CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Vì sao học sinh ghẻ lạnh với môn Lịch sử?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Vì sao học sinh ghẻ lạnh với môn Lịch sử? I_icon_minitimeSat Mar 29, 2014 7:05 pm

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Vì sao học sinh ghẻ lạnh với môn Lịch sử? 36 Vì sao học sinh ghẻ lạnh với môn Lịch sử? 40 Vì sao học sinh ghẻ lạnh với môn Lịch sử? 43 Vì sao học sinh ghẻ lạnh với môn Lịch sử? 102
Vì sao học sinh ghẻ lạnh với môn Lịch sử? 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Vì sao học sinh ghẻ lạnh với môn Lịch sử?

 


   

Học sinh ngành học Lịch sử ra trường rất khó kiếm việc làm. Nếu có việc làm đi nữa thì đó là những việc kiếm ra rất ít tiền. sự kiện nóng

Vì sao, vì sao và vì sao?

Theo kết quả công bố điểm thi tuyển sinh đại học của một số trường năm nay thì điểm thi môn Lịch sử được xem là thấp không ngờ, ngay cả khi so sánh điểm thi môn Lịch sử với những bộ môn khác của khối C như Địa Lí, Ngữ Văn.

Đây không phải là điều gì mới mẻ bởi tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay. Theo thông kê năm 2005 có 58,5% số bài thi môn Lịch sử bị điểm 1 trở xuống. Năm 2006 điểm trung bình các bài thi là 1,96, thấp nhất trong số các môn thi vào ĐH. Năm 2007 điểm dưới trung bình chiếm 95,74%.

Với những kết quả thi như trên chúng ta có thể thấy rõ một sự thật là chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay thấp, nếu như không muốn nói là rất thấp.

Vậy vì sao chất lượng môn Lịch sử lại thấp như vậy? Lỗi do giáo viên, học sinh hay chương trình, sách giáo khoa... hay do tất cả? Và nếu là tất cả thì mỗi 1 yếu tố trên ảnh hưởng cụ thể là như thế nào?

Đây là điều mà đã có rất nhiều học giả, giáo viên lên tiếng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một lí giải nào toàn diện. Hầu hết chỉ đưa ra được một vài nguyên nhân nào đó, và do vậy thường là phiến diện bởi đa số những người lên tiếng lại là những người ngoài ngành hoặc là không trực tiếp đứng lớp giảng dạy Lịch sử ở trong trường phổ thông.

Nhìn chung, dư luận xã hôi cho đều rằng học sinh chán ghét môn Lịch sử. Giáo viên dạy không hấp dẫn và học lịch sử chẳng biết để làm gì, còn trong trường học môn Lịch sử lại là môn cứu cánh cho những kì thi tốt nghiệp (thiếu nghiêm túc).

Vậy thì tại sao môn Lịch sử, đáng lẽ ra phải là 1 trong những môn học hấp dẫn, lại trở thành 1 trong những môn học "đáng sợ" nhất của học sinh?

Bằng sự hiểu biết còn hạn chế của mình và với gần mười năm kinh nghiệm giảng dạy Lịch sử ở trường THPT tôi xin được nêu ra một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Nguyên nhân và hệ lụy

Sách giáo khoa: Ai cũng biết ở Việt Nam tuyệt đại đa số học sinh khi đến trường học, tài liệu gần như duy nhất để học là sách giáo khoa (tài liệu tham khảo nếu có chỉ là những cuốn sách ôn thi).

Mà SGK thì như thế nào? Tôi đã từng đọc hầu hết SGK Lịch sử từ lớp 4 đến lớp 12 đang sử dụng hiện nay, và có thể nói 1 điều là kinh khủng! Sách rất mỏng, ít trang nhưng người ta đưa vào đó 1 khối lượng kiến thức khổng lồ với đầy rẫy những số liệu mà đến ngay cả giáo viên nếu có nhớ được thì cũng sẽ là thiên tài.

Chưa hết, ngôn ngữ thì vô cùng khô khan, câu từ thì cộc lốc, mỗi đoạn thường thì chỉ dăm bảy câu là hết. Và còn vô vàn những thuật ngữ, thậm chí nhiều thuật ngữ khó đến mức giáo viên khó mà giải thích đến nơi, đến chốn được. Đọc mà tôi có cảm giác như đang đọc một cuốn sách lí luận. Ngay một giáo viên khi đọc nhiều khi còn cảm thấy như một cực hình, do đó sẽ không có gì là lạ nếu học sinh không muốn đọc nó.

Điểm thi đại học môn Lịch sử năm nay được xem là thấp không ngờ. Ảnh minh họa

Tôi cũng đã đọc sách Lịch sử dành cho học sinh phổ thông nước Pháp và sách của Nguyễn Hiến Lê viết cho học sinh miền Nam trước năm 1975. Đó là những cuốn sách vô cùng hấp dẫn và dễ hiểu. Đọc nó không ai muốn rời quyển sách ra khỏi tay khi chưa đọc xong.

Còn về sách tham khảo, sách Lịch sử đang được bán ở các hiệu sách thì cũng chẳng hơn là bao khi mà rất hiếm có được một cuốn sách hay. Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần đã từng phải thốt lên "học sinh không thích học sử, học văn, ta phải mừng vì sách sử, sách văn hiện quá lôm côm ".

Thời lượng dạy trên lớp quá ít: Nói điều này sẽ có nhiều người cười, vì môn nào chả kêu là được dạy quá ít, và có môn nào là không kêu gào để được tăng tiết dạy đâu. Ở đây tôi chỉ lấy một ví dụ: Theo GS TSKH Vũ Minh Giang (ĐHQG Hà Nội) trong một lần phát biểu trên VTV2 ông nói rằng ở Mỹ, Pháp trong trường phổ thông học sinh được học 4, 5 tiết/tuần.

Còn ở Việt Nam 3 năm THPT học sinh chỉ được học 140 tiết/105 tuần, trung bình chưa đầy 1,5 tiết/tuần. Thật kì lạ là ở Việt Nam rất coi trọng các môn học chính trị, và môn Lịch sử là môn gần chính trị nhất, vậy mà lại là môn bị đối xử bạc nhất.

Quan điểm lịch sử thiếu khách quan:Với việc coi môn Sử là một môn học phải phục vụ mục đích chính trị nên nội dung kiến thức được viết ra theo quan điểm một chiều, và do đó không cho phép giáo viên, học sinh có quan điểm khác. Đây là một điều cần phải xem xét lại! Bởi vì điều này sẽ hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, biến học sinh thành cái máy dập khuôn theo những gì mà sách nói.

Lịch sử là khách quan, nhưng cách nhìn nhận của những tác giả viết SGK Lịch sử lại rất chủ quan. Thế là học sinh khi học, chỉ thấy ta đúng họ sai, ta tốt họ xấu, ta thắng họ thua, ta sống họ chết...

Cho nên học sinh thường chỉ được biết và hiểu theo hướng một chiều hết sức phiến diện. Vẫn biết là khi dạy thì cần phải định hướng cho học sinh nhưng điều đó không có nghĩa là áp đặt hoàn toàn mang tính chất bắt buộc được.

Giáo viên thiếu tâm huyết: Dạy lịch sử cần có tâm huyết, yêu nghề thì mới dạy hay được. Nhưng hiện nay giáo viên nói chung và giáo viên dạy môn này nói riêng hầu hết là không tâm huyết với nghề. Lí do chính là công việc này không mạng lại thu nhập đảm bảo cuộc sống.

Sẽ không quá khi nói rằng giáo viên hiện nay có thể chia làm 4 loại nếu xét về nguồn thu nhập: Thứ nhất, những giáo viên coi việc dạy học trên lớp là phụ dạy thêm là chính. Thứ hai, những giáo viên coi dạy học là phụ kinh doanh ngoài là chính.

Thứ ba, những giáo viên coi dạy học là chính và không làm thêm, do đó họ nghèo. Có thể thấy rất ít giáo viên trong số họ tâm huyết với nghề. Bài giảng thường thiếu sự hấp dẫn đối với người học, trở nên khô khan thiếu sức thuyết phục.

Không được xã hội coi trọng đúng mức: Trong trường học môn Lịch sử luôn bị coi là môn phụ, thường bị lãnh đạo, đồng nghiệp và kể cả xã hội nhìn nhận bằng ánh mắt thiếu thiện cảm (vì những giáo viên dạy Toán, Lí... có giá hơn!). Còn học sinh và phụ huynh thì có suy nghĩ đơn giản rằng học Lịch sử chẳng sẽ có ích gì, vì nó không phục vụ cho việc thi cử và kiếm tiền sau này.

Đọc văn kiện Đại hội Đảng chúng ta cũng thấy Đảng và Nhà nước đã nhận ra điều này và nhấn mạnh là phải coi trọng, tăng cường các môn Khoa học Xã hội và Nhân văn trong trường học. Thế nhưng sau mỗi lần cải cách giáo dục và thay sách giáo khoa người ta lại thấy những môn này bị hạ thấp hơn.

Phương pháp dạy học lạc hậu: Đây là nguyên nhân dễ nhận thấy nhất và cũng được nói đến nhiều nhất nhưng mặt khác đó cũng lại là nguyên nhân khó khắc phục nhất.

Và khi nhắc đến nguyên nhân này, người ta chỉ làm 1 việc đơn giản duy nhất là đổ lỗi cho giáo viên. Nhưng suy cho cùng thì giáo viên cũng chỉ là người chịu hậu quả của một nền giáo dục lạc hậu đã kéo dài mà thôi. Tất cả giáo viên đều biết rất rõ về điều này nhưng với hoàn cảnh hiện nay họ gần như không có lựa chọn khác.

Thực tế là rất khó có thể áp dụng đổi mới phương pháp dạy học được vì chương trình, điều kiện hiện nay không cho phép mặc dù hầu hết giáo viên đều rất muốn. Có cả ngàn lí do cản trở việc thực hiện đổi mới phương pháp. Ở đây tôi xin chỉ nêu ra 2 lí do chính:

- Áp lực thi cử: Đúng hơn là áp lực thành tích, nếu không đọc cho trò chép thì trò không ghi chép được. Do đó chẳng biết học như thế nào để phục vụ cho những bài kiểm tra mà nếu như không thuộc thì không làm được;

- Bài học quá dài, thời lượng 1 tiết là 45 phút nhưng nhiều bài dài đến 7, 8 trang SGK(khổ 17 x 24cm) với cả gần chục đề mục. Trong khi giáo viên rất khó có thể lược dạy hay cho học sinh tự học vì sợ khi thi học sinh không làm được, đến lúc đó họ lại là người phải chịu trách nhiệm.

Tôi cũng đã đọc sách Lịch sử dành cho học sinh phổ thông nước Pháp và sách của Nguyễn Hiến Lê viết cho học sinh miền Nam trước năm 1975. Đó là những cuốn sách vô cùng hấp dẫn và dễ hiểu. Đọc nó không ai muốn rời quyển sách ra khỏi tay khi chưa đọc xong.

Trang thiết bị, đồ dùng dạy học thiếu: Ở hầu hết các trường trang thiết bị dạy học Lịch sử đều rất thiếu, đặc biệt là trường dân lập các địa phương. Thường thì trong trường chỉ có 1 số ít bản đồ, còn mô hình, sa bàn thì hoàn toàn không có.

Trong khi chi phí cho 1 mô hình Lịch sử còn đơn giản và rẻ hơn nhiều so với 1 máy phát điện hay 1 kính hiển vi. Giáo viên khi lên lớp vẫn thường là phải tự làm ra đồ dùng để phục vụ cho bài dạy của mình.

Cách thức tổ chức và ra đề kiểm tra: Ở ta, áp lực thi cử đối với học sinh là rất lớn. Sở dĩ có áp lực lớn là vì một phần là do cách tổ chức thi và cách ra đề kiểm tra.

Về cách tổ chức thi, thường là thi cả khối và trộn học sinh các lớp vào với nhau. Ngoài kì thi cuối kì lại còn có cả thi giữa kì, thậm chí có trường còn tổ chức kiểm tra 45 phút nữa. Điều này gây áp lực tâm lí nặng nề cho học sinh, khi mà vừa mới trải qua kì thi này đã phải chuẩn bị cho kì thi sau.

Còn cách ra đề, thường là thi đề chung của toàn địa phương(tỉnh hoặc huyện). Điều này khiến giáo viên buộc phải dạy đầy đủ kiến thức trong sách, vì nếu nhỡ thi vào nội dung mà giáo viên cho học sinh về nhà tự học, thì học sinh điểm thấp và đương nhiên là họ phải chịu trách nhiệm.

Dạy đúng phân phối chương trình: Mặc dù hiện nay giáo viên được phép điều chỉnh phân phối chương trình cho phù hợp nhưng sẽ rất phiền phức khi có đoàn thanh tra, kiểm tra, nên hầu như chẳng ai làm việc này.

Trong khi các trường hiện nay đều phân luồng học sinh theo khối thi. Do đó cách dạy và phân phối chương trình từng lớp cần có sự khác nhau, đặc biệt là khi lên lớp dạy có rất nhiều tình huống phát sinh khiến giáo viên phải điều chỉnh cho phù hợp. Và hệ quả là giáo viên thường xuyên phải chạy cho kịp chương trình.

Ở các nước phát triển giáo viên được tuỳ chỉnh chương trình và bài dạy miễn sao đến cuối học kì họ đảm bảo đủ số tiết dạy và hoàn thành chương trình, cho nên họ thoải mái thực hiện những ý tưởng dạy học khác nhau, hay cùng học sinh giải quyết đến nơi đến chốn một nội dung nào đó của bài học.

Không có giá trị sử dụng: Học sinh ngành học Lịch sử ra trường rất khó kiếm việc làm. Nếu có việc làm đi nữa thì đó là những việc kiếm ra rất ít tiền. Chưa kể tới việc để có việc làm, họ còn phải mất một khoản tiền không nhỏ để xin việc vì hầu hết những công việc phù hợp với ngành học thường là những công việc làm ở cơ quan Nhà nước.

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng ít nhất 96% số người làm vì tiền và chỉ muốn làm những việc kiếm ra nhiều tiền. Do đó môn Sử không hấp dẫn họ, hay nói đúng hơn là họ không có động lực gì để học Sử
Chữ ký của fudo85




 

Vì sao học sinh ghẻ lạnh với môn Lịch sử?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Khối Trung học phổ thông :: ÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG MÔN SỬ TRỰC TUYẾN-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất