Hỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc. Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự. Đào Duy Anh, trong Việt Nam văn hóa sử cương; và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc [1] hay từ Tây Tạng [2], dù họ có chút dè dặt và thận trọng trong phát biểu.
Có lẽ cái quan điểm dân tộc Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc đã ăn sâu vào tâm trí của chúng ta, nên văn minh Việt Nam cũng được nghiễm nhiên suy luận là bắt nguồn từ văn minh Trung Quốc. Quan điểm này phù hợp với sách vở của Trung Quốc. Chẳng hạn như trong Hậu Hán thư , các sử gia của Trung Quốc, với một giọng văn cực kì trịch thượng và kì thị chủng tộc, viết rằng tổ tiên ta ngày xưa giống như loài “cầm thú”, xã hội thì chẳng có tôn ti trật tự gì cả, phải đợi đến khi hai quan Thái thú của họ là Tích Quang và Nhâm Diên dạy cho tổ tiên ta cách ăn mặc và cách trồng lúa. Sau đó các nhà sử học này thản nhiên kết luận: “Miền Lĩnh Nam theo phong hóa Trung Quốc là bắt đầu từ hai Thái thú ấy” [3].
Điều thú vị là nhận xét này đã được giới có học của Việt Nam tiếp nhận và lấy làm một thứ kinh điển, một câu văn giáo khoa, mà không có một chất vấn tính trung thực, hay thách thức tính khoa học của nó. Tính dễ dãi chấp nhận sử liệu ngoại bang của giới có học người Việt đã vô tình gieo vào lòng nhiều người Việt một tâm lí tự ti, đánh giá thấp nền văn hóa Việt Nam khi so sánh với các nền văn hóa khác, như của Trung Hoa chẳng hạn.
Thực ra, chẳng riêng gì giới trí thức Việt Nam, ngay cả một phần lớn trong giới sử học Tây phương cũng từng quan niệm, hay nói đúng hơn là giả định, rằng các nền văn minh Đông Nam Á (kể cả của Việt Nam) chỉ là những chi nhánh của hai nền văn hóa lớn hơn: Trung Hoa và Ấn Độ. Giả định này đã được dùng như là một sử liệu, một thuyết đáng tin cậy để dạy học cho học sinh (trong đó có cả học sinh người Việt); và một cách vô tình, nó được lưu truyền hết thế hệ này sang thế hệ khác như là một sự thật! Bởi vì qua nhiều năm, chẳng ai chất vấn lý thuyết này, nên một cách nghiễm nhiên, nó được xem là một “thuyết chính thống”.
Mãi đến thập niên 1960s, một số nhà khảo cổ học rất uy tín (phần lớn là Mĩ), dựa vào nhiều kết quả của một loạt nghiên cứu ở Việt Nam và Thái Lan, đã bắt đầu chất vấn sự chính xác và tính logic của thuyết chính thống trên đây [4]. Có thể nói họ là những “con cừu đen” trong giới tiền sử học, vì đã can đảm thách thức một quan điểm mà đại đa số đồng nghiệp đều mặc nhiên công nhận. Nhưng họ không phải là những người đơn độc. Gần đây, đã có một số nhà nghiên cứu từ Việt Nam, Thái Lan, và Nam Dương công bố nhiều dữ kiện khảo cổ học cho thấy rằng thuyết văn hóa Đông Nam Á xuất phát từ văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ không còn đứng vững nữa.
Nhưng trong những nhà nghiên cứu chuyên môn này, chưa ai trình bày dữ kiện một cách có hệ thống và nghiên cứu một cách sâu xa bằng một nhà nghiên cứu “tài tử” là ông Stephen Oppenheimer trong cuốn sách Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast Asia (tạm dịch là “Thiên đàng ở phương Đông: Lục địa chìm đắm của Đông Nam Á) [5]. Trong tác phẩm này, qua những dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên cứu khác nhau, Oppenheimer trực tiếp thách thức cái thuyết chính thống, và làm thay đổi những quan niệm về thời tiền sử mà chúng ta từng hiểu và từng được dạy. Đặc biệt, cuốn sách đặt trọng tâm vào việc thẩm định lại các quan điểm về văn minh vào thời tiền sử ở Đông Nam Á, tác giả cho rằng:
(a) Trận đại hồng thủy [6] được đề cập đến trong Kinh Thánh là có thật và xảy ra vào cuối thời đại Băng hà (Ice Age).
(b) Trận đại hồng thủy này xảy ra khoảng 8000 năm về trước làm chìm đắm lục địa Đông Nam Á, và làm cho dân chúng phải di tản đi các vùng đất khác để sống. Họ chính là những người gầy dựng nên nền văn hóa Tân Đồ Đá (Neolithic cultures) của Trung Quốc, Ấn Độ, Mesopotamia, Ai Cập và vùng đông Địa Trung hải, và do đó, họ là những người cha đẻ và vun đắp các nền văn minh vĩ đại ở phương Tây.
(c) Những dân tộc thuộc quần đảo Polynesian không phải xuất phát từ Trung Quốc, nhưng có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
(d) Người Trung Quốc không phải là người sáng chế ra kĩ thuật trồng lúa. Khoảng 9,000 đến 10,000 năm về trước, một số dân thuộc vùng Đông Nam Á đã là những nhà canh nông chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới (chứ không chỉ sống bằng nghề săn bắn), họ đã phát triển kĩ thuật trồng khoai và qua đó làm một cuộc cách mạng nông nghiệp.
Nói một cách khác cho rõ ràng hơn, qua công trình nghiên cứu này, Oppenheimer đề xuất một thuyết cho rằng Đông Nam Á là cái nôi của văn minh nhân loại ngày nay. Thuyết này thể hiện một thách thức rất lớn đến các tri thức về thời tiền sử đã và đang được lưu truyền trong giới khoa bảng. Và do đó, Oppenheimer đã, lần đầu tiên, đặt vùng Đông Nam Á vào vị trí xứng đáng của một vùng đất thường bị lãng quên bên cạnh hai nền văn minh lớn là Trung Hoa và Ấn Độ.
Theo thuyết của Oppenheimer thì người Trung Quốc và Ấn Độ ngày nay có gốc gác từ Đông Nam Á, chứ không phải nguồn gốc của người Đông Nam Á là ở Trung Quốc hay Ấn Độ. Đây cũng là một đảo vòng xoay 180 độ về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Mà, xem ra thuyết của Oppenheimer có nhiều “đồng minh.” Một số học giả khác (như M. Colani, J. Hornell, P. van Stein, H. Geldern, B, Karlgren, NJ Krom) cũng cho rằng làn sóng người từ Bắc Việt tràn xuống phía Nam và vào Ấn Độ trước khi vùng này bị giống dân Aryan xâm chiếm. Giáo sư Solheim II căn cứ trên những dữ kiện khảo cổ thì thấy rằng giống người Hòa Bình tràn lan xuống phía Nam, lên hướng Bắc, và sang hướng Tây. Tại mỗi nơi, người Hòa Bình phối hợp với dân địa phương để tạo thành các chủng tộc mới của mỗi vùng.
Thuyết của Oppenheimer có cơ sở khoa học. Sau khi cuốn sách Eden in the East xuất bản, một loạt nghiên cứu di truyền học cung cấp nhiều bằng chứng quí báu về hành trình của con người. Tưởng cần nhắc lại rằng trong quá khứ người ta thường tập trung vào nghiên cứu các đặc tính nhân trắc và ngôn ngữ để xác định nguồn gốc con người, và xu hướng này làm xao lãng các dữ kiện có thể cho chúng ta nhiều thông tin hơn: đó là gien. Không giống như xương sọ, những thay đổi trong gien thường xảy ra theo những qui luật mà chúng ta hiểu khá rõ, và vì thế gien và các đặc điểm của gien, như tầng số gien, cấu trúc DNA, phân phối gien, v.v… cho chúng ta những thông tin cực kì quí giá về sự tiến hóa của con người. Ngày nay, những tiến bộ phi thường trong ngành di truyền học và sinh học phân tử (molecular biology) trong mấy năm gần đây đã cung cấp cho ngành nhân chủng học một phương tiện cực kì quan trọng trong việc xác định lịch sử tiến hóa của con người và mối liên hệ giữa các dân tộc.
Giá trị của di truyền học trong việc truy tầm nguồn gốc dân tộc đã được đánh giá cao về mức độ tin cậy. Di truyền học là một cửa sổ để chúng ta nhìn lại quá khứ của chúng ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu về di truyền học trong người Việt còn cực kì khiêm tốn, nếu không muốn nói là không đáng kể. Trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, đã có một số bằng chứng, tuy gián tiếp, nhưng cũng đủ để chúng ta có lí do để xem xét lại lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt. Những bằng chứng này là:
(a) Năm 1998, Giáo sư Chu và đồng nghiệp (thuộc Trường Đại học Texas) [7] phân tích 15 đến 30 mẫu “vi vệ tinh” DNA (microsatellites) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á (hai thuộc thổ dân Mĩ, một thuộc thổ dân Úc châu, và một thuộc Tân Guinea), 4 nhóm dân da trắng (Caucasian), và 3 nhóm dân Phi châu. Bằng một phương pháp phân tích thống kê có tên là “phân tích phát sinh chủng loại” (Phylogenetic analysis)”, một số kết quả đáng ghi nhận như sau:
(i) hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi châu và các dân không thuộc Phi châu;
(ii) tất cả các nhóm dân Đông Nam Á “tập hợp” thành một nhóm, và nhóm dân có đặc tính di truyền gần họ nhất là người thổ dân Mĩ châu, kế đến là thổ dân Úc châu, và Tân Guinea (Những kết quả này cũng phù hợp với thời gian định cư ở Úc châu (khoảng 60,000 đến 50,000 năm trước đây, và thời gian định cư ở Mĩ châu (từ 30,000 đến 15,000 năm trước đây);
(iii) các nhóm dân miền nam Trung Quốc phân phối thành ba nhóm, gọi là S1, S2, và S3 (ngoại trừ nhóm S2 là người Hán từ tỉnh Henan, phần còn lại (S1 và S3) gồm các sắc dân trong vùng Yunnan); và
(iv) các sắc dân miền bắc Trung Quốc phân phối thành hai nhóm, gọi là N1 và N2. Nhóm N1 gồm 6 sắc dân nói tiếng Altaic, một nhóm Hán tộc miền Bắc từ tỉnh Yunnan. Nhóm N2 gồm 4 sắc tộc thiểu số có lịch sử sinh sống lâu đời ở miền Bắc, trong đó có một sắc tộc từ tỉnh Ninxia.
Từ những phát hiện trên, một số mô hình có thể đặt ra để giải thích, nhưng mô hình thích hợp với dữ kiện của Giáo sư Chu và đồng nghiệp là các dân tộc miền Bắc Á được tiến hóa từ các dân tộc Đông Nam Á châu. Các dữ kiện liên quan đến răng, sọ [8-9] cũng nhất quán với mô hình này. Do đó, Giáo sư Chu và đồng nghiệp kết luận rằng: “Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á”. Nói một cách khác, các dữ kiện di truyền học của Giáo sư Chu và đồng nghiệp cho thấy tổ tiên của những người nói tiếng Altaic từ Đông Á đã di cư vào Á châu từ ngả Đông Nam chứ không phải từ ngả Trung Á.
(b) Nhưng nghiên cứu của Giáo sư Chu và đồng nghiệp có một điểm yếu, đó là họ dựa vào vi vệ tinh DNA, một chất liệu di truyền rất “nhạy” (sensitive) và dễ bị đột biến (mutation). Để khắc phục nhược điểm này, một nhóm nghiên cứu khác đã tiến hành một nghiên cứu độc lập và qui mô hơn để xác định nguồn gốc Đông Nam Á của dân tộc Trung Hoa. Nhóm nghiên cứu Mĩ – Trung Quốc phân tích DNA trong nhiễm sắc thể Y trong các nhóm dân Hán (thuộc 22 tỉnh của Trung Quốc), 3 nhóm dân Đông Bắc Á (Buryat, Đại Hàn, và Nhật Bản), 5 nhóm dân Đông Nam Á (Cambốt, Thái Lan, Mã Lai, Batak, và Java), và 12 nhóm dân ngoài Á châu (3 nhóm từ Phi châu, 3 từ Mĩ châu, 2 từ Âu châu, và 4 từ châu Đại dương). Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng mức độ biến thiên đa hình thái (polymorphic variation) trong các nhóm dân Đông Nam Á cao hơn trong các nhóm dân thuộc vùng Bắc Á. Điều này có nghĩa là các sắc dân ở Đông Nam Á có một quá trình định cư lâu dài hơn là các nhóm dân Bắc Á. Dùng các phương pháp phân tích di truyền quần thể (population genetics), các nhà nghiên cứu kết luận rằng con người thời đó đã di cư từ Phi châu sang đến Đông Nam Á [10] vào khoảng 60 ngàn năm về trước, và sau đó đã di chuyển lên phía Bắc Á (kể cả Trung Quốc ngày nay) và Siberia [11]. Ngoài ra, còn có bằng chứng di truyền cho thấy các nhóm dân Polynesians cũng có nguồn gốc từ Đông Nam Á [12].
(c) Trong một nghiên cứu trên 103 người ở Hà Nội [13], các nhà nghiên cứu Việt – Pháp phân tích DNA trong hai gien (HLA-DR và DQB1), và so sánh kết quả này với các sắc dân thuộc châu Đại Dương (Oceania) và Đông Á. Sau khi ước tính khoảng cách di truyền [14] giữa các sắc dân, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cấu trúc di truyền của hai gien này trong người Việt gần với người Thái và người Hoa. Các nhà nghiên cứu này kết luận rằng dữ kiện của họ phù hợp với giả thuyết người Việt có nguồn gốc từ người Trung Hoa và Thái-Nam Dương.
Tuy nhiên, sau khi xem xét kĩ phần phương pháp nghiên cứu, tôi có lí do để cho rằng kết luận này rất có thể không đúng. Những lí do này là: Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ dựa vào hai gien mà thôi (con người có khoảng 35 đến 39 ngàn gien), và với những điểm yếu của mtDNA, các ước đoán về khoảng cách di truyền không ổn định. Thứ hai, ngay cả trong bài báo các nhà nghiên cứu không xây dựng được một cây di truyền nào, và cũng chẳng phân tích phát sinh chủng loại thì không thể phán đoán về chiều hướng di cư hay nguồn gốc dân tộc được.
(d) Khoảng 2 năm sau, các nhà nghiên cứu này lại tiến hành một nghiên cứu khác trên 50 người cũng ở Hà Nội [15], và cũng qua dùng kĩ thuật PCR (polymerase chain reaction) họ phân tích 6 “restriction enzymes”, và ghi nhận khoảng cách di truyền giữa người Việt và người Hoa rất thấp (chỉ 0.0022), nhưng giữa người Việt và Ấn Độ thì tương đối cao hơn (0.0468), có nghĩa là quan hệ giữa giống người Việt và Hoa gần nhau hơn so với quan hệ Việt và Ấn.
Nghiên cứu này cũng có những điểm yếu như nghiên cứu trình bày phần (c), tức là số lượng gien quá ít (trong trường hợp này chỉ có một gien), và tác giả cũng không tính toán mức độ biến thiên của chỉ số khoảng cách di truyền, nên không thể nào phát biểu khoảng cách giữa Việt – Hoa gần hơn khoảng cách giữa Việt – Ấn. Thực ra, sau khi tính toán lại, tôi thấy hai khoảng cách di truyền (Việt – Hoa và Việt – Ấn) không có sự khác biệt đáng kể (non-significant)!
(e) Tuy nhiên, một nghiên cứu khác trên 5 gien trong nhiễm sắc thể Y trong hai nhóm dân: Bắc Á (Bắc Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, và Mông Cổ), và Nam Á (Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái, và Việt Nam) cho thấy người Việt gần với các nhóm dân Bắc Á (nhất là Hàn Quốc) hơn là các nhóm dân Nam Á [16]! Chúng ta biết rằng, qua nghiên cứu của Giáo sư Chu, người Hoa phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền khác với người Hoa phía Nam Trung Quốc. Do đó, phát hiện này quả rất khó giải thích. Càng khó giải thích hơn nữa khi phần lớn những người Việt trong nghiên cứu này là cư dân ở Hà Nội, tức gần miền Nam Trung Quốc.
(f) Trong một nghiên cứu dùng mtDNA, Ballinger và đồng nghiệp [17] ghi nhận rằng chỉ số biến thiên (trong di truyền học gọi là F-value) trong người Việt cao nhất trong các sắc dân vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, các tác giả kết luận một cách mơ hồ rằng các dữ kiện này cho thấy “người Á châu có nguồn gốc từ nhóm dân Nam Mông” (nguyên văn: “The greatest mtDNA diversity and the highest frequency of mtDNA with HpaI/HincII morph 1 were observed in the Vietnamese suggesting a Southern Mongoloid origin of Asians”). Thực ra, các dữ kiện mà tác giả trình bày không cho phép họ kết luận như thế, bởi vì họ chỉ 7 nhóm dân Á châu mà thôi, và cũng chỉ nghiên cứu trên vài mẫu gien rất nhỏ. Nhưng qua số liệu của các nhà nghiên cứu này, chúng ta có thể phát biểu rằng trong hai gien mà họ nghiên cứu, người Việt có lẽ là một sắc dân cổ nhất trong vùng Đông Nam Á.
Qua các nghiên cứu di truyền dựa vào nhiễm sắc thể Y và mtDNA mà tôi vừa tóm lược và nhận xét cho chúng ta thấy rằng các nhóm dân Đông Á có cùng một nguồn gốc chung: đó là tất cả đều xuất phát từ Phi châu. Cũng dựa theo các dữ kiện mới này, các nhà nghiên cứu ước đoán rằng đợt người đầu tiên di cư đến Đông Nam Á xảy ra vào khoảng 18.000 đến 60.000 năm trước đây, và sau đó từ đây một đợt di cư về phía Bắc. Một đợt khác cũng từ Đông Nam Á di cư sang các quần đảo Thái Bình Dương qua ngả Mã Lai Á ngày nay. Tất nhiên, đây chỉ là “câu chuyện” mới được phác họa, nhiều chi tiết vẫn còn trong vòng nghiên cứu thêm.
Các kết quả của các nghiên cứu này đã cung cấp thông tin cho chúng ta để phát biểu một giả thuyết mới, rằng người Hoa ngày nay, nhất là người Hoa ở phía Nam Trung Quốc, có thể xuất phát từ Đông Nam Á; và có bằng chứng [tuy chưa đầy đủ] cho thấy người Việt có thể là một dân tộc cổ nhất trong vùng Đông Nam Á; cho nên có thể người Việt cũng có thể chính là tổ tiên của người Hoa ngày nay, nhất là các sắc dân ở miền Nam Trung Quốc. Cố nhiên, đó chỉ là một giả thuyết cần được thử nghiệm.
Nguồn gốc con người hiện đại, mà đặc biệt là nguồn gốc dân tộc Việt, là một câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời thì không đơn giản chút nào. Tổ tiên chúng ta xuất phát từ đâu, họ đến Việt Nam bằng cách nào, vẫn còn là những vấn đề khoa học “nóng”, đòi hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học. Tuy nhiên, với sự tiến bộ phi thường về khoa học di truyền và công nghệ sinh học trong khoảng mười năm qua, chúng tôi tin rằng việc nghiên cứu quá trình lịch sử di truyền của người Việt chúng ta sẽ đem lại nhiều kết quả thích thú và làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc tổ tiên của chúng ta. Chúng tôi đang làm việc này và hi vọng sẽ có dịp trình bày kết quả nay mai.
NVT
</BLOCKQUOTE>
Sat Feb 12, 2011 9:15 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
(c) Trong một nghiên cứu trên 103 người ở Hà Nội [13], các nhà nghiên cứu Việt – Pháp phân tích DNA trong hai gien (HLA-DR và DQB1), và so sánh kết quả này với các sắc dân thuộc châu Đại Dương (Oceania) và Đông Á. Sau khi ước tính khoảng cách di truyền [14] giữa các sắc dân, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cấu trúc di truyền của hai gien này trong người Việt gần với người Thái và người Hoa. Các nhà nghiên cứu này kết luận rằng dữ kiện của họ phù hợp với giả thuyết người Việt có nguồn gốc từ người Trung Hoa và Thái-Nam Dương.
Tuy nhiên, sau khi xem xét kĩ phần phương pháp nghiên cứu, tôi có lí do để cho rằng kết luận này rất có thể không đúng. Những lí do này là: Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ dựa vào hai gien mà thôi (con người có khoảng 35 đến 39 ngàn gien), và với những điểm yếu của mtDNA, các ước đoán về khoảng cách di truyền không ổn định. Thứ hai, ngay cả trong bài báo các nhà nghiên cứu không xây dựng được một cây di truyền nào, và cũng chẳng phân tích phát sinh chủng loại thì không thể phán đoán về chiều hướng di cư hay nguồn gốc dân tộc được.
(d) Khoảng 2 năm sau, các nhà nghiên cứu này lại tiến hành một nghiên cứu khác trên 50 người cũng ở Hà Nội [15], và cũng qua dùng kĩ thuật PCR (polymerase chain reaction) họ phân tích 6 “restriction enzymes”, và ghi nhận khoảng cách di truyền giữa người Việt và người Hoa rất thấp (chỉ 0.0022), nhưng giữa người Việt và Ấn Độ thì tương đối cao hơn (0.0468), có nghĩa là quan hệ giữa giống người Việt và Hoa gần nhau hơn so với quan hệ Việt và Ấn.
Như vậy các tác giả cũng thấy được chỗ yếu trong suy luận của mình
Còn 1 điểm nữa, họ chọn những người được nghiên cứu trên cơ sở nào? Có khi lại chọn những ng gốc Hoa ở HN thì sao? Mà theo 1 số học giả thì ng VN phần lớn mang dòng máu Hán sau những thời kì Bắc thuộc và những đợt di dân từ phương Bắc xuống
Ở VN từng tìm thấy dấu tích dụng cụ lao động của ng vượn và thời đồ đá vậy VN cũng là 1 trong những cái nôi của loài ng. Nhưng ở miền Bắc TQ còn tìm thấy nhiều bằng chứng hơn và lâu đời hơn về ng vượn. Đó là 1 thực tế
Hiện nay ng TQ vẫn được chia thành ng miền bắc và nam điều đó cũng có nguyên do
Sun Feb 13, 2011 12:18 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
Thanhsamkhach đã viết:
(c) Trong một nghiên cứu trên 103 người ở Hà Nội [13], các nhà nghiên cứu Việt – Pháp phân tích DNA trong hai gien (HLA-DR và DQB1), và so sánh kết quả này với các sắc dân thuộc châu Đại Dương (Oceania) và Đông Á. Sau khi ước tính khoảng cách di truyền [14] giữa các sắc dân, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cấu trúc di truyền của hai gien này trong người Việt gần với người Thái và người Hoa. Các nhà nghiên cứu này kết luận rằng dữ kiện của họ phù hợp với giả thuyết người Việt có nguồn gốc từ người Trung Hoa và Thái-Nam Dương.
Tuy nhiên, sau khi xem xét kĩ phần phương pháp nghiên cứu, tôi có lí do để cho rằng kết luận này rất có thể không đúng. Những lí do này là: Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ dựa vào hai gien mà thôi (con người có khoảng 35 đến 39 ngàn gien), và với những điểm yếu của mtDNA, các ước đoán về khoảng cách di truyền không ổn định. Thứ hai, ngay cả trong bài báo các nhà nghiên cứu không xây dựng được một cây di truyền nào, và cũng chẳng phân tích phát sinh chủng loại thì không thể phán đoán về chiều hướng di cư hay nguồn gốc dân tộc được.
(d) Khoảng 2 năm sau, các nhà nghiên cứu này lại tiến hành một nghiên cứu khác trên 50 người cũng ở Hà Nội [15], và cũng qua dùng kĩ thuật PCR (polymerase chain reaction) họ phân tích 6 “restriction enzymes”, và ghi nhận khoảng cách di truyền giữa người Việt và người Hoa rất thấp (chỉ 0.0022), nhưng giữa người Việt và Ấn Độ thì tương đối cao hơn (0.0468), có nghĩa là quan hệ giữa giống người Việt và Hoa gần nhau hơn so với quan hệ Việt và Ấn.
Như vậy các tác giả cũng thấy được chỗ yếu trong suy luận của mình
Còn 1 điểm nữa, họ chọn những người được nghiên cứu trên cơ sở nào? Có khi lại chọn những ng gốc Hoa ở HN thì sao? Mà theo 1 số học giả thì ng VN phần lớn mang dòng máu Hán sau những thời kì Bắc thuộc và những đợt di dân từ phương Bắc xuống
Ở VN từng tìm thấy dấu tích dụng cụ lao động của ng vượn và thời đồ đá vậy VN cũng là 1 trong những cái nôi của loài ng. Nhưng ở miền Bắc TQ còn tìm thấy nhiều bằng chứng hơn và lâu đời hơn về ng vượn. Đó là 1 thực tế
Hiện nay ng TQ vẫn được chia thành ng miền bắc và nam điều đó cũng có nguyên do
Bạn có thể tìm đọc cuốn Eden in the east - Địa đàng phương đông của Stephen Oppenheimer để biết thêm những điều mới về thuyết này
Cuốn sách này sẽ làm cho bạn phải suy nghĩ lại, và sẽ thay đổi những định kiến trên. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy người Đông Nam Á có lẽ là một tộc người cổ nhất thế giới, và là tổ tiên của người miền Nam Trung Quốc ngày nay. Qua những dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên cứu khác nhau được trình bày trong sách, bạn đọc sẽ nhận thức rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền nông nghiệp sớm nhất, và có thể là quê hương của kĩ nghệ kim loại đầu tiên trên thế giới. Những kĩ thuật này đã được truyền đi khắp thế giới qua làn sóng di cư vĩ đại xuất phát từ Đông Nam Á. Những khám phá mà nói theo nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ, Wilhelm G. Solheim II, làm cho người ta phải suy nghĩ lại vai trò và vị trí của người phương Tây trong quá trình tiến hóa của văn hóa thế giới, bởi vì có nhiều bằng chứng cho thấy một cách hùng hồn rằng Đông Nam Á (chứ không phải Trung Quốc hay Ấn Độ) có thể là nơi đã đặt một số nền tảng đầu tiên cho văn minh của nhân loại.
Trước đây, Đông Nam Á là một lục địa nhỏ chạy dài từ miền Nam Trung Quốc và một phần đất của Ấn Độ ngày nay đến gần châu Úc. Vào thời đó, biển Đông, vịnh Thái Lan và biển Java là một vùng đất khô nối liền các khu vực của lục địa. Nói cách khác, phần đất phía Nam sông Dương Tử thuộc Trung Quốc ngày nay cũng được xem là một phần đất của Đông Nam Á cổ. Sau khi kỉ Băng hà chấm dứt khoảng 10.000 năm về trước, Đông Nam Á bị ngập bởi nước biển. Những vùng đất thấp của lục địa trở thành đáy biển Đông ngày nay, và những vùng cao phía Nam lục địa nay là các quần đảo thuộc Indonesia. Những vùng đất liền hiện nay thuộc Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar (Miến Điện), Thái Lan và Malaysia. Do đó, Địa đàng ở phương Đông bắt đầu bằng một giả thuyết rằng nền văn minh Đông Nam Á cổ hiện nay đang nằm dưới lòng biển. (Khoảng 5 năm trước đây, người ta phát hiện một công trình xây cất, tòa nhà được kiến trúc rất độc đáo dưới lòng biển thuộc Đài Loan). Giả thuyết này có nhiều cơ sở khoa học mà chúng ta sẽ thấy trong sách.Người Tây phương, dẫn đầu là người Bồ Đào Nha, bắt đầu biết đến Đông Nam Á từ thế kỉ 16, khi họ đến đây và thành lập những trạm tìm kiếm hương liệu hiếm để buôn bán. Người Bồ Đào Nha trở thành độc quyền trong việc mua bán hương liệu (như hạt nhục đậu khấu, cây đinh hương, câychùy... ) cả trăm năm liền. Đến đầu thế kỉ 17, Anh và Hà Lan dùng lực lượng hải quân của họ đẩy lui người Bồ Đào Nha, và lập các trang trại để bành trướng khai thác hương liệu sang khai thác cao su, trà (chè) và thiếc. Các đế quốc lần lượt xâm chiếm Đông Nam Á: Anh chiếm Ấn Độ và Miến Điện, Hà Lan chiếm đóng Java và Sumatra ở Indonesia, Pháp thì chiếm đóng Việt Nam, Campuchia và Lào, một vùng đất mà họ đặt tên là "Indochina". (Qua cách đặt tên của thực dân Pháp, chúng ta cũng có thể thấy định kiến của người Pháp lúc đó xem ba nước Việt, Miên, Lào chỉ là phần phụ của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa ! ) Chỉ có một phần đất duy nhất không bị thuộc địa hóa là Siam hay Thái Lan ngày nay.
Năm 1858, trong khi người Pháp đã thiết lập ảnh hưởng của họ tại Đông Nam Á, một học giả tên là Henri Moubot tiến hành một cuộc thám hiểm khoa học vào các vùng đất liền Đông Nam Á. Những ghi chép trong cuộc hành trình này được ông sắp xếp cho xuất bản vào năm 1864 (sau khi ông qua đời) làm cho thế giới bắt đầu chú ý đến những di tích lịch sử quan trọng như đền Angkor phía Bắc Biển Hồ (Tonle Sap), lúc đó đang bị bỏ hoang và bị cây rừng bao phủ, nhưng qua kiến trúc hoành tráng và nghệ thuật điêu khắc độc đáo nó nói lên sự thịnh vượng của một nền văn minh tiên tiến. Song, Moubot chỉ ghi lại chi tiết và đề nghị nghiên cứu thêm, chứ không diễn dịch, những gì ông thấy. Bốn thập niên sau chuyến thám hiểm của Moubot, năm 1898, Nhà cầm quyền thuộc địa Pháp cho thành lập trường Viễn Đông Bác Cổ (École Française d’Êxtrême Orient, hay EFEO) và nhiều cuộc nghiên cứu về văn minh và văn hóa Đông Nam Á được tiến hành. Qua nhiều nghiên cứu khảo cổ, các học giả thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ mới phát hiện ra một số thành phố Khmer bị chôn vùi trong rừng, và Angkor từng là thủ đô của đế quốc hùng mạnh Khmer vào đầu thiên niên kỉ (khoảng 2000 năm về trước). Họ còn phát hiện thêm rằng một nền văn minh rực rỡ khác, Văn minh Chăm, cũng hiện hữu cùng thời với nền Văn minh Khmer.
Một trong những học giả danh tiếng thời đó là Georges Coedès, giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ từ thập niên 1920 đến 1950, bỏ ra nhiều năm để phiên dịch những văn bia tiếng Phạn mà ông tìm thấy ở các tháp Chăm tại Việt Nam. Coedès và nhiều đồng nghiệp của ông thời đó tin rằng văn minh nhân loại khởi nguồn từ vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) đến Ai Cập, rồi lan sang Hy Lạp và La Mã. Niên đại của các tượng đài tại Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy đây là hai nền văn minh phát triển sau nền văn minh Lưỡng Hà. Coedès từ đó suy luận rằng Đông Nam Á chỉ là hậu thân của hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Quốc mà thôi. Năm 1966, Coedès còn viết: người Đông Nam Á "có vẻ thiếu thiên tư sáng tạo và năng khiếu tiến bộ”. Mãi đến năm 1971, nhà sử học người Anh Grahame Clark vẫn đánh giá thấp văn minh Đông Nam Á. Ông cho rằng người tiền sử Đông Nam Á chưa bao giờ thoát khỏi Thời đại Đồ đá (Stone Age) để tiến lên Thời đại Đồ đồng như các nền văn minh khác. Clark viết rằng không như văn minh Lưỡng Hà hay Trung Hoa, "người Đông Nam Á vẫn tiếp tục sử dụng công cụ bằng đá cho đến thời đại Kitô giáo”. Từ năm 1879, trước một số di vật được sản xuất bằng đồng và một số đồ gốm thuộc thời tiền sử được tìm thấy ở Đông Nam Á, Clark vẫn bác bỏ sự hiện hữu của một nền văn minh Đông Nam Á: ông cho rằng đó chỉ là những phát hiện "khác thường" và tin rằng đó là những công cụ do các nền văn minh khác đem lại cho Việt Nam mà thôi.
Vào thập niên 1920, Nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani bắt đầu khảo cứu các vùng duyên hải Việt Nam và qua các di vật thu thập được, bà chứng minh rằng tại đây đã có cư dân sống qua từ Thời đại Đồ đá. Tiếp theo phát hiện đó, bà Colani tiến hành khai quật quanh vùng Hòa Bình và phát hiện một nền văn hóa săn bắt cá biệt mà bà gọi là "Văn hóa Hòa Bình". Sau này, qua bằng chứng về các công cụ săn bắt làm bằng đá từ Văn hóa Hòa Bình được phát hiện tại nhiều nơi dọc theo bờ biển Nam Hải chạy dài đến Mã Lai Á, các nhà khảo cổ học kết luận rằng những di chỉ từ Văn hóa Hòa Bình không phải xuất phát từ một nhóm người mà từ một công nghệ đồ đá. Thoạt đầu, những phát hiện của Colani có vẻ xác định những giả thuyết của Grahame Clark và Georges Coedès rằng văn minh Đông Nam Á lạc hậu so với hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Hoa, nhưng mặt khác Colani còn phát hiện đồ gốm từ Văn hóa Hòa Bình có niên đại 8000 năm về trước - tức còn cổ hơn thời kỳ mà các nhà khảo cổ tin rằng cư dân Đông Nam Á vẫn còn học cách làm đồ gốm! Thế rồi, đến khi những trống đồng lớn có hoa văn tinh vi được phát hiện tại Đông Sơn cho thấy một công nghệ luyện kim khá hoàn chỉnh từ thời tiền sử đã được hình thành. Phải diễn dịch sao cho hợp lí trước những phát hiện này ?
Năm 1932, Nhà nhân chủng học người Áo Robert Heine-Geldern đề ra một giả thuyết để giải thích những sự thật trên như sau: Đông Nam Á là vùng đã kinh qua nhiều "làn sóng văn hóa”, và một làn sóng di cư liên tục đem đến cho Đông Nam Á những kĩ thuật hiện đại. Ông tin rằng những cái rìu mang hình lưỡi vòm hay những người thợ làm ra chúng chắc chắn phải xuất phát từ miền Bắc Trung Quốc. Thế còn trống đồng Đông Sơn? Heine-Geldern đề ra giả thuyết rằng đó là thành quả của một làn sóng văn hóa khác, lần này thì xuất phát từ người Đông Âu, những người - theo ông - di cư về phía Nam vào khoảng 1000 năm trước CN và đến Đông Nam Á vào khoảng 500 năm sau đó. Mặc dù giả thuyết của Heine-Geldern, ngày nay mới đọc qua ai cũng phải lắc đầu về sự thiếu cơ sở khảo cổ và phi lí của nó, cực kỳ sơ sài, nhưng được chấp nhận như là một cách giải thích khoa học nhất thời đó ! Nhưng nhiều bằng chứng thu thập sau đó cho thấy giả thuyết “làn sóng văn hóa" của Heine-Geldern không thể đứng vững được. Năm 1930, học giả người Hà Lan F. D. K. Bosch tái thẩm định những văn bia được khắc trên các đền đài ở Nam Dương, và ông khám phá rằng các văn bia này không hề đề cập đến sự xâm nhập hay chinh phục của Ấn Độ. Những ảnh hưởng của Ấn Độ trong ngôn ngữ và biểu tượng thường thấy trong các vương quốc trong lục địa hơn là trong các vùng duyên hải. Nếu ảnh hưởng của Ấn Độ đến Đông Nam Á có thật thì nó phải biểu hiện ở các vùng duyên hải hơn là các vùng trong đất liền. Do đó, phát hiện này cho thấy cách diễn giải của Heine-Geldern và vài học giả trước đó như Coedès hay Clark là không đúng. Ngoài ngành khảo cổ học và nhân chủng học, giới thực vật học cũng thu thập nhiều bằng chứng cho thấy giả thuyết của Heine-Geldern thiếu cơ sở khoa học. Các nhà thực vật học nghiên cứu nguồn gốc của cây cỏ và cây ăn trái từng suy luận rằng Đông Nam Á là quê hương của một số loài thực vật như cây lúa, khoai mỡ, khoai nước, mía và chuối.
Năm 1952, nhà địa lí học người Mỹ Carl Sauer, qua quan sát khí hậu và nhiều giống cây trồng, đưa ra ý kiến rằng Đông Nam Á có thể là nơi phát sinh nền nông nghiệp trên thế giới. Nhưng lúc đó, chưa có bằng chứng khoa học nào để làm cơ sở cho đề xuất này.
Năm 1965, Chester Gorman, một học trò của Wilhelm Solheim II, quyết chí đến Thái Lan truy tìm những di chỉ về nông nghiệp Thời đại Đồ đá để làm bằng chứng cho giả thuyết của Sauer. Để làm việc này, Gorman phải học tiếng Thái và bỏ ra nhiều năm tháng sống với người Thái trong các làng xã xa xôi. Ông lang thang từng thôn làng và hỏi thăm có ai biết bất cứ di chỉ nào từ các hang động cổ hay không. Tháng 4/1966, một người thợ săn làng Mai Sang Nam dẫn ông đến một hang động đá vôi gồm có ba ngăn. Ông bèn đi ngay đến hang động và đặt tên là Động Linh hồn (Spirit Cave). Qua những phương pháp khảo cổ hiện đại, Gorman và các cộng sự nghiên cứu viên ước đoán rằng Động Linh hồn đã được con người sử dụng khoảng 10.000 năm trước CN. Tại đây, Gorman phát hiện một cây rìu và dao có niên đại 7.000 năm trước CN (niên đại này còn cổ hơn các cây rìu tìm thấy ở Trung Quốc đến 2.000 năm. Trước đó, người ta vẫn cho rằng các công cụ như thế do Trung Quốc "xuất cảng" sang Đông Nam Á khoảng 3.000 năm trước CN). Cũng tại Động Linh hồn, Gorman còn phát hiện con người tại đây đã biết nấu ăn và đã bắt đầu dùng (hay sản xuất) đồ gốm có trang trí hoa văn.
Sau ba năm phân tích và viết về khám phá từ Động Linh hồn, Gorman quay lại Thái Lan vào năm 1972 để khai quật các hang động chung quanh. Ông tìm thấy hai động khác, và có thể kết luận rằng có một quá trình định cư tại đây khoảng 10.000 năm trước CN đến 1.000 năm sau CN. Ông đặt tên nền kinh tế thịnh vượng này là nền kinh tế Hòa Bình (vì các công cụ dùng có cùng hình dạng với công cụ tìm thấy tại Hòa Bình trước đó). Năm 1966, một học trò khác của Solheim là Donn Bayard tiến hành khai quật một nghĩa trang thời tiền sử có tên là Non Nok Tha (Thái Lan). Tại đây, dù chỉ đào xuống 1,5 mét, ông đã phát hiện 800 bình, lọ làm bằng gốm được chôn cất cùng với những chủ nhân của chúng. Qua phân tích cẩn thận, Bayard ước tính niên đại của các di chỉ này từ 3.500 trước CN đến 2.000 năm trước CN (thời gian này cũng là lúc các thành phố vùng Lưỡng Hà bắt đầu xuất hiện). Ngoài ra, Mayard còn khám phá một số công cụ như rìu, vòng đeo tay làm bằng đồng và thiếc. Những công cụ tìm thấy ở đây hoàn toàn không có dấu hiệu thô sơ chút nào; ngược lại, chúng cho thấy người sản xuất đã nấu chảy kim loại và đổ khuôn. Những phát hiện tại Động Linh hồn và nghĩa trang Non Nok Tha là một thách thức nghiêm trọng đến những giả thuyết từng được lưu hành và chấp nhận trước đây. Wilhelm Solheim II không ngần ngại tuyên bố rằng Đông Nam Á là cái nôi đầu tiên của văn minh nhân loại.
Nhưng quan điểm của Solheim và những phát hiện quan trọng vừa trình bày trên có ít người trên thế giới biết đến, vì những tài liệu khảo cổ thường chỉ lưu hành trong giới chuyên môn, chưa được truyền bá đến mức độ đại chúng. Cuốn Địa đàng ở Phương Đông là một tác phẩm được viết ra cho quần chúng. Kế tiếp sự nghiệp của Solheim và những người trước đó, qua cuốn sách bạn đang cầm trên tay, Stephen Oppenheimer, một bác sĩ nhi khoa, đã bỏ ra 15 năm trời để thu thập, phân tích và tổng hợp dữ kiện từ các ngành nghiên cứu như di truyền học, nhân chủng học, thần thoại học, văn học dân gian, ngôn ngữ học, hải dương học và khảo cổ học để cho ra đời một tác phẩm làm cho nhiều nhà nghiên cứu Đông Nam Á học và khảo cổ học phải ngẩn ngơ!
Sun Feb 13, 2011 12:45 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
Thế này nhé. Mình rút gọn lại như sau: Thế giới có 4 đại chủng. Đó là Âu, Phi, Úc, Á.
Khoảng 10000 năm trước (tức giai đoạn cuối của kỷ băng hà. Một nhóm người của Đại chủng Á ở Tây Tạng (lúc đó không gọi như vậy) di cư đến vùng Đông Nam Á và sinh sống với nhóm người thuộc Đại chủng Úc. Điều này dẫn đến sự hình thành của chủng Cổ Mã Lai, họ sinh sống tập trung ở Đông Dương và Đông Nam Á. mình nghĩ rằng vào kỷ băng hà những vùng đất càng gần xích đạo thì điều kiện sinh sống tất nhiên là tốt hơn nhiều so với các vùng đất phía Bắc. Điều đó giúp người Cổ Mã Lai đã tạo cho mình một nền văn minh rực rỡ, tuy nhiên Kỷ băng hà kết thúc, băng tan và mực nước biển dâng cao. Đông Nam Á là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Nên văn minh của họ tổn hại và chìm xuống biển. Người Cổ Mã Lai buộc phải di cư đến những vùng đất cao hơn. Họ tỏa lên phía Bắc (Trung Quốc ngày nay) Nơi không còn khí hậu khắc nghiệt như thời băng hà. Nhóm khác đi về phía Tây (Ấn Độ ngày nay)
Vậy đấy, thế là trong khi nền văn minh cổ ở Đông Nam Á bị lụi tàn vì những lần biển tiến biển thoái thì hậu duệ của họ ở Trung quốc và Ấn Độ ngày một phát triển. Nhanh chóng bành trướng và tác động ngược lại chính tổ tiên của mình....Để rồi dấu vết quá khứ gần như đã bị xóa nhòa tất cả
Mon Feb 14, 2011 7:29 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
Tóm tắt ý của mình là: -Ng TQ có 2 chủng lớn Bắc và Nam trong đó ng miền NAm đồng chủng với VN bây giờ. Rất có thể các chủng tộc Đông Nam á đã từ VN đi lên tới sông Dương tử -Khảo cổ học tìm thấy công cụ của ng vượn ở núi Đọ Thanh hoá VN, ng vượn Java và cũng tìm thấy hoá thạch ng vượn Bắc Kinh, Chu khẩu điếm gì đó còn lâu đời hơn. Bắc và tây bắc TQ có thể là nơi hình thành và phát triển của tộc Hoa hạ khác với các tộc miền Nam -Nếu phân tích gen cần 1 số lượng lớn hơn và ngẫu nhiên hơn để có kết quả chính xác
Mon Feb 14, 2011 8:07 am
Xem phim chuẩn HD, 3D, đọc sách, viết xàm xí
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
haidang999
Họ & tên : Đoàn Hải Đăng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cố vấn chuyên môn, Nguyên Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ.
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
Ngày xưa các cư dân cùng chủng tộc có thể sinh sống trên những địa bàn mà bây giờ có thể thuộc lãnh thổ 1 hay nhiều quốc gia như dân tộc Kinh thời trước sống ở Băc VN và vùng Nam TQ nên không thể coi đó là người Việt là tổ tiên người TQ.
"Ng TQ có 2 chủng lớn Bắc và Nam" căn cứ đâu bạn? Người TQ tập trung ở Trung Nguyên quanh khu vực sông Dương Tử sao đó thôn tính các dân tộc ở chung quanh, người TQ cấu thành bởi nhiều dân tộc k thể ví sự đa dạng dân tộc đó thành 1 dân tộc là nguồn gốc của dân tộc khác.
"các chủng tộc Đông Nam á đã từ VN đi lên tới sông Dương tử" xu hướng di cư phổ biến là Nam tiên-về nơi ấm áp nhiều thức ăn hơn như cách người Mông Cổ xâm lấn vậy hà cớ gì người ĐNÁ bắc tiến? bằng chứng hay cơ sở lí luận nào cho việc nếu có sự Bắc tiến lên dương tử của người ĐNA là người VN?
Tây Bắc TQ là nơi của người Tạng Bắc TQ là nơi của người Mãn và người Mông người Hoa Hạ nào ở Bắc và Tây Bắc?
Mong có sự giải đáp và thêm thông tin cho vấn đề hot này
Mon Feb 14, 2011 8:22 am
Xem phim chuẩn HD, 3D, đọc sách, viết xàm xí
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
haidang999
Họ & tên : Đoàn Hải Đăng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cố vấn chuyên môn, Nguyên Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ.
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
cái bài viết cho răng người Việt nóidđúng hơn là người ĐNA là tổ tiên TQ-ÂD k rõ xuất hiện âần đàu ở web nào nhưng có vô ôố web và forum đã trích đăng lại nhưgn rõ ràng cách viết rất thiếu tôn trọng khách quan ngay từ đầu sa vào tâm lí chủ nghĩa đân tộc cực đoan, tuy giọng văn lịch sự nhưng cho hầu êết các nghiên cứu của các naà sử học trong và ngoài nước là những nghiên cứu không có giá trị cho các công trình khoa học về dân tộc học của họ chỉ là "Mặc nhiên thừa nhận học thuyết của người Trung Hoa"
Nghiên cứu khao học lại dựa trên Kinh Thánh, chắp vá các nét tương đồng văn hóa và sinh học để lập luận nên rõ ràng những luận điểm này còn thiếu khách quan và chưa thuyết phục
Mon Feb 14, 2011 9:21 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
Tất nhiên có căn cứ, khi nao rỗi mình sẽ phân tích kĩ hơn
Tue Feb 15, 2011 7:49 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
haidang999 đã viết:
Ngày xưa các cư dân cùng chủng tộc có thể sinh sống trên những địa bàn mà bây giờ có thể thuộc lãnh thổ 1 hay nhiều quốc gia như dân tộc Kinh thời trước sống ở Băc VN và vùng Nam TQ nên không thể coi đó là người Việt là tổ tiên người TQ.
Có thể xem họ từ Bắc VN tiến lên Nam TQ hay ngược lại. Tuy nhiên coi người Việt là tổ tiên người TQ cũng ko hẳn đúng, có thể đặt đầu đề như vậy để khích động tinh thần tự hào dân tộc thôi
haidang999 đã viết:
"Ng TQ có 2 chủng lớn Bắc và Nam" căn cứ đâu bạn? Người TQ tập trung ở Trung Nguyên quanh khu vực sông Dương Tử sao đó thôn tính các dân tộc ở chung quanh, người TQ cấu thành bởi nhiều dân tộc k thể ví sự đa dạng dân tộc đó thành 1 dân tộc là nguồn gốc của dân tộc khác.
"Ng TQ có 2 chủng lớn Bắc và Nam" căn cứ vào nhân chủng học, văn hoá, lịch sử... Bản thân ng TQ cũng có sự phân biệt như vậy. Nếu yêu cầu dẫn chứng sách vở thì mình chưa có thời gian tra cứu lại Ng TQ gồm nhiều dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng, Thái, Miêu... ở đây nói đến tộc Hán là chủ yếu Tộc Han khởi đầu là 1 sắc dân du mục phía tây bắc đã tiến vào lưu vực sông Hoàng hà, đồng hoá và đẩy các tộc bản địa xuống phía nam quá trình đó diến ra trong nhiều ngàn năm điển hình như nhà Chu (văn vương, võ vương) từ 1 chư hầu của Trụ vương đã diệt Trụ và chiếm Trung nguyên
haidang999 đã viết:
"các chủng tộc Đông Nam á đã từ VN đi lên tới sông Dương tử" xu hướng di cư phổ biến là Nam tiên-về nơi ấm áp nhiều thức ăn hơn như cách người Mông Cổ xâm lấn vậy hà cớ gì người ĐNÁ bắc tiến? bằng chứng hay cơ sở lí luận nào cho việc nếu có sự Bắc tiến lên dương tử của người ĐNA là người VN?
Theo lập luận trong bài cuả Anvi thì thời kì biển tiến ng ĐNÁ bị mất địa bàn sinh sống nên phải di cư lên phía bắc. Thời đó cũng ấm áp hơn nên phía bắc cũng nhiều thức ăn và dễ sống. LS ghi nhận thời Nghiêu, Thuấn ở lưu vực Hoàng hà có voi sinh sống chứng tỏ khí hậu ấm thời đó. Về bằng chứng thì còn phải tìm hiểu thêm
haidang999 đã viết:
Tây Bắc TQ là nơi của người Tạng Bắc TQ là nơi của người Mãn và người Mông người Hoa Hạ nào ở Bắc và Tây Bắc?
Đó là hiện nay thôi
Mong có sự giải đáp và thêm thông tin cho vấn đề hot này
Tue Feb 15, 2011 7:59 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
haidang999 đã viết:
Nghiên cứu khao học lại dựa trên Kinh Thánh, chắp vá các nét tương đồng văn hóa và sinh học để lập luận nên rõ ràng những luận điểm này còn thiếu khách quan và chưa thuyết phục
Kinh Thánh cũng là 1 tác phẩm khoa học, lịch sử... nhất là phần Cựu ước. Làm khoa học nên có tư duy tổng hợp, ko nên gọi như vậy là chắp vá. Tất nhiên những luận điểm mới đưa ra chưa thể thuyết phục ngay được, như thuyết Darwin lúc đầu bị phản bác te tua Cũng phải nói cách đưa ra những luận điểm này có chút khích động. Và 1 số luận điểm đã được đề cập đến từ lâu rồi nay chỉ là bổ sung thêm bằng chứng thôi
Tue Feb 15, 2011 8:26 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
Sorry ^^ Đáng lẽ phải giúp các bạn chuẩn bị tinh thần đến với những vấn đề bị cho là "phản khoa học" cái đã:
Bằng chứng đầu tiên: Điện đã từng được biết đến và sử dụng trong nhiều nền văn minh tiền sử 2 Pin điện tiền sử. 2 Đèn điện thời tiền sử 3 Bằng chứng thứ 2: Kiến thức Toán học và Thiên văn siêu đẳng 5 Lịch pháp Maya 5 Toán học và thiên văn học trình độ cao của người Maya 8 Bằng chứng thứ 3: Trình độ kiến trúc và xây dựng siêu đẳng 10 Từ những công trình cổ xưa mà hiện nay vẫn còn nằm trên mặt đất … 10 Đến những công trình tiền sử hiện nay đang nằm dưới đáy biển sâu 23 Cấu trúc Kim tự tháp Yogaguni đang nằm dưới đáy biển Nhật Bản 23 Bằng chứng về một thành phố cổ đại tìm thấy tại Cuba 24 Thành phố 9500 năm tuổi được tìm thấy dưới đáy biển Ấn Độ 27 Các khám phá tại Bimini, Bahamas 29 Bằng chứng thứ 4: Kỹ thuật hàng không vũ trụ thời tiền sử 32 Từ những tấm bản đồ cổ đại … 32 Bản đồ Piri Re’is 32 Đến những mô hình máy bay phi công và tàu vũ trụ 38 Những hình chạm khắc tại Ai Cập 3000 năm trước 38 Những chiếc máy bay bằng vàng cổ đại 40 Tham chiếu về các Vimana trong Mahabharata và các cổ văn khác 52 Bằng chứng thứ 5: Chiến tranh trên không và chiến tranh hạt nhân thời tiền sử 64 Chiến tranh thời tiền sử dùng vimana như các máy bay chiến đấu 64 Bằng chứng tại Rajasthan, Ấn Độ 66 Bằng chứng tại Harappa và Mohenjo-Daro, Pakistan 67 Lonar, hố sâu kỳ lạ gần Bombay, Ấn Độ 69 A Nuclear Catastrophe in Paleoindian Times? 69 Mysterious Glass in the Egyptian Sahara 70
Đọc nó sẽ giúp suy nghĩ của bạn thoáng hơn về những vấn đề bị cho là quá vô lí hay lật ngược hoàn toàn lịch sử
Thu Feb 17, 2011 8:42 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
Avatar mới của Anvi có vẻ gợi nhớ 1 bài hát Trở lại Huế thương bài thơ khắc trong chiếc nón Tìm ng con gái áo tím mộng mơ Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ Em trao nón đợi và em hẹn hò
Bạn hiểu biết nhiều quá, ko thể tin bạn là 1 9x Thời xưa những lí thuyết khác với giáo điều của nhà thờ đều bị coi là tà thuyết, ai tin theo và ủng hộ có thể bị thiêu sống, bị lưu đày như Bruno, Galile... Nhưng khi mới ra đời, chính thiên chúa giáo cũng bị coi là tà đạo, bị truy sát, Jesus còn bị đóng đinh trên thập giá. Vậy ko thể khẳng định các giả thuyết mới nào là phản khoa học hay ko
Tuy nhiên cổ nhân cũng nói 'đa thư loạn tâm, đa ... loạn trí' Nhiều giả thuyết quá làm cho ng ta khó phân biệt đúng sai. Trang tử coi các nhà lập thuyết là những 'kẻ trộm lớn' cũng có lí TRang tử nói 'Bỏ hết thánh trí trộm lớn sẽ hết, phá huỷ châu ngọc trộm nhỏ ko còn'
Thu Feb 17, 2011 10:52 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
Thanhsamkhach đã viết:
Avatar mới của Anvi có vẻ gợi nhớ 1 bài hát Trở lại Huế thương bài thơ khắc trong chiếc nón Tìm ng con gái áo tím mộng mơ Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ Em trao nón đợi và em hẹn hò
Đó là bài hát Huế thương
Trích dẫn :
Bạn hiểu biết nhiều quá, ko thể tin bạn là 1 9x Thời xưa những lí thuyết khác với giáo điều của nhà thờ đều bị coi là tà thuyết, ai tin theo và ủng hộ có thể bị thiêu sống, bị lưu đày như Bruno, Galile... Nhưng khi mới ra đời, chính thiên chúa giáo cũng bị coi là tà đạo, bị truy sát, Jesus còn bị đóng đinh trên thập giá. Vậy ko thể khẳng định các giả thuyết mới nào là phản khoa học hay ko
Rắn có ba, bảy đường bò. 9x cùng nhiều lớp người khác nhau. Dù sao thì mình thật sự là một 9x. Có nhiều người mang trong đầu định kiến quá lớn, họ cho rằng có những thứ là chân lí vĩnh cửu và không thể thay đổi. Trước kia vào thời Galile, họ nhân danh chúa trời để triệt tiêu thứ họ cho là "dị giáo". Thời nay, họ nhân danh khoa học để bỏ ngoài tai thứ họ cho là "phản khoa học"...Dù những thứ "phản khoa học" đó có đẩy đủ các bằng chứng chứng minh. Nhưng không sao, thuyết Nhật tâm của Galile đã mất vài thế kỉ để được công nhân, so với những gì thuyết nhật tâm đã trải qua, những giả thuyết mới này vẫn còn may mắn chán
Trích dẫn :
Tuy nhiên cổ nhân cũng nói 'đa thư loạn tâm, đa ... loạn trí' Nhiều giả thuyết quá làm cho ng ta khó phân biệt đúng sai. Trang tử coi các nhà lập thuyết là những 'kẻ trộm lớn' cũng có lí TRang tử nói 'Bỏ hết thánh trí trộm lớn sẽ hết, phá huỷ châu ngọc trộm nhỏ ko còn'
Câu nói này làm mình nhớ đến lời của đứa bạn: "Thật may mắn khi học dốt lịch sử". Ý của hắn chính là ngu dốt hưởng thái bình, không hiểu cuộc đời thì thấy đời thật đẹp vậy. Không có môn nào mà đúng-sai "chém" nhau ác liệt như lịch sử, vì vậy mình mới muốn "quên lịch sử đi"...Nhưng xem ra chạy trời không khỏi nắng, nắng quá ấm đầu lại tiếp tục khổ với LS rồi T____T
P/S: Mình sẽ tiếp tục tìm thêm tài liệu về các giả thuyết mới "phản khoa học" này ^^
Thu Feb 17, 2011 11:09 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
Đã tìm thấy lục địa Atlantis
Trong cuốn sách này giáo sư Arysio Santos đã dùng rất nhiều tài liệu, từ cổ thư, đồ cổ đào được, hình ảnh từ vệ tinh, và cách công trình nghiên cứu địa chấn học v.v để chứng minh cho cả thế giới thấy rằng thềm lục địa Atlantic, mà nhà triết học Plato của hơn 2 ngàn năm trước đã nhắc đến, chính là khu vực đang nằm dưới đáy biển ở Đông Nam Á hiện nay Trong bức hình này (được chụp từ vệ tinh), những vùng đất màu xanh lá cây nhạt là những vùng đất nằm khoảng 100m dưới lòng biển . Cách đây khoảng 11 ngàn năm (11000) các cùng đất đó vẫn còn khô ráo .
Hình minh hoạ: Kim tự tháp nằm dưới vùng biển Yonaguni ( thuộc quần đảo Okinawa, Nhật , gần Đài Loan)
Tổ tiên của người Việt ta (trong nhóm Bách Việt) đã có nền văn hoá từ cổ xưa phát xuất từ thời đại 11000 năm trước, khi mà thềm lục địa ĐNÁ chưa bị lụt (đại hồng thủy ).. Hiện nay có nhiều tài liệu, hình ảnh khảo cổ và sách vở ,với các bằng chứng mới tìm được trong các thập niên gần đây, nói về văn minh của dân tộc Lạc Việt như Kinh Dịch, thiên văn, Phong Thủy, việc thuần hoá lúa gạo, việc sáng chế lịch vạn niên âm lịch ( được khắc trên trống đồng) .. v.v. Tóm lại văn minh Lạc Việt là một trong những văn minh sớm nhất của nhân loại . Họ cũng bàn luận là dân tộc Bách Việt không phát xuất từ người Hán (là giống dân Mông Cổ lai với các giống dân trên phía bắc vùng sông dương tử) . Dân Bách Việt là dân tự hàng nghìn năm xưa sinh sống sẵn từ phía nam sông Dương tử chạy dài xuống vùng Đông Nam Á hiện nay . Hãy so sánh hai hình sau: Hình vẻ mô phỏng thành phố Atlantis theo sự mô tả của Plato Và hình mặt trống đồng Ngọc Lữ được tìm thấy tại VN
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x458 and weights 80KB.
Fri Feb 18, 2011 9:54 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
Bạn thực sự biết nhiều giả thuyết đấy
Mình cũng đọc 1 số sách về lịch vạn niên được ghi trên trống đồng và ý nghĩa các biểu tượng trên trống đồng nhưng chỉ nhớ nhất 1 ý rằng các cánh sao là biểu tượng Linga và giữa các cánh sao là hình Ioni
Mình cũng đọc nhiều sách về Dịch và các giả thuyết rằng Chu dịch (và cả Liên sơn, Quy tàng) là sách của ng Lạc Việt bị cướp đi nhưng cũng chỉ nhớ 1 ý rằng các hào âm-dương (vạch đứt, vạch liền) trong các quẻ Dịch cũng là các biểu tượng Ioni-Linga
Fri Feb 18, 2011 10:10 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
Và theo Platon thì ng dân Atlantic đã đạt tới trình độ khoa học rất cao nhưng họ cũng ăn chơi trác táng, t/y Platonic nhiều quá nên bị trời phạt, nhấn chìm họ xuống biển
Có thể bây giờ chúng ta là hậu duệ của ng dân Atlantic vậy thì hãy ăn chơi đi và chờ trời phạt
Mon Feb 21, 2011 10:41 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
Uả, Anvi nói sẽ bỏ bom 4r mà sao xịt ngóm vầy nè. Hay là bom nổ chậm, nếu vậy mình cũng muốn làm nạn nhân lắm. Đùa vậy thôi, đừng giận nha
Có rất nhiều lập luận phản bác những giả thuyết Anvi đưa ra, đon cử 1 số như sau:
-Nạn đại hồng thuỷ trong kinh thánh là do mưa trong 40 ngày. Miền đất Atlantic theo Platon nói đã bị sụp xuống biển trong 1 đêm. Còn vùng ĐNÁ bị ngập nuớc vào thời kỳ biển tiến sau kỉ băng hà, quá trình đó diễn ra trong hàng trăm hay hàng ngàn năm. Tại sao những ng ở đó (nếu có) ko kịp di chuyển và đưa các công trình của họ lên vùng đất cao hơn?
-Chiếc rìu 7000 tuôi (nếu có) chưa nới lên điều gì. 1 đồ đồng phải được tìm thấy cùng với xỉ đồng, đồ đá ghè đẽo phải cùng với mảnh tước, đồ đá mài phải có bàn mài, đồ gốm phải có bao nung đi kèm mới chứng tỏ nguồn gốc bản địa của nó. Nếu ko có thể nó đến từ 1 nền văn minh khác (có thể từ ngoài trái đất)
Thu Feb 24, 2011 9:39 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
Trời trở...Mình ốm rồi
Wed Sep 26, 2012 4:17 pm
Thành viên mới gia nhập
êm.đềm
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 26/09/2012
Tổng số bài gửi : 3
Điểm thành tích : 3
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
Điều này chắc có lẽ giải thích cho truyền thuyết con Rồng cháu Tiên và cũng giải thích luôn vì sao khi Hai Bà Triệu dựng cở khởi nghĩa thỳ miền Nam TQ cũng sục sôi nổi dậy theo bà...
Sun Nov 04, 2012 8:11 am
Thành viên thân thiện
fudo85
Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi : 394
Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn : 244
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
- Đúng là một điều thú vị nhỉ. Nhưng phải có cơ sở thật xác thực và phải thay đổi được nhận thức trước tiên của giới khoa học trước đã.
Sponsored content
Tiêu đề: Re: [No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^
[No spam] Người Việt là Tổ tiên của người Trung Quốc và Ấn Độ ^^