CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Ngô Quyền và việc xưng vương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Ngô Quyền và việc xưng vương I_icon_minitimeTue Mar 26, 2013 10:33 am

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Ngô Quyền và việc xưng vương 36 Ngô Quyền và việc xưng vương 6 Ngô Quyền và việc xưng vương 40Ngô Quyền và việc xưng vương 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Ngô Quyền và việc xưng vương

 
Đối với chiến thắng ở trận Bạch Đằng của Ngô Quyền, nhà sử học Lê Văn Hưu có nhận định sau : “Tiền Ngô vương có thể lấy quân (mới được tập hợp) của nước ta mà đánh tan được trăm vạn quân Lưu Hoằng Tháo, mở nước Việt xưng vương, làm cho phương Bắc không dám lại sang nữa. Có kẻ nói là một lần nổi giận mà được yên dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương chưa lên ngôi để đổi niên hiệu, nhưng chiến thắng của nước Việt ta ngõ hầu đã nối lại được”

(Trích trong Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, trang 198)

Hãy nêu rõ những sự kiện được dẫn trong câu nói trên và bình luận về lời đánh giá trên của nhà sử học Lê Văn Hưu.

Gợi ý:

- Đọc kĩ câu nói của Lê Văn hưu để rút ra những ý chính: quân Ngô Quyền mới được thành lập mà có sức mạnh đánh tan quân Nam Hán. Vì sao?...

- Tài nghệ, đạo đức, phẩm chất của Ngô Quyền thể hiện như thế nào?

- Kết quả đạt được.

(Đây là một loại bình luận tài liệu lịch sử, khó song cần cho việc nâng cao nhận thức lịch sử)

Bài làm

Có nhận định cho rằng nếu muốn phác hoạ lịch sử Việt Nam hãy vẽ thanh kiếm dài cùng dòng máu đỏ. Điều này thật chính xác, bởi vì lịch sử dân tộc Việt nam là một chuỗi dài những cuộc kháng chiến trường kì gian khổ để bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của dân tộ. Tiêu biểu là trận Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hoá, đấu tranh giành độc lập. Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc.Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đánh giá:

"Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" . (Việt sử tiêu án)

Ngợi ca Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng, nhà sử học Lê Văn Hưu viết trong "Đại Việt sử ký toàn thư" có đoạn viết "Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy".

Bài “Bàn về Tiền Ngô Vương” có 3 câu văn: câu thứ nhất nhắc lại chiến công của Ngô Quyền dẹp thù trong, diệt giặc ngoài; câu thứ hai và thứ ba là lời bình về sự nghiệp và ý nghĩa lịch sử của việc Ngô Quyền xưng vương.

1. Năm 931, Dương Đình Nghệ thay họ Khúc nắm chính quyền đã đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán, Giữ vững nền tự chủ cho đất nước, song năm 937 ông lại bị Kiều Công Tiễn ám sát. Lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.Công Tiễn sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai.Ngô Quyền đã huy động nhân dân cả nước khẩn trương bước vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán trên cơ sở đó nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng cho quân mai phục gai bên bờ sông. Khi thuỷ triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, bỏ chạy để nhử quân Nam Hán vào sâu bãi cọc. Vừa lúc thuỷ triều xuống, cọc nhô lên, ông cho quân đổ ra đánh. Thuyền giặc hoảng hốt bỏ chạy, nhưng không sao cho quân đổ ra đánh. Thuyền giặc hoảng hốt bỏ chạy, song không sao chạy nổi vì cọc nhô lên mỗi lúc một cao. Các thuyền của giặc bị vướng vào bãi cọc, lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ không kể xiết. Quân giặc phần bị giết, phần chết đuối, phần còn lại phải đầu hàng hoặc bị quân ta bắt sống. Toàn bộ đạo quân thuỷ xâm lược của Nam Hán, kể cả Hoằng Thao đã vĩnh viễn bị nhấn chìm xuống dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Vua Nam Hán đang điều quân sang tiếp viện cho con, nhưng nửa đường nghe tin Hoằng Thao chết trận, quân lính bị tiêu diệt gần hết, hắn kinh hoàng, khủng khiếp đành "thương khóc thu nhặt quân còn sót lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Mưu đồ xâm lược của vua tôi nhà Nam Hán đã bị Bạch Đằng Giang nổi sóng cuốn chìm. Chiến công hiển hach này được nhà sử học Lê Văn Hưu nhắc lại bằng một câu nói ngắn gọn mà đầy đủ:

“Tiền Ngô vương có thể lấy quân (mới được tập hợp) của nước ta mà đánh tan được trăm vạn quân Lưu Hoằng Tháo, mở nước Việt xưng vương, làm cho phương Bắc không dám lại sang nữa”.

2. Nhận định này của nhà sử học Lê Văn Hưu thật sâu sắc đầy: “Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy”. Thật vây, Một “cơn giận” của Ngô Quyền là cơn giận của người anh hùng, giận thù trong (tên phản tắc Kiều Công Tiễn), căm giận giặc ngoại xâm (qquân Nam hán xâm lược). Trong bài “Bàn về Tiền Ngô Vương” của Lê Văn Hưu có nhận định rằng Ngô Quyền “mưu giỏi mà đánh cũng giỏi”. Cái “mưu” của ng quaả thật tuyệt diệu trước là tiêu diệt Kiều Công Tiễn trước để trừ hậu quả sau mới đánh Lưu Hoằng Thao. “mưu giỏi mà đánh cung giỏi” chính là sai quân lấy gỗ vót nhọn, đầu bịt sắt cắm xuống lòng sông Bạch Đằng để đánh tan thuỷ quân Nam Hán, giết chết Lưu Hoằng Thao. Thật vậy, chiến công của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 là một trang sử vàng chói lọi.

3. Ngô Quyền mới chỉ xưng “vương”, đóng đô ở Cổ Loa, chỉ đóng đô ở thành Cổ Loa, chỉ được 6 năm thì băng hà, song ông đã châm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập của dân tộc, thật đúng như nhận định của Lê Văn Hưu: “Tuy chỉ xưng vương chưa lên ngôi để đổi niên hiệu, nhưng chiến thắng của nước Việt ta ngõ hầu đã nối lại được”.

Sau sự thất bại của âm mưu xâm lược nước ta lần thứ hai ở Nam khiến Nam Hán phải bỏ hẳn ý định xâm chiếm, khẳng định sức mạnh của "Tĩnh Hải quân” không sút kém so với các chư hầu trong “Thập quốc” lúc đó. Sau trận Bạch Đằng, Ngô Quyền tự mình xưng vương hiệu, thành lập hẳn một triều đại, có triều đình, quan chức, chính thức xác lập nền độc lập của Việt Nam. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam mà sau này các nhà sử học vẫn gọi là “ông tổ phục hưng” cho nền độc lập tự chủ.

Cái tài, cái đức của ông còn thể hiện trong việc nắm bắt điều kiện khách quan, vì thế ông không xưng đề cũng như đặt quốc hiệu và điều này hơn 20 năm sau Đinh Tiên Hoàng làm. Chỉ xưng vương cũng là một cách làm khôn khéo, "biết mình biết người" của Ngô Quyền; giống như trước đây Khúc Hạo đã không xưng vương để giữ yên bờ cõi vừa vuột khỏi tay người Bắc, Ngô Quyền không xưng đế khi chưa đủ “thế” và “lực”. Kinh nghiệm của những người đi trước và những tấm gương tày liếp của các triều đại phương Bắc thay đổi xoành xoạch lúc đó, sớm dựng chiều đổ khiến ông có sự thận trọng cần thiết. Trong hơn 10 nhà cai trị Việt Nam thế kỷ 10, ông cùng Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn là những người được nhắc đến nhiều nhất.

Ngô Quyền xứng đáng là vị anh hùng của dân tộc mà tên tuổi gắn liền với chiến công Bạch Đằng Giang bất tử năm 938. Hai tiếng Bạch Đằng đã đi vào lịch sử. Trong tâm thức nghìn nǎm của người Việt Nam, Bạch Đằng đã trở thành điểm hội tụ của sức sống dân tộc, đúng như lời ngợi ca của Phạm Sư Mạnh:

Vũ trụ kì quan Dương Cốc nhật,

Giang san vương khí Bạch Đằng thâu.

Tạm dịch:

Kì quan của Vũ trụ là Mặt trời lên tại hang Dương Cốc,

Khí thiêng của núi sông đọng lại ở chốn Bạch Đằng.
Chữ ký của Khánh Trang




 

Ngô Quyền và việc xưng vương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại :: Từ giữa TK X đến cuối TK XIV-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất