CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Một vài vấn đề lịch sử ngoại giao Việt Nam- P1

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Một vài vấn đề lịch sử ngoại giao Việt Nam- P1 I_icon_minitimeFri Nov 16, 2012 7:08 pm

hoangcamau
Đá fifa, Lịch sử.....

Thành viên mới gia nhập

hoangcamau

Thành viên mới gia nhập

https://sites.google.com/site/hoangcamau75/
Họ & tên Họ & tên : Đặng Minh Hoàng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 16/11/2012
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1
Đến từ Đến từ : Cà Mau
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Đá fifa, Lịch sử.....
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Một vài vấn đề lịch sử ngoại giao Việt Nam- P1

 
CÂN BẰNG QUAN HỆ XÔ- TRUNG

Đối với ngoại giao Việt Nam quan trọng nhất là thực hiện đường lối độc lập tự chủ nhưng việc giữ vững và phát huy các mối quan hệ chiến lược với Liên Xô- Trung Quốc và các đồng minh khác vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các sách lược ngoại giao mà ta đặt ra:
Bước vào những năm cuối thập niên năm mươi quan hệ Xô- Trung bắt đầu có những rạn nứt, mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện, bước đầu có sự phân liệt về tổ chức trong phong trào cộng sản quốc tế, thì việc rất quan trọng mà ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn này phải chú trọng là đảm bảo việc cho được mối quan hệ cần thiết với Liên Xô và Trung Quốc tranh thủ sự chi viện giúp đỡ của bạn để phục vụ cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, tuy cần tranh thủ viện trợ nhưng cũng phải cân nhắc lấy cái gì và lấy của ai, khi Đặng Tiểu Bình đề nghị chúng ta từ bỏ Liên Xô một năm họ sẽ viện trợ 2 tỷ NDT nhưng chúng ta phải thấy rõ rằng tuy đó là con số không nhỏ nhưng một số mặt hàng ta cần nhất là về vũ khí và các linh kiện thay thế nhiều khi chỉ có Liên Xô mới có, nhưng ta cũng phải tìm ra điểm chung cơ bản của hai nước và Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập chung nghiên cứu tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong quan hệ mỗi nước với Việt Nam, xác định tình hiểu chính sách cụ thể của mỗi nước với cuộc chiến tranh của chúng ta, xác định những mẫu số chung mà cả hai nước cùng quan tâm thực hiện đó là nghĩa vụ quốc tế đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta, dùng cuộc chiến Việt Nam để kìm chế, tạo thế mặc cả với Mỹ cho nên trên cơ sở này ta tích cực hoạt động để tranh thủ viện trợ, nhưng đảm bảo không để chịu sự chi phối và tác động từ bên ngoài vào công việc nội bộ, đảm bảo tính độc lập tự chủ trên cơ sở tôn trọng đại cục, tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài làm thất bại âm mưu của Mỹ.
Trong công tác ngoại chúng ta phải tuyệt đối tránh tình trạng đứng núi này trông núi nọ, tức là phải giữ thế cân bằng trông quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc trong các cuộc hội đàm, các phát ngôn phải tránh để cho một trong hai phía có thể hiểu lầm là ta thiên về bên này hoặc bên kia như trong lần kỷ niệm sinh nhật của tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô thay vì gửi điện mừng ta chỉ nâng cốc chúc mừng sinh nhật và qua đại sứ Liên Xô gửi lời chúc sức khỏe đến người đứng đầu Đảng cộng sản Liên Xô, còn về phía Trung Quốc Suốt thời kỳ Cách mạng Văn hoá Trung Quốc, phía bạn luôn yêu cầu Việt Nam bày tỏ ủng hộ, ta chỉ xem đó là công việc nội bộ của hộ và không đưa ra quan điểm cụ thể, vị Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh thì phải chịu sức ép trực tiếp. Trong một cuộc mít-tinh của thanh niên. sinh viên Trung Quốc ủng hộ Việt Nam, Bạn yêu cầu trong phát biểu của Đại sứ Việt Nam có đoạn ủng hộ Cách mạng Văn hoá. Trong thế khó xử, Đại sứ Việt Nam chỉ nói về cách mạng Văn hoá Trung Quốc một cách chung chung mà không bày tỏ sự ủng hộ. Những người thuộc phái Giang Thanh rất bất bình. Hôm sau, Nhân dân nhật báo cũng không đăng nội dung bài phát biểu của Đại sứ Việt Nam.Mười năm chống chọi với đế quốc Mỹ cũng là mười năm giữ đoàn kết Xô- Trung, giữ cân bằng quan hệ với hai nước. Báo chí quốc tế thường ví von ngoại giao chúng ta đã "làm xiếc thăng bằng" trong quan hệ với hai ông bạn lớn. Về các chủ đề gây bất hòa thì tránh đề cập tới. Ví dụ như những việc mà Trung Quốc không đồng tình thì ta gác lại, như vận chuyển hàng quá cảnh, xây dựng căn cứ không quân ở Hoa Nam, Trung Quốc muốn triệu tập “Hội nghị 11 Đảng thân Trung Quốc” không có Liên Xô, Việt Nam không tham gia. Liên Xô Họp 75 Đảng Cộng sản và công nhân không Trung Quốc, Việt Nam khước từ. Như trong đại hội 81 đảng cộng sản Liên Xô đưa ra văn kiện chống Trung Quốc ta không tán thành, nhưng khi Trung Quốc phê phán Liên Xô đã đi vào con đường xét lại, đang đi vào con đường tư bản thì ta cũng phản đối, Việt Nam đấu tranh cho sự hòa hợp của phong trào chứ không lợi dụng bên này để công kích bên kia.
Những vấn đề quan trọng nhạy cảm trong quan hệ hai nước thì thường do Bác, bí thư thứ nhất Lê Duẩn hoặc thủ tướng Phạm Văn Đồng trực tiếp làm việc với bạn, trong vấn đề chống xét lại ta tuy có nghị quyết phê phán nhưng phải chọn cách bộc lộ một các ý tứ và tế nhị tuyệt nhiên không ra mặt lại Liên Xô. Tuy vậy nhưng những vấn đề đụng chạm đến chủ trương chính sách chung của Đảng thì ta kiên quyết giữ vững lập trường, kiên quyết độc lập tự chủ, như trong vấn đề liên hệ với Mỹ qua các kênh trung gian của Liên Xô trong kế hoạch Hoa tháng năm, khi nhận thấy thời gian chưa phù hợp để tiếp xúc ta kiên quyết từ chối sự trung gian của Liên Xô. Khi ta tuyên bố ngừng ném bom hoàn toàn sẽ có thương lượng trực tiếp giữa ta và Mỹ (vào dịp đầu và cuối năm 1967) thì khi đó ta phải tích cực phát huy quyền tự chủ của mình mới vượt qua được khó khăn trước thái độ trái ngược của Liên Xô và Trung Quốc. phía Liên Xô tích cực xúc tiến thương lượng nhằm đưa ta và Mỹ đến bàn đàm phán, còn Trung Quốc thì chưa muốn đàm phán, họ cho rằng cần phải cao giọng với Mỹ, đàm phán lúc này là mắc mưu xét lại là bỏ rơi miền Nam, một mặt ta đã kiên trì giải thích thuyết phục cả hai phía với nhiều chuyến đi của những phái đoàn cao cấp, một mặt ta tích cực thực hiện các biện pháp của mình cuối cùng Trung Quốc cũng phải chấp nhận ủng hộ Việt Nam.
Chữ ký của hoangcamau




 

Một vài vấn đề lịch sử ngoại giao Việt Nam- P1

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1954 – 1975-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất