CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI NHẰM CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC CỦA NƯỚC TA TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI NHẰM CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC CỦA NƯỚC TA TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV I_icon_minitimeTue Mar 26, 2013 10:22 am

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI NHẰM CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC CỦA NƯỚC TA TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV 36 NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI NHẰM CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC CỦA NƯỚC TA TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV 6 NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI NHẰM CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC CỦA NƯỚC TA TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV 40NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI NHẰM CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC CỦA NƯỚC TA TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI NHẰM CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC CỦA NƯỚC TA TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV

 


“Cải cách, đổi mới để phát triển đất nước là xu thế tất yếu trong lịch sử. Trong lịch sử Việt Nam cũng đã có nhiều cuộc cải cách, đổi mới cả về kinh tế- xã hội, hành chính, chế độ...”. Trên cơ sở những kiến thức đã học trong chương trình Lịch sử lớp 10 - Nâng cao, anh (chị) hãy trình bày và phân tích năm cuộc cải cách, đổi mới nhằm chấn hưng đất nước tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XV?

Bài làm

1. Những cải cách của Khúc Hạo.

a. Bối cảnh lịch sử

- Tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Nhà Hậu Lương lên thay nhà Đường công nhận ông làm “An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ”. Ông đã kế tiếp sự nghiệp của cha một cách tài tình để củng cố sự nghiệp độc lập của Việt Nam lúc đó từ tay Trung Quốc.

- Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”. Khoan dung tức là không bắt buộc, không quá khắt khe với dân, chống tham quan ô lại. Giản dị là không làm phiên hà, sách nhiễu bởi nhiều thủ tục quan liêu. Yên vui, “an cư lạc nghiệp” là lý tưởng của nếp sống mà người nông dân nơi thôn xóm mong đợi.

b. Nội dung cải cách

- Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế mà lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh “bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi”.

- Từ mô hình của chính quyền đô hộ nhà Đường với An Nam, nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng lớn đầu tiên nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Mỗi xã đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Một số xã ở gần nhau thời thuộc Đường gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách “An Nam chí nguyên”, Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.

c. Tác dụng

- Thành công và hiệu quả lâu dài của cải cách là đem lại sự vững vàng và ổn định cho đất nước. Đối nội là củng cố và phát huy được quyền độc lập tự chủ. Đối ngoại chống lại được mọi kẻ thù, giữ được chính quyền trong mấy chục năm, tạo tiền đề thuận lợi cho các bước phát triển của đất nước.

- Nếu sau các cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Lý Bôn, Triệu Quang Phục... trước đây, dân tộc ta chỉ giữ được chính quyền trong một thời gian ngắn rồi lại bị bọn xâm lược quay lại thống trị, thì nay cuộc giành chính quyền và cải cách của họ Khúc đã mở đầu cho một quá trình liên tục đấu tranh giành cho kỳ được độc lập dân tộc.

2. Sự nghiệp đổi mới của Lý Công Uẩn

a. Đổi mới triều đại

- Đầu thế kỷ XI, triều Tiền Lê lâm vào khủng hoảng sâu sắc, từ khủng hoảng xã hội dẫn đến khủng hoảng cung đình. Sau khí chiếm được quyền hành Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) lê ngôi vua và thi hành những chính sách tàn bạo: Lê Văn Hưu đã ghi “Ngọa Triều giết anh, tự lập làm vua, bạo ngược với dân chúng để thỏa lòng hung ác...”. Ngô Sĩ Liên viết: “Vua làm việc càn dở, vua cướp ngôi thích dâm đãng...”. (Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 1). Khủng hoảng xã hội, khủng hoảng cung đình đòi hỏi phải giải quyết. Lịch sử tất yếu phải dẫn đến “đổi mới triều đại": Nhà Lý thay Tiền Lê.

b. Từ đổi mới đế đô đến đổi mới xã hội

- Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi. Đó cũng là thời điểm lịch sử mà sự nghiệp “đổi mới đế đô" đã đến độ chín muồi. Đổi mới đế đô là một sự kiện lịch sử trọng đại, có quan hệ đến tiền đồ, vận mệnh của quốc gia. - “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ đã nêu rõ: “Ngày xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua đời Tam Đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu. Làm thế nào cốt để mưu nghiệp lớn, chọn chỗ ở giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh".

Dời đô “cốt để mưu nghiệp lớn..., cho vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh". Rõ ràng việc dời đô ra Thăng Long có ý nghĩa kinh tế sâu sắc.

c. Kết quả

- Và thực tế là, Thăng Long với thế “Rồng cuộn, hổ ngồi bốn phương tụ hội" như Chiếu dời đô nói, đã góp phần đưa kinh tế Việt Nam, sau hơn 100 năm độc lập tự chủ (từ Khúc đến Tiền Lê, 907-1009) tiến lên đáng kể. Giao thông vận tải đã có dấu hiệu mở mang. Để thông thương giữa miền Bắc và miền Trung các đoạn sông đào (được gọi chung là “Kênh nhà Lê”) cứ tiếp nối nhau hoàn thành. Trước đã đào đến núi Đồng Cổ; năm 983 lại đào từ Đồng Cổ đến sông Bà Hòa (Thanh Hóa), đến năm 1003 lại vét kênh Đa Cái thông tới Hoan Châu (Nghệ An). Năm 1009, đào sông từ cửa ải Chi Long qua núi Đinh Sơn đến sông Vũ Lũng (Thanh Hóa). Có thể nói, một thị trường dân tộc thống nhất tiền tư bản chủ nghĩa xuất hiện đòi hỏi phải có một đô thị trung tâm là đế đô. Nơi đó không đâu hơn là Thăng Long.

d. Đánh giá

- Sự nghiệp đổi mới của Lý Công Uẩn là sự mở đầu và có hiệu quả lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc: Từ “Đổi mới triều đại đến đổi mới đế đô, đổi mới xã hội", trong đó đổi mới đế đô là cơ bản (mà tới đây chúng ta sẽ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long).

- Nhìn lại có thể coi đó là: “Nắm khâu chủ yếu để tiến hành đổi mới mà trước hết là đổi mới tư duy (biểu hiện ở "Chiếu dời đô”).Chiếu dời đô" đã từ đổi mới tư duy kinh tế dẫn đến “đổi mới đế đô" - một tất yếu lịch sử phải diễn ra, tạo tiền đề thuận lợi cho đổi mới chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, đánh dấu một bước phát triển mới của xã hội Đại Việt, củng cố vương nghiệp nhà Lý, giữ gìn cho được độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

- Những thành công trong dựng nghiệp của triều Lý là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt với sự ra đời của bài thơ nổi tiếng “Nam quốc sơn hà” - một bài thơ được các sử gia coi như “Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên" của Đại Việt.
- Đó cũng là một trong những nguyên nhân để triều Lý tồn tại hơn 200 năm (1010-1225) một triều đại tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc. Tất cả không tách rời khỏi kết quả của sự nghiệp “đổi mới” ban đầu kể trên của Lý Công Uẩn, trong đó nổi bật nhất là “đổi mới đế đô”.

3. Sự nghiệp đổi mới kinh tế, chính trị, xã hội của Trần Thủ Độ.

- Vào đầu thế kỷ XIII, vương triều Lý đã suy thoái đến cực điểm. Khủng hoảng diễn ra triền miên, khủng hoảng cung đình đi đôi với khủng hoảng toàn diện của xã hội. Nhân cơ hội ấy ngoại xâm đến quấy rối biên cương. Đây chính là thời điểm mà lịch sử cần có người tài trí ra giúp nước và Trần Thủ Độ đã xuất hiện với quy luật : “Thời thế tạo anh hùng và anh hùng lại tác động tích cực tới thời thế”.

a. Đổi mới triều đại

- Sự nghiệp lớn lao của ông là thực hiện "đổi mới vương triều”, Trần Thủ Độ đã "đạo diễn" cho việc đổi mới vương triều từ Lý sang Trần bằng cuộc đảo chính cung đình, gọn nhẹ, táo bạo, không đổ máu và thành công.

b. Đổi mới kinh tế

- Trần Thủ Độ nhận ra rằng quan trọng nhất là đổi mới kinh tế xã hội : Trước hết là chuyển dần công hữu ruộng đất thành tư hữu như sử ghi: "Năm Quý Sửu (1253), tháng 6, bán ruộng công, mỗi diện là 5 quan tiền (bấy giờ gọi mẫu là diện) cho phép nhân dân mua làm ruộng tư. Lúc đó muốn giải thể nhanh chế độ công xã nguyên thủy, chuyển sang công xã nông thôn có tư hữu, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa - tiền tệ mà không có lệnh nhà nước ban hành cho phép tư hữu hóa ruộng đất thì không thực hiện được. Ngoài quyết định cơ bản ấy còn có hàng loạt biện pháp kinh tế khác như :

- Phát triển nông nghiệp : Đắp đê ngăn lũ, ngăn mặn, khai kênh tưới, tiêu. Không chỉ coi trọng việc tăng sản xuất lúa gạo, mà còn chú ý cả tới trồng cây ăn quả, cây phòng hộ;

- Đẩy mạnh phát triển công, thương; - Định ra các phường buôn bán, sản xuất ở thủ đô Thăng Long... (quy hoạch 61 phường ở kinh thành Thăng Long để tiện quản lý công, thương...). "Khoan sức cho dân”, nhà nước không đánh thuế thân mà chỉ đánh thuế đinh theo sở hữu ruộng đất...

c. Đổi mới văn hoá

- Đổi mới kinh tế có tác động tích cực tới đổi mới văn hóa.

- Tuy Phật giáo vẫn là quốc giáo nhưng Khổng giáo ngày càng có tác dụng tích cực đối với một xã hội mà pháp trị đang từng bước nâng cao.

- Về học hành, khoa cử, vua xuống chiếu mời nho sĩ trong nước đến Quốc học viện giảng tứ thư, lục kinh. Thi cử được đổi mới, tăng thêm các học vị trong khoa bảng. Trước đây chưa chọn tam khôi thì nay đặt ra lệ chọn tam khôi là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa.

- Cùng năm 1239, đã công bố thể lệ tổ chức thi các khoa thông tam giáo. Thừa nhận tam giáo (Nho, Phật, Lão) "đồng nguyên”. Đó là một tiến bộ về tư tưởng tôn giáo so với thế giới đương thời. Bởi vì ở thế kỷ XIII, kỳ thị tôn giáo, chiến tranh tôn giáo trên thế giới vẫn nặng nề, nhưng ở Việt Nam thì “tam giáo” đó vẫn song song tồn tại và phát triển. Nhà nước lại cho mở các khoa thi thông tam giáo để khích lệ sự đoàn kết, thống nhất.

- Tư tưởng pháp trị biểu hiện về mặt văn hóa, khoa học là cho soạn thảo luật pháp thành văn: Tháng 3/1230, khảo xét các luật lệ của triều trước soạn thành Quốc triều thống chế và sửa đổi hình luật, lễ nghi gồm 20 quyển kiến trúc, trang trí nội thất cung đình cùng nhu cầu về triều y, phẩm phục, trang sức dân gian cũng khiến sản xuất thủ công, mỹ nghệ phát triển với Thăng Long 61 phố phường...

- Múa hát trong cung đình và vui chơi hát xướng trong dân gian phát triển, biểu hiện những cuộc vui chung sau những yến tiệc của anh em tông tộc Trần triều cũng như vua quan trong cung đình. Nhân dân thì vui với thơ, ca, đấu vật, múa rối... Nhờ vậy mà sử chép: "Bấy giờ, quốc gia vô sự, nhân dân yên vui".

d. Nhận xét:

- Nhìn chung lại: Kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, nhân dân được yên vui - tất cả đã biểu hiện bước tiến bộ của xã hội đầu Trần do "đổi mới" mang lại mà Trần Thủ Độ là người có công đầu. Đó là nguyên nhân chính khiến khi giặc Nguyên Mông đến xâm phạm bờ cõi (lần thứ nhất năm 1257), Trần Thủ Độ đã có thể tin tưởng và quyết tâm chống xâm lăng, biểu lộ ra ở câu trả lời nhà vua một cách vô cùng đanh thép : “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

4. Những việc làm cải cách đất nước của Hồ Quy Ly và nhược điểm của chúng.
a. Bối cảnh lịch sử

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV (1395-1407) nhằm giải quyết khủng hoảng toàn diện của xã hội cuối Trần, từ khủng hoảng kinh tế xã hội, khủng hoảng hệ tư tưởng dẫn đến khủng hoảng thiết chế xã hội và cao nhất là khủng hoảng cung đình. Cuộc lên ngôi của Hồ Quý Ly năm 1400 như một sự chín muồi trong yêu cầu giải quyết khủng hoảng cung đình : Hồ lên thay Trần.

b. Nội dung cải cách

- Về mặt hành chính, Quý Ly đổi các lộ xa làm trấn, đặt thêm các chức An Phủ phó sứ, Trấn thủ phó sứ cùng các chức phó khác ở các châu huyện.
Ở các lộ thì đặt những chức quan lớn như Đô hộ, Đô thống, Thái thú quản cả việc quân sự và dân sự. Quý Ly còn đặt chức Liêm phóng sứ tại mỗi lộ để dò xét tình hình quân dân.
- Về mặt kinh tế, cải cách quan trọng nhất của Hồ Quý Ly là phép hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy và đổi mới chế độ thuế khoá. Đó là những cải cách tiến bộ nhằm tước giảm thế lực của bọn quý tộc Trần, giải quyết tình trạng kiệt quệ tài chính của triều đình. Theo phép hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, mỗi chủ đất chỉ được giữ 10 năm trở xuống, sổ sách phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Ai có tội được phép lấy ruộng mà chuộc tội.
- Về văn hoá xã hội, Hồ Quý Ly phản đối lối học sáo rỗng, nhắm mắt học vẹt lời nói của cổ nhân để xét việc trước mắt. Năm Nhâm Thân (1392), Quý Ly soạn sách "Minh Đạo" gồm 14 thiên đưa ra những kiến giải xác đáng về Khổng tử và những nghi vấn có căn cứ về sách "Luận ngữ", một trong những tác phẩm kinh điển của nho giáo.
Hồ Quý Ly cũng có hoài bão xây dựng một nền văn hoá dân tộc. Ông trọng dụng chữ Nôm, dịch Kinh thư ra Nôm để dạy hậu phi, cung nữ. Ông còn quan tâm đến việc mở thêm trường học ở các lộ phủ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông và định lại phép thi cho có quy củ.
- Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly mở "Quảng Tế Thư" một loại bệnh viện công, chữa bệnh bằng châm cứu và lập kho bán thóc rẻ cho người nghèo. Việc ông ban hành cân, thước, đấu, thưng để thống nhất đo lường cũng góp phần làm tăng thêm giá trị văn minh của đời sống xã hội.
c. Nhược điểm : Phần lớn các cải cách chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và những đòi hỏi cấp thiết của dân tộc. Nó chỉ làm lợi riêng cho họ Hồ nhiều hơn là lợi ích quốc gia. Các cải cách này còn được tiến hành bằng bạo lực và vũ trang chính vì thế không đem lại nhiều lợi ích cho dân mà còn làm mất lòng dân. Mặc dầu vậy, cải cách xã hội của Hồ Quý Ly cũng có cống hiến đáng kể cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc. Nếu không bị giặc Minh tàn phá thì cũng đưa lại những tiến bộ đáng kể cho đất nước. Những mục tiêu cải cách mà Hồ Quý Ly mong muốn, sau này đã được Lê Thánh Tông kế thừa, phát huy mặt tích cực, phủ định cái tiêu cực, dẫn tới thành công.
5. Những cải cách dưới thời Lê Thánh Tông.

a. Bối cảnh lịch sử.

- Sau khi nối ngôi, năm 1460 – 1471, Lê Thánh Tông đã tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn nhằm giải quyết khủng hoảng thiết chế chính trị diễn ra từ cuối đời Trần với yêu cầu thay thế thiết chế chính trị phong kiến quý tộc Phật giáo bằng thiết chế chính trị phong kiến quan liêu Nho giáo - điều mà Hồ Quý Ly muốn làm nhưng chưa làm được. Tư duy chỉ đạo (hay như ngày nay nói là “đổi mới tư duy”) của Lê Thánh Tông là nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh.

b. Nội dung cải cách:

- Ở trung ương, các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Các bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước.

- Ở địa phương, nhà nước bỏ các đạo, lộ cũ, chia lại cả nước thành 12 đạo thừa tuyên đều có 3 ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và thanh tra. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.

- Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục và khoa cử. Những người đỗ đạt xuất thân từ các thành phần khác nhau, dần trở thành tầng lớp thống trị, được bao cấp nhiều ruộng đất.

- Nổi bật nhất là về cải cách pháp luật để nâng cao pháp trị: Đã làm ra được Bộ luật Hồng Đức còn gọi là Quốc triều hình luật, gồm 700 điều đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính chất dân tộc sâu sắc, mà cho đến nay các nhà luật học thế giới còn đánh giá cao. Giáo sư luật học trường ĐH Luật Harward, Oliver Oldman, Chủ nhiệm khoa Đông Á đã nhận xét: "Triều đại nhà Lê ở Việt Nam vào thế kỷ đặc biệt của mình (thế kỷ XV - thời kỳ Phục hưng ở châu Âu - NV) đã nỗ lực xây dựng một quốc gia dân tộc vững mạnh để bảo vệ quyền tư hữu hợp pháp của con người thông qua hệ thống pháp luật tiến bộ, trong đó có nhiều điều đã có thể sánh ngang về mặt chức năng với những quan điểm pháp luật ở phương Tây thời cận đại” (The Le Code - Nguyễn Ngọc Huy, Tạ Văn Tài,... Ohio University Press Athens Ohio - London 1987).

- Quân đội được tổ chức chặt chẽ và theo chế độ “ngụ binh ư nông”, được tranh bị vũ khí đầy đủ.

- Phong cấp ruộng đất cho các thủ lĩnh, đặc biệt là những người có công trong chiến đấu chống quân Minh xâm lược

c. Đánh giá:

+ Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước Quân chủ quan liêu chuyên chế tập quyền ở các mặt sau:

- Giảm bớt quyền các cơ quan trung gian, bộ phận quan lại cồng kềnh, tập trung quyền lực về tay vua.

- Tăng cường quản lý cấp địa phương.

- Chính quyền nhà nước thời Lê hoàn chỉnh, quy củ.

+ Nhìn chung, cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã là nhân tố quyết định tạo nên triều đại phong kiến nhà Lê huy hoàng, thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Cuộc cải cách đã để lại cho ngày nay nhiều bài học quý giá.
Chữ ký của Khánh Trang





NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI NHẰM CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC CỦA NƯỚC TA TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV I_icon_minitimeSat Oct 18, 2014 11:02 pm

thiet88888888

Thành viên mới gia nhập

thiet88888888

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/10/2014
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI NHẰM CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC CỦA NƯỚC TA TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV

 
Bạn có cuốn sách "mười cuộc cải cách lớn...." của G.S Văn Tạo định dang pdf ko bạn? Nếu có có thể send cho mình được không?
Chữ ký của thiet88888888




 

NHỮNG CUỘC CẢI CÁCH, ĐỔI MỚI NHẰM CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC CỦA NƯỚC TA TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất