TINH THẦN ĐẤU TRANH CỦA TÙ CHÍNH TRỊ TẠI NHÀ ĐÀY BMT
Nhà Đày BMT được thực dân Pháp xây dựng xong vào năm 1930-1931 trong khi các nhà tù của nước ta đã chật ních, nhưng vẫn còn dư ra hàng nghìn tù nhân. (Đưa hình ảnh nhà Đày BMT lên màn hình) Chúng chọn Đăk Lăk làm nơi xây dựng nhà Đày nhằm làm lung lạc ý chí đấu tranh của nhân dân ta. Bởi lẽ Đăklăk là nơi có khí hậu khắc nghiệt, dân cư thưa thớt chủ yếu là người bản địa, giao thông lại khó khăn. Thực dân Pháp sử dụng những người dân bản địa nơi đây để làm cai ngục nhằm thực hiện thủ đoạn dùng người Việt để trị người Việt.Tù nhân ở đây bị tra tấn hết sức dã man, thường xuyên phải lao động khổ sai, ăn uống thì bẩn thỉu, thiếu thốn gây ra rất nhiều bệnh tật. Vd: Ngày ăn700 g gạo, gạo chộn lẫn sạn, chúng dùng báng súng, roi có quất dây thép ở đầu để tra tấn..vv. Mặc dù vậy tinh thần đấu tranh của nhân dân ta trong các nhà đày trong đó có nhà Đày BMT là vô cùng quyết liệt. các đồng chí vẫn không lùi bước, tìm mọi cách để đấu tranh và bí mật hoạt động cách mạng. Hình thức đấu tranh rất phong phú, đa dạng nhưng lúc đầu thì gặp rất nhiều khó khăn. TDF đưa những người bản địa là đồng bào dân tộc thiểu số làm quản ngục để lợi dụng sự bất đồng về ngôn ngữ để ngăn chặn không cho tù nhân liên lạc ra bên ngoài. Nhưng bọn chúng đâu có biết chính âm mưu của chúng lại càng thúc đẩy tinh thần cho các tù nhân quyết tâm học tiếng bản địa với phương châm, người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người không biết. Tù đó nhà Đày được coi như một trường học. Cũng nhờ học tiếng bản địa mà các tù nhân đã cảm hóa được một số quản ngục là người Ê đê như ông Y Blốc Ê ban, Y Jônh, Y Bun Knông, Y Bih Alê ô, Y Som Ê ban,… (Đưa hình ảnh các nhân vật này lên màn hình.Nếu có thể thì nói luôn họ làm gì sau này)
Ngoài ra các tù nhân còn đấu tranh bằng hình thức tuyệt thực tập thể để phản đối việc TDF ngược đãi tù nhân. Cuối cùng thì bọn thực dân phải nhượng bộ và tăng khẩu phần ăn lên cho tù chính trị. Tinh thần bất khuất luôn được các tù nhân đề cao. Mặc dù bị đánh đập tra tấn rất dã man: chân tay xây xước, mặt mũi toàn là máu, toàn thân tím đen, mỗi tuần chỉ được tắm nắng có 15’ nhưng là lúc giữa trưa (12h) , ăn uống bẩn thỉu thiếu thốn, nơi giam cầm thì tối tăm, chật hẹp, bẩn thỉu, tù nhân khát nước nhưng cũng không có nước để uống mà có khi phải uống cả nước tiểu của mình (Cần có hình ảnh ở xà lim và trong các phòng lao tù. Thử hỏi ngày nay nếu chúng ta , những con người khoẻ mạnh bình thường, phải chịu những nỗi khổ như vậy chúng ta có chịu đựng nổi không? Hay là tìm đến cái chết để giải thoát. Nhưng không, các tù nhân vẫn kiên cường chịu đựng vì họ có niềm tin tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng, họ cố chịu đựng để nuôi hi vọng được sống và được trở về hoạt động cách mạng dù là hy vọng rất mong manh. Vậy nên chỉ có tù chính trị chết vì bệnh tật, hoặc tra tấn quá dã man chứ không có tù chính trị chết vì tự tử. Tinh thần ấy của các tù nhân là bất diệt, không có thế lực ngoại xâm nào có thể ngăn cản.
Chưa dừng ở đó, vượt ngục là hình thức đấu tranh cao nhất của tù chính trị tại nhà Đày.Tuy nhà Đày có cấu trúc rất chặt chẽ nhưng tù nhân đã biết sử dụng những ám hiệu để đấu tranh. Những hòn sỏi vô tri vô giác như thế này trong nhà tù cũng là vũ khí đấu tranh hết sức lợi hại ( Chiếu hình những viên sỏi) Một viên ném lên trần nhà là ám chỉ toàn quyền vào, 2 viên là khâm sứ tới, hàng loạt các viên được ném lên là sắp có cuộc đàn áp xảy ra để mọi người chuẩn bị tinh thần. Hay đục lỗ nhỏ dưới các đôi đũa để giấu tài liệu.. Trước khi tiến hành vượt ngục các tù nhân phải chuẩn bị tiền, thuốc men, giấy tờ giấu dưới đế guốc. (Chiếu hình đũa và guốc) Đã có nhiều cuộc vượt ngục diễn ra ở nhà Đày BMT, nhưng trong đó có ba cuộc vượt ngục thành công trong đó có cuộc vượt ngục của 3 đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Lê Tất Đắc, Phan Doãn Giá diễn ra vào ngày 19/01/1942, cuộc vượt ngục ở Đăk mil vào tháng 12/1942 và cuộc vượt ngục của đồng chí Chu Huệ năm 1937. Ngoài ra còn có cuộc vượt ngục của ba đ/c ở Đăk mil năm 1943 nhưng không thành công. Lúc đó lợi dụng việc đi lấy nước vào sáng sớm của lính canh, các đ/c đã trốn vào trong các tách nước , trên đường đi họ giả vờ đánh rơi chốt xe và yêu cầu lính canh áp tải họ quay lại tìm chốt. Tuy đã đánh đập hành hạ các đ/c nhưng bọn lính canh vẫn phải áp giải các đ/c quay lại lấy vì không có chốt xe sẽ không đi được. Lợi dụng lúc đó ba đồng chí đã mở tách nước rồi trốn ra ngoài. Nhưng thật không may khi vừa băng qua một con suối nhỏ, họ gặp vợ của mấy tên quản tù đang giặt đồ, thấy trang phục của các đồng chí họ đã tri hô lên là có tù vượt ngục. Ngay lập tức họ bị một toán lính canh đi tuần gần đó bắt lại. 4 chiến sĩ đi áp tải nước hôm đó cũng bị Moshine bắn chết ngay khi dẫn họ từ nhà tù Đăk mil về nhà Đày BMT. Ngay sau đó các tù nhân trong nhà đày cũng tổ chức đấu tranh đánh đuổi quản ngục Moshine và thay cho y là một viên quản ngục khác có vợ là người VN. Có lẽ vì vậy mà ông đã cho phép các chiến sĩ tổ chức duyệt binh vào ngày 1/1/1944. Đây là sự kiện lịch sử có một không hai trên thế giới. Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam được tung bay trong phạm vi một nhà đày của TDF. Tuy chỉ diễn ra trong vòng 30’, chỉ là những khẩu súng gỗ, những bộ quần áo tù đã bị tẩy số đi,và các thanh gươm làm bằng vỏ cây, nhưng đó cũng là sự chuẩn vị vất vả của các đồng chí trong suốt 3-4 tháng trời. Dù bị xiềng xích gông cùm như thế nào đi chăng nữa, thì nhà đày của bọn thực dân cũng không khuất phục nổi sự đấu tranh , lòng yêu nước của các đồng chí lúc bấy giờ.
Những hình thức đấu tranh đa dạng cùng với tinh thần đấu tranh cao độ của các chiến sĩ cách mạng đã giúp chúng ta khẳng định rằng : Thực dân Pháp không chỉ thua ta trên các chiến trường mà còn thua thảm hại ngay tại các nhà đày, nơi mà chúng tưởng rằng sẽ đè bẹp được tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Thắng lợi của các tù chính trị trong các nhà Đày trong đó có nhà Đày BMT đã góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh giành và giữ chính quyền.