CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Bàn về Tự Do John Stuart Mill

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Bàn về Tự Do John Stuart Mill I_icon_minitimeSat Aug 02, 2008 9:23 pm

avatar

Thành viên mới gia nhập

congsantre

Thành viên mới gia nhập

Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1
Điểm thành tích Điểm thành tích : 0
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Bàn về Tự Do John Stuart Mill

 
Mục tiêu của tập tiểu luận này là xác quyết một nguyên lý giản đơn được dùng để chi phối một cách tuyệt đối các giao dịch giữa xã hội với cá nhân theo phương thức cưỡng bách và kiểm soát, cho dù phương tiện được sử dụng có là vũ lực, dưới hình thức hình phạt hợp pháp, hoặc có là sự áp chế tinh thần của công luận. Nguyên lý ấy là sự tự vệ, cứu cánh duy nhất mà nhờ đó con người được bảo vệ, về phương diện cá nhân hay tập thể, khi quyền tự do hành động của bất cứ ai trong số họ bị sách nhiễu. Mục đích duy nhất mà quyền lực có thể được áp dụng một cách đúng đắn cho bất cứ thành viên nào của một cộng đồng văn minh, trái với ý chí của anh ta, là nhằm ngăn ngừa sự tổn hại đến người khác. Lợi ích, vật chất lẫn tinh thần, của chính anh ta không phải là một lý do chính đáng đủ để cho phép cưỡng bách hành vi của anh ta. Không thể nại ra những lý do như làm như thế là tốt hơn cho anh ta, hoặc sẽ khiến anh ta hạnh phúc hơn, hoặc theo ý kiến của người khác, làm như thế là khôn ngoan và đúng đắn, để, một cách hợp pháp, buộc anh ta phải hoặc không phải thực hiện một hành vi. Tất cả những điều này đều là những lý lẽ xác đáng có thể dùng để khiển trách, khuyên can, thuyết phục hay khẩn nài anh ta, nhưng không được dùng để ép buộc hoặc trừng phạt anh ta trong trường hợp anh ta làm ngược lại. Để biện minh cho hành động cưỡng buộc đó, hành vi mà người ta mong muốn ngăn chặn nơi anh ta phải được giả định là có thể gây nguy hại cho kẻ khác. Chỉ có hành vi nào mà vì đó, anh ta phải chịu trách nhiệm với xã hội thì mới là hành vi liên quan đến kẻ khác. Còn những hành vi chỉ liên quan đến chính anh ta, thì sự độc lập của anh ta là tuyệt đối và hợp pháp. Cá nhân có toàn quyền về thể xác và tinh thần; hay nói cách khác, về chính bản thân mình. Có lẽ hầu như không cần thiết khi nói rằng nguyên lý này chỉ áp dụng cho những người đã trưởng thành về năng lực tinh thần. Chúng ta không nói đến trẻ con hoặc những người dưới độ tuổi mà luật pháp quy định là tuổi trưởng thành. Những ai vẫn còn đang nằm trong tình trạng chịu sự giám hộ của người khác đều phải được bảo vệ chống lại sự tổn hại do chính hành vi của mình cũng như là các tác động bên ngoài gây ra.

* * *

Thứ nhất, nó bao gồm khu vực nội tâm của sự nhận thức, tự do tín ngưỡng trong ý nghĩa toàn diện nhất, tự do suy tư và cảm nhận, tự do tuyệt đối về việc bày tỏ ý kiến và xúc cảm đối với mọi đề tài, dù là có tính chất thực tế hay suy diễn, khoa học, luân lý hay thần học. Quyền tự do bày tỏ và công bố ý kiến hình như chịu sự chi phối của một nguyên lý khác, bởi vì nó tùy thuộc vào phần hành xử cá nhân có liên quan đến người khác; nhưng hầu như nó cũng có tầm quan trọng lớn lao như quyền tự do tư tưởng, và đa phần dựa vào cùng một lý lẽ, đồng thời trên thực tế luôn luôn gắn liền với quyền tự do tư tưởng.

Thứ hai, sự tự do của con người bao hàm quyền tự do về cảm thụ thẩm mỹ và theo đuổi nghề nghiệp; quyền tự do hoạch định những dự tính của cuộc đời sao cho phù hợp với tính cách của mình; quyền tự do làm những gì mình thích mà không gặp phải trở ngại từ phía đồng loại, miễn sao điều ta làm không gây hại cho họ, dẫu rằng họ có nghĩ hành vi của ta là xuẩn ngốc, vô lý hay sai lầm.

Thứ ba, từ quyền tự do này của mỗi cá nhân đưa đến quyền tự do, trong cùng một giới hạn với quyền tự do của mỗi cá nhân, kết hợp giữa nhiều cá nhân; tức là sự tự do liên kết vì bất cứ mục đích gì, miễn không gây hại đến kẻ khác: các cá nhân kết hợp với nhau được giả định là đã trưởng thành và không bị cưỡng ép hay lừa mị. Không một xã hội nào, mà trong đó các quyền tự do này không được tôn trọng, lại được xem là có tự do, cho dù chính quyền của nó được hình thành dưới bất cứ hình thức nào; và không một xã hội nào hoàn toàn có tự do, khi mà trong đó các quyền tự do nói trên không tồn tại một cách tuyệt đối và vô điều kiện.
Tự do theo đúng nghĩa chính là tự do mưu tìm lợi ích riêng theo cách riêng của chúng ta, miễn là không tước đoạt lợi ích của người khác hoặc cản trở nỗ lực của họ trong việc đạt được lợi ích. Mỗi người đều có quyền bảo vệ một cách chính đáng sự khang kiện thể xác, tinh thần và tâm linh của chính mình. Con người sẽ hưởng lợi nhiều hơn nếu như để cho người khác được sống hạnh phúc theo cách của chính họ, hơn là buộc người khác phải sống hạnh phúc theo cách của mình.


* * *
Download ebook tại:

Click vô đây để down
Chữ ký của congsantre




 

Bàn về Tự Do John Stuart Mill

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI :: Triết học-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất