CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản I_icon_minitimeTue Jul 21, 2009 3:01 pm

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 36 Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 40 Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 43 Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 102
Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản

 
a. C¸c tiÒn ®Ò dÉn ®Õn c¶i c¸ch Minh TrÞ:

- Gi÷a thÕ kû XIX, mÇm mèng kinh tÕ t­ b¶n chñ nghÜa xuÊt hiÖn, giai cÊp v« s¶n, thÞ d©n, n«ng d©n bÞ phong kiÕn bãc lét thËm tÖ, m©u thuÉn x· héi ë NhËt ngµy cµng gay g¾t lµm chÕ ®é M¹c phñ bÞ khñng ho¶ng trÇm träng.

- Tr­íc nguy c¬ x©m l­îc cña c¸c n­íc t­ b¶n ph­¬ng T©y, M¹c phñ l¹i ký c¸c hiÖp ­íc bÊt b×nh ®¼ng víi Mü (1858), råi víi Anh, Ph¸p, Hµ Lan... §iÒu nµy lµm cho phong trµo chèng M¹c phñ cµng ph¸t triÓn.

- Th¸ng 1/1868, mét sè quý téc vµ tÇng líp Samurai cïng nh©n d©n lËt ®æ chÕ ®é M¹c phñ, trao quyÒn cho Minh TrÞ Thiªn hoµng.

- Ngµy 3/1/1868, chÝnh phñ míi cña Thiªn hoµng ®­îc thµnh lËp, thùc hiÖn cuéc c¶i c¸chgäi lµ c¶i c¸ch Minh TrÞ.

b. Sù chuyÓn biÕn cña NhËt B¶n sau c¶i c¸ch Minh TrÞ:

- VÒ kinh tÕ: C¸c biÖn ph¸p cña chÝnh phñ:

+ Bá vèn x©y dùng nh÷ng xÝ nghiÖp lín, ®­êng giao th«ng råi nh­îng l¹i cho t­ nh©n víi gi¸ rÎ.

+ MiÔn thuÕ, cho vay vµ trî cÊp cho c¸c xÝ nghiÖp t­ doanh nªn tõ n¨m 1900 ®Õn 1914 tØ träng c«ng nghiÖp t¨ng 19% lªn 42%.

+ NhiÒu c«ng ty ®éc quyÒn xuÊt hiÖn (Mitxui vµ Mits­bixi) chi phèi ®êi sèng kinh tÕ NhËt.

- VÒ chÝnh trÞ:

+ NhËt x©m chiÕn c¸c thÞ tr­êng c¸c n­íc Trung Quèc vµ TriÒu Tiªn.

+ G©y chiÕn tranh Trung – NhËt (1894 – 1895), chiÕn tranh Nga – NhËt (1904 – 1905).

- X· héi:

+ Nh©n d©n bÞ ¸p bøc bãc lét nÆng nÒ nªn b·i c«ng vµ biÓu t×nh lan réng. Cataiama Xen ®· truyÒn b¸ chñ nghÜa khoa häc vµ phong trµo c«ng nh©n NhËt.

N¨m 1901, §¶ng x· héi d©n chñ NhËt B¶n ®­îc thµnh lËp. Tõ sau n¨m 1868, chñ nghÜa t­ b¶n ph¸t trÓn m¹nh ë NhËt, ®Õn cuèi thÕ kû XIX NhËt chuyÓn sang giai ®o¹n ®Õ quèc chñ nghÜa.
Chữ ký của fudo85





Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản I_icon_minitimeFri Jun 25, 2010 7:08 am

Dautay_k54ls
lịch sử

Thành viên cấp 1

Dautay_k54ls

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : nguyễn thị thủy
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 23/06/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 39
Đến từ Đến từ : ninh bình
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 48
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản

 
phần tiền đề cho cải cánh còn thiếu
đó còn phải kể đến sự xuất hiện của các mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế nươc nhật[img][/img]
Chữ ký của Dautay_k54ls





Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản I_icon_minitimeTue Nov 02, 2010 11:04 am

tinyduong

Thành viên mới gia nhập

tinyduong

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 02/06/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 3
Điểm thành tích Điểm thành tích : 5
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản

 
còn phải kể đến nội dung cải cách trong giáo dục ( chìa khoá) và trong quân sự nữa!
Chữ ký của tinyduong





Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản I_icon_minitimeTue Nov 02, 2010 7:28 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 36 Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 6 Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 40Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản

 
Cải cách Minh Trị, hay Cách mạng Minh Trị, hay Minh Trị Duy tân, (明治維新 Meiji-ishin) là một chuỗi các sự kiện dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản. Cuộc cách mạng Minh Trị diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869, một thời kỳ 3 năm chuyển đổi thời kỳ hậu Edo (thường gọi là Hậu Shogun Tokugawa) và bắt đầu thời kỳ Minh Trị.

1_Tình hình Nhật Bản trước cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị
ến giữa thế kỷ XIX, sau hơn 200 năm thống trị chế độ Mạc phủ Tokugawa lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt từ kinh tế, xã hội đến chính trị.
Kinh tế
* Nông nghiệp:Đến giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản vẫn là 1 nước nông nghiệp với mối quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Chế độ tô thuế nặng nề cộng với nạn mất mùa đẩy nông dân Nhật vào cảnh đói kém, bần cùng.
* Công nghiệp:Những hải cảng lớn đã khiến kinh tế hàng hóa của Nhật Bản vô cùng phát triển, nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ công việc kinh doanh. Đó là mầm mống của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
Xã hội
Về xã hội, Nhật Bản vẩn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền lực của các daimyo và các Samurai. Tuy nhiên vào thời kỳ này các cuộc nội chiến đã kết thúc nên vai trò của các Samurai đã không còn như trước, một số chuyển sang làm nông hoạc tham gia vào các hoạt động công nghiệp, thương nghiệp.

Trong khi đó tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu lên nhưng không có quyền lực về chính trị lại bị đánh thuế nặng nề nên mâu thuẫn giữa họ và giai cấp thống trị ngày càng lớn. Cuối cùng là nông dân Nhật Bản ngày càng bị các tầng lớp trên bóc lột, áp bức nặng nề.
Chính trị
Về chính trị Nhật Bản là 1 quốc gia phong kiến với quyền hành tối cao thuộc về Nhật hoàng nhưng quyền hành thực tế lại thuộc về Mạc phủ Tokugawa. Điều này khiến các daimyo ủng hộ Nhật Hoàng tức giận, họ đòi Mạc phủ trao quyền điều hành đất nước lại cho Nhật hoàng và ngầm lập âm mưu lật đổ Mạc phủ.
Đối ngoại
Các nước tư bản phương Tây nhân lúc tình hình Nhật Bản rối ren đã nhảy vào gây áp lực Nhật Bản phải mở cửa cho họ tự do buôn bán bởi vì chế độ Mạc phủ Tokugawa thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng", đặc biệt là đối với các nước phương Tây. Ban đầu Mạc phủ không đồng ý nhưng khi Mỹ dùng vũ lực với việc cử 2 tàu chiến đến gây hấn khiến Mạc phủ phải ký hiệp ước với những điều khoản bất lợi thuộc về Nhật Bản như mở 2 cửa biển Simoda và Hadokate cho Mỹ vào buôn bán và người Mỹ khi phạm luật ở Nhật thì Nhật không được quyền xét xử mà phải giao lại cho nước Mỹ. Sau Mỹ đến lượt Anh, Pháp, Đức đòi Nhật Bản phải mở cửa và ký những hiệp ước bất bình đẳng khác.
Hậu quả
Trước tình hình khủng hoảng đó và sự đe dọa của các nước phương Tây đưa Nhật Bản đứng trước 2 con đường: tiếp tục duy trì chế độ phong kiến lạc hậu để trở thành 1 nước thuộc địa hoặc đi theo con đường cải cách đất nước để trở thành 1 cường quốc như các nước phương Tây.

2_Bối cảnh
Việc bị buộc phải mở cửa các hải cảng và chấp nhận thuế suất nhập khẩu thấp cho các nước phương Tây đã khiến Nhật Bản bị chia rẽ. Phong trào đấu tranh chống Mạc phủ Tokugawa bùng nổ khắp nơi trong thập niên 60 của thế kỷ XIX với sự lãnh đạo của các daimyo vốn trước đây bề ngoài khuất phục Mạc phủ Tokugawa đã lấy cớ mạc phủ để cho đất nước rơi vào cảnh giống như nhà Thanh lúc đó trước sự lấn lướt của phương Tây, liền nổi dậy chống lại shogun. Shogun, phần vì không muốn, phần vì không thể chống lại sự nổi loạn đó, đã nhân nhượng và rốt cục giải thể mạc phủ. Một số võ sĩ cấp tiến có đầu óc cải cách (phần lớn không có nguồn gốc thế tập) và quý tộc ở triều đình đã nhân cơ hội nắm lấy quyền lãnh đạo đất nước. Họ nêu khẩu hiệu ủng hộ hoàng đế và chống lại phương Tây (尊王攘夷, sonno joui) để thành lập chính phủ của hoàng đế. Song thực chất đấy là chính phủ của chính họ, vì hoàng đế lúc ấy chỉ mới 14 tuổi. Với khẩu hiệu nói trên, và với đất đai rộng lớn của shogun mà họ tiếp quản, chính phủ mới đã có được sự ủng hộ của các daimyo nổi loạn và nguồn lực tài chính để thực hiện các cải cách.

Tháng 12 năm 1867 chế độ Mạc phủ Tokugawa chấm dứt. Ngày 3 tháng 1 năm 1868, chính phủ mới do Nhật hoàng Minh Trị bổ nhiệm được thành lập. Giai cấp tư sản chưa được tham gia chính quyền, nhưng chế độ mới tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nên họ ủng hộ chính quyền mới. Thời kì Minh Trị (Minh Trị 明治, nghĩa là "sự cai trị sáng suốt") bắt đầu.

3_Các cải cách
Để tận dụng ưu thế trung tâm chính trị của Edo, chính phủ mới đã đổi tên Edo thành Tokyo (東京, nghĩa là Kinh đô ở phía Đông) và đưa triều đình về đó.

Chính phủ mới đưa ra khẩu hiệu "Phú quốc cường binh" (富国強兵, fukoku kyohei) nhằm khai thác tâm lý lo sợ Nhật Bản sẽ trở thành thuộc địa của phương Tây nếu không chịu canh tân. Trên cơ sở đó, họ đã thuyết phục được Nhật hoàng tuyên bố từ bỏ những tập tục có hại và sẵn sàng học hỏi phương Tây. Người Nhật trở nên nhiệt tình với bunmei kaika (文明開化, văn minh khai hóa).

Để xóa quyền lực của các daimyo, chính phủ mới đã bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các daimyo. Đồng thời, họ tuyên bố "tứ dân bình đẳng", nghĩa là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị phân biệt. Điều này gây bất bình ở tầng lớp võ sĩ, nên chính phủ phải vừa đàn áp vừa xoa dịu bằng cách bồi thường bằng tiền. Khoản tiền nhận được từ chính phủ cộng với tri thức mà tầng lớp võ sĩ được trang bị đã biến tầng lớp võ sĩ thành giai cấp tư sản. Giai cấp võ sĩ quý tộc tư sản chủ trương xây dựng Nhật Bản theo con đường quân sự là nguyên nhân dẫn đến việc Nhật Bản sau này trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt.

Chính phủ còn ban bố quyền tự do buôn bán ( kể cả ruộng đất) và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất (đồng Yên), xây dựng cơ sở hạ tầng ( đặc biệt là đường sắt ) và phát triển chủ nghĩa tư bản đến tận các vùng nông thôn.

Nhiều phái đoàn được của sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và về kỹ thuật. Toà án mới (kiểu tư sản) được thành lập. Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành trong đó có việc thành lập các trường đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh. Cơ sở hạ tầng bắt đầu được quan tâm phát triển. Nhiều chuyên gia phương Tây được mời tới Nhật Bản để phổ biến kiến thức và kỹ thuật.

Về quân sự, quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh và tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược.

Về giáo dục, đưa những thành tựu khoa học khoa học-kỹ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Những học sinh giỏi được cử sang phương Tây du học.

Năm 1889, hiến pháp mới được ban hành quy định Nhật Bản là 1 nước quân chủ lập hiến.

Chữ ký của Khánh Trang





Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản I_icon_minitimeMon Feb 20, 2012 12:08 pm

A Đa Mộc
Học sử trung đại

Thành viên mới gia nhập

A Đa Mộc

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/02/2012
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 13
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Học sử trung đại
Điểm thành tích Điểm thành tích : 15
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản

 
so sánh cuộc cách mạng tư sản Nhật vs các nc phương Tây
Chữ ký của A Đa Mộc





Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản I_icon_minitimeWed Mar 14, 2012 9:23 am

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 36 Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 40 Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 43 Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 102
Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Re: Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản

 
- Tiec la Viet Nam khong lam duoc nhu the nhi
Chữ ký của fudo85





Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới cận đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất