|
Tiêu đề: Đức sau chiến tranh thế giới lần thứ hai | |
| | | | | | Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do phá hoại của phía các nước Mĩ, Anh, Pháp trong việc thi hành những quy định của hiệp ước Pôtxđam (kí kết giữa Liên Xô, Mĩ, Anh tại hội nghị cấp cao tháng 7 – 1945), tháng 9 – 1945, nước Đức đã bị chia cắt thành 2 quốc gia đi theo hai chế độ kinh tế - xã hội khác nhau: Cộng hoà dân chủ Đức ở miền Đông Đức đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và Cộng hoà liên bang Đức ở miền Tây Đức đi theo con đường tư bản chủ nghĩa (diện tích 248000 km2 và dân số 59 triệu người, gấp hơn 2 lần diện tích và hơn 3 lần dân số Cộng hoà dân chủ Đức). Để biến Tây Đức thành một “lực lượng xung kích” của khối NATO chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Mĩ và các nước phương Tây đã dốc sức “viện trợ” cho Tây Đức phục hồi lại nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh (Mĩ đã cho vay và đầu tư vào Tây Đức hơn 50 tỉ mác). Cũng vì thế, sản xuất công nghiệp của Tây Đức được phục hồi và phát triển hết sức nhanh chóng.
Cuối những năm 50, khối lượng sản xuất công nghiệp của Tây Đức đã vượt mức sản xuất trước chiến tranh (của cả nước Đức dưới thời Hitle) gấp hơn ba lần. Sang những năm 60 và 70, Tây Đức vượt các nước Anh, Pháp, Italia và xếp hàng thứ ba về sản xuất công nghiệp, sau Mĩ, Nhật Bản. Hiện nay, Tây Đức đã trở thành một đối thủ đáng sợ của Mĩ, Nhật Bản và vượt Mĩ về xuất khẩu hàng công nghiệp, về dự trữ vàng và ngoại tệ (Tây Đức 30 tỉ đôla, còn Mĩ 11,6 tỉ đôla). Những ngành công nghiệp nổi tiếng thế giới của Tây Đức gồm: Công nghiệp chế tạo cơ khí và gia công kim loại, công nghiệp hoá chất, công nghiệp nhẹ (dệt, sợi tổng hợp, sợi nhân tạo…), công nghiệp than và thép, công nghiệp ô tô… Trong nông nghiệp, chăn nuôi là ngành chủ yếu, chiếm ¾ giá trị tổng sản lượng nông nghiệp (17 triệu bò và 19 triệu lợn). Ngành nông nghiệp thoả mãn được 76% nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước, còn lại nhập từ Pháp, Italia, Hà Lan.
Trong nhiều thập niên, Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo cầm quyền ở Cộng hoà liên bang Đức. Đại diện cho lợi ích của giới tư bản độc quyền, chính phủ Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo đã thi hành một chính sách đối nội chống lại công nhân và nhân dân lao động: đặt đảng Cộng sản Đức ra ngoài vòng pháp luật (1956); gần 200 tổ chức tiến bộ bị cấm hoạt động; những nhà hoạt động tiến bộ, đấu tranh cho hoà bình, dân chủ, chống bọn phục thù bị truy nã, bắt giữ…
Về đối ngoại, giới cầm quyền Tây Đức tìm mọi cách tái vũ trang lại quân đội Tây Đức, đưa Tây Đức vào khối quân sự NATO và cùng Mĩ, các nước phương Tây hình thành một liên minh chính trị - quân sự chống lại Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và phong trào công nhân châu Âu.
Do sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Đức, ngày 3 – 10 – 1990, Cộng hoà dân chủ Đức đã sáp nhập vào Cộng hoà liên bang Đức để trở thành một quốc gia Đức thống nhất dưới tên Cộng hoà liên bang Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do phá hoại của phía các nước Mĩ, Anh, Pháp trong việc thi hành những quy định của hiệp ước Pôtxđam (kí kết giữa Liên Xô, Mĩ, Anh tại hội nghị cấp cao tháng 7 – 1945), tháng 9 – 1945, nước Đức đã bị chia cắt thành 2 quốc gia đi theo hai chế độ kinh tế - xã hội khác nhau: Cộng hoà dân chủ Đức ở miền Đông Đức đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và Cộng hoà liên bang Đức ở miền Tây Đức đi theo con đường tư bản chủ nghĩa (diện tích 248000 km2 và dân số 59 triệu người, gấp hơn 2 lần diện tích và hơn 3 lần dân số Cộng hoà dân chủ Đức). Để biến Tây Đức thành một “lực lượng xung kích” của khối NATO chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Mĩ và các nước phương Tây đã dốc sức “viện trợ” cho Tây Đức phục hồi lại nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh (Mĩ đã cho vay và đầu tư vào Tây Đức hơn 50 tỉ mác). Cũng vì thế, sản xuất công nghiệp của Tây Đức được phục hồi và phát triển hết sức nhanh chóng.
Cuối những năm 50, khối lượng sản xuất công nghiệp của Tây Đức đã vượt mức sản xuất trước chiến tranh (của cả nước Đức dưới thời Hitle) gấp hơn ba lần. Sang những năm 60 và 70, Tây Đức vượt các nước Anh, Pháp, Italia và xếp hàng thứ ba về sản xuất công nghiệp, sau Mĩ, Nhật Bản. Hiện nay, Tây Đức đã trở thành một đối thủ đáng sợ của Mĩ, Nhật Bản và vượt Mĩ về xuất khẩu hàng công nghiệp, về dự trữ vàng và ngoại tệ (Tây Đức 30 tỉ đôla, còn Mĩ 11,6 tỉ đôla). Những ngành công nghiệp nổi tiếng thế giới của Tây Đức gồm: Công nghiệp chế tạo cơ khí và gia công kim loại, công nghiệp hoá chất, công nghiệp nhẹ (dệt, sợi tổng hợp, sợi nhân tạo…), công nghiệp than và thép, công nghiệp ô tô… Trong nông nghiệp, chăn nuôi là ngành chủ yếu, chiếm ¾ giá trị tổng sản lượng nông nghiệp (17 triệu bò và 19 triệu lợn). Ngành nông nghiệp thoả mãn được 76% nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước, còn lại nhập từ Pháp, Italia, Hà Lan.
Trong nhiều thập niên, Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo cầm quyền ở Cộng hoà liên bang Đức. Đại diện cho lợi ích của giới tư bản độc quyền, chính phủ Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo đã thi hành một chính sách đối nội chống lại công nhân và nhân dân lao động: đặt đảng Cộng sản Đức ra ngoài vòng pháp luật (1956); gần 200 tổ chức tiến bộ bị cấm hoạt động; những nhà hoạt động tiến bộ, đấu tranh cho hoà bình, dân chủ, chống bọn phục thù bị truy nã, bắt giữ…
Về đối ngoại, giới cầm quyền Tây Đức tìm mọi cách tái vũ trang lại quân đội Tây Đức, đưa Tây Đức vào khối quân sự NATO và cùng Mĩ, các nước phương Tây hình thành một liên minh chính trị - quân sự chống lại Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và phong trào công nhân châu Âu.
Do sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Đức, ngày 3 – 10 – 1990, Cộng hoà dân chủ Đức đã sáp nhập vào Cộng hoà liên bang Đức để trở thành một quốc gia Đức thống nhất dưới tên Cộng hoà liên bang Đức . | | | | |
|
|