CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Lớp khí quyển hình thành như thế nào ?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Lớp khí quyển hình thành như thế nào ? I_icon_minitimeMon Nov 10, 2008 7:07 pm

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Lớp khí quyển hình thành như thế nào ? 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Lớp khí quyển hình thành như thế nào ? 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Lớp khí quyển hình thành như thế nào ?

 
Hàng ngày chúng ta sống trong không khí, hít thở khí trời. Vậy không khí hình thành như thế nào? Đây là câu hỏi cho đến nay vẫn chưa được giải đáp một cách thật đầy đủ, bởi vì lớp khí quyển quanh Trái đất đã hình thành từ trước khi loài người xuất hiện, không ai được tận mắt chứng kiến quá trình hình thành khí quyển. Con người cho đến nay vẫn không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này.
Nói chung người ta cho rằng lúc đầu, khi Trái đất do vật chất vũ trụ vừa mới ngưng tụ lại thành một khối xốp mềm, không khí không phải chỉ bao quanh vỏ bên ngoài Trái đất mà con thâm nhập vào cả bên trong Trái đất. Khi đó hydro chiếm tỉ trọng nhiều nhất trong không khí, khoảng 90%. Ngoài ra còn có nhiều hơi nước, Metan, amoniac, heli và một số khi trơ, song hầu như không tìm thấy có nitơ, oxy và cacbonic.
Về sau, do sức hút của nội tâm, khối trái đất mềm xốp ấy co lại và nhỏ lại. Khi bị co lại, số không khí trong lòng Trái đất bị ép nén, khiến nhiệt độ Trái đất tăng lên mãnh liệt, không khí trong Trái đất bay tỏa vào khoảng không khá nhiều. Khi Trái đất co hẹp lại đến mức nhất định, việc co hiẹp này trở nên chậm chạp hơn, đồng thời số nhiệt lượng do trạng thái co hẹp mạnh gây ra cũng dần dần mất đi, Trái đất dần dần nguội lạnh, vỏ Trái đất cứng dần lại. Lúc này, một bộ phận không khí bị ép thoát khỏi vỏ Trái đất sau cùng bị tâm Trái đất hút chặt lấy, bao bọc xung quanh bề mặt Trái đất, tạo thành bầu khí quyển của Trái đất. Khi đó, hơi nước ngưng đọng lại thành nước, làm cho vỏ Trái đất bắt đầu có nước. Lúc này, bầu khí quyển còn rất mỏng manh, thành phần cũng khác nhau rất nhiều so với bầu khí quyển hiện nay, vẫn chỉ thấy có hơi nước, hyđro, heli, amoniac, khí trơ...
Sau khi vỏ ngoài Trái đất rắn lại, trải qua thời kỳ rất dài, do tác động của các nguyên tố mang tính phóng xạ, trong lòng Trái đất lại không ngừng sinh ra nhiệt, gây ra sự điều chỉnh lớn về địa tầng, khiến một nơi nào đó của vỏ trái đất bị đứt gãy hoặc di chuyển vị trí, rất nhiều lượng nước trong nham thạch hoặc trong vỏ Trái đất tiếp tục được giải phóng trong nhiệt độ cao, làm tăng thêm lượng nước các sông, hồ, biển. Một số chất khí bị giữ chặt trong nham thạch hoặc địa tầng, bao gồm cả khí cacbonic cũng được giải thoát ra ngoài rất nhiều, làm đặt thêm bầu khí quyển loãng và mỏng ấy.
Lúc này, tầng trên của khí quyển có rất nhiều hơi nước, khi bị Mặt trời chiếu rọi một số bộ phận bị phân giải ngay thành hyđro và oxy. Lượng oxy này kết hợp với Hyđro trong amoniac, làm cho nitơ trong amoniac tách ra.
Một bộ phận oxy khác lại kết hợp với Hyđro trong metan, làm cho cacbon trong metan tách riêng ra. Số cacbon này lại kết hợp với oxy, tạo thành khí cacbonic.
Như vậy là, không khí trong bầu khí quyển đã biến thành hơi nước, nitơ, oxy và khí cacbonic. Có điều là lúc đầu hàm lượng khí cacbonic nhiều hơn hiện nay, còn oxy lại ít hơn hiện nay.
Theo kết quả xác định chất đồng vị gần đây nhất, Trái đất chúng ta đang sống đã có trên 5 tỉ năm lịch sử. Cách đây khoảng 1 tỉ 800 triệu năm đến 1 tỉ 900 triệu năm, trong nước đã dần dần có sinh vật xuất hiện. Trước đây khoảng 700 - 800 triệu năm, trên lục địa đã bắt đầu xuất hiện thực vật, lúc đó hàm lượng khí cacbonic trong không khí khá cao, cho nên có tác dụng rất tốt cho sự quang hợp của thực vật, làm cho thực vật phát triển nhanh chóng. Khối lượng thực vật lớn trong lúc tiến hành quan hợp đã hấp thụ CO(2) rất sẵn trong không khí và giải phóng oxy ra bên ngoài, khiến hàm lượng oxy trong không khí tăng lên rất nhiều. Khoảng 500 triệu năm trước, động vật trên Trái đất tăng lên rất nhanh, sự hô hấp của động vật lại biến một bộ phận oxy trong không khí thành CO(2).
Sau khi động vật và thực vật tăng lên trên Trái đất, khi chúng bài tiết hoặc thối rữa, một phần chất Protit lại chuyển hóa thành amoni và muối amoniac, một bộ phận protit khác trực tiếp phân giải thẳng ra nitơ. Bộ phận protit tạo ra amoni và muối amoniac, thông qua tác dụng của vi khuẩn yếm khí và vi khuẩn kỵ khí một số biến thành nitơ và bay vào không khí. Do nitơ không phải loại nguyên tố hoạt động mạnh lắm, không dễ dàng kết hợp với các nguyên tố khác trong điều kiện nhiệt độ thông thường, do đó hàm lượng nitơ trong không khí càng ngày càng nhiều lên, cuối cùng đạt tới hàm lượng Nitơ nhưn trong không khí hiện nay.
Lúc này, khí quyển ở gần Trái đất đã có thành phần tỉ lệ như hiện nay: nitơ chiếm khoảng 78%, oxy khoảng 21%, argon 1%, các chất khi khác chỉ chiếm dưới 1%.
Như trên đã trình bày, sự hình thành khí quyển một mặt có liên quan đến sự hình thành của Trái đất và vỏ Trái đất, mặt khác lại có liên quan tới sự xuất hiện của động vật và thực vật.

Tác giả : saobang_hnt
Chữ ký của Thành Hưng






Được sửa bởi thanhhung762211 ngày Mon Nov 10, 2008 7:10 pm; sửa lần 1.


Lớp khí quyển hình thành như thế nào ? I_icon_minitimeMon Nov 10, 2008 7:07 pm

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Lớp khí quyển hình thành như thế nào ? 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Lớp khí quyển hình thành như thế nào ? 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Lớp khí quyển hình thành như thế nào ?

 
Khí quyển là lớp vỏ ngoài của trái đất với ranh giới dưới là bề mặt thuỷ quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh. Khí quyển trái đất được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thuỷ quyển và thạch quyển.

Thời kỳ đầu, khí quyển chủ yếu gồm hơi nước, amoniac, metan, các loại khí trơ và hydro. Dưới tác dụng phân huỷ của tia sáng mặt trời hơi nước bị phân huỷ thành oxy và hydro. Oxy tạo ra tác động với amoniac và metan tạo ra khí nitơ và cácboníc. Quá trình tiếp diễn, một lượng hidro nhẹ mất vào khoảng không vũ trụ, khí quyển còn lại chủ yếu là hơi nước, nitơ, cácboníc, một ít oxy. Thực vật xuất hiện trên trái đất cùng với quá trình quang hợp đã tạo nên một lượng lớn oxy và làm giảm đáng kể nồng độ CO2 trong khí quyển. Sự phát triển mạnh mẽ của động thực vật trên trái đất cùng với sự gia tăng bài tiết, phân huỷ xác chết động thực vật, phân huỷ yếm khí của vi sinh vật đã làm cho nồng độ khí N2 trong khí quyển tăng lên nhanh chóng, để đạt tới thành phần khí quyển hiện nay.
Mình chỉ biết có thế thôi hihi

Tác giả : jackdepzaj00
Chữ ký của Thành Hưng




 

Lớp khí quyển hình thành như thế nào ?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Địa lí-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất