CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Giao thiệp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Giao thiệp I_icon_minitimeTue Nov 11, 2008 3:10 pm

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Giao thiệp 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Giao thiệp 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Giao thiệp

 
Theo phong tục Việt Nam, "miếng trầu là đầu câu chuyện", miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giầu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Miếng trầu đi đôi với lời chào, người lịch sự không "ăn trầu cách mặt" nghĩa là đã tiếp thì tiếp cho khắp. Vì trầu cau là "Ðầu trò tiếp khách" lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng...

* Tục ăn trầu

Tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một chuyện cổ tích nổi tiếng "chuyện trầu cau". Miếng trầu gồm 4 thứ nguyên liệu: cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng) và vôi (vị nồng). Món trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của Việt Nam. Sách xưa ghi rằng "ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm".

Miếng trầu, làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Miếng trầu nhân lên niềm vui, khách đến được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội miếng trầu với người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri âm tri kỷ. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong những ngày đông lạnh giá, làm nguôi vợi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, có buồn được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng bạn bè làng xóm. Miếng trầu còn là sự thể hiện lòng thành kính của thế hệ sau với các thế hệ trước cho nên trên mâm cỗ thờ cúng gia tiên của người Việt có trầu cau.


* Hút thuốc lào
Sẽ là thiếu nếu nhắc đến trầu mà không nhắc đến thuốc lào. Ða số giới nữ ăn trầu và miếng trầu là đầu câu chuyện còn đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm trí suốt cả cuộc đời. Thuốc lào được hút bằng điếu ống, điếu bát, để cho tiện dụng khi xa nhà lại hút bằng điếu cày (điếu để hút thuốc trong lúc cày bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày)
Chữ ký của Thành Hưng





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


Giao thiệp I_icon_minitimeTue Nov 11, 2008 3:12 pm

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Giao thiệp 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Giao thiệp 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Re: Giao thiệp

 

<table cellSpacing=0 cellPadding=0 align=left border=0 hasbox="2"><tr hasbox="2"><td width=3 hasbox="2"></TD></TR>
<tr hasbox="2"><td height=36 hasbox="2">Giao thiệp Ruoucan</TD>
<td vAlign=top width=11 rowSpan=2> </TD>
<td> </TD></TR></TABLE>
Phong tục rượu cần người Thái ( huyện Quỳ Châu, Nghệ An) là một hoạt động văn hoá dân gian truyền thống, có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá tinh thần, trong đó có tín ngưỡng, tâm linh. Nó thực sự là một di sản văn hoá được chú ý quan tâm lưu giữ trong ký ức đời sống của người dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu.

Phong tục rượu cần người Thái Quỳ Châu được biểu hiện trong từng gia đình, rượu cần cúng ma nhà, bốc vía, cưới hỏi, cúng rẫy, cúng đền thờ… để bày tỏ ý niệm, ước vọng của bản thân mình với các thần linh, các “ma”, cầu mong gia đình ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu. Phong tục rượu cần thể hiện sinh động tính cộng đồng, làng xã biểu hiện tinh thần đoàn kết, hoà hợp trong sinh hoạt, trong sản xuất và trong hoạt động xã hội.

Thế nhưng, phong tục uống rượu cần người Thái Quỳ Châu đang đứng trước nguy cơ bị mai một bởi sự xâm nhập của các phong tục “hiện đại” khác. Số nghệ nhân biết chế tác men rượu cần, ủ rượu cần, tổ chức uống rượu cần đúng luật tục, dụng cụ uống rượu cần, các làn điệu dân ca Thái lăm, xuối, nhuôn, òn, khắp… của phong tục rượu cần người Thái Quỳ Châu không còn nhiều.

Trước thực trạng đó, Nghệ An đã lập dự án “Nghiên cứu Bảo tồn giá trị văn hoá phong tục rượu cần người Thái Quỳ Châu”. Dự án điều tra, khảo sát và chọn một số địa điểm hiện nay đang còn giữ được nguyên bản gốc của phong tục rượu cần người Thái Quỳ Châu như ở bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, tiếp cận với các nghệ nhân biết chế tác rượu cần, thầy mo (thầy cúng) biết cúng có bài bản về phong tục rượu cần.

Cán bộ ngành văn hoá đã tiếp cận với ông mối, bà mối, ông “cham” và “ông phụ cham” là người biết tổ chức một cuộc uống rượu cần ở gia đình lễ tục và lễ hội dân gian truyền thống. Các quy trình làm men rượu, chế tác rượu cần, những dụng cụ, trang phục thực hiện phong tục uống rượu cần được tiến hành ghi hình, chụp ảnh, phiên dịch lồng tiếng… Đề tài khoa học cấp Bộ này được phổ biến, triển khai áp dụng tại 135 làng bản, khối xóm của đồng bào Thái ở Quỳ Châu nhằm giữ gìn, bảo vệ và phát triển giá trị văn hoá phong tục của đồng bào.

Để bảo tồn văn hoá vật thể và phi vật thể của phong tục rượu cần người Thái bền vững, tỉnh phấn đấu mỗi làng, bản của đồng bào dân tộc thiếu số có một nhà văn hoá cộng đồng làm điểm giao lưu văn hoá rượu cần, đồng thời là địa điểm truyên truyền đường lối chủ trương chính sách pháp luật đến với đồng bào. Các huyện miền núi chọn thời điểm mở hội thi “Rượu cần ngon” ở các xã hoặc làng, bản để các nghệ nhân thi tay nghề về rượu cần và thao tác diễn xướng đúng phong tục rượu cần, thi hát dân ca, trình diễn nhạc cụ.

Trong các lễ hội truyền thống của địa phương, các huyện miền núi gắn với hội chợ rượu cần thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan. Tỉnhcó chế độ, chính sách đãi ngộ, bồi dưỡng, khuyến khích động viên kịp thời các nghệ nhân người dân tộc thiểu số ở Nghệ An, góp phần làm sống động văn hoá dân gian truyền thống ở cơ sở, bảo tồn giá trị văn hoá rượu cần và các thể loại văn hoá khác của địa phương./.

Theo TTXVN, 12/08/2008
Chữ ký của Thành Hưng





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)

 

Giao thiệp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Lễ hội dân gian-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất