SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH (1945 – 1947)
1. Hội nghị Ianta và việc hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh
Đầu năm 1945, cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn chót, nhiều mâu thuẫn, nhiều tranh chấp trong nội bộ phe Đồng minh chống phát xít nổi lên gay gắt, trong đó nổi bật lên ba vấn đề bức thiết cần giải quyết:
1 - Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương;
2 - Việc tổ chức lại trật tự thế giới mới sau chiến tranh;
3 - Việc phân chia khu vực đóng quân theo chế độ quân quản ở các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi ảnh hưởng (hay phạm vi thế lực) của các nước tham gia chiến tranh chống phát xít.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị cấp cao của ba cường quốc họp tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 12 – 2 – 1945. Tham dự hội nghị có Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô – Xtalin, Tổng thống Mĩ – F. Rudơven và Thủ tướng Anh – Sơcxin. Hội nghị đã diễn ra gay go, quyết liệt, vì thực chất nội dung hội nghị là cuộc tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến, có liên quan mật thiết tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới sau này. Cuối cùng, Hội nghị đã đi đến những quyết định sau đây:
- Về việc kết thúc chiến tranh ở châu Âu và ở châu Á – Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất mục đích là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật ở châu Á – Thái Bình Dương sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
- Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc dựa trên nền tảng và nguyên tắc cơ bản là sự nhất trí giữa 5 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc để gìn giữ hoà bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Hội nghị đã đi đến thoả thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Ở châu Âu, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng miền Đông Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu do Hồng quân Liên Xô giải phóng, còn quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Béclin, Italia và một số nước Tây Âu khác; vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, trong đó Áo, Phần Lan trở thành hai nước trung lập. Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện để đáp ứng việc Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật bao gồm: 1 – Bảo vệ nguyên trạng và công nhận nền độc lập của Mông Cổ; 2 - Trả lại Liên Xô những quyền lợi của đế quốc Nga ở Viễn Đông trước chiến tranh Nga - Nhật năm 1904, cụ thể như sau: trả lại Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và tất cả các đảo nhỏ thuộc đảo này; quốc tế hoá thương cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) làm căn cứ hải quân; trả lại Liên Xô đường sắt Xibia - Trường Xuân; cùng sử dụng đường sắt Hoa Đông và đường sắt Nam Mãn - Đại Liên; 3 – Liên Xô chiếm 4 đảo Curin. Ngoài ra, ba cường quốc cũng đã thoả thuận: quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, quân đội Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên và quân đội Mĩ chiếm đóng Nam Triều Tiên lấy vĩ tuyến 38o làm ranh giới; Nhật Bản thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ; Trung Quốc tiến tới thành lập chính phủ liên hiếp bao gồm Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc; các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á…) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây.
Những quyết định của Hội nghị cấp cao Ianta tháng 2 – 1945 đã trở thành những khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 – 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta” (hai cực chỉ Mĩ và Liên Xô phân chia nhau phạm vi ảnh hưởng trên cơ sở thoả thuận Ianta).
2. Tổ chức Liên Hợp Quốc
Từ ngày 25 – 4 đến ngày 26 – 6 – 1945, hội nghị đại biểu của 50 nước đã họp tại Xan Phơranxixcô (Mĩ) để thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định mục đích cao nhất của Liên Hợp Quốc là nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết. Để thực hiện mục đích trên, Hiến chương quy định Liên Hợp Quốc sẽ hoạt động dựa theo những nguyên tắc: quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết; tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình; nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc Liên Xô (1), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc; Liên Hợp Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. Các cơ quan chính của Liên Hợp Quốc gồm:
(1) Nay là Liên bang Nga
Đại hội đồng, hội nghị của tất cả các nước hội viên, họp mỗi năm một lần để thảo luận những vấn đề có liên quan thuộc phạm vi Hiến chương đã quy định. Trong hội nghị, quyết định các vấn đề quan trọng phải được thông qua với 2/3 số phiếu, vấn đề ít quan trọng hơn thì thông qua với đa số phiếu.
Hội đồng bảo an, cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Mọi quyết định của Hội đồng bảo an phải được thông qua với sự nhất trí của 5 uỷ viên thường trực là các cường quốc Liên Xô(1), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Những quyết nghị của Hội đồng bảo an được thông qua phải phù hợp với Hiến chương thì bắt buộc các nước hội viên phải thi hành. Hội đồng bảo an không phục tùng Đại hội đồng.
Ban thư kí, cơ quan hành chính của Liên Hợp Quốc, đứng đầu là Tổng thư kí, do Đại hội đồng bầu ra 5 năm một lần theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn có hàng trăm tổ chức chuyên môn khác như Hội đồng kinh tế và xã hội, Toà án quốc tế, Hội đồng quản thúc v.v… Trụ sở Liên Hợp Quốc đặt tại Niu Oóc (Mĩ).
Đến năm 1997, Liên Hợp Quốc đã có 185 thành viên. Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hoà bình, an ninh quốc tế, thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc xung đột khu vực, phát triển các mối quan hệ giao lưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giữa các quốc gia thành viên. Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc tháng 9 – 1977.
3. Việc giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại sau chiến tranh
Sau chiến tranh, việc giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại, trong đó quan trọng nhất là việc kí hoà ước với các nước này, có một vị trí và ý nghĩa trọng yếu đối với việc thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh và gìn giữ hoà bình, an ninh của trật tự mới này.
Các nước phát xít chiến bại bao gồm: Đức, Nhật Bản và Italia, là những tội phạm đã gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (Italia có khác Đức và Nhật là năm 1943, sau khi phát xít Mutxôlini bị lật đổ, Italia đã kí hiệp định đình chiến với các nước Đồng minh và đứng về phía Đồng minh tham gia chiến tranh chống phát xít Đức), cùng các nước Bungara, Hunggari, Rumani, Phần Lan, là những nước chư hầu của phát xít Đức (trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh, 4 nước này cũng đã rút ra khỏi liên minh với Đức và tuyên chiến với Đức).
Đức nằm ở giữa châu Âu và là một quốc gia lớn, có tiềm lực mạnh mẽ về kinh tế và quân sự, lại là quê hương của chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa phát xít, đã từng gây ra cho nhân loại hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu, việc giải quyết vấn đề Đức trở thành vấn đề trung tâm của tình hình châu Âu sau khi chiến tranh thế giới kết thúc.
Hội nghị cấp cao ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh họp ở Pốtxđam (Đức) từ ngày 17 – 7 đến ngày 2 – 8 – 1945 đã kí kết hiệp ước về việc giải quyết vấn đề Đức mà nội dung và tinh thần cơ bản là quy định những nguyên tắc và biện pháp nhằm dân chủ hoá và hoà bình hoá nước Đức (như tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít, xét xử tội phạm chiến tranh, thực hiện các quyền tự do dân chủ v.v…). Do đấu tranh của Liên Xô, nhân dân Đức và các lực lượng tiến bộ trên thế giới, phía các nước Mĩ, Anh, Pháp đã phải mở Toà án quốc tế ở Nuyrămbe (tiến hành từ ngày 20 – 10 – 1945 đến ngày 31 – 8 – 1946, xét xử trên 400 phiên toà), xử tử treo cổ 12 tên tội phạm chiến tranh đầu sỏ (Gơrinh, Ripbentơrốp…) và kết án các tổ chức Géttapô, tổ chức cảnh sát bí mật S.S., cơ quan an ninh Quốc xã, là những tổ chức phát xít phạm tội.
Ở Đông Đức, nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của Hiệp ước Pốtxđam, Liên Xô đã giúp đỡ các lực lượng dân chủ tiến hành những cải cách dân chủ (cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các công ti tư bản lớn, ban hành các quyền tự do dân chủ…), giải tán triệt để các lực lượng vũ trang và các tổ chức phát xít. Ở Tây Đức, trái ngược lại, các nước Mĩ, Anh, Pháp đã dung túng, nuôi dưỡng các lực lượng quân phiệt, phát xít dưới những hình thức che đậy khác nhau, như “Tổ chức thể thao”, “Nhóm sản xuất”… Các công ti độc quyền được giải tán một cách giả tạo bằng cách chia nhỏ ra, các cơ sở công nghiệp quân sự vẫn được duy trì nguyên vẹn, như xí nghiệp sản xuất máy bay Métxécsơmít, Ôcxbua v.v… Chính sách của Mĩ, Anh, Pháp làm cho vấn đề Đức trở nên khó khăn, phức tạp, không giải quyết được theo những quy định của Hiệp ước Pốtxđam.
Về vấn đề Nhật Bản, Tuyên cáo Pốtxđam (của các nước Đồng minh ngày 26 – 7 – 1945) kêu gọi Nhật Bản đầu hàng đã quy định những nguyên tắc trong việc giải quyết vấn đề Nhật Bản sau chiến tranh: chủ quyền của Nhật giới hạn trên đất Nhật chính thống, chủ yếu trong 4 đảo Hônsư, Hôccaiđô, Kiusiu và Sicôcư; trừng trị các tội phạm chiến tranh; thủ tiêu lực lượng vũ trang Nhật; Nhật Bản chỉ được phát triển công nghiệp hoà bình.
Dưới sức ép của các lực lượng tiến bộ, Mĩ và các nước Đồng minh đã phải tổ chức Toà án Tôkiô xét xử các tội phạm chiến tranh (tiến hành từ ngày 3 – 5 – 1946 đến ngày 12 – 11 – 1948, kết án 7 tên tử tù, 16 tên tù chung thân, hai tên tù dài hạn), thực hiện nhiều cải cách dân chủ, như cải cách ruộng đất, giải tán các công ti lũng đoạn “Đaibatxư”, ban hành Hiến pháp 1946 có nhiều nội dung dân chủ, tiến bộ và giải tán lực lượng vũ trang Nhật Bản.
Ngày 10 – 2 – 1947, sau nhiều năm đấu tranh gay gắt qua hàng chục lần hội nghị quốc tế, hoà ước với 5 nước phát xít chiến bại Italia, Bungari, Hunggari, Rumani và Phần Lan đã kí kết tại Hoà hội Pari gồm đại diện của 21 nước đã tham gia cuộc chiến tranh chống phát xít.
Nội dung các hoà ước đã quy định lãnh thổ, biên giới của các nước chiến bại (về căn bản vẫn giữ như trước chiến tranh, có điều chỉnh lại một số vùng đất đai nhỏ ở biên giới 5 nước), chế độ chính trị (thủ tiêu chủ nghĩa phát xít, giải tán các lực lượng vũ trang phát xít, thực hiện các quyền tự do dân chủ) và các khoản bồi thường chiến tranh (mà các nước chiến bại phải gánh chịu do những tổn hại mà họ gây nên cho các nước Đồng minh). Nhìn chung, nội dung các bản hoà ước là thoả đáng, đáp ứng được lợi ích của nhân dân các nước chiến thắng và cũng không quá khắt khe, nặng nề đối với nhân dân các nước chiến bại.
Như thế, từ sau hội nghị cấp cao Ianta (tháng 2 – 1945) đến Hoà hội Pari (tháng 2 – 1947), các nước Đồng minh thắng trận, trong đó chủ yếu là hai cường quốc Mĩ và Liên Xô, đã thiết lập nên một trật tự thế giới mới sau chiến tranh - trật tự theo khuôn khổ thoả thuận Ianta của ba nước lớn Liên Xô, Mĩ, Anh.
Mon Oct 20, 2008 6:13 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Cuộc “Chiến tranh lạnh” và âm mưu của Mĩ
CUỘC “CHIẾN TRANH LẠNH” VÀ ÂM MƯU CỦA MĨ
1. Cuộc “chiến tranh lạnh” và âm mưu của Mĩ
Trước ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Liên Xô, của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, Mĩ và các nước phương Tây đã cấu kết lại với nhau để tìm cách đối phó. Tháng 3 – 1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống Mĩ Tơruman chính thức phát động cuộc “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Theo Tơruman thì Ba Lan, Rumani, Bungari, Hunggari “vừa mới bị Cộng sản thôn tính”, “Chủ nghĩa Cộng sản đang đe doạ thế giới tự do” và “Nga Xô đang bành trướng thuộc địa ở châu Âu”, v.v… Vì vậy, Mĩ phải đứng ra “đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do”, phải “giúp đỡ” cho các dân tộc trên thế giới chống lại sự “đe doạ của chủ nghĩa Cộng sản”, chống lại sự “bành trướng” của nước Nga, “giúp đỡ” họ bằng mọi biện pháp kinh tế và quân sự.
Với sự ra đời của “chủ nghĩa Tơruman”, mối quan hệ đồng minh giữa Liên Xô với Mĩ và các nước phương Tây trong thời kỳ chiến tranh chống phát xít đã tan vỡ và thay vào đó là cuộc “chiến tranh lạnh”.
Mĩ đã xúc tiến thành lập các khối quân sự và xây dựng hàng ngàn căn cứ hải, lục, không quân trải ra khắp mọi nơi trên thế giới nhằm bao vây, chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: khối NATO ở châu Âu, khối SEATO ở Đông Nam Á, khối ANZUS ở Nam Thái Bình Dương, khối CENTO ở Trung Cận Đông, Liên minh quân sự Mĩ - Nhật ở Đông Bắc Á, Liên minh quân sự Tây bán cầu ở châu Mĩ. Mĩ đã cùng các nước đồng minh của mình ra sức “chạy đua vũ trang” (cả vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân, vũ khí vi trùng…) với những khoản chi tiêu quân sự khổng lồ nhằm chuẩn bị cho một cuộc “chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, Mĩ đã phát động hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược dưới nhiều hình thức khác nhau để chống lại phong trào cách mạng thế giới và thực hiện mưu đồ bành trướng, thống trị thế giới của mình, tiêu biểu như chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở Việt Nam, Lào, Campuchia (1954 – 1975), can thiệp vũ trang ở Grêanđa (1983) và Panama (1990), điều khiển tay sai Ixraen tiến hành những cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Trung Cận Đông năm 1948 và 1967, bao vây kinh tế và hoạt động phá hoại về chính trị, quân sự đối với Cuba v.v…
Ngoài ra, Mĩ và các nước phương Tây còn tiến hành bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị và hoạt động phá hoại dưới các hình thức khác nhau (đảo chính, lật đổ, “chiến tranh tâm lí”…) chống lại các nước xã hội chủ nghĩa. Cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ với các “chính sách thế mạnh”, “chính sách đẩy lùi chủ nghĩa Cộng sản”, “chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh” v.v… đã dẫn đến cuộc “chạy đua vũ trang” và tình trạng đối đầu giữa hai khối quân sự - khối NATO và khối Vacxava - trở nên hết sức căng thẳng, nguy hiểm và các mối quan hệ quốc tế luôn luôn phức tạp, gay gắt.
2. Cuộc đấu tranh giành hoà bình, độc lập dân tộc – dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc trên thế giới
Bên cạnh việc tranh giành phạm vi ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo thế giới của các nước lớn, trong quan hệ quốc tế còn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt và rộng lớn giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến, xâm lược và các thế lực phản động khác, với một bên là các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức, giai cấp công nhân và nhân dân các nước ngằm giành hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc bị áp bức ở Á, Phi, Mĩ latinh là trào lưu cách mạng rộng lớn và sôi sục nhất, từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa, một trong những cơ sở tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, từng bước phá vỡ trật tự thế giới được thiết lập nên sau Chiến tranh thế giới thứ hai (“trật tự hai cực Ianta”) và đưa các quốc gia độc lập ở Á, Phi, Mĩ latinh bước lên vũ đài quốc tế, góp phần giải quyết những công việc trọng đại của cục diện thế giới. Đến nay, hầu hết các nước thuộc địa và phụ thuộc ở Á, Phi, Mĩ latinh đã giành lại được độc lập dân tộc (trừ một số đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và cuộc đấu tranh của nhân dân Arập Palextin chống bọn xiônit).
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc, Phong trào không liên kết ra đời năm 1961 đã giữ một vị trí quan trọng. Với mục tiêu nhằm “cổ vũ và tăng cường cuộc đấu tranh kiên cường và tất thắng của các dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc dưới mọi hình thức biểu hiện của nó, nhằm hoàn thành độc lập về chính trị, kinh tế, văn hoá, xây dựng cuộc sống mới thật sự tự do, thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới công bằng và hợp lí hơn, bảo vệ hoà bình và an ninh của các dân tộc”. Đến năm 1989, Phong trào không liên kết đã bao gồm 104 nước (Việt Nam là thành viên của Phong trào không liên kết từ năm 1976).
Thắng lợi quan trọng khác nữa của cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước (Liên Xô) đã mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, trở thành chỗ dựa của cách mạng thế giới, của sự nghiệp bảo vệ hoà bình thế giới và thúc đẩy giải quyết các mối quan hệ quốc tế theo chiều hướng tiến bộ và có lợi cho nhân dân thế giới.
Do chính sách “chạy đua vũ trang” và xúc tiến chuẩn bị một cuộc “chiến tranh tổng lực” của Mĩ cùng các nước phương Tây nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, cho nên nguy cơ của một cuộc chiến tranh huỷ diệt nhân loại đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đến đầu những năm 70, trên thế giới đã có ít nhất 5 nước lớn có vũ khí nguyên tử (Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp), trong đó Mĩ và Liên Xô đã có các kho chứa vũ khí nguyên tử đầy ắp.
Các chuyên gia quân sự dự tính rằng chỉ cần một phần của kho vũ khí nguyên tử của Mĩ hoặc của Liên Xô được đưa ra sử dụng thì toàn bộ sự sống của con người trên hành tinh sẽ bị huỷ diệt, và một tàu ngầm nguyên tử nếu phòng hết cơ sở đầu đạn hạt nhân của nó thì sẽ có thể gây nên sự tổn thất bằng hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Cũng vì thế, cuộc đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân huỷ diệt nhằm bảo vệ hoà bình, bảo vệ sự sống của con người và nền văn minh nhân loại đang trở thành nhiệm vụ bức thiết hàng đầu của các quốc gia, các dân tộc trên hành tinh. Trong sự nghiệp đấu tranh cao cả này, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa luôn luôn đứng ở vị trí hàng đầu. Hội đồng hoà bình thế giới đã được thành lập tại Đại hội các chiến sĩ hoà bình thế giới ở Vacxava năm 1950, cũng đã giữ một vai trò quan trọng trong việc tập hợp tất cả các lực lượng hoà bình trên toàn thế giới, khởi xướng và tổ chức các cuộc đấu tranh, những hoạt động dưới nhiều hình thức nhằm bảo vệ hoà bình, chống chạy đua vũ trang, đặc biệt là chạy đua vũ trang hạt nhân, củng cố tình hữu nghị và sự hợp tác giữa các dân tộc.
Do nỗ lực đấu tranh của toàn thể nhân loại, khả năng bảo vệ hoà bình, ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân huỷ diệt ngày càng tiến triển.
Trong những năm 1972 – 1991, Liên Xô và Mĩ đã kí kết nhiều hiệp ước, nhiều hiệp định về hạn chế và thủ tiêu vũ khí hạt nhân, như: “Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa” (ABM) (1972), “Hiệp định tạm thời về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược” (SALT-1) (1974), “Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược” (SALT-2) (1979), “Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu” (INF) (1987), “Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược” (START) (1991)… và nhiều hiệp định cắt giảm vũ khí thông thường khác nữa.
Như thế, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước nhằm giành hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội cũng là nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai và đã thu được những thắng lợi to lớn, góp phần quyết định vào việc thúc đẩy sự phát triển của quan hệ quốc tế.
Mon Oct 20, 2008 6:19 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta
SỰ SỤP ĐỔ CỦA TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA
1. Từ đối đầu chuyển sang đối thoại và hợp tác, “thời kỳ sau chiến tranh lạnh”
Từ nửa sau những năm 80, trong quan hệ quốc tế diễn ra một xu thế phát triển mới – xu thế từ đối đầu chuyển sang đối thoại và hợp tác trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình. Xu thế mới này được bắt đầu từ quan hệ Xô – Mĩ: từ đối đầu chuyển sang đối thoại qua những hội nghị cấp cao giữa những người đứng đầu hai Nhà nước Mĩ và Liên Xô (từ năm 1987 đến nay đã diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Rigân và Goocbachốp, giữa Busơ và Goocbachốp…), qua đó quan hệ Xô – Mĩ ngày càng được cải thiện, nhiều văn kiện về hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, buôn bán, văn hoá và khoa học – kỹ thuật Xô – Mĩ được kí kết, nhưng quan trọng nhất là việc kí kết hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu vào năm 1987 (gọi tắt là INF, chiếm khoảng 3% kho vũ khí của hai nước) và “Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược” (gọi tắt là START, kí ngày 31 – 7 – 1991 tại cuộc gặp gỡ cấp cao Xô – Mĩ ở Matxcơva).
Cũng từ năm 1987, hai nước Mĩ và Liên Xô đã thoả thuận cùng giảm một bước quan trọng trong cuộc chạy đua vũ trang, từng bước chấm dứt cục diện chiến tranh lạnh giữa hai nước lớn và cùng hợp tác với nhau giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột quốc tế. Cuối năm 1989, tại cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp ở đảo Manta, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai nước lớn này. Như thế, “Thời kỳ chiến tranh lạnh” đã chấm dứt và quan hệ quốc tế bước vào một thời kỳ mới, thường được gọi là “Thời kỳ sau chiến tranh lạnh”.
Quan hệ hợp tác Xô – Mĩ từ năm 1987 đã dẫn đến những biến chuyển quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới.
Trước hết là mối quan hệ giữa 5 nước lớn Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc là 5 uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an có nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì hoà bình, an ninh và trật tự thế giới đã được thiết lập nên cũng có đổi mới trong đường lối đối ngoại của mình. Trong “thời kỳ chiến tranh lạnh”, mặc dù là 5 nước lớn nhưng vẫn chỉ là thế “hai cực” Xô – Mĩ đối đầu nhau, Anh, Pháp hoàn toàn phụ thuộc vào Mĩ. Còn Trung Quốc thì có lúc liên minh với Liên Xô chống Mĩ (những năm 50), có lúc cùng chống Liên Xô và chống Mĩ (những năm 60), rồi liên minh với Mĩ chống Liên Xô (từ sau Thông cáo Thượng Hải năm 1972). Sau hơn 20 năm đối đầu, năm 1989, quan hệ Xô – Trung đã được bình thường hoá trở lại. Mối quan hệ giữa 5 nước lớn đã chuyển từ “hai cực” đối đầu với nhau sang đối thoại, hợp tác với nhau trong cùng tồn tại hoà bình; 5 nước lớn đã thương lượng, thoả hiệp và hợp tác với nhau trong việc giải quyết những tranh chấp và xung đột quốc tế, tiêu biểu như trong cuộc chiến tranh vùng vịnh Pécxich (1991)…
Trước đây, cục diện đối đầu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ trong thời kỳ “chiến tranh lạnh” đã dẫn đến hình thành những khối liên minh chính trị - quân sự đối đầu nhau. Nay do tình hình mới, khối Hiệp ước Vacxava tuyên bố chấm dứt mọi hoạt động từ ngày 1 – 7 – 1991, trong khi đó khối NATO vẫn tiếp tục duy trì (1). Liên Xô thực hiện chính sách “không can thiệp” vào tình hình các nước Đông Âu và chấm dứt thực hiện những cam kết với các nước đồng minh cũ của mình. Sự hợp tác Xô – Mĩ cũng dẫn đến xu thế đối thoại, hợp tác nhằm giải quyết từng bước các vụ tranh chấp hoặc xung đột khu vực: Vụ xung đột ở vùng Nam Phi có liên quan đến Namibia và cuộc nội chiến kéo dài ở Angôla; vấn đề Ápganixtan; vấn đề Campuchia; vấn đề Nicaragoa ở Trung Mĩ; vấn đề hoà bình và ổn định ở vùng Trung Cận Đông v.v…
(1) Tháng 3 – 1999, khối NATO kết nạp thêm ba nước: Ba Lan, Hunggari, Séc (nguyên là thành viên của khối Vacxava) và đang có ý đồ mở rộng hơn nữa về phía đông.
2. Sự sụp đổ của “trật tự hai cực Ianta” và một trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành
Trải qua hơn 40 năm, “trật tự hai cực Ianta” đã từng bước bị xói mòn: thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã tạo ra một “đột phá” đối với trật tự này là đập tan âm mưu của Mĩ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buộc phải bỏ những đặc quyền ở Đông Bắc Trung Quốc; sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản Tây Âu, đặc biệt là sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu, làm suy giảm nghiêm trọng phạm vi ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu; sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi văn bản bộ mặt của khu vực Á, Phi, Mĩ latinh mà theo khuôn khổ Ianta thuộc ảnh hưởng truyền thống của Mĩ và các nước Tây Âu; sự phát triển “thần kì” về kinh tế của Nhật Bản khiến nước này trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới và là đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của Mĩ… Tuy thế, “trật tự Ianta” về căn bản vẫn được tiếp tục duy trì. Nhưng, sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô trong những năm 1988 – 1991, “trật tự hai cực Ianta” đã bị phá vỡ, thể hiện trên các mặt: 1 – Khối Đông Âu, phạm vi ảnh hưởng chủ yếu của Liên Xô, đã bị tan vỡ theo và cùng theo với sự tan vỡ này, các liên minh chính trị - quân sự (Khối hiệp ước Vacxava) và liên minh kinh tế (khối SEV) của nó tuyên bố tự giải thể; 2 – Do sự suy giảm về vị trí kinh tế và chính trị của Mĩ và Liên Xô, thế “hai cực” của hai siêu cường Mĩ và Liên Xô trong trật tự thế giới cũ đã bị phá vỡ: Liên Xô bị suy sụp và tan vỡ từ góc độ một Nhà nước; Mĩ vẫn giữ được vị trí đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự nếu tính riêng từng nước một, nhưng gộp lại cả Tây Âu và Nhật Bản thì về nhiều mặt, Mĩ đã bị suy kém hoặc đứng ở hàng thứ 2 (nửa sau những năm 40 và trong những năm 50, Mĩ mạnh hơn tất cả các nước tư bản chủ nghĩa cộng lại về kinh tế và quân sự). 3 – Không đủ sức “bao cấp” như trước đây nữa, Liên Xô và Mĩ đang rút dần sự “có mặt” của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới (châu Âu, Đông Bắc Á, Tây Á, Đông Nam Á, châu Phi…). 4 – Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô và Mĩ là hai nước chiến thắng chủ yếu và đã thu được những quyền lợi to lớn nhất, còn Đức và Nhật Bản là hai nước phát xít chiến bại chủ yếu và bị sụp đổ về kinh tế và quân sự, thế nhưng qua 45 năm, Nhật Bản và nước Đức đã thống nhất trở lại đã vươn lên hùng mạnh về kinh tế và địa vị chính trị, đang trở thành mối lo ngại đối với các cường quốc Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp… Sau khi “thế hai cực” bị phá vỡ, Mĩ đang ra sức vươn lên “thế một cực” trong trật tự thế giới mới, còn các cường quốc khác cố gắng duy trì “thế đa cực”, trong đó Đức và Nhật Bản đang đòi hỏi trở thành “hai cực nữa” trong trật tự thế giới “đa cực” mới này.
Từ đầu những năm 90, một trật tự thế giới mới đang dần dần được hình thành. Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tuỳ thuộc ở nhiều nhân tố: 1 - Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự, của các cường quốc Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp (tức sức mạnh tổng hợp về mọi mặt của một nước, trong đó kinh tế là sức mạnh trụ cột). 2 - Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa; sự vươn lên của các nước Á, Phi, Mĩ latinh sau khi giành được độc lập; sự phát triển của phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới v.v…). 3 - Sự phát triển của cách mạng khoa học – kỹ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trong cục diện thế giới.
Tuy thế, đã xuất hiện một số đặc điểm và xu thế phát triển sau đây: xu thế đối thoại, hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hoà bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế; 5 nước lớn – Liên Xô (nay là Nga thay thế), Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp, tức 5 nước uỷ viên thường trực trong Hội đồng Bảo an, tiến hành thương lượng, thoả hiệp và hợp tác với nhau trong việc duy trì trật tự thế giới mới; một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế đã bắt đầu, trong đó tất cả các quốc gia, dân tộc đều đang đứng trước những thử thách, những thời cơ để đưa vận mệnh đất nước mình tiến lên kịp với thời đại.
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai