Đầu xuân khai bút mong chỉ giáo thêm:
p { margin-bottom: 0.08in; }
Thất bại liên tiếp trên
chiến trường miền Nam, buộc Mỹ chấp nhận ngồi vào
bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Paris. Cuộc đàm phán
Paris về Việt Nam là một hội nghị dài nhất trong lịch
sử đấu tranh ngoại giao thế giới (4 năm 8 tháng 14
ngày), đó thực sự là cuộc đấu trí vô cùng gay go,
phức tạp, đầy kịch tính trên mặt trận ngoại giao,
cuối cùng ta đã giành thắng lợi, góp phần quan trọng
vào chiến thắng chung của toàn dân tộc. Đó cũng là Hội
nghị thể hiện rõ nét nhất, hiệu quả nhất, thành công
nhất của nghệ thuật kết hợp đánh - đàm dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
HIỆP
ĐỊNH PARIS ĐỈNH CAO CỦA NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO “VỪA
ĐÁNH VỪA ĐÀM”
Vừa
đánh vừa đàm là chính sách có từ lâu trong lịch sử
dân tộc ta.
Vừa đánh vừa đàm xuất hiện từ sớm. Cuối 1426, sau
chiến thắng Tốt Động - Chúc Động, Nguyễn Trãi thay
mặt Lê Lợi đàm phán với tướng Minh Vương Thông, cho
đến sau chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang (10.1427) và
đọc "Bài văn hội thề" có giá trị như một
hiệp định rút quân. Năm 1946, ta vừa đánh Pháp vừa đàm
phán với chúng, kí Hiệp định sơ bộ 6.3.1946, họp Hội
nghị Fontainebleau, kí Tạm ước 14.9.1946 nhằm tạm hoà
hoãn với Pháp, tranh thủ thời gian chuẩn bị kháng chiến
lâu dài. Trong Kháng chiến chống Mĩ, sau thắng lợi tết
Mậu Thân, ta vừa đánh vừa đàm với Mĩ từ 5.1968. Tháng
10.1968, Mĩ buộc phải chấm dứt hoàn toàn ném bom Miền
Bắc và cuối cùng kí Hiệp định Pari 27.1.1973, chấm dứt
chiến tranh, rút hết quân khỏi Miền Nam Việt Nam. Sau đó
ta vẫn duy trì vừa đánh vừa đàm với 4 diễn đàn: các
ban Liên hợp Quân sự ở Sài Gòn, Hội nghị hiệp thương
giữa hai bên Việt Nam ở Pari, gặp riêng cấp cao Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà - Hoa Kì, Uỷ ban Kinh tế Hỗn hợp
Việt - Hoa Kì ở Pari. Các diễn đàn này tiếp tục tấn
công địch trên dư luận, hỗ trợ chiến thắng, đẩy
lùi chính sách can thiệp của Mĩ, cô lập nguỵ, góp phần
vào thắng lợi năm 1975.
Sự
kết hợp đánh - đàm được Đảng ta chính thức triển
khai từ năm 1967, nhưng từ những năm trước đó chủ
trương này đã được phôi thai nghiên cứu trong các nghị
quyết của Đảng, các chỉ đạo của các lãnh tụ của
cách mạng Việt Nam.Trong hội nghị bộ chính trị ngày 12
và 13/3/1965 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Phải
thắng trong quá trình chiến tranh chống Mỹ, nhưng phải
vừa kiên quyết vừa khôn khéo, lúc nào Mỹ muốn đi ra
thì tạo điều kiện cho nó rút”.Đó là tư tưởng chỉ
đạo xuyên suốt trong quá trình đấu tranh ngoại giao
đánh-đàm của cách mạng nước ta cho đến khi ký hiệp
định Paris.
Đến cuối 1965,ban chấp
hành trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ XII, nhận
định “Hiện nay đế quốc Mỹ đang lúng túng bị động,
âm mưu tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược
nước ta, do đó lúc này chưa có điều kiện cho một giải
pháp chính trị về vấn đề Việt Nam.Chỉ khi nào ý chí
xâm lược bị đè bẹp, những mục tiêu hòa bình, độc
lập, dân chủ, trung lập của nhân dân miền Nam được
bảo đảm thì ta mới có thể thương lượng giải quyết
vấn đề Việt Nam”.Thêm vào đó Chủ Tịch Hồ Chí Minh
nói rõ thêm mối quan hệ đấu tranh trên mặt trận quân
sự và mặt trận ngoại giao “Hướng của ta không phải
thắng rồi mới đàm mà có thể đàm rồi mà vẫn tiếp
tục đánh như ở trận Điện Biên Phủ”.Như vậy đến
hội nghị trung ương Đảng tháng 12/1965 sách lược vừa
đánh vừa đàm trong kháng chiến chống Mỹ đã được
hình thành và khẳng định.
Trong khi ta phát triển cả
thế và lực, thì Mỹ ngày càng sa lầy và lún sâu trong
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Để giành thắng
lợi ngày càng to lớn hơn nữa, Đảng chủ trương mở
rộng mặt trận đấu tranh ngoại giao và thực hiện kết
hợp chặt chẽ giữa các mặt đấu tranh.Sau đợt một
Tết Mậu Thân quân ta giành được thắng lợi to lớn
tiêu diệt nhiều sinh lực địch và phương tiện chiến
tranh của địch, làm cho ý chí xâm lược của Mỹ bị
lung lay, nhưng do sai lầm trong chỉ đạo nên quân ta cũng
bị tổn thất nên khhong thể dứt điểm, trên thực tế
tổng khởi nghĩa đã không nổ ra,quân Mỹ ngụy sau phút
choáng váng ban đầu đã gượng dậy đẩy ta ra khỏi các
thành phố, lấn chiến vùng nông thôn, trên miền Bắc
Jonhson đơn phương tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc
và sẵn sàng nói chuyện với ta.Xem xét cụ thể tình hình
thấy không thể ép Mỹ hơn được nưa ta bắt đầu
thương lượng. Ngày 3-4-1968, ta tuyên bố “….Về phía
mình, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên
bố sẵn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với đại
diện Mỹ nhằm xác định với phía Mỹ việc chấm dứt
không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến
tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để
bắt đầu nói chuyện”. Tuyên bố trên đã thực sự mở
đầu cuộc tiến công ngoại giao.Phát huy thắng lợi trên
chiến trường và nhân cơ hội cuộc chạy đua nước rút
vào Nhà Trắng, trên mặt trận ngoại giao ta ép Mỹ ở
hội nghị hai bên tại Paris. Sự kết hợp đánh - đàm đã
mang lại kết quả ngày 31-10-1968, Jonhson phải ra lệnh
chấm dứt mọi hành động đánh phá miền Bắc để đi
tới đàm phán bốn bên. Điều này đánh dấu xu thế
không thể đảo ngược là thế và lực của ta ngày càng
mạnh lên, Mỹ nguỵ ngày càng suy yếu và đi xuống.
Bước vào Hội nghị bốn
bên trong phiên họp ngày 8/5/1969, trưởng đoàn mặt trận
dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Trần Bửu Kiếm
tiến công bằng Giải pháp toàn bộ mười điểm, đòi Mỹ
rút nhanh, rút hết quân khỏi Việt Nam mà không được
đòi điều kiện gì. Tiếp đó, ta tiến công với tám
điểm nói rõ thêm, ba điểm về ngừng bắn, đặc biệt
là lập trường bẩy điểm ngày 1-7-1971, ta gắn thời hạn
rút hết quân với thả hết tù binh. Thiện chí của ta
thể hiện trong những đề nghị và khẩu hiệu hoà bình
đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân
dân tiến bộ trên thế giới. Phong trào phản đối Mỹ
leo thang, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh phát triển mạnh
mẽ trên thế giới nhất là phong trào phản chiến ngày
càng lan rộng trên toàn nước Mỹ.
Thất bại nặng nề trên
chiến trường và trước những đòn tấn công ngoại giao
trên bàn đàm phán, từ tháng 7-1970 R. Nixon ra lệnh rút
quân dần ra khỏi miền Nam nước ta. Điều này khẳng
định sự thành công trong thực hiện nghệ thuật kết
hợp đánh - đàm của ta. Đấu tranh ngoại giao không chỉ
khuyếch trương thắng lợi trên chiến trường củng cố
niềm tin cho nhân dân và bạn bè quốc tế, làm lung lay ý
chí xâm lược của Mỹ mà còn hỗ trợ, che chắn cho
chiến trường trong những thời điểm khó khăn
(1969-1971). Khi quân Mỹ rút dần để thực hiện chiến
lược Việt Nam hóa chiến tranh ta thuận nước đẩy
thuyền ép Mỹ rút nhanh hơn nữa, tính tới tháng 9/1970 họ
đã đơn phương rút đi 14 vạn quân tình thế lúc này Mỹ
vẫn bị động đối phó tuy nhiên ta cũng còn gặp nhiều
khó khăn sau Mậu Thân.Do vậy để tăng sức ép ngày
17/9/1970 chính phủ cách mạng lâm thời đưa ra tuyên bố
8 điểm để giải thích cho rõ thêm giải pháp toàn bộ
10 điểm.Sau khi mỹ rút cơ bản đến tháng 5/1971 chỉ còn
6,5 vạn thì quân ngụy thất bại nặng nề trong cuộc
hành quân “Lam Sơn 719” và Đường 9 Nam – Lào , còn
lực lượng của ta được bảo toàn, không ngừng phát
triển.
Sau chuyến đi thăm Trung
Quốc của Nixon trưởng đoàn đàm phán Mỹ Uyliam Pooto
tuyên bố ngừng vô thời hạn hội nghị Paris “Chúng tôi
cho rằng tốt hơn là chờ các ông có một dấu hiệu
chứng tỏ các ông sẵn sàng đi tới những cuộc trao đổi
có ý nghĩa về các vấn đề nêu lên trong đề nghị của
các ông và của chúng tôi.Phía chúng tôi sẽ chú ý đến
những dấu hiệu loại đó mà các ông có thể gửi đến
bằng những con đường thích hợp vói các ông….(..) Nếu
các ông muốn thực sự đàm phán nghiêm chỉnh thì tôi
chắc chắn rằng các ông phải hiểu chúng tôi phải thăm
dò ý định của các ông trước khi thỏa thuận gặp
nhau”. Vói cuộc tấn công Xuân - Hè 1972 chúng ta chuyển
cho phía Mỹ một bị vong lục nhắc nhở họ rằng chiến
tranh Việt Nam vẫn còn đó và vấn đề phải được giải
quyết với các nhà lãnh đạo Việt Nam chứ không phải
là với Liên Xô hay Trung Quốc dù cho Chu Ân Lai có xem
trọng vấn đề Việt Nam và Đông Dương hơn vấn đề
Việt Nam hay là Liên Xô đã không đáp ứng yêu cầu mới
nào về trang bị của Bắc Việt cả như Kissinger viết
thì cũng vậy thôi, rõ ràng chuyến đi của Nixon tuy làm
“thay đổi thế giới” nhưng không thể làm chậm cuộc
tấn công của quân giải phóng.Với một cuộc tiến công
quy mô của các sư đoàn chủ lực thiện chiến có sự
hiệp đồng binh chủng,trong ba ngày nửa phần bắc Quảng
Trị bị ta chiếm, cái mà Abrams gọi là “niềm tin lớn
và tinh thần cao” của quân đội Sài Gòn tan biến.Sau ba
tháng tiến công ta đã tiêu diệt 20 vạn quân địch giải
phóng toàn bộ Quảng Trị, phần lớn Komtum…củng cố
thế và lực của ta trên chiến trường như đồng chí Lê
Duẩn nhận định “Diễn biến của bốn tháng đầu năm
1972 chứng tỏ bộ đội chủ lực của ta có thể tiêu
diệt hoàn toàn sư đoàn chủ lực ngụy”.Như vậy cuộc
tiến công xuân hè trong thế đánh đã tạo bước ngoặt
có tính chất quyết định về so sánh lực lượng trên
chiến trường và quá trình đàm phán tại Hội nghị
Paris.Sau các cuộc gặp Lê Đức Thọ và Kisinger trong tháng
8, 9, 10/1972 nội dung cơ bản của hiệp định được hoàn
tất. Mặc dù, Mỹ từng bước “xuống thang” chiến
tranh, song ý đồ thực dân mới của họ không hề thay
đổi. R. Nixon cho rằng với tiềm lực kinh tế, quân sự
to lớn của mình Mỹ đàm phán chỉ để thực hiện mục
tiêu duy trì và củng cố chính quyền Thiệu làm công cụ
thực hiện âm mưu thực dân mới của Mỹ. Thực hiện
mưu đồ đó Mỹ sử dụng chiêu bài “đàm phán không
điều kiện” và các thủ đoạn ngoại giao như “ngừng
bắn”, “ngừng bắn tại chỗ”, “ngừng bắn toàn
Đông Dương”, “hai bên cùng xuống thang chiến tranh”,
“hai bên cùng rút quân”… Mỹ thực hiện chính sách
đàm phán trên thế mạnh, vừa đàm phán vừa đe doạ.
Mặc dù vậy, Mỹ không đánh lừa được ta mà còn bị
ta vạch trần trên bàn đàm phán và trước dư luận quốc
tế. Ta luôn vững vàng, tích cực chủ động trong đàm
phán nên đã đối phó thắng lợi với những thủ đoạn
ngoại giao tinh vi, xảo quyệt của Mỹ.Với chiến thuật
mạo hiểm phá vỡ đàm phán đi đôi với tăng cường sức
ép quân sự tối đa làm thỏa mãn phe hiếu chiến trong
chính phủ và Nguyễn Văn Thiệu muốn làm suy yếu Bắc
Việt hơn nữa để không đủ sức đánh lớn ở miền
Nam nếu như chiến tranh tiếp tục.Nixon quyết định chơi
canh bạc cuối cùng dung B52 tập kích Hà Nội, Hải Phòng
và một số nơi khác ở bắc vĩ tuyến 20.Chúng ta đập
tan cuộc tập kích, hiệp định Paris được kí kết ngày
27-1-1973, sau khi Mỹ thất bại nặng nề trong trận “Điện
Biên Phủ” trên không cuối tháng 12-1972. Thực tế, Mỹ
chỉ chịu ký Hiệp định sau khi không lập lại được
thế mạnh và thất bại nặng nề trên mặt trận quân
sự.
Cội
nguồn của thắng lợi Hội nghị Paris là tinh thần quyết
chiến quyết thắng, là ý chí quật cường đấu tranh bền
bỉ bảo vệ cho chân lý, giành độc lập tự do của cả
dân tộc Việt Nam. Cuộc đấu tranh này phản ánh đầy đủ
sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách
mạng Việt Nam, dựa vào chính nghĩa của cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc. Hội nghị Pari và Hiệp định Pari
mãi mãi đi vào trong lịch sử cách mạng Việt Nam nói
chung và ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh
nói riêng như một dấu son không bao giờ phai mờ. Hiệp
định Pari còn là bằng chứng tất yếu của sự nghiệp
đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam được sự
ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân tiến bộ toàn thế giới.
Thật vậy, khác hẳn với lịch sử ngoại giao trên thế
giới như các Hội nghị Teheran, Yanta, Posdam, thành công
của cuộc đàm phán đưa tới Hiệp định Pari gắn liền
với phong trào của nhân dân thế giới đoàn kết và ủng
hộ Việt Nam. Việt Nam đã tranh thủ được sự giúp đỡ
to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, các nước Xã hội chủ
nghĩa, sự giúp đỡ chí tình của Đảng Cộng sản Pháp,
nhân dân Pháp và phong trào cánh tả, phong trào không liên
kết, nhân dân các nước tư bản, nhân dân Mỹ và phong
trào phản chiến của binh lính Mỹ. Sự hình thành của
mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam
đã thể hiện phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại, sức mạnh dân tộc với sức
mạnh quốc tế, kết hợp ngoại giao nhà nước với ngoại
giao nhân dân.Hiệp định Paris được ký kết là đỉnh
cao của nghệ thuật kết hợp nhịp nhàng có hiệu quả
giữa đánh - đàm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của dân tộc Việt Nam. Đó là thắng lợi quyết
định tạo điều kiện thuận lợi cho hoàn thành sự
nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc vào
ngày 30-4-1975. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo chiến lược
của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu:
“Đánh
cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”