Hai thập kỷ sau khi bức tường Berlin sụp đổ, cơn bão khủng tài chính trên toàn thế giới càng khiến nông dân Đông Đức thấm thía những triết lý về mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản mà nhà tư tưởng vĩ đại Karl Marx đã chỉ ra trong cuốn “Tư bản” .
“Tư bản”, được Karl Marx cho ra đời từ năm 1867, đang trở thành cuốn sách bán chạy nhất của nhà xuất bản học thuật Karl-Dietz-Verlag.
"Mọi người từng nghĩ rằng sẽ không bao giờ lại có nhu cầu về cuốn "Tư bản" nữa, nhưng bây giờ trào lưu này đã trở lại và rất rõ ràng, đặc biệt trong thời kỳ cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay", giám đốc điều hành Karl-Dietz-Verlag, Joern Schuetrumpf, nói.
Theo ông Joern Schuetrumpf, không chỉ có cuốn “Tư bản”, những tác phẩm của Karl Marx đang rất được bạn đọc tâm đắc và nhu cầu về các tác phẩm của ông đang tăng rất mạnh.
Tính từ đầu năm đến nay, Karl-Dietz-Verlag đã bán được 1.500 cuốn “Tư bản”, tăng gấp ba lần so với cả năm 2007. Con số này phản ánh xu hướng không chấp nhận chủ nghĩa tư bản ngày càng rộng rãi hơn ở Đông Đức, khu vực đang từng ngày chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói gia tăng.
Kết quả cuộc khảo sát mới đây cho thấy có tới 52% người dân Đông Đức tin rằng kinh tế thị trường tự do “không còn thích hợp” và 43% khẳng định họ muốn chính sách dựa trên chủ nghĩa xã hội hơn là dựa trên chủ nghĩa tư bản.