Chiến tranh Đại Nguyên - Đại Việt lần 3 (1287-1288) là cuộc chiến có quy mô lớn nhất trong lịch sử đất nước thời trung đại!
Đại Việt huy động 20 vạn quân + dân tham chiến (khoảng 10% dân số thời đó), trong khi lực lượng địch có khoảng 10-50 vạn người tham gia (nhiều nguồn khác nhau).
Theo một số sử gia thì Đại Nguyên có hơn 10 vạn chiến binh, còn lại là phu phen, hậu cần, nô tỳ, nô lệ v.v.., tổng cộng cỡ 30 vạn, hô lên thành 50 vạn để khủng bố tinh thần đối phương. Điều đáng chú ý là quân Nguyên chinh phục cả thiên hạ nhưng gần như luôn chiến thắng với quân số ít hơn.
Không như hai thất bại trước, Đại Nguyên lần này đã diệt xong Nam Tống và đàn áp mọi cuộc nổi dậy trên toàn Trung Hoa. Hốt Tất Liệt cử đi những binh đoàn thiện chiến và hùng hậu nhất đế chế, quyết một phen dứt điểm cái chốt chặn khó chịu giữa Đại Nguyên và Đông Nam Á.
Lực lượng chinh phạt gồm:
- 20.000 quân Mông Cổ, đóng vai trò hạt nhân của cuộc chinh phạt, về độ tinh nhuệ thì khỏi bàn, tung hoành ngang dọc khắp lục địa Á - Âu.
- 50.000 quân Nam Tống, là lực lượng đông đảo nhất và được trang bị tốt. Điều đặc biệt là bên Đại Việt... cũng có quân Nam Tống, vốn là những binh tướng không chịu đầu hàng Mông Cổ và chạy sang quy phục.
- 20.000 quân Lê. Người Lê có quan hệ gần gũi với các tộc Choang - Nùng, sinh sống dọc biển Lưỡng Quảng và Hải Nam. Đây cũng là dân tộc dũng võ. Vào đời Đường, họ kiểm soát một vùng rộng lớn ven biển Lĩnh Nam, chặn không cho nhà Đường xuống Giao Châu bằng đường bộ, buộc phải đi đường biển.
- 20.000 quân Đại Lý, chiếm số lượng không cao nhưng đây có lẽ là lực lượng bộ binh thiện chiến nhất liên quân. Trước khi trở thành chư hầu, nước Đại Lý ở Vân Nam làm được điều chưa ai từng làm là cầm chân quân Mông Cổ tại Nhĩ Hải, khiến Mông Cổ chịu tổn thất rất nhiều. Tuy nhiên, đạo quân dũng mãnh lại bị... chính vua Đại Lý dẫn địch tập kích sau lưng. Người Mông Cổ rất mến mộ sự dũng võ của người Đại Lý, cho họ Đoàn làm tổng quản, lại sử dụng quân Đại Lý làm du binh, tiên phong khi đánh Đại Việt. Cuối đời Nguyên, Vân Nam cũng là vùng trung thành nhất với người Mông Cổ, là khu vực cuối cùng quy hàng nhà Minh.
Trước đối phương khủng khiếp như vậy, vua tôi quân dân Đại Việt đồng thanh hô "CẶC", quyết đánh chứ không hàng, quả là chí khí ngút trời và là niềm tự hào vĩ đại cho con cháu muôn đời sau.
Sự tự tin của vua tôi nhà Trần không phải do liều lĩnh, không còn gì để mất mà đến từ những tính toán cực kỳ logic, nghe rất hư trúc nhưng lại mộ dung phục, không thể đơn giản diễn tả bằng mấy câu "chiến tranh du kích", "lấy đoản binh để phá trường trận" như hậu thế tổng kết. Chiến thuật của các cụ như sau:
1. Hai lần trước Đại Việt đều dàn quân ra nghênh chiến quân Nguyên và... ăn đòn sấp mặt. Lần này đối phương thậm chí còn mạnh hơn các lần trước, vua tôi nhà Trần rút kinh nghiệm không đánh vỗ mặt khi bon nó vừa sang, còn đang hăng máu mà tập trung vào... chạy, kết hợp tập kích, vu hồi để bảo toàn lực lượng.
Đợi khi sỹ khí, sức lực địch suy giảm mới dàn quân đánh lớn và tung đòn hủy diệt, chứ không phải di tản chiến thuật rồi vượt Thái Bình Dương đến 44+n năm không về.
2. Ngoài khả năng giết chóc trên chiến trường, quân Mông Nguyên công thành cũng vô đối. Họ từng san bằng, hủy diệt không biết bao nhiêu thành trì vĩ đại của rất nhiều quốc gia hùng mạnh.
Vua tôi nhà Trần quá hiểu chơi trò thủ thành với người Nguyên chả khác nào tự sát. Vậy là ba lần quân Nguyên đánh sang, chưa kịp tiến đến Thăng Long thì quân dân Thăng Long đều đã gói ghém lương thực, tài sản chạy xong rồi. Các vùng làng quê ngoại thành Thăng Long cũng không một bóng người hay trâu bò gà chó, quân Nguyên lần nào chiếm xong Thăng Long cũng đói rã họng vì không kiếm nổi một hạt thóc, trong khi lương thực tiếp viện đều bị chặn đánh trên cả đường bộ và đường thủy.
Thêm nữa, theo lẽ thường thì mất kinh đô là mất cả nước, nhưng định lý này lại sai toét ở xứ Đại Việt. "Bố mất thủ đô thì bố lập... thủ đô kháng chiến ở chỗ khác", vua tôi nhà Trần tuyên bố thẳng thừng.
Quân Nguyên lần nào chiếm xong kinh đô cũng đợi dài cổ mà không thấy ông vua ông tướng nào ra hàng. Đợi tiếp thì đói mà tung quân ra đánh thì mấy ông Đại Việt... chạy vòng quanh kết hợp tập kích, phục kích, đâm sườn thông đít đủ cả.
3. Vấn đề là chạy thoát khỏi quân Mông Cổ cũng không phải đơn giản. Quân Nguyên đứng đầu thế giới về khả năng cơ động, người Mông Cổ có quyền quyết định khi nào đánh, khi nào rút, khi nào truy kích, khi nào nghi binh lừa địch. Họ đã bán hành cho cả lục địa Á - Âu chính nhờ khả năng cơ động tuyệt vời này.
Tuy nhiên, vua tôi nhà Trần có vũ khí bí mật để cho người Nguyên phải nếm ngược mùi cơ động, đó chính là những con thuyền. Xứ Đại Việt lắm sông hồ lại giáp biển, thuyền không những có sức cơ động cao mà còn chở được nhiều người và hàng hóa, là pháo đài di động chống lại mưa tên của người Mông Cổ.
Thời đó thủy quân Đại Việt sử dụng rất nhiều chủng loại thuyền, phổ biến nhất là Mông Đồng và Lâu Thuyền. Ngoài ra, cần nhớ rằng nhà Trần xuất thân chài lưới, sinh sống và chiến đấu trên thuyền là nghề của chàng.
Trong cả ba lần chạm trán, Đại Việt luôn dở chiêu "bố đánh trên bộ mà thua (hoặc dự đoán sẽ thua) thì bố... lên thuyền chạy".
Mông Cổ cũng không vừa, kỵ binh và bộ binh truy kích men theo bờ, vừa truy kích vừa bắn tên xuống sông dò chỗ nông, chỗ nào tên cắm xuống được là ào qua. Tuy nhiên, chả cần là chuyên gia quân sự cũng có thể hình dung ra cảnh thằng cưỡi ngựa hoặc chạy bộ đuổi theo thanh niên ung dung ngồi trên thuyền thì thốn thế nào:
- Thằng trên thuyền được che chắn, trong khi thằng cưỡi ngựa với chạy bộ tơ hơ ra đấy, đấu tên hoặc lao với thằng trên thuyền là thua.
- Cưỡi ngựa hay chạy bộ xa xa một chút là oải chết mẹ, vừa mệt vừa đói vừa khát. Trong khi thằng trên thuyền có đầy đủ đồ ăn, thức uống, tiếp tế dễ dàng.
- Cuối cùng là cái địa hình của xứ ta. Các đồng chí và quý vị phóng xe dọc theo một con sông mới cảm nhận được độ thốn khi chạy được một đoạn thì ngập trong ruộng đầy bùn, tránh được ruộng thì vướng núi, không có bùn hoặc núi thì vướng... hồ hoặc sông khác.
Kết luận là chạy bộ hoặc cưỡi ngựa đuổi theo thuyền là ăn ngập hành. Lần nào cũng vậy, vua tôi nhà Trần cùng đoàn thuyền cực kỳ đông đảo chở cả người lẫn voi, ngựa, lương thực phượt khắp miền Bắc. Lúc thì xuôi sông Hồng xuống Ninh Bình, Nam Định, lúc thì phi thẳng ra Hải Phòng, Quảng Ninh, lúc thì dạt tuốt vào tận Thanh Hóa v.v..
Quân Nguyên đuổi theo một hồi là thốn tận rốn. Chưa kể mỗi lần marathon là đội hình bị kéo giãn, ăn đòn tập kích, vu hồi từ chính đoàn thuyền và quân địa phương trên bờ.
Cuối cùng cuộc chiến được định đoạt thắng thua cũng nhờ lực lượng thủy quân hùng hậu của nhà Trần trong trận Bạch Đằng lịch sử. Về thủy quân Đại Việt không hề kém cạnh nhà Nguyên, thậm chí là còn nhỉnh hơn, chứ không phải chỉ có mấy cái bè nhỏ mà đánh thắng tàu to của quân Nguyên.
Nguồn: FB Đơn vị tác chiến điện tử