CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam I_icon_minitimeMon Sep 15, 2008 8:55 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam

 
Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam Chuhan1Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam Chunom1Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam Chuviet1651
Chữ HánChữ NômChữ Viết năm 1651
Chữ Hán:

Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ). Ðiều này là một phần chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷ đầu Công nguyên trở đi. Ðến thế ký VII - XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc.


Chữ Nôm:

Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt. Chính vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.

Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Quá trình hình thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:


Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ thứ VI).

Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt.

Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh. Theo sử sách đến nay còn ghi lại được một số tác phẩm đã được viết bằng chữ Nôm như đời Trần có cuốn Thiền Tông Bản Hạnh.

Ðến thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm đã phát triển tới mức cao, át cả địa vị chữ Hán. Các tác phẩm như Hịch Tây Sơn, Khoa thi hương dưới thời Quang Trung (1789) đã có bài thi làm bằng chữ Nôm. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm là những ví dụ.

Như vậy, có thể thấy chữ Hán và chữ Nôm có những khác nhau cơ bản về lịch sử ra đời, mục đích sử dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng về văn hóa.



Chữ Quốc Ngữ hiện nay:

Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam Palu Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam Badaloc1
Alexandre de RHODES Pigneau de Behaine (1741-1799)


Ông Alexandre de RHODES viết quyển Từ điển Portugais-Latin-Vietnamien và tham dự việc chuyển sang mẫu tự alphabet La Mã.

Việc chế tác chữ Quốc Ngữ là một công việc tập thể của nhiều linh mục dòng tên người châu Âu, trong đó nổi bật lên vai trò của Francesco de Pina, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre de RHODES (Avignon, 1591 - Perse, 1660 )

Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu). Alexandre De Rhodes đã có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc Ngữ. Ðặc biệt là ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn từ điển Việt Nam - Bồ Ðào Nha - La Tinh (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt) và cuốn Phép giảng tám ngày.

Xét về góc độ ngôn ngữ thì cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được xem như công trình đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp. Còn cuốn Phép giảng tám ngày có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói bình dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ XVII.


Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt Nam - Bồ Ðào Nha - La Tinh đã khá hoàn chỉnh nhưng cũng phải chờ đến từ điển Việt Nam - Bồ Ðào Nha - La Tinh (1772), tức là 121 năm sau, với những cải cách quan trọng của Pigneau de Behaine ( Bá Ða Lộc) thì chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống chữ Việt mà chúng ta đang dùng hiện nay.
Chữ ký của Khách v





Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam I_icon_minitimeMon Sep 15, 2008 8:56 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam

 
Hành trình của chữ viết Việt Nam







Tiếng Việt Mường như nhiều người đã biết, được hình thành cách đây gần 3000 năm do kết quả của quá trình cộng cư giữa người Môn-khmer với người Tày cổ, hình thành một cộng đồng dân cư mới ở tam giác châu thổ sông Hồng, sông Mã.
Ngôn ngữ Việt - Mường chung gồm hai phương ngữ chính là tiếng kẽ chợ ở đồng bằng và tiếng miền ngược ở trung du miền núi. Khi nhà Hán đặt ách thống trị ở Giao Chỉ (đồng bằng Bắc bộ) vào năm 111 sau Công Nguyên, cư dân ở đồng bằng đã tiếp xúc với văn hóa Hán thông qua bộ máy cai trị của các quan thái thú. Với chính sách đồng hóa và nô dịch, họ đã mở trường học chữ nho, bắt người Việt sống theo điển chế Trung Hoa... do ảnh hưởng của 1000 năm đô hộ của người Trung Hoa mà tiếng kẻ chợ đã trở thành tiếng Việt và tiếng miền ngược trở thành tiếng Mường ngày nay.

Đến thế kỷ thứ 10, khi người Việt giành được độc lập và dựng nên quốc gia Đại Việt, tiếng Việt trở thành tiếng phổ thông và tách khỏi tiếng Mường.

Suốt mười thế kỷ độc lập, các triều đại quân chủ Việt Nam tự nguyện tiếp nhận mô hình văn hóa Hán một cách chủ động và thống nhất trong cả nước. Chữ Hán được dùng làm quốc tự trong triều đình, trong thi cử, trong văn chương bác học. Đó là thứ chữ của giai tầng thống trị được suy tôn trọng vọng và là chữ chính thống. Song song với nó, tiếng Việt tồn tại trong quảng đại quần chúng và là quốc ngữ. Do đó dẫn đến một nghịch lý: quốc tự của triều đình không phải để ghi quốc ngữ. Vì vậy người Việt phải mượn ký tự chữ Hán để ghi tiếng Việt, đánh dấu sự ra đời của chữ nôm. Đó là điều đáng ngạc nhiên vì khi đó các nước láng giềng của ta như Lào, Cam-pu-chia, Thái lan... đều mượn chữ ấn Độ để sáng tạo nên chữ viết của họ. Do vậy quốc tự và quốc ngữ của họ là một và được dùng đến bây giờ.

Vì chữ nôm để ghi tiếng Việt nên người Việt dùng để sáng tác thơ ca theo tiếng mẹ đẻ của mình. Còn chữ Hán được dùng để sáng tác thơ kiểu Trung Quốc (thơ Đường...), và đặc biệt để viết văn xuôi (Hoàng Lê Nhất thống trí, Truyền kỳ Mạn lục, Lĩnh nam Trích quái...). Thế kỷ thứ 17 - 18 được đánh dấu bởi sự bùng nổ của văn chương chữ nôm với các tác phẩm truyện, thơ, ngụ ngôn nổi tiếng như (Kiều của Nguyễn Du, bản dịch Chinh Phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, thơ Hồ Xuân Hương...).

Tiếng Việt thời đó hình thành hai lớp từ mượn Hán: lớp Việt hóa hoàn toàn: ví dụ: tiền, hàng, chợ, mùa... Và lớp Hán Việt là những từ mượn Hán và chưa Việt hóa triệt để: chẳng hạn ta có từ núi nên không thể nói "tôi lên sơn" nhưng ta lại nói "có cô sơn nữ ở vùng sơn cước hát bài sơn ca trong một sơn trại..." Chữ nôm do vậy chưa bao giờ được thống nhất về cách ghi, mỗi người có thể ghi khác nhau. Điều đó lý giải tại sao cùng một tác phẩm chữ nôm lại có nhiều cách "luận" và hiểu khác nhau.

Đến thế kỷ 17, với mục đích du nhập Thiên Chúa giáo vào Việt Nam, các giáo sĩ người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha được sự giúp đỡ của các giáo sĩ người Việt đã La tinh hóa chữ viết để truyền giáo (thường chữ viết gắn liền với tôn giáo), đồng thời tách người Việt ra khỏi khuôn viên của chữ vuông và văn hóa Khổng giáo.

Quá trình xây dựng chữ viết trên cơ sở chữ La tinh mà ngày nay gọi là chữ quốc ngữ đã lặp lại quy trình sáng tác chữ nôm. Alexandre de Rhodes (Bá Đa Lộc) và các giáo sĩ người Âu phải giải quyết hai vấn đề: một là thêm những dấu phụ để phù hợp với cách đọc của người Việt khác với tiếng La tinh, tiếng Bồ Đào Nha..., hai là (khác với chữ nôm) phải ghi riêng biệt từng tiếng khác với cách viết liền như tiếng châu Âu đa tiết.

Quá trình này được phản ánh qua ba cuốn từ điển:

An Nam - Bồ Đào Nha (Gaspar de Amaral);

Bồ Đào Nha - An Nam (Antoine de Barbosa) và

An Nam - Bồ Đào Nha - La tinh (A. de Rhodes - 1651).

Vì tôn trọng cách phát âm của người bản ngữ nên A. de Rhodes đã ghi các âm "ph" thay cho "f", "tl" thay cho "tr", ngaoc (ngọc), thaoc (thóc), bvua (vua); bvui (vui)...

Chính vì địa vị không chính thức và tính không chuẩn hóa của chữ nôm mà chữ quốc ngữ dễ dàng thay thế. Hơn nữa hệ chữ La tinh lại rất dễ đọc và tiện lợi. Vì vậy, lúc đầu các cụ đồ Nho đã hết sức sỉ vả, coi nó là thứ chữ con giun, con dế của đế quốc. Sau này khi thấy nó tiện lợi, học nhanh, dễ chuyển tải các nội dung yêu nước thì chính các cụ Đông kinh Nghĩa thục trong khi chống "cựu học", cổ vũ "tân học" đã phát động việc truyền bá chữ quốc ngữ và văn minh châu Âu"Mở tân giới xoay nghề tân học

Đón tân trào, dựng cuộc tân dân Tân thư, tân báo, tân văn..."(Nguyễn Quyền, giáo học Đông kinh Nghĩa thục)Chính từ công cụ chữ viết quan trọng này, việc tiếp xúc văn hóa Đông - Tây nửa đầu thế kỷ 20 diễn ra sôi động.

Trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay, tiếng Việt được đánh giá như một trong những nhân tố quan trọng, đóng vai trò tích cực vào quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới.
Chữ ký của Khách v




 

Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Bản sắc Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất