CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Nguyễn Huệ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Nguyễn Huệ I_icon_minitimeWed Jun 18, 2008 7:53 pm

Vô Danh

Thành viên mới gia nhập

Vô Danh

Thành viên mới gia nhập

Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 12
Đến từ Đến từ : DaeNamGuk
Điểm thành tích Điểm thành tích : 0
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Nguyễn Huệ

 
Nguyễn Huệ

Nguyễn Huệ là một trong những anh hùng được nhân dân tôn kính nhất tại Việt Nam,với tên gọi trìu mến là "Người anh hùng áo vải cờ đào".Áo vải là tức là loại áo vải thô được đa số nhân dân thường dùng,khác với những người xuất thân quý tộc cũng như người giàu thường dùng các sắc áo gấm,áo đoạn.Cờ đào-tức là cờ màu đỏ là màu cờ của quân đội Tây Sơn.

Gia tộc nhà Nguyễn Huệ vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An-có nhiều người cho rằng họ Hồ của nhà Tây Sơn là dòng dõi các danh nhân Hồ Quý Ly,Hồ Nguyên Trừng,Hồ Hán Thương thế kỷ XIV-XV,họ Hồ của Hồ Quý Ly cũng quê gốc tại Hưng Nguyên Nghệ An,ngoài ra cũng có người cho anh em Tây Sơn có bà con với nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng quê gốc tại Quỳnh Lưu Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (năm 1655). Đến đời cha của anh em Tây Sơn,nhà họ Hồ đã là một gia đình nông dân khá giả,có điều kiện cho anh em Nhạc Huệ Lữ theo học các danh sư văn võ.Cha mẹ của 3 anh em Tây Sơn là Hồ Phi Phúc-Nguyễn Thị Đồng.Sau đó không rõ vì lí do gì đã chuyển sang họ Nguyễn(có giả thuyết cho rằng lúc đó vùng Tây Sơn có một câu sấm truyền,"Tây ứng kì phong,Phụ nguyên trì thống",chữ phụ với chữ nguyên hợp thành chữ "Nguyễn" nên anh em Tây Sơn mang chí lớn đã đổi thành họ Nguyễn),nên sau này có người đã gọi triều Tây Sơn là triều Tân Nguyễn và gọi cuộc chiến Tây Sơn-Nguyễn là cuộc chiến nội chiến Nhị Nguyễn,trận chiến giữa Tân Nguyễn và Cựu Nguyễn.
Nguyễn Huệ sinh năm 1753. Ông còn có tên là Quang Bình, Văn Huệ hay Hồ Thơm,hay Ba Thơm...
Về thứ tự của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ trong các anh em, các nguồn tài liệu ghi không thống nhất:

* Các sách Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Tây Sơn thuỷ mạt khảo đều thống nhất ngôi thứ trong ba anh em Tây Sơn đã khẳng định rằng: "Con trưởng là Nhạc, kế là Lữ, kế nữa là Huệ".
* Dân phủ Quy Nhơn xưa truyền lại rằng: Nguyễn Nhạc thuở đi buôn trầu nên gọi anh Hai Trầu; Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm nên gọi là chú Ba Thơm; Nguyễn Lữ gọi là thầy Tư Lữ.
* Theo thư từ của các giáo sĩ phương Tây hoạt động ở Đại Việt khi đó như Labartette, Eyet và Varen thì Nguyễn Huệ là em của Nguyễn Lữ. Nguyễn Lữ được gọi là Đức Ông Bảy còn Nguyễn Huệ là Đức Ông Tám.
* Lê Trọng Hàm trong sách Minh đô sử lại cho rằng Hồ Phi Phúc sinh "Nhạc, Lữ đến hai cô con gái rồi đến Huệ".

Lớn lên, ông và Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Trương Văn Hiến là môn khách của Trương Văn Hạnh, còn Trương Văn Hạnh là thầy dạy của Nguyễn Phúc Luân - thân phụ của Nguyễn Ánh. Sau khi Trương Văn Hạnh bị quyền thần Trương Phúc Loan hãm hại, Trương Văn Hiến chạy vào Bình Định. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" là của Trương Văn Hiến.

Tương truyền Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đều là những người rất giỏi võ nghệ và là những người khai sáng ra một số võ phái Bình Định. Nguyễn Huệ khai sáng Yến phi quyền, Nguyễn Lữ sáng tạo Hùng kê quyền, và cả ba anh em Tây Sơn sáng tạo Độc lư thương. Tây Sơn tam kiệt có vai trò rất lớn cho sự hình thành, phát triển võ phái Tây Sơn Bình Định, là những đầu lĩnh sáng tạo, cải cách các bài quyền, bài binh khí để truyền dạy cho ba quân trong giai đoạn đầu khởi nghĩa.

Về hình dáng bề ngoài của Nguyễn Huệ,sử cũ có ghi lại,có thể khái quát là:da nâu,tóc quăn,mắt cực kì sáng,giọng nói như chuông ngân,thân thể chắc khỏe,sử dụng cây đại đao màu đen.Có lẽ Nguyễn Huệ thực sự có trình độ võ thuật cao ,trong giai đoạn đầu của khởi nghĩa Tây Sơn(khởi sự từ 1771),Nguyễn Huệ lúc đó mới khoảng 18 tuổi đã được giao nhiệm vụ huấn luyện quân sĩ,ngoài ra theo "Tây Sơn tiềm long lục" của Nguyễn Bá Huân, thấy quân Tây Sơn đánh chiếm các huyện, thành, thôn ấp, tuần phủ Quy Nhơn của chúa Nguyễn là Nguyễn Khắc Tuyên cùng đề đốc Lý Trình đi đánh dẹp. Quân Khắc Tuyên đến Phù Ly gặp quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy. Hai bên giao chiến, Lý Trình bị Nguyễn Huệ chém chết, Khắc Tuyên bỏ chạy về Quy Nhơn.

Năm 1775,2 3 tuổi, Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc cho chỉ huy quân Tây Sơn đánh nhau với quân Nguyễn do phò mã Tống Phước Hiệp chỉ huy tại Phú Yên.Nguyễn Huệ đánh úp quân của Phúc Hạp đang điều đình với Nguyễn Nhạc, thắng. Hiêp chạy thoát,tướng sĩ bị Huệ bắt giết không ít. Tướng của chúa Nguyễn ở Bình Khang là Bùi Công Kế mang quân ra cứu bị Nguyễn Huệ bắt sống. Tướng chúa Nguyễn khác là Tống Văn Khôi ở Khánh Hoà ra đánh cũng bị Nguyễn Huệ giết tại trận.Sau trận này,Nguyễn Nhạc xin Hoang Ngũ Phúc-chủ tướng quân Trịnh đóng ở Phú Xuân phong Nguyễn Huệ làm:Tây Sơn hiệu tiền tướng quân.

Tháng 3/1777, thống lãnh thủy quân Tây Sơn đánh Gia Định,thành trọng yếu nhất của chúa Nguyễn taị miền Nam,đại thắng.Sau bảy tháng chiến đấu,Nguyễn Huệ, có sự yểm trợ của Nguyễn Nhạc tại miền Nam Trung Bộ, đã chiếm trọn Nam Bộ,tiêu diệt gần như toàn bộ chính quyền họ Nguyễn.

Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng Hoàng đế Thái Đức,phong Nguyễn Huệ là Long Nhương tướng quân.

Năm 1782,tháng 3,Nguyễn Nhạc cùng Nguyễn Huệ lại tiến đánh Gia Định bị Nguyễn Ánh dòng dõi chúa Nguyễn tái chiếm.Đại thắng,diệt cả những lực lượng phương Tây giúp đỡ Nguyễn Ánh.Sau đó rút về Quy Nhơn.
Năm 1783,Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định.Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Lữ lại vào Nam đánh,thắng tiếp liên tục.Nguyễn Ánh cùng thủ hạ phải chạy sang Xiêm La.

Năm 1784,quân Xiêm do bè lũ Nguyễn Ánh dẫn đường tiến sang miền Nam,quân số lên đến 5 vạn,gồm 2 vạn thủy binh 300 chiến thuyền và 3 vạn bộ binh,gây hại cho nhân dân không ít.Nguyễn Huệ lại được cử vào Nam chống giặc.Đêm 19 rạng 20/1/1785,nhử quân Xiêm vào trận địa mai phục trên sông Rạch Gầm-Xoài Mút.Đại thắng,quân Xiêm chỉ còn vài nghìn người chạythoát,Nguyễn Ánh cũng kịp chạy theo.Từ đó,"quân Xiêm ngoài mặt tuy nói khoác nhưng trong lòng sợ Tây Sơn như sợ cọp"-Sử nhà Nguyễn sau này thừa nhận.

Năm 1786,Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc cử đánh chiếm Phú Xuân của quân Trịnh,theo mưu của Nguyễn Hữu Chỉnh.Thắng,3 vạn quân Trịnh đóng tại đây tan rã.Tiện thể Bắc tiến luôn,vượt qua các hào lũy ,diệt luôn chính quyền chúa Trịnh đã tồn tại hơn 200 năm.Nguyễn Huệ được triều Lê gả công chúa Lê Ngọc Hân.Tây Sơn trở thành thế lực quyết định vận mệnh của cả dân tộc Việt Nam.Tuy nhiên,Nguyễn Nhạc lại lo lắng vì sự phát triển của Nguyễn Huệ và nảy sinh mâu thuẫn,đã phải dùng đến binh đao để quyết.Nguyễn Huệ lại thắng,vây chặt Nguyễn Nhạc trong thành Hoàng đế Quy Nhơn.Cuối cùng hai anh em làm hòa,phân chia khu vực,Nguyễn Huệ được phong làm Bắc Bình Vương cai quản từ đèo Hải Vân ra bắc.

Những năm 1787-1788,Nguyễn Hữu Chỉnh có ý chống Tây Sơn,Vũ Văn Nhậm được Nguyễn Huệ sai ra Bắc diệt Chỉnh.Chỉnh bị diệt,Nhậm lại kiêu ngạo lạm quyền,đích thân Nguyễn Huệ lại ra Bắc bắt giết.Thu xếp xong việc Nguyễn Huệ lại về Phú Xuân,chỉ để tâm phúc coi giữ Bắc Hà.

Cuối năm 1788,Lê Chiêu Thống vua bù nhìn của nhà Lê dẫn đường cho 29 vạn quân Thanh do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chia đường chiếm lại Bắc Hà.Quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ cử trông coi Bắc Hà phải bỏ Thăng Long về xây dựng phòng tuyến tại Tam Điệp-Biện Sơn.Quân Thanh vào Thăng Long,đắc ý gây hại khắp nơi,Chiêu Thống cũng ra tay trả thù những người đã theo Tây Sơn.

Ngày 22/12/1788,Nguyễn Huệ đăng đàn tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân xưng là Quang Trung,ngay sau đó kéo quân ra Bắc.Ngày 26/12,đến Nghệ An,dừng lại tuyển thêm quân,quân số đã lên đến trên 10 vạn.Ngày 15/1/1789,đến Tam Điệp.Nguyễn Huệ chia quân làm 5 đạo thủy bộ.Trong lúc quân Thanh và Lê Chiêu Thống coi thường quân Nam,nhởn nhơ ăn Tết,hẹn nhau mồng 6 tết sẽ đánh thẳng vào tới Quảng Nam,thì quân Tây Sơn lên đường,liên tục,bất ngờ,thần tốc triệt hạ hàng loạt đồn lũy của quân Thanh và quân Bảo Hoàng họ Lê trong đó có các đồn lớn nhất kiên cố với hàng vạn quân :Hà Hồi,Ngọc Hồi,Khương Thượng...và tiến về đại bản doanh Tây Long Chử của Tôn Sĩ Nghị,quân tướng nhà Thanh chết nhiều vô số.Sĩ Nghị hoảng loạn chạy trốn qua sông Hồng,ra lệnh cắt cầu phao bỏ mặc quân lính không qua được.Trưa mồng 5 Tết,Quang Trung vào thành trong bộ chiến bào đỏ đã xạm đen vì khói thuốc súng,trên một con voi trong tiếng reo hò của quân dân.Tây Sơn đại thắng-một trongnhững trận thắng vinh quang nhất lịch sử Việt Nam.

Trong thời bình,Nguyễn Huệ chứng tỏ mình không chỉ là một thiên tài quân sự bất khả chiến bại mà còn là một vị minh quân,với nhiều cải cách về văn hóa,giáo dục,kinh tế,ngoại giao...Đặc biệt nhất là việc bỏ chữ Hán dùng chữ Nôm,và những mưu đồ nhằm khôi phục vùng Lưỡng Quảng mà ông tin là của người Việt cổ.

Quang Trung Nguyễn Huệ mất đột ngột vào ngày 29/7 âm lịch,tức ngày 16/9 năm 1792,hưởng dương 39 tuổi.Được quần thần phong tôn hiệu Tây Sơn Thế Tổ Võ Hoàng Đế.

Triều đại Tây Sơn tồn tại được thêm 10 năm nữa thì bị Nguyễn Ánh tiêu diệt.Đất nước hoàn toàn thống nhất.
Chữ ký của Vô Danh




 

Nguyễn Huệ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất