CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Người đàn bà mê hoa loa kèn đỏ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Người đàn bà mê hoa loa kèn đỏ I_icon_minitimeThu Jul 12, 2012 11:59 pm

Vuhoangsonhn
Để mãi không quên

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vuhoangsonhn

ĐIỀU HÀNH VIÊN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vuhoangsonhn
Họ & tên Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Người đàn bà mê hoa loa kèn đỏ Laodong1 Người đàn bà mê hoa loa kèn đỏ DHVgioi Người đàn bà mê hoa loa kèn đỏ 36Người đàn bà mê hoa loa kèn đỏ 40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 235
Đến từ Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích Điểm thành tích : 450
Được cám ơn Được cám ơn : 131

Bài gửiTiêu đề: Người đàn bà mê hoa loa kèn đỏ

 
Người đàn bà mê hoa loa kèn đỏ 10_ba128

Họa sĩ Vi Kim Ngọc, vợ của cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên.

Một buổi chiều muộn, Phó giáo sư Nguyễn Văn Huy, con trai bà Vi Kim Ngọc và Giáo sư Nguyễn Văn Huyên kể cho tôi nghe những ký ức về người mẹ của mình. Gần một phần tư thế kỷ bà xa rời cõi sống, nhưng mỗi lần kể về bà, giọng ông vẫn rưng rưng...


Ngày xưa trước hiên nhà tôi, trồng nhiều hoa loa kèn đỏ, mẹ tôi rất mê loài hoa này. Bà đã vẽ rất nhiều tranh về loài hoa rực rỡ chỉ nở duy nhất một lần vào những ngày đầu hè. Có lần, con trai tôi, khi còn nhỏ, hôm đó bà đi vắng, nó thấy hoa đẹp quá, đã ngắt hết. Bà về sững người. Bà khóc.

1. Trong ngôi nhà bà sống những ngày cuối đời cùng các con ở số 2 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, vẫn còn lưu giữ rất nhiều kỷ vật của bà Kim Ngọc. Phòng khách nhỏ, giản dị, treo rất nhiều bức tranh do bà Kim Ngọc vẽ trong những năm về hưu. Những bức tĩnh vật về hoa và quả đẹp, trong sáng như tâm hồn thuần khiết của bà Kim Ngọc vẫn hiện diện hằng ngày trong đời sống của các con bà. Như bà chưa từng đi xa… Chiếc đàn piano lặng lẽ một góc nhà, khi xưa, những lúc buồn, bà vẫn thường ước mơ có một chiếc như thế vì lúc bé bà đã từng được học đàn…

Bà Kim Ngọc là một giai nhân, lá ngọc cành vàng của Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định - thuộc đời thứ 14 của họ Vi, một dòng họ lớn, có công trong việc trấn ải biên cương ở Lạng Sơn suốt từ thế kỷ XIV trở lại. Ngay từ nhỏ, bà đã được ông Vi Văn Định rất mực yêu thương, và dành cho bà những ưu ái đặc biệt. Bởi lẽ, ông hiểu con gái mình có một nhan sắc và trí tuệ hơn người. Nhưng đối với bà Kim Ngọc, thì mẹ và anh trai Vi Văn Lê là những người có ảnh hưởng đến tư tưởng của bà từ thời con gái. Một người làm cho bà hiểu những bất công của xã hội phong kiến đối với phụ nữ, một người làm cho bà lóe lên niềm tin ngọn gió tự do, bình đẳng, bác ái phương Tây thổi tới sẽ làm thay đổi cuộc sống ngột ngạt của cuộc đời bà. Đến sau này, trong những ngày cuối đời, bà vẫn để trên tường, cạnh giường ngủ của mình tấm ảnh của anh Lê.

Người đàn bà mê hoa loa kèn đỏ Cu-Vi-Van-Dinh-o-Viet-Bac-B
Gia đình cụ Vi Văn Định ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang năm 1948.

Bà là một giai nhân sắc nước hương trời. Có nhiều giai thoại được kể lại về nhan sắc của hai chị em bà Vi Kim Ngọc và Vi Kim Phú. Họ từng được chọn là hoa khôi của tỉnh Thái Bình, dù không hề tham gia thi hoa hậu. Trong nhật ký của mình, bà từng viết: “Nhớ những buổi chiêu đãi quốc tế, họ trầm trồ khen em là giai nhân. Ngồi xe lửa cũng có chàng trai người Thái xin chụp cho em một tấm hình”. Ý thức mình là một người phụ nữ đẹp nhưng trong bà Kim Ngọc vẫn luôn có tư tưởng đổi mới, giải phóng từ rất sớm. Bản thân bà là một người phụ nữ sống trong một gia đình phong kiến, bà nhận thức được cái hay và dở của chế độ. Nỗi ám ảnh vì người mẹ thân yêu phải sống trong cảnh năm thê bảy thiếp, để lại trong bà Kim Ngọc những ký ức buồn. Vì thế, bà đã sớm có tư tưởng cấp tiến, tự quyết định hạnh phúc của mình.


2. 13 tuổi, ông Vi Văn Định đã nhận gả bà Kim Ngọc cho một người họ Dương Thiệu. Đến năm 16 tuổi, bà Kim Ngọc biết chuyện và nhất định đòi ông phải “sêu trả” ba năm (tục lệ xưa khi nhận lời, hàng năm nhà trai biếu tết chờ con gái đến tuổi gả chồng. nếu phá bỏ phải trả lễ. Lễ đó gọi là “sêu trả”). Bà không chấp nhận cảnh “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” và quyết tâm giành quyền quyết định hạnh phúc của mình. Bà phớt lờ tất cả đám quan lại phong kiến, tìm đến những trí thức mới, những người học rộng tài cao.

Giấc mơ ngọt ngào thời thiếu nữ của bà Kim Ngọc đã được viết lại trong nhật ký: Năm 1935, lúc em là thiếu nữ, nhiều thanh niên mong muốn kết duyên châu trần. Nhưng em thờ ơ, ai cũng từ chối. Em đợi chàng trai xứng đáng, có đức, có tài, có thủy có chung với em. Em ước có chàng Hoàng Phủ Thiếu Hoa và em là Mạnh Lệ Quân. Như thế trai tài gái sắc mới xứng.

Người đàn bà mê hoa loa kèn đỏ 10_le128-400
Lễ thành hôn của bà Vi Kim Ngọc và Giáo sư Nguyễn Văn Huyên.

Giấc mơ thành sự thật khi bà gặp Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên. Một người bạn đã kể về ông và mang tấm ảnh của ông đến cho bà xem. Khi đó ông đang ở Paris, nhưng ấn tượng về một người con trai tài hoa, trí thức đã để lại trong bà những rung động đầu đời. Bà Kim Ngọc đã ghi lại trong nhật ký của mình. Có anh bạn đưa ảnh cho em xem, ca tụng anh Nguyễn Văn Huyên là tiến sĩ văn khoa, lại có bằng cử nhân luật. Khi đó, anh còn ở tại thành đô Paris. Em cũng nghe thoảng qua chẳng nghĩ đến. Khi anh về nước, bạn anh đưa xuống Thái Bình thăm, cha mẹ mời anh ăn cơm trưa. Em cùng anh đôi ta biết nhau từ đó. Hồi đó, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên thường lái xe cùng người bạn thân của mình là luật sư Nguyễn Mạnh Tường xuống tận Thái Bình thăm bà Kim Ngọc. Rồi một lần, trong cuộc gặp gỡ tại nhà riêng của gia đình ông Nguyễn Văn Vĩnh ở ven Hồ Tây, ông bà đã bén duyên.

Sau đó, trong một lần gặp nhau tại Huế, gia đình Nguyễn Văn Huyên gửi thư cầu hôn bà Kim Ngọc. Nhưng lần đó, bà theo cha, bôn ba đi nhiều nước, sang cả hoàng gia Thái Lan, Campuchia. Cho đến khi bà nhận được bức thư do chính Nguyễn Văn Huyên cầm bút viết, và dòng chữ, gửi lời thăm em, người đáng yêu nhất thì bà mới bằng lòng để nhà trai xuống Thái Bình cầu hôn. Năm 1936, từ giã cuộc sống của một gia đình quý tộc thuộc hàng cao cấp nhất thời Pháp thuộc, bà Kim Ngọc về làm dâu gia đình Nguyễn Văn Huyên. Khi đất nước lầm than, bà cùng sống với chồng cuộc sống đạm bạc, không giàu sang phú quý. Đó là những năm đi tản cư, hết Phú Thọ, rồi Tuyên Quang…

Cuộc sống vất vả, khốn khó. Giáo sư Nguyễn Văn Huyên hiểu được sự hy sinh thầm lặng của vợ. Trong bức thư gửi cho bà Kim Ngọc từ Hội Nghị đàm phán ở Fontainebleau (1946), bức thư mà con trai ông bà, ông Nguyễn Văn Huy coi như một tuyên ngôn về lẽ sống của gia đình Nguyễn Văn Huyên về sự dấn thân của một trí thức yêu nước, ông Huyên viết: Huyên cũng như bao anh em sinh trưởng trong một nước nô lệ. Ngọc cũng cảm thấy trong 10 năm, hai ta sống với nhau hoàn toàn trong cảnh tạm bợ mà thôi. Mà Ngọc là người sinh trưởng trong một gia đình hào phú, cũng có trí cao thượng, không bo bo giữ cái lợi tức thời, nên cũng trợ giúp Huyên tìm đường thoát ly khỏi vòng nô lệ. Như nhiều phụ nữ khác, bà Kim Ngọc làm bổn phận của một người mẹ, người vợ, chăm chồng, nuôi con. Bốn người con của ông bà đều lớn lên trong sự chăm chút, yêu thương của bà.

3. Nương mình dưới cái bóng quá lớn của chồng, bà Kim Ngọc đã lặng lẽ hy sinh. Nhưng vốn là một người thông minh, sắc sảo, có tư tưởng cấp tiến, nên cái tôi trong bà vẫn luôn luôn cựa đạp. Cho đến khi mọi việc gia đình tạm yên ổn, con cái trưởng thành, bà bắt đầu sống cho mình. Đi con đường độc lập của mình. Đó là những năm 1954 bà tự nguyện tham gia chỉnh huấn, đi làm ở một phòng thí nghiệm của Trường Đại học Y thời kháng chiến, 1955-1960, bà tranh thủ buổi tối, đi học bổ túc văn hóa. Từ trình độ Tiểu học, bà đã học xong PHTH và khóa đào tạo chuyên về ký sinh trùng, tốt nghiệp bằng Y sĩ. Đó là cả một quá trình thay đổi lớn về mặt nội tâm của bà Kim Ngọc.

Người đàn bà mê hoa loa kèn đỏ Gia%20dinh%20NVH
Gia đình cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên.

Ông Nguyễn Văn Huy nói rằng, bà không bao giờ muốn thua kém ai, luôn nỗ lực hết mình để ngang tầm với thời đại. Nhưng điều lớn lao hơn ở bà Kim Ngọc, không phải bà vươn lên để chỉ cho cá nhân mình, mà cho các con, để các con noi theo, và để làm rạng danh cho chồng, một vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục đáng kính. Thế mới biết được tầm vóc suy nghĩ vượt thời đại của bà Kim Ngọc.

Đầu tiên, bà làm công tác thí nghiệm ở Bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Dược khoa ở Tuyên Quang trong những năm đi tản cư. Sau đó, bà về làm việc tại Bộ môn ký sinh trùng, Trường Đại học Y của Giáo sư Đặng Văn Ngữ cho đến khi nghỉ hưu. Bà trở thành trợ thủ đắc lực của Giáo sư Đặng Văn Ngữ. Không ai tưởng tượng được những tiêu bản vẽ muỗi, giun, sán mà bà nhìn qua kính hiển vi được vẽ lại một cách tỷ mẩn và đẹp đến vậy. Về sau những tiêu bản này trở thành tài liệu giảng dạy quý của Giáo sư Ngữ. Và có lẽ cũng không một giáo sư nào viết một cuốn sách có cả tên của một y sĩ đứng đồng tác giả như trường hợp của bà. Đó là sự nỗ lực đóng góp của bà cho xã hội.

4. Những năm tháng về hưu, bà đã tìm đến hội họa. Bà Kim Ngọc luôn sống vì những người thân yêu nhưng không muốn sự an nhàn, vì điều đó thể hiện sự thấp kém của tâm hồn. Một người phụ nữ thông minh, không để mình hoang mang, lúng túng bởi những lo âu, phiền muộn của tuổi già. Bà yêu cái đẹp, và luôn ý thức về giá trị của cái đẹp. Bà vẫn thường khuyên các con và đồng nghiệp của mình ăn mặc không cần cầu kỳ, đắt tiền; quần áo bình thường nhưng phải đẹp. Đẹp là tôn trọng mình và tôn trọng người khác.

Những câu chuyện đó vào những năm 60-70 rất xa lạ, thậm chí người ta không dám trang điểm, ăn mặc đẹp. Nhưng bà luôn có những tư tưởng đi trước thời đại, đó là sự tinh tế trong ứng xử, và luôn biết làm đẹp cho mình. Cái đẹp là một giá trị của người phụ nữ. Và bà đã mang cái đẹp giản dị, gần gụi của cuộc sống vào những bức tranh tĩnh vật. Năm 1974, bà đã có triển lãm tranh ở Bảo tàng Mỹ thuật. Những nỗ lực của bà trong hội họa đã được giới chuyên môn công nhận, bà trở thành hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Ông đồ Vũ Đình Liên, một người bạn thân thiết của gia đình bà rất thích những bức tranh của bà Kim Ngọc. Cảm cái đẹp trong những bức tranh tĩnh vật của bà, ông viết: Màu tươi trên quả chín/ Vị ngọt trong miệng người/ Không chỉ say sắc rượu/ Mà còn mê tình người. (27-6-1975).

Bà để lại hàng trăm bức tranh, ngoài những bức tĩnh vật đẹp tinh tế, trong sáng còn có một mảng đề tài về những nữ nhân vật lịch sử. Hình tượng những người phụ nữ như Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng đã đi vào tranh của bà như một biểu tượng đẹp về phụ nữ Việt Nam, về ý thức nữ giới rất sâu trong tư tưởng của bà.

Giờ bà đã trở thành người thiên cổ. Nhưng các con của bà Kim Ngọc vẫn đang nối tiếp tư tưởng của gia đình bà, để viết tiếp câu chuyện về một gia đình trí thức lớn… Ngoài kia, những khóm hoa loa kèn đỏ đầu tiên mà các con bà trồng lại đã nở. Những bông loa kèn đỏ rực rỡ đã được trân trọng đặt trên bàn thờ bà… Hình như, bà chưa từng đi xa…


Khánh Linh (theo CAND.com)
Chữ ký của Vuhoangsonhn




 

Người đàn bà mê hoa loa kèn đỏ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất