CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)"

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)" I_icon_minitimeWed Mar 19, 2014 9:42 pm

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)" 36 Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)" 40 Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)" 43 Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)" 102
Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)" 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)"

 
Các bạn hãy tham gia thảo luận đi
Chữ ký của fudo85





Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)" I_icon_minitimeMon Apr 07, 2014 7:46 pm

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)" 36 Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)" 40 Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)" 43 Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)" 102
Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)" 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Re: Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)"

 
Trận Tốt Động - Chúc Động - điển hình về nghệ thuật đánh mai phục của nghĩa quân Lam Sơn

Trong áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi - người Anh hùng giải phóng dân tộc đề cập đến nghệ thuật đánh giặc, cứu nước tài tình của nghĩa quân Lam Sơn là: “Lấy yếu chống mạnh, thường đánh bất ngờ/Lấy ít địch nhiều, hay dùng mai phục”1. Trong đó, trận Tốt Động - Chúc Động (07-11-1426) khiến cho quân giặc “… thây phơi đầy nội, thối để ngàn thu” là một điển hình của nghệ thuật đánh mai phục, được nêu trong áng văn.

Trận Tốt Động - Chúc Động diễn ra trong bối cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã chuyển thành chiến tranh giải phóng và đang ở vào giai đoạn cuối. Theo nhận định của Lê Lợi, lúc này “Thế giặc ngày một suy, quân ta ngày một mạnh, thời cơ đã đến mà không hành động ngay sợ lỡ mất cơ hội”2.

Thực hiện chủ trương trên của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, một bộ phận của Nghĩa quân chủ động triển khai lực lượng mai phục đập tan cuộc phản công của địch ngay trên đường hành quân. Khi quân viện binh của địch vừa đến Đông Quan, chúng không nghỉ ngơi, vội mở cuộc phản công ngay nhằm tiêu diệt lực lượng nghĩa quân Lam Sơn đang hoạt động ở gần thành Đông Quan để giành lại thế chủ động chiến lược trên chiến trường. Theo đó, một lực lượng nhỏ ở lại giữ thành, còn gần 10 vạn quân chia làm 3 đạo quân: Đạo quân thứ nhất do Vương Thông chỉ huy, đóng ở bến Cổ Sở trên sông Đáy và con đường từ phía Tây đến Đông Quan; Đạo quân thứ hai do Phương Chính, Lý An chỉ huy, đóng ở cầu Sa Đôi trên sông Nhuệ; Đạo quân thứ ba do Sơn Thọ, Mã Kỳ chỉ huy, đóng ở cầu Thanh Oai trên sông Đỗ Động và con đường bộ từ phía Tây Nam đến Đông Quan. Ba đạo quân của địch đã chiếm giữ những yếu địa thuộc các đầu mối giao thông thủy, bộ phía Tây và Tây Nam Đông Quan. Từ đây, quân Minh hình thành 3 mũi tiến công nhằm vây quét, triệt hạ các căn cứ của Nghĩa quân ở Ninh Kiều (Chương Mỹ, Hà Tây) do hai tướng Phạm Văn Xảo và Lý Triện chỉ huy. Nắm vững âm mưu của địch, hai tướng Phạm Văn Xảo và Lý Triện cho quân tạm rời căn cứ để “tránh mũi nhọn của giặc”; đồng thời, chọn đạo quân thứ ba của địch đóng ở cầu Thanh Oai làm mục tiêu tiến công. Đây là đạo quân yếu nhất trong ba mũi tiến công của địch: cách xa đại bản doanh Cổ Sở, binh lực ít, Sơn Thọ, Mã Kỳ không phải là tướng thiện chiến. Nghĩa quân vừa gấp rút bố trí quân mai phục ở cánh đồng Cổ Lãm (Thanh Oai, Hà Tây), vừa đem quân ra khiêu chiến, nhử địch ra khỏi doanh trại, dẫn dắt chúng vào trận địa mai phục để tiêu diệt. Không chút nghi ngờ, Sơn Thọ, Mã Kỳ dốc toàn bộ binh lực ra truy đuổi và lọt vào giữa trận địa mai phục. Với nghệ thuật chọn địa hình có lợi, bố trí quân mai phục khéo léo, tài tình của tướng Phạm Văn Xảo và Lý Triện, từ các vị trí mai phục, Nghĩa quân xông ra chặn đầu, khóa đuôi và áp sát tiến công vào hai bên sườn quân địch. Bị đánh bất ngờ và ở vào thế bất lợi, quân địch lúng túng, bị động, chống đỡ, chạy tán loạn hòng thoát thân, nhưng hơn 1.000 quân phải bỏ mạng. Sơn Thọ, Mã Kỳ và đám tàn quân mở đường máu, chạy về Đông Quan. Nghĩa quân tiếp tục truy kích đến cầu Nhân Mục, bắt sống 500 tên. Thừa thắng, Nghĩa quân tiến lên đánh thẳng vào Đạo quân thứ hai của địch đóng ở cầu Sa Đôi. Hoảng sợ trước sức mạnh của Nghĩa quân, Phương Chính không dám nghênh chiến, vội rút quân về Cổ Sở.

Như vậy, với nghệ thuật chủ động, linh hoạt bố trí quân mai phục, hai tướng Phạm Văn Xảo và Lý Triện đã chỉ huy một bộ phận Nghĩa quân bẻ gãy hai cánh quân của địch đóng ở cầu Sa Đôi và Thanh Oai. Tiếp đó, đem quân khiêu chiến tại đại bản doanh của Vương Thông ở Cổ Sở để thăm dò lực lượng, ý định tác chiến của chúng, xây dựng cách đánh cho Nghĩa quân nhằm đập tan cuộc phản công, tạo thuận lợi bao vây tiêu diệt gọn thành Đông Quan. Qua trận đánh khiêu chiến, tướng quân Lý Triện nhận thấy, quân của Vương Thông còn rất mạnh, nên chủ động cho Nghĩa quân hủy bỏ doanh trại, rút về Cao Bộ (Chương Mỹ, Hà Tây). Từ Thanh Đàm (Thanh Trì, Hà Nội), đạo quân Lam Sơn do Đinh Lễ, Nguyễn Xí chỉ huy, cũng bí mật về hội quân ở Cao Bộ. Hai đạo quân phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị một thế trận lợi hại quyết đập tan cuộc phản công của Vương Thông, giành thắng lợi.

Tin trinh sát và tài liệu khai thác tù binh giặc cho biết, để chuẩn bị tiến đánh Cao Bộ, Vương Thông chia lực lượng làm hai đạo chính binh và kỳ binh. Vương Thông chỉ huy chính binh sẽ qua sông Ninh, Chúc Động (Chúc Sơn) đánh thẳng vào Cao Bộ. Đạo kỳ binh cũng bí mật vượt sông Ninh, đi nhanh qua Tốt Động, Yên Duyệt đánh vào phía sau Cao Bộ. Chúng thống nhất kế hoạch bắn pháo hiệu khi đến vị trí quy định để phối hợp cùng tiến công Cao Bộ từ hai mặt (trước và sau). Phân tích kỹ kế hoạch tác chiến của địch, các tướng lĩnh của Nghĩa quân quyết định “tương kế, tựu kế” để đánh địch. So sánh lực lượng thấy bất lợi cho ta, nhưng quân của nghĩa quân Lam Sơn đều là lực lượng thiện chiến, tinh nhuệ, giỏi đánh mai phục. Để phát huy sở trường của Nghĩa quân, các tướng lĩnh quyết định chọn Tốt Động, Chúc Động – vùng đồng chiêm trũng, lầy lội, có nhiều gò đống cao và lau lách rậm rạp làm nơi giao chiến; chọn hình thức mai phục làm phương pháp tác chiến, nhằm tránh “sức mạnh của quân Minh”, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta. Dưới sự chỉ huy khôn khéo, tài tình của các tướng quân, chỉ trong thời gian ngắn, các lực lượng của Nghĩa quân bí mật vào các trận địa mai phục đã chọn trước, sẵn sàng chờ đón đánh địch.

Đúng như dự kiến, rạng sáng ngày 07-11-1426, Vương Thông cho đại quân xuất phát. Theo kế hoạch đã vạch ra, hai đạo kỳ binh và chính binh lần lượt vượt cầu Ninh Giang, tiến về Cao Bộ. Đạo kỳ binh theo đường tắt tiến nhanh về phía Cao Bộ, Đạo chính binh theo đường “Thượng đạo” tiến đến phía trước Cao Bộ. Đạo quân này di chuyển ồ ạt, phô trương thanh thế vừa để uy hiếp, vừa để thu hút quân ta về phía trước mặt Cao Bộ, mất cảnh giác, quên đề phòng phía sau. Khi đạo kỳ binh địch đến địa phận Tốt Động thì cũng là lúc đạo chính binh của chúng qua hết cầu Ninh Giang sang bờ Nam sông Ninh. Lúc đó, Nghĩa quân nổ pháo, cả hai đạo quân địch đều tưởng là pháo lệnh của mình, xô nhau tiến gấp để mau chóng thực hiện mệnh lệnh tiến công. Vậy là cả hai cánh quân của địch đã “bí mật” tiến quân một cách dễ dàng vào cánh đồng Tốt Động, Chúc Động. Đối với Nghĩa quân, theo kế hoạch đã thống nhất, khi nghe thấy pháo lệnh thì “vẫn nằm im không được nhúc nhích”3. Địch càng chủ quan cho rằng kế hoạch của chúng hoàn toàn bí mật và sẽ đánh úp được Nghĩa quân. Trong lúc ở cả hai nơi Tốt Động và Chúc Động, trời mưa càng làm cho khu vực giao chiến đã lầy lội lại càng khó đi; người, ngựa đều bị sa lầy trên cánh đồng. Khi cả hai đạo quân của địch đã lọt vào giữa trận địa mai phục, lực lượng ta mai phục ở các vị trí đồng loạt xông ra đánh quyết liệt. Địch hoảng loạn, không kịp trở tay đối phó, giẫm đạp lên nhau tháo chạy. Bị đánh bất ngờ, hơn 5 vạn quân địch chết tại trận, hơn 1 vạn quân bị bắt sống. Thượng thư Trần Hiệp và Nội quan Lý Lượng bị giết tại trận. Một bộ phận quân địch chạy về phía sông Ninh để về Đông Quan bị “chết đuối rất nhiều, nước sông Ninh Kiều do vậy mà tắc nghẽn”4. Theo dân gian truyền tụng: Khúc sông Ninh bị nghẽn, tắc vì xác giặc quá nhiều đến nay vẫn còn vết tích gọi là sông Lấp hay Tắc Giang. Vì bị tắc, dòng sông Ninh (sông Đáy) phải chảy vòng sang bên tả ngạn, tức khúc sông Mai Lĩnh ngày nay. Chủ tướng địch là Vương Thông bị thương, chạy được về Đông Quan.

Chiến thắng oanh liệt ở trận Tốt Động – Chúc Động của Nghĩa quân không những làm khiếp đảm quân xâm lược mà còn làm thay đổi cục diện chiến tranh, đẩy địch vào thế bị vây hãm, không thể thực hiện được bất cứ một cuộc phản công nào. Chỉ sau vài canh giờ chiến đấu, đã có gần 7 vạn quân địch bị chết tại trận, chết đuối và quân ta “bắt sống hơn 1 vạn tên giặc, thu được ngựa, quân tư, khí giới, xe cộ nhiều không kể xiết”5. Cuộc phản công lớn của địch do đích thân Tổng binh Vương Thông chỉ huy đã bị thất bại hoàn toàn. Ngay sau chiến thắng Tốt Động - Chúc Động, Nghĩa quân thừa thắng tiến công các căn cứ bảo vệ vòng ngoài thành Đông Quan, chờ đại quân do Lê Lợi và Nguyễn Trãi chỉ huy đang đứng chân ở Thanh Hóa. Dưới sự chỉ huy tài tình, sắc sảo của Bộ thống soái, quân và dân ta bắt đầu vây hãm thành Đông Quan và đẩy mạnh tiến công địch trên khắp các chiến trường. Khu giải phóng ngày càng được mở rộng, nối liền từ Nam ra Bắc, quân Minh chỉ còn chiếm giữ và cố thủ ở trong một số ít thành lũy.

Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động là một chiến thắng to lớn nhất, rực rỡ nhất, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch nhất và đạt hiệu suất chiến đấu cao nhất trong suốt 9 năm chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn, kể từ khi cuộc kháng chiến bùng nổ đến bấy giờ. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động đã đẩy quân địch vào hẳn thế phòng ngự bị động. Từ đó, thế và lực của địch ngày càng sa sút, chỉ còn đủ sức cố thủ trong một số thành lũy, chờ quân cứu viện, không còn khả năng thực hiện một cuộc phản công nào. Quân và dân ta nhân đà thắng lợi, tiến công và vây hãm các thành lũy của địch; đồng thời, tranh thủ thời gian tăng cường lực lượng về mọi mặt, củng cố khu vực giải phóng và chuẩn bị điều kiện tiến lên tiêu diệt viện binh địch, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. Trận Tốt Động - Chúc Động – điển hình về nghệ thuật đánh mai phục của nghĩa quân Lam Sơn vẫn còn nguyên giá trị cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Chữ ký của fudo85




 

Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)"

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Khối Trung học phổ thông :: Lớp 10-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất