các vùng khác trong cả nước (cao nhất) .Tìm các tỉnh ,TP có mật độ dân số trên 1000 người /Km2 (Hà nội, Thái bình, Hải phòng), tỉnh có mật độ dân số thấp nhất của vùng (Ninh bình) [Nếu sử dụng trang 2, trang 3 lấy số liệu dân số chia cho diện tích thì ngoài tỉnh Ninh bình ,các tỉnh TP còn lại đều có mật độ trên 1000 người /Km2
Để giải thích về mật độ dân số ta sử dụng các bản đồ sau:
Trang 7+8: Khí hậu thuận lợi, đất phù sa màu mỡ Trang 4: Đồng bằng rộng lớn Trang 12 (sử dụng kí hiệu dân tộc): Người Việt cư trú – Tập quán sản xuất Nông nghiệp Trang 14 (bản đồ lúa): Thâm canh lúa – Cần nhiều lao động Trang 14: Xem mật độ các Thành phố và trung tâm Công nghiệp (Dày đặc) [Nguyên nhân : Lịch sử khai thác lâu đời không có ở bản đồ]
Các biện pháp giải quyết vấn đề dân số các em phải tự suy luận.
Bản đồ Hành chính Đồng Bằng Sông Hồng Vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm Thuận lợi và khó khăn Sau khi đã xác định được ĐBSH ở vị trí nào trên bản đồ. Trang 4 (Sử dụng màu sắc – nó thể hiện độ cao): Đồng bằng rộng thứ 2 trong cả nước. Trang 8: Sử dụng màu sắc để nói về đất ở đây là đất gì ?(Phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái bình bồi đắp nên màu mỡ) Trang 7:(Khí hậu chung ) : Sử dụng màu sắc để tìm ĐBSH nằm trong vùng khí hậu nào và khí hậu đó có thuận lợi và khó khăn gì đến nông nghiệp? Bản đồ mưa : (xem màu sắc ) Lượng mưa ở đây như thế nào, mưa nhiều vào tháng nào, ít vào tháng nào ? nó có ảnh hưởng gì đến Nông nghiệp? Trang 9 hoặc 21 để nói về sông ngòi của vùng và giá trị kinh tế của nó. Trang 11+12 (màu sắc và ký hiệu dân tộc) để nói về lực lượng lao động, thị trường tiêu thụ và truyền thống sản xuất.( Riêng trình độ thâm canh cao nhất cả nước, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh , không được thể hiện trên bản đồ). Về tình hình sản xuất lúa Lương thực, thực phẩm: sử dụng trang 14 và 15 sẽ nói được ĐBSH sản xuất những gì? Về sản xuất lúa Sử dụng bản đồ Lúa trang 14: So sánh tổng thể với các vùng trong cả nước (thứ 2). Sử dụng màu sắc: để nói về tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực là bao nhiêu %, Từng tỉnh có tỉ lệ như thế nào.
Sử dụng các biểu đồ cột ở trong từng Tỉnh để biết lúa được trồng ở những Tỉnh nào và Tỉnh nào có diện tích và sản lượng lúa nhiều nhất và khoảng bao nhiêu. So sánh giữa cột sản lượng với cột diện tích để nói về năng suất lúa của Tỉnh nào cao?( nếu cột sản lượng càng cao hơn nhiều so với cột diện tích thì năng suất càng cao = sản lượng / diện tích = Tấn (tạ)/héc ta).
Về sản xuất hoa màu Sử dụng trang 14 để biết ở đây trồng cây gì (không cần phải nói nhiều)
Về sản xuất Thực phẩm Sử dụng trang 14 (Chăn nuôi) để biết ở đây nuôi những con gì? Tỉnh nào nhiều tỉnh nào ít?. Sử dụng trang 15 để biết sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng của vùng như thế nào?
Tue Nov 11, 2008 2:10 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Học Địa Lý Bằng Atlat
PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Về du lịch quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ Trang 20Sử dụng bản đồ trang 20. Quan sát biểu đồ cột khách du lịch và doanh thu từ du lịch nhận xét về số lượng khách du lịch và sự gia tăng khách du lịch trong giai đoạn 1990-2000, nhận xét về sự gia tăng doanh thu từ du lịch, tăng mấy lần, sự gia tăng này nhanh hay chậm, đến năm 2000 ta đã đón được bao nhiêu lượt khách du lịch quốc tế, sự biến động của khách du lịch quốc tế và sự biến động của doanh thu từ du lịch giống nhau trong khi khách nội địa tăng liên tục điều này nó phản ánh nguồn thu từ du lịch phụ thuộc nhiều vào khách quốc tế, nguồn thu từ khách nội địa chưa ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu từ du lịch. Nếu lấy tổng doanh thu từ du lịch chia cho tổng số khách du lịch (cả nội địa và quốc tế) ta sẽ thấy mức chi dùng của một khách du lịch còn thấp (chưa lưu giữ được khách ở lâu).
Quan sát biểu đồ tròn về cơ cấu khách du lịch quốc tế ta sẽ nhận xét được số lượng khách, sự gia tăng số lượng khách quốc tế giai đoạn 1996-2000, cơ cấu khách du lịch, sự thay đổi cơ cấu khách du lịch đến nước ta (cần nêu một ý là khách đến từ các nước phát triển - có mức tiêu dùng cao - còn ít).
Quan sát nội dung bản đồ ta nêu được những thuận lợi trong việc phát triển du lịch ở nước ta về các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch xã hội và nhân văn của ta có những gì, các em cũng cần nêu các chính sách của nhà nước mới ban hành trong việc phát triển du lịch nhất là trong việc thu hút khách du lịch quốc tế như những thay đổi trong việc cấp visa, chuyển tiền, chuyển hàng hóa, cho phép xe ôtô tay lái nghịch được hoạt động trong một số khu vực...
Các hoạt động thu ngoại tệ khác như xuất khẩu lao động không có ở trên bản đồ.
Về hoạt động xuất nhập khẩu
Dựa vào bản đồ trang 19. Dựa vào biểu đồ cột xuất nhập khẩu hàng hóa qua các năm trong bản đồ ngoại thương ta nhận xét sự gia tăng giá trị xuất khẩu (cột xanh) được bao nhiêu lần, giai đoạn nào tăng nhanh nhất? Nhận xét sự gia tăng giá trị nhập khẩu (cột đỏ) bao nhiêu lần? Như vậy giữa xuất khẩu và nhập khẩu hoạt động nào tăng nhanh hơn? Ta cộng giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu theo từng năm và nhận xét tổng giá trị xuất nhập khẩu nó thay đổi như thế nào? So sánh giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trong từng năm ta có nhận xét gì? Đến đây chúng ta có thể kết luận sự chuyển biến trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta là: Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng dần, tuy còn nhập siêu nhưng cán cân xuất nhập khẩu đang tiến dần đến sự cân đối, nhập siêu giảm dần.
Dựa vào hai biểu đồ tròn cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu và cơ cấu giá trị hàng nhập khẩu năm 2000 trong bản đồ thương mại ta nhận xét về cơ cấu hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu của chúng ta hàng gì là chủ yếu, dựa trên cơ sở hàng xuất nhập khẩu như vậy cũng có thể đưa ra một lý do để giải thích vì sao nước ta còn trong tình trạng nhập siêu.
Dựa vào bản đồ ngoại thương ta xác định các nước các lãnh thổ có buôn bán với nước ta là ở khu vực nào trên thế giới, đó là nước nào, lãnh thổ nào, trong đó giá trị buôn bán với nước và lãnh thổ nào đạt từ 1 đến 2 tỉ USD, trên 2 tỉ USD.
Để giải thích về các hoạt động xuất nhập khẩu, sự thay đổi cơ cấu thị trường đề nghị xem trong SGK.
Tue Nov 11, 2008 2:11 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Học Địa Lý Bằng Atlat
PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
Thuận lợi và khó khăn Về tự nhiên: Cần sử dụng các trang bản đồ tự nhiên để trình bày những thuận lợi và khó khăn của địa hình, khí hậu, mạng lưới sông ngòi, vị trí địa lý đối với việc phát triển giao thông vận tải. Về kinh tế xã hội: Cần tham khảo trong sách giáo khoa.
Cơ sở vật chất Dựa vào bản đồ GTVT trang 18 để trình bày.
Dựa vào chú thích để nêu các loại hình giao thông vận tải chủ yếu ở nước ta (cần bổ sung GTVT đường ống).
Về đường sắt nước ta có tuyến đường quan trọng nào, đi từ đâu đến đâu?
Về đường ô tô nước ta có những tuyến đường quan trọng nào, nối các vùng nào với nhau?
Về đường sông, đường biển nước ta có những cảng sông, cảng biển nào quan trọng?
Về đường hàng không nước ta có những sân bay quốc tế nào (ký hiệu hình máy bay màu đỏ), có bao nhiêu sân bay trong nước (ký hiệu hình máy bay màu đen)?
Nhìn chung về mạng lưới đường giao thông của nước ta như thế nào? Phân bố có đều chưa? Ở vùng nào dày đặc, vùng nào còn thưa? Các tuyến đường giao thông nước ta đã nối với các tuyến đường giao thông quốc tế chưa, đó là tuyến nào, loại hình nào, nối với đâu?
Các tuyến giao thông vận tải quan trọng Cần xác định theo hướng Bắc-Nam, Đông-Tây, xem có tuyến đường nào nối liền các vùng lại với nhau, nối các đầu mối giao thông quan trọng, đó chính là các đường giao thông quan trọng (phải nêu tên các tuyến đường đó ra).
Các tuyến giao thông vận tải chuyên môn hóa: Nên đọc từng tuyến ở trong SGK và dò trên bản đồ trang 18 để dễ hiểu hơn, để xác định tuyến này vạn chuyển hàng gì cần phải dựa vào bản đồ dân cư, kinh tế và phải có kiến thức tổng hợp về kinh tế mới trình bày được (sẽ học trong chương trình kỳ 2)
Tue Nov 11, 2008 2:11 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Học Địa Lý Bằng Atlat
PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
Thuận lợi và khó khăn Về tự nhiên: Cần sử dụng các trang bản đồ tự nhiên để trình bày những thuận lợi và khó khăn của địa hình, khí hậu, mạng lưới sông ngòi, vị trí địa lý đối với việc phát triển giao thông vận tải. Về kinh tế xã hội: Cần tham khảo trong sách giáo khoa.
Cơ sở vật chất Dựa vào bản đồ GTVT trang 18 để trình bày.
Dựa vào chú thích để nêu các loại hình giao thông vận tải chủ yếu ở nước ta (cần bổ sung GTVT đường ống).
Về đường sắt nước ta có tuyến đường quan trọng nào, đi từ đâu đến đâu?
Về đường ô tô nước ta có những tuyến đường quan trọng nào, nối các vùng nào với nhau?
Về đường sông, đường biển nước ta có những cảng sông, cảng biển nào quan trọng?
Về đường hàng không nước ta có những sân bay quốc tế nào (ký hiệu hình máy bay màu đỏ), có bao nhiêu sân bay trong nước (ký hiệu hình máy bay màu đen)?
Nhìn chung về mạng lưới đường giao thông của nước ta như thế nào? Phân bố có đều chưa? Ở vùng nào dày đặc, vùng nào còn thưa? Các tuyến đường giao thông nước ta đã nối với các tuyến đường giao thông quốc tế chưa, đó là tuyến nào, loại hình nào, nối với đâu?
Các tuyến giao thông vận tải quan trọng Cần xác định theo hướng Bắc-Nam, Đông-Tây, xem có tuyến đường nào nối liền các vùng lại với nhau, nối các đầu mối giao thông quan trọng, đó chính là các đường giao thông quan trọng (phải nêu tên các tuyến đường đó ra).
Các tuyến giao thông vận tải chuyên môn hóa: Nên đọc từng tuyến ở trong SGK và dò trên bản đồ trang 18 để dễ hiểu hơn, để xác định tuyến này vạn chuyển hàng gì cần phải dựa vào bản đồ dân cư, kinh tế và phải có kiến thức tổng hợp về kinh tế mới trình bày được (sẽ học trong chương trình kỳ 2)
Tue Nov 11, 2008 2:12 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Học Địa Lý Bằng Atlat
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
Cơ cấu ngành công nghiệp và tình hình phát triển
Dựa vào chú thích (ở trang bìa) ta sẽ nói được công nghiệp của nước ta có những ngành công nghiệp nào (yêu cầu phải kể ra tất cả các ngành), nhóm ngành công nghiệp nào? Và ta kết luận nước ta có cơ cấu công nghiệp đa dạng, có khá đầy đủ các ngành công nghiệp quan trọng. Nếu muốn biết có nhóm ngành công nghiệp nào thì cần sử dụng biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp trang 16. Sử dụng biểu đồ giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế trang 16 ta nói được cơ cấu công nghiệp theo khu vực quản lý.
Trang 16 Nếu muốn trình bày tình hình phát triển công nghiệp thì sử dụng biểu đồ cột (góc trên bên phải) trang 16: nhận xét trong 5 năm giá trị sản lượng công nghiệp tăng bao nhiêu lần, trong từng năm ta thấy giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm.
Để trình bày tình hình phát triển của một nhóm ngành (Năng lượng, luyện kim - cơ khí – hóa chất, nhẹ và thực phẩm) cần dựa vào trang 17: trong các biểu đồ cột, cột chồng thể hiện tình hình phát triển của ngành hoặc cơ cấu trong từng nhóm ngành, trong các biểu đồ tròn thể hiện vai trò của từng nhóm ngành trong cơ cấu công nghiệp chung. Trên các bản đồ thể hiện sự phân bố của từng nhóm ngành, qui mô của các trung tâm công nghiệp chuyên ngành, cơ cấu ngành trong các trung tâm công nghiệp đó.
Để trình bày về các trung tâm công nghiệp nói chung thì cần dựa vào bản đồ trang 16 ở đó qui mô của các trung tâm công nghiệp được thể hiện bởi độ lớn của các vòng tròn, cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp được thể hiện bởi các ký hiệu được thể hiện trong từng vòng tròn đó.
Để giải thích được sự có mặt của các ngành trong từng trung tâm công nghiệp thì cần phải có kiến thức tổng hợp, phải dựa vào yếu tố tự nhiên (như vị trí địa lý, tài nguyên khóang sản...) và kinh tế xã hội (như dân cư, lao động, kĩ thuật, thị trường, giao thông, truyền thống...). Ứng với nội dung trên cần sử dụng bản đồ tương ứng để trình bày – nên đọc lại bài vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở chương trình địa lý lớp 10.
Trang 17] Các ngành công nghiệp trọng điểm: là các ngành được nêu ở trang 17 (tuy nhiên không đầy đủ cần phải đọc thêm trong sách).
Sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp: giữa nhóm A và nhóm B tuy có một số ở trang 17 (phần biểu đồ) nhưng không được đầy đủ, tốt nhất nên đọc trong sách giáo khoa (Biểu đồ diện tích). Trong trang 17 phần biểu đồ cột chồng ta tính số lần tăng giá trị sản xuất của nhóm ngành công nghiệp LK-CKh-ĐTử-HCh, số lần tăng của nhóm ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm sau đó so sánh số lần tăng này và so sánh giá trị sản xuất của hai nhóm ngành này theo từng năm ta sẽ thấy nhóm ngành công nghiệp nặng có tốc độ tăng nhanh hơn nhưng giá trị sản xuất của nó vẫn còn thấp hơn nhóm ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp Dựa vào trang 16 nhìn tổng quát xem ở khu vực nào có các trung tâm công nghiệp dày đặc ở khu vực nào còn thưa, từ đó ta sẽ nhận xét được sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở nước ta.
Cần phải tìm xem trong từng khu vực có những trung tâm công nghiệp nào, trung tâm nào đóng vai trò hạt nhân trong vùng, trong từng trung tâm công nghiệp có ngành nào là chủ đạo (ngành chuyên môn hóa), tại sao lại có những ngành đó? Nên lập bảng theo mẫu sau:
Hai trung tâm công nghiệp quan trọng nhất Trung tâm công nghiệp Qui mô - vị trí Cơ cấu ngành Giải thích HÀ NỘI TP.HỒ CHÍ MINH
Vùng bắc bộ và phụ cận Vị trí so với Hà nội Tên các trung tâm công nghiệp Các ngành chuyên môn hóa Bắc Thái Nguyên ... Đông - Bắc ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Vùng Duyên hải miền Trung Trung tâm công nghiệp Qui mô Các ngành chuyên môn hóa Thanh hóa Sản xuất từ 1 đến 2 tỉ đồng ... Vinh ... ... ... ... ...
Vùng Đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long Trung tâm công nghiệp Qui mô Các ngành chuyên môn hóa Biên hòa Sản xuất từ 10 đến 50 tỉ đồng ... Vũng Tàu ... ... ... ... ...
Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta đang có thay đổi ngày một hợp lý hơn: không thể hiện trên atlat.
Tue Nov 11, 2008 2:13 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Học Địa Lý Bằng Atlat
CÂY CÔNG NGHIỆP
Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp? Tự suy luận (theo sách giáo khoa).
Những thuận lợi
Khí hậu (trang 7, nhiệt độ và lượng mưa): Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ cao, mưa nhiều, có sự phân hóa... giúp cho việc phát triển các cây nhiệt đới với cơ cấu đa dạng đồng thời có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
Đất (trang 8): Có nhiều loại đất khác nhau, dẫn chứng... thuận lợi cho sự phát triển nhiều loại cây khác nhau.
Kinh tế xã hội: tham khảo SGK phần cuối trang 36, phần đầu trang 37 Hiện trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp
Trang 14 bản đồ cây công nghiệp. Về diện tích: Sử dụng phần biểu đồ cột nói về sự thay đổi diện tích qua các năm của từng loại cây : hàng năm và lâu năm, diện tích tăng bao nhiêu lần trong từng giai đoạn, trong cả thời kỳ, giai đoạn nào tăng nhanh hơn giai đoạn nào, giai đoạn nào tăng nhiều hơn giai đoạn nào.Ta so sánh giữa cây hàng năm và cây lâu năm xem cây nào có tốc độ phát triển nhanh hơn. Nếu cộng diện tích cây hàng năm và lâu năm ta sẽ có diện tích cây công nghiệp nói chung và qua kết quả cộng này ta sẽ nói được sự gia tăng diện tích cây công nghiệp qua các năm theo các hướng đã nói ở trên.
Về phân bố: Sử dụng các ký hiệu cây công nghiệp trên bản đồ kết hợp với trang 13 (để xác định vùng), 14 (xác định tỉnh) ta sẽ nói được nước ta có cây công nghiệp chủ yếu nào và trồng ở những vùng nào, tỉnh nào. Nếu chồng bản đồ này lên bản đồ đất trang 8 ta biết các cây công nghiệp được trồng trên loại đất gì.
Bảng phân bố các cây công nghiệp chủ yếu Cây công nghiệp Phân bố Hàng năm Mía Lạc ... Lâu năm Cà phê Cao su Chè ... Các vùng chuyên canh Dựa vào phần màu sắc trên bản đồ cây công nghiệp trang 14 để tìm xem tỉ lệ đất trồng cây công nghiệp của từng vùng là bao nhiêu % , vùng nào hoặc tỉnh nào có tỉ lệ đất trồng cây công nghiệp dưói 15%, từ 15 đến 40%, trên 40% so với diện tích gieo trồng đã sử dụng, như vậy vùng nào là vùng chuyên canh lớn nhất, nhì, ba…trong từng vùng trồng các cây công nghiệp chủ yếu nào, vì sao lại trồng được cây cây công nghiệp đó? (dựa vào khí hậu, đất, địa hình, truyền thống, công nghiệp chế biến...)
Bảng các vùng chuyên canh cây công nghiệp Vùng Qui mô Điều kiện thuận lợi (Tự nhiên, Kinh tế xã hội) Cây trồng chính Đông NB Lớn nhất >40% diện tích đất canh tác trồng cây công nghiệp Tự nhiên: Địa hình... Cao su, Mía... ... ... ... ...
Tue Nov 11, 2008 2:13 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Học Địa Lý Bằng Atlat
VẤN ĐỀ LƯƠNG THỰC -THỰC PHẨM
Tầm quan trọng của vấn đề lương thực thực phẩm: (không có trên atlat – nếu có chăng là dựa vào trang 11 (phần biểu đồ dân số) thấy dân số đông và đang tăng lên thì nói được nhu cầu về lương thực đang ngày càng tăng lên).
Hiện trạng sản xuất lương thực Lúa
Bản đồ lúa và hoa màu, trang 14.
Phần biểu đồ lúa: Dựa vào số liệu trên biểu đồ tròn (diện tích lúa – đơn vị nghìn ha) so sánh giữa các năm sẽ nhận xét được sự gia tăng của diện tích lúa nói chung được mấy lần, nếu so sánh trong từng giai đoạn tasẽ biết thời kỳ 1990-1995 hay thời kỳ 1995-2000 tăng nhanh hơn. Tương tự khi so sánh phần biểu đồ cột (sản lượng lúa- đơn vị nghìn tấn) ta cũng biết được sản lượng lúa tăng bao nhiêu lần và thời kỳ nào tăng nhanh hơn thời kỳ nào? So sánh số lần tăng của diện tích với số lần tăng của sản lượng trong thời kỳ 1990-2000 ta sẽ thấy sản lượng tăng nhanh hơn diện tích điều này có nghĩa là năng suất tăng (cách khác để nói về năng suất là ta lấy sản lượng của từng năm chia cho diện tích của từng năm tương ứng ta sẽ được kết quả là càng về thời gian sau thì tỉ số này càng tăng dần có nghĩa là năng suất lúa (tấn/héc ta) tăng dần.
Kết hợp biểu đồ sản lượng lúa với biểu đồ số dân số trang 11 ta lấy sản lượng lúa chia cho số dân của năm tương ứng ta sẽ thấy bình quân lúa trên đầu người tăng dần, nhận xét sự thay đổi kết quả này theo từng năm sẽ thấy mức bình quân lúa theo đầu người tăng dần.
Về phân bố cây lúa, ta dựa vào bản đồ lúa: Nếu căn cứ vào màu sắc ta sẽ nói được các vùng chuyên canh lúa ở nước ta là vùng nào có tỉ lệ đất trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90%, từ 81% đến 90%..., nếu dựa vào chiều cao của biểu đồ cột ở các tỉnh ta sẽ nói được tỉnh nào có diện tích trồng lúa nhiều tỉnh nào có sản lượng lúa cao, (chi tiết hơn nếu căn cứ vào chú thích ta có thể đo được chiều cao các cột là bao nhiêu mm và từ đây nhân với tỉ lệ ta sẽ biết được cụ thể từng tỉnh có diện tích và sản lượng lúa là bao nhiêu), năng suất lúa ở tỉnh nào cao (dựa vào tỉ số giữa cột sản lượng so với cột diện tích trong từng tỉnh).
Về cơ cấu mùa vụ: không có trên bản đồ.
Hoa màu
Bản đồ hoa màu, trang 11: ta chỉ nhận xét chung về sự thay đổi diện tích và sản lượng hoa màu, ta sẽ nhận thấy sản lượng tăng nhanh hơn nhiều so với sự gia tăng diện tích. (không phải tính năng suất, bình quân theo đầu người như lúa) và tìm sự phân bố của cây hoa màu trên lãnh thổ xem vùng nào có tỉ lệ đất trồng cây hoa màu so với diện tích đất trồng cây lương thực nhiều và ở vùng đó trồng cây gì.
Những khó khăn hạn chế trong việc sản xuất lương thực các em tự tìm hiểu và suy luận căn cứ vào nội dung phân tích ở trên, dựa vào thực tế cuộc sống, dựa vào sách giáo khoa.
Hiện trạng sản xuất thực phẩm Chăn nuôi Trên bản đồ chăn nuôi trang 14: dựa vào phần biểu đồ tròn ta thấy bán kính tăng dần có nghĩa là giá trị sản lượng ngành chăn nuôi đang tăng lên, nhìn vào trong từng biểu đồ ta thấy ngành chăn nuôi ở nước ta gồm các ngành nào, sự thay đổi tỉ lệ của từng ngành chính là sự thay đổi cơ cấu cũng như tình hình phát triển của từng ngành trong những năm qua.
Về sự phân bố ta dựa vào bản đồ chăn nuôi, căn cứ vào chú thích để trình bày sự phân bố của từng nhóm ngành chăn nuôi, vùng nào tỉnh nào nuôi nhiều con gì? (Cột là chăn nuôi gia súc, hình bán nguyệt là chăn nuôi gia cầm, số lượng đàn gia súc gia cầm phụ thuộc vào chiều cao của các cột hoặc bán kính của hình bán nguyệt). Cần phải hết sức chú ý để tránh nhầm lẫn giữa tỉnh này với tỉnh kia, gia súc này với gia súc kia.
Ngư nghiệp
Trên bản đồ ngư nghiệp trang 15: Dựa vào biểu đồ cột sản lượng thủy sản cả nước nhận xét, so sánh về sản lượng thủy sản nuôi trồng, thủy sản đánh bắt.Về sự phân bố ta dựa vào các cột và chiều cao của các cột ở trong từng tỉnh sẽ xác định được các vùng và các tỉnh có sản lượng đánh bắt(cột màu hồng) và sản lượng nuôi trồng (cột màu xanh). Để giải thích về sản lượng ta có thể dựa vào các bãi tôm, bãi cá ở ven biển. Những khó khăn han chế của ngành chăn nuôi cũng như định hướng phát triển của ngành các em đọc thêm ở sách giáo khoa và tự suy luận dựa trên thực tiễn cuộc sống.
Tue Nov 11, 2008 2:15 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Học Địa Lý Bằng Atlat
SỬ DỤNG VỐN ĐẤT
Vốn đất đai Chỉ nói được một số nội dung: Dựa vào trang 8, ta sẽ trình bày được ở nước ta có những nhóm đất nào (phần chú thích). Dựa vào màu sắc bản đồ so sánh từng nhóm sẽ thấy qui mô (diện tích) đất của từng loại khác nhau, nếu chồng bản đồ đất lên bản đồ trang 11, 13 ta sẽ thấy trong từng vùng khác nhau thì qui mô, cơ cấu đất, bình quân đất theo đầu người cũng khác nhau. Chính vì vậy mà phải có biện pháp sử dụng khác nhau.
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở từng vùng Kết hợp các trang 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15
Ở đồng bằng sông hồng Trang 8 -> Đất phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái bình bồi đắp (khá màu mỡ).
Trang 13 -> Diện tích nhỏ + trang 11 -> mật độ dân số caoà Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp nhất cả nước, nhu cầu về đất chuyên dùng cao + nhu cầu về lương thực cao làm cho đất đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng.
Trang 13 + 14 -> Đất ở đây đang được thâm canh lúa và trồng cây hàng năm, đất hoang ít.
--> Đưa ra biện pháp sử dụng hợp lý.
Ở đồng bằng sông cửu long So sánh với đồng bằng sông Hồng (căn cứ trên trang 11 và 13) khi ĐBSCL mật độ dân số thấp hơn nhưng diện tích lại lớn hơn -> bình quân đất theo đầu người ở ĐBSCL cao hơn ĐBSH.
Bản đồ đất: Trang 8 - Đất phù sa hệ thống sông Tiền và sông Hậu bồi đắp (chiếm khoảng 1/3 diện tích). Chồng lên trang 14 (lúa) ta nói vùng đất này được sử dụng trồng lúa với năng suất cao, chồng lên trang 13 ta nói vùng này trồng cây ăn quả (cây lâu năm). Đất phèn và đất mặn (ở phía Tây và Nam của đồng bằng, chiếm trên ½ diện tích) loại đất này muốn sử dụng thì phải cải tạo.
--> Tự đưa ra biện pháp sử dụng hợp lý với từng loại đất đã nêu (đối với đất phù sa, với đất phèn, đất mặn, đất còn bỏ hoang).
Ở duyên hải miền Trung Quan sát diện tích các đồng bằng trên trang 4 , 5 ta nói có diện tích nhỏ hẹp.
Quan sát bản đồ đất trang 8 : cần chú ý loại đất cát biển (màu vàng khác với đất phù sa cổ) -> thích hợp cho sự phát triển cây hàng năm.
Quan sát bản đồ khí hậu xem vùng có khó khăn gì, chú ý đến gió tháng 1 thổi vuông góc với bờ biển Bắc trung bộ nó sẽ ảnh hưởng gì đến đất của vùng, gió Tây khô nóng ở Bắc trung bộ, lượng mưa ở các tỉnh ven biển Nam trung bộ.
Ở miền núi và cao nguyên Ta chồng bản đồ trang 4 , 5 lên bản đồ trang 8 ta thấy vùng này chủ yếu là đất Feralit. Chồng bản đồ đất lên bản đồ trang 11, 12 ta sẽ thấy ở đây mật độ dân số còn thấp (có nghĩa là vốn đất ở đây còn nhiều) đồng thời ta cũng thấy được nơi này là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người(Trình độ sản xuất nói chung còn thấp, tập quán sản xuất còn lạc hậu). Chồng bản đồ đất lên bản đồ trang 13 xem vùng này người ta sử dụng đất vào sản xuất Nông nghiệp những gì. Tự liên hệ thực tế xem hiện nay người dân trên vùng này đang làm gì ảnh hưởng đến tài nguyên đất và rừng, việc làm như vậy có gì hợp lý có gì chưa hợp lý, từ đây ta đưa ra các biện pháp sử dụng hợp lý hơn.
Tue Nov 11, 2008 2:21 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Học Địa Lý Bằng Atlat
DÂN CƯ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG
Về vấn đề dân số, sự phân bố dân cư Vấn đề dân số Dựa vào biểu đồ cột (Trang 11, dân số VN qua các năm) sẽ biết được dân số nước ta đến năm 2003 là bao nhiêu người, với số người như vậy là nhiều hay ít, có thuận lợi và khó khăn gì trong hoàn cảnh nước ta hiện nay? (có nguồn lao động dồi dào nhưng khó khăn trong việc nâng cao mức sống).
Sự thay đổi dân số qua một số năm, qua một số thời kì khác nhau như thế nào? Xem giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm và những năm gần đây như thế nào. Nội dung này nên so sánh giai đoạn 1921-1960 dân số tăng gấp đôi trong 39 năm với giai đoạn 1960-1989 mới 29 năm nhưng dân số đã tăng trên 2 lần như vậy dân số tăng ngày càng nhanh. Sử dụng tháp dân số năm 1999 ta nhận thấy tháp tuổi đang có xu hướng thu hẹp, nhóm tuổi 5-9 (sinh từ năm 1990 đến 1994) nhiều hơn nhóm tuổi 0-4 (sinh từ năm 1995 đến 1999) cho nên ta nói từ 1990 đến nay tốc độ tăng dân số ở nước ta giảm dần (tuy nhiên vẫn còn cao hơn mức gia tăng dân số trung bình của thế giới). Hãy nêu hậu quả của sự tăng nhanh dân số đối với chất lượng cuộc sống, tài nguyên và môi trường, sự phát triển kinh tế.
Dựa vào 2 tháp dân số em sẽ có những nhận định tương đối về kết cấu dân số nước ta về tuổi (già hay trẻ), về giới (nam nhiều hay nữ nhiều), về nguồn lao động (nhiều hay ít). Qua 2 tháp dân số này ta cũng có thể nhận xét được về kết cấu theo tuổi của dân số, nguồn lao động như thế nào? Nếu ta so sánh 2 tháp ta còn có thể nhận định được về tình hình tăng dân số của nước ta trong giai đoạn 89-99 như thế nào (So sánh nhóm tuổi từ 0-4 với nhóm tuổi 5-9 với nhóm tuổi từ 10-14 trong từng năm và giữa 2 năm để suy ra tỉ lệ sinh có xu hướng thay đổi như thế nào).
Ta cũng có thể chỉ dựa vào tháp dân số năm 1999 để nhận xét bằng cách cộng tỉ lệ các nhóm tuổi từ 0-4, 5-9, 10-14 = 9%+12%+12%=33% và ta nói nước ta có dân số trẻ. Từ đây ta nêu ảnh hưởng của kết cấu dân số trẻ đối với hiện tại và tương lai: Hiện tại là gánh nặng cho xã hội nhưng đồng thời cũng là lực lượng lao động dự trữ lớn nếu được giáo dục và đào tạo tốt .
Về phân bố dân cư và nguồn lao động Căn cứ vào sự phân bố màu sắc trên bản đồ (Trang 11, phần màu sắc thể hiện mật độ dân số) em có nhận xét chung về sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
Dựa vào thang màu sắc em hãy nêu ra các khu vực có mật độ dân số cao trên 2000 người/Km2... và những địa phương có mật độ dân số dưới 50 người/Km2. (mật độ dân số các Tỉnh và Thành phố trực thuộc trung ương có thể tính được cụ thể dựa vào diện tích và số dân ở trang 3).
Chồng bản đồ mật độ dân số trang 11 lên bản đồ hình thể trang 4, 5 em sẽ nhận xét được vùng nào mật độ dân số cao vùng nào mật độ dân số thấp và như vậy mật độ dân số giữa miền núi và đồng bằng, giữa các đồng bằng như thế nào? Em so sánh giữa mật độ dân số ở thành thị và mật độ dân số ở các nơi khác em sẽ rút ra nhận xét phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn. Em cũng quan sát xem các đô thị phân bố chủ yếu ở vùng nào?
Dựa vào biểu đồ cơ cấu dân số hoạt động theo ngành ta lập luận dân số hoạt động theo ngành -> Dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn (Vì lao dộng chủ yếu trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp mà những hoạt động kinh tế này là hình thức sản xuất chủ yếu của quần cư nông thôn).
Tổng hợp tất cả các vấn đề trên em rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư và phân bố lao động ở Việt Nam. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp trước suy nghĩ xem vì sao dân cư Việt Nam lại phân bố như vậy? Sự phân bố dân cư và lao động như vậy nó có ảnh hưởng gì đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng hợp lý nguồn lao động trong từng vùng, từng miền của nước ta?
Ngoài các vấn đề đã nêu trên ta còn có thể trình bày được sự phân bố dân cư ngay trong một địa phương nhỏ, giữa miền Bắc và miền Nam. Về vấn đề dân tộc
Dựa vào bảng thống kê dân tộc (Trang 12), bảng chú thích các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ, biểu đồ các nhóm dân tộc em sẽ nói đựơc các thành phần dân tộc ở Việt Nam gồm bao nhiêu dân tộc, gồm có mấy ngữ hệ, mấy nhóm ngôn ngữ, nhóm nào là nòng cốt của dân tộc Việt Nam? (phải kể ra). Nếu chồng bản đồ dân tộc lên bản đồ trang 4, 5 em sẽ biết được nhóm dân tộc nào sống ở vùng núi nhóm dân tộc nào sống ở vùng đồng bằng. Nếu kết hợp với trang kinh tế và kiến thức của em thì em còn biết được hoạt động kinh tế chính của từng nhóm dân tộc và trình độ sản xuất, tập quán sản xuất của các dân tộc này. Nếu chồng bản đồ dân tộc lên bản đồ trang 13 em còn có thể xác định được vùng phân bố của các nhóm dân tộc (người Việt ở đâu, người Chăm ở đâu, người Khme ở đâu...) Tất cả các vấn đề trên nó mang lại những thuận lợi và khó khăn gì về kinh tế về chính trị xã hội? Các biện pháp giải quyết về dân số, dân cư, dân tộc
Tue Nov 11, 2008 2:23 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Học Địa Lý Bằng Atlat
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Lao động và việc làm Bài này chủ yếu học trên SGK, ở trên atlat chỉ thể hiện một nội dung: Cơ cấu lao động phân theo ngành trong biểu đồ tròn ở trang 11.
Thực trạng nền kinh tế
Bài này chỉ có một số nội dung trên atlat còn hầu hết phải học theo SGK, tuy nhiên cũng có thể trình bày được một số nội dung (nhưng hơi khó).
Những thay đổi về cơ cấu ngành Kinh tế Sự thay đổi trong nội bộ các ngành kinh tế
Dựa vào atlat trang 13 (phần biểu đồ cột chồng, góc trên bên phải): Trên biểu đồ có các cột biểu thị giá trị sản lượng Nông-Lâm-Thủy sản của một số năm khác nhau, số liệu ghi trên đầu cột là giá trị sản lượng nông-lâm-thủy sản của từng năm, số liệu ghi trong cột là giá trị sản lượng của từng nhóm ngành như vậy nếu ta so sánh giữa 3 nhóm ngành ta thấy được sự phát triển của ngành thủy sản.
Dựa vào trang 14 (biểu đồ chăn nuôi): ta nói được sự phát triển của ngành chăn nuôi, nếu lấy số lần phát triển này so với số lần phát triển của ngành nông nghiệp (phần nông nghiệp trong biểu đồ cột ở trang 13) ta sẽ suy ra được ngành chăn nuôi có tốc độ phát triển nhanh hơn, như vậy ngành chăn nuôi có tốc độ phát triển nhanh hơn ngành trồng trọt và nó đang trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Dựa vào bản đồ cây hoa màu (phần biểu đồ), nhận xét sự thay đổi sản lượng sau đó so sánh với sự thay đổi sản lượng lúa (phần biểu đồ bản đồ lúa) ta cũng nói được sản lượng cây hoa màu tăng nhanh nó đã góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Dựa vào bản đồ cây công nghiệp (phần biểu đồ cột), ta cũng nói được sự chuyển biến tích cực của ngành trồng cây công nghiệp.
Dựa vào biểu đồ sản lượng thủy sản cả nước (trang 15) ta nói được chuyển biến trong ngành thủy sản.
Dựa vào các biểu đồ cột chồng ở trang 17 ta nhận định chung về sự thay đổi cơ cấu một số ngành công nghiệp.
Dựa vào biểu đồ tròn: giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp (trang 16) ta sẽ xác định được các ngành công nghiệp trọng điểm. [Sửa]Sự thay đổi giữa Công nghiệp và nông nghiệp Dựa vào trang 13 (biểu đồ góc trên bên phải) ta sẽ tính được sự gia tăng giá trị giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp trong từng giai đoạn là bao nhiêu lần sau đó so sánh với sự gia tăng giá trị sản lượng của ngành công nghiệp (giai đoạn tương ứng) ở biểu đồ cột trang 16 ta sẽ thấy giá trị sản lượng công nghiệp tăng nhanh hơn giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp (nói một cách khác là nước ta đang từng bước tiến hành công nghiệp hóa đất nước).
Sự thay đổi trong ngành dịch vụ không có trên bản đồ ...
Sự thay đổi về cơ cấu lãnh thổ
Cần quan sát trang 14 để cho biết nước ta có những vùng chuyên canh nào (nhóm cây gì, ở vùng nào).
Quan sát trang 16, 17 xem nước ta có những khu vực tập trung Công nghiệp nào, với nhóm ngành gì.
Kết hợp bản đồ trang 14 và 16 xem nước ta có vùng nào kinh tế phát triển hơn cả.
Phương hướng hoàn thiện cơ cấu Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ không có trên atlat
Tue Nov 11, 2008 2:24 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Học Địa Lý Bằng Atlat
Chú ý :arrow: Atlat địa lý Việt Nam: Càng tái bản càng sai
Ông Trần Trọng Hà đang chỉ ra những biểu đồ vô lý. Cuốn sách này tái bản lần thứ 8 vào năm 2004, một năm sau nó lại được tái bản. Song rất nhiều số liệu mới được công bố ở lần trước đã được thay đổi khác hoàn toàn. Nhiều ký hiệu, biểu đồ được sử dụng tùy tiện. Thậm chí theo bản đồ du lịch thì Hà Nội, Huế không hề có di tích lịch sử.
Cuốn “Atlat địa lý Việt Nam” - tài liệu sử dụng trong các trường phổ thông - được xuất bản lần đầu vào năm 1992. Đến năm 2004, Công ty Bản đồ - Tranh ảnh giáo khoa tiến hành chỉnh lý lần đầu và tái bản lần thứ 8. Đến tháng 6/2005, cuốn sách được tái bản lần thứ 9
Ông Trần Trọng Hà, uỷ viên Hội đồng Thẩm định SGK mới môn Địa lý cho biết, cuốn sách có hơn 30 số liệu của năm 2000 vừa công bố trong lần tái bản thứ 8 bị “chữa” lại. Điển hình như phần diện tích cây công nghiệp, dân cư, phân loại giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp. Các số liệu về sản lượng dầu, giá trị sản xuất luyện kim, ciá trị sản xuất công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm… làm quá ẩu; Bản đồ kinh tế cũng có vấn đề. Đặc biệt trong 4 biểu đồ kinh tế năm 2000 vừa công bố đã phải bổ sung thêm khoảng 60 chi tiết mới.
“Atlat địa lý Việt Nam” là tài liệu học tập của học sinh. Trong các kỳ thi tốt nghiệp có môn địa lý, đây là tài liệu được phép mang vào phòng thi, học sinh sẽ dựa vào đó để làm bài. Có cuốn sách này trong tay, học sinh gần như không phải học số liệu, cây, con, nhà máy… Cuốn sách này có thể dùng tối thiểu trong 2 năm, lớp 7 dùng phần tự nhiên, lớp 9 dùng phần kinh tế. Về giá trị pháp lý, đây được xem như một cuốn sách giáo khoa (SGK) vì là tư liệu của Nhà nước.
Trong bản đồ thương mại, 2 bản đồ cơ cấu cũng chỉnh sửa lại số liệu, xuất nhập khẩu hàng hóa; diện tích cây công nghiệp năm 1990 được sửa lại nhiều lần nhưng trong phần tái bản lần 9 lại quay lại số liệu lần 7; Biểu đồ khí hậu lần 8 thêm biểu đồ Quy Nhơn, bỏ Nha Trang, Đà Lạt so với lần 7, lần thứ 9 lại bỏ Quy Nhơn và thêm Nha Trang, Đà Lạt; lần thứ 9 trong phần phân loại nhóm công nghiệp lương thực thực phẩm chỉ giới hạn là đồ uống, thực phẩm (thuốc lá, thuốc lào), công nghiệp xay xát không được xếp vào; Sông Đồng Nai biến thành dòng sông chết khi bị ngắt mất một đoạn; sai về cách thể hiện ký hiệu 2 Trung tâm nhiệt điện ở Vũng Tàu...
Lần 8 vừa đưa khai thác than đá ở Điện Biên Phủ vào, lần 9 xóa luôn; riêng bản đồ du lịch đưa vào ở lần 8 thì đến lần 9 đã phải bổ sung thêm 18 chi tiết vì sai nghiêm trọng, nếu theo bản đồ này thì Hà Nội, Huế, Đà Nẵng không có di tích lịch sử nào. Khi vẽ bản đồ thu khung là để thể hiện toàn vẹn lãnh thổ, ở bản đồ địa chất có thể hiện hai mỏ khoáng sản là Lan Đỏ và Lan Tây nhưng ở bản đồ công nghiệp không đưa vào khai thác; trang 17 có thể hiện 2 mỏ này nhưng lại không có kinh tuyến, vĩ tuyến, dẫn đến không có giá trị pháp lý.
Nếu căn cứ vào cuốn sách này thì hàng loạt các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Bình Phước không có điểm công nghiệp; các miền tự nhiên (trang 9, 10) chỉ thể hiện yếu tố địa hình, không có đất đai, thực động vật... Theo ông Hà, xét về mặt chuyên môn, chỉ riêng vấn đề bỏ sót chủ quyền hai mỏ đang khai thác đã đáng để thu hồi sách về rồi. Trên thực tế, trong lần sách tái bản thứ 8, một năm đã có tới... 3 phiên bản, có những số liệu mỗi bản một kiểu: phần khí hậu lần 1, lần 2 không có phân hóa lượng mưa trong mùa khô và mùa mưa, nhưng trong cả năm lại có.
NXB: Sai sót không đáng kể
Theo ông Thành Ngọc Linh - Trưởng phòng Kỹ thuật Khoa học Bản đồ - Công ty Bản đồ và Tranh ảnh giáo khoa (thuộc NXB Giáo dục), đơn vị trực tiếp tổ chức biên soạn và soạn thảo cuốn sách , toàn bộ số liệu được công bố trong "Atlat Địa lý Việt Nam" chủ yếu lấy từ Niên giám Thống kê và Viện Khoa học Thống kê (Tổng cục Thống kê), chỉ một ít số liệu không có trong niên giám mới lấy từ các nguồn khác. Số liệu từ nguồn này, cùng thống kê một năm nhưng cũng mỗi năm một khác. Các bản đồ trong sách này cũng căn cứ vào Atlat quốc gia Việt Nam, khi xây dựng đã trình Ban Biên giới của Bộ Ngoại giao. Bản đồ chuyên đề có quyền bỏ khung, vì thế trong bản đồ địa chất khoáng sản, bản đồ công nghiệp chung không có hai mỏ khí Lan Đỏ, Lan Tây cũng không sai, vì trong bản đồ công nghiệp năng lượng đã có hai mỏ này. Sông Đồng Nai bị biến thành dòng sông chết khi không đổ vào hồ Trị An vì biên tập... nhầm, đường ranh giới vùng đậm hơn đã chèn lên dòng sông. Bản đồ du lịch bổ sung thêm 18 chi tiết so với lần 8 (lần 8 bỏ sót nhiều di tích lịch sử) vì trong cùng một ô rất nhỏ không thể hiện được tất cả. Nhưng lần 9 vì "sắp xếp" được nên đưa vào. Chỗ nào góp ý đúng mà đưa vào được thì sẽ đưa vào cho phong phú tài liệu.
Trên thực tế, ở cả bản đồ địa chất khoáng sản và công nghiệp chung dù không có hai mỏ khí Lan Đỏ, Lan Tây nhưng lại có mỏ khí Tiền Hải (Thái Bình). Nhưng ở bản đồ thu khung, có mỏ khí Lan Đỏ, Lan Tây lại không có mỏ khí Tiền Hải.
Ông Trần Trọng Hà cho biết, không phải bây giờ cuốn Atlat địa lý mới có sai sót mà ngay lần tái bản thứ 8 cũng đã có vô khối hạn sạn. Khi duyệt maket cho cuốn này, ông đã đề nghị phải làm lại nhiều trang mới có thể sử dụng được. Số sạn ông liệt kê ra dài tận 7 trang giấy A4, nhưng chỉ một phần trong số lỗi này được sửa lại. Và dù không sửa theo góp ý của ông, nhưng tên ông vẫn được đưa vào nhóm biên tập, soạn thảo cuốn sách. PGS.TS Nguyễn Trần Cầu cũng rơi vào trường hợp này. Đến lần tái bản thứ 9 không ai "nhờ" ông Hà nhặt sạn hộ nữa và khi chỉnh sửa, cuốn sách này cũng không đưa qua Hội đồng khoa học Bản đồ.
Ông Thành Ngọc Linh thừa nhận: "Năm 2004, Công ty không định tái bản cuốn này vì biết đến 2005 học sinh sẽ sử dụng theo chương trình SGK mới, nhưng vì năm ngoái có thi tốt nghiệp môn Địa lý nên phải... làm gấp để phục vụ học sinh. Chính vì thế có những sai sót không tránh khỏi". Tuy nhiên, ông Linh cho rằng cuốn Atlat tái bản lần 9 không có sai sót, chỉ có một số lỗi nhỏ bị nhầm do biên tập. Chính vì thế, nếu ai đó so sánh giữa cuốn tái bản lần 8 và lần 9 sẽ thấy nhiều điểm khác biệt là đương nhiên. "Số liệu có lệch nhau cũng không sao, vì không mấy khi giáo viên, học sinh dùng số liệu trong Atlat mà sẽ căn cứ vào số liệu trong SGK", ông Linh nói.
Chấp nhận cả hai đáp án
Nhiều giáo viên phản ánh rằng việc vênh nhau giữa Atlat và sách giáo khoa khiến họ gặp khó khăn cho giảng dạy. Cô Phạm Thị Anh Minh, trường THCS Chu Văn An Hà Nội, cho biết tư liệu trong hai cuốn Atlat khác nhau, thày và trò vẫn buộc phải chấp nhận. Học sinh không có điều kiện để năm nay mua quyển này, sang năm lại bỏ đi mua quyển khác. Chính vì vậy, các em có thể dùng cả hai cuốn. Khi chấm điểm bài tập, bài kiểm tra cho các em, giáo viên chấp nhận cả hai đáp án với điều kiện học sinh trích dẫn đầy đủ nguồn lấy từ Atlat trang bao nhiêu tái bản lần nào.
Ông Lê Quang Việt, Phó Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An cho rằng, cùng là số liệu của năm cũ mà khác nhau thì vô lý, vì đều là sách chính thống của NXB Giáo dục. Nếu giáo viên thấy số liệu sai cũng không bao giờ dám sửa, mà chỉ thông báo lên trên.
Theo ông Nguyễn Đức Toàn, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Tây: "Atlat địa lý Việt Nam vừa là nguồn tri thức vừa là phương tiện quan trọng trong giảng dạy và học tập môn địa lý ở trường phổ thông. Mặc dù chỉ là tài liệu giáo khoa phổ thông, nhưng không vì thế mà tính khoa học bị xem nhẹ một cách quá mức như vậy".