CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 câu hỏi về nhà Nguyễn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
câu hỏi về nhà Nguyễn I_icon_minitimeThu Sep 08, 2011 8:02 pm

hoanguyentl91

Thành viên mới gia nhập

hoanguyentl91

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 08/09/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: câu hỏi về nhà Nguyễn

 
Phân tích nguyên nhân nhà NGuyễn đầu hàng thực dân Pháp?
Chữ ký của hoanguyentl91





câu hỏi về nhà Nguyễn I_icon_minitimeSat Sep 10, 2011 5:31 pm

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: câu hỏi về nhà Nguyễn


câu hỏi về nhà Nguyễn I_icon_minitimeThu Sep 15, 2011 11:22 pm

leedijoi
võ thuật, lịch sử

Thành viên mới gia nhập

leedijoi

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : lê hải thịnh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 14/09/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 16
Đến từ Đến từ : nam định
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : võ thuật, lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 17
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: câu hỏi về nhà Nguyễn

 
sax câu hỏi gì kỳ vậy ? bạn phải hỏi rõ hơn chứ!!! ;cui
Chữ ký của leedijoi





câu hỏi về nhà Nguyễn I_icon_minitimeSat Sep 17, 2011 8:57 pm

doducdung.hnue
Khoa Lịch sử, ĐHSP HN

ĐIỀU HÀNH VIÊN

doducdung.hnue

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Đức Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : câu hỏi về nhà Nguyễn 42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 07/05/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 111
Đến từ Đến từ : THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Khoa Lịch sử, ĐHSP HN
Điểm thành tích Điểm thành tích : 176
Được cám ơn Được cám ơn : 36

Bài gửiTiêu đề: Re: câu hỏi về nhà Nguyễn

 
Hướng của câu hỏi thì đúng, nhưng cách hỏi và ngôn từ chưa chuẩn. Có phải nhà Nguyễn đầu hàng ngay khi Pháp xâm lược không nhỉ?
Chữ ký của doducdung.hnue





câu hỏi về nhà Nguyễn I_icon_minitimeFri Sep 23, 2011 4:43 pm

leedijoi
võ thuật, lịch sử

Thành viên mới gia nhập

leedijoi

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : lê hải thịnh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 14/09/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 16
Đến từ Đến từ : nam định
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : võ thuật, lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 17
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: câu hỏi về nhà Nguyễn

 
nhà nguyễn tung' buoc' dau' hang' phap' qua cac' hiệp uoc' nham tuat, giap tuat, hac' mang, pa to not.... cung' vs nhung hanh' dong cua trieu dinh' nguyen da tung buoc' dang nuoc ta cho thuc dan phap' xam luoc dien hinh' nhu viec:" ngan chan cac' phong trao chong quan xam luoc cua nhan ta, co' tu tuong so nhan dan hon so giac...... het su' nhu nhuoc ... chinh' vì nhung ly do do ma nuoc ta nhanh chong bi xam luoc ;haha
Chữ ký của leedijoi





câu hỏi về nhà Nguyễn I_icon_minitimeFri Sep 23, 2011 7:42 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : câu hỏi về nhà Nguyễn 36 câu hỏi về nhà Nguyễn 6 câu hỏi về nhà Nguyễn 40câu hỏi về nhà Nguyễn 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: câu hỏi về nhà Nguyễn

 
leedijoi đã viết:
nhà nguyễn tung' buoc' dau' hang' phap' qua cac' hiệp uoc' nham tuat, giap tuat, hac' mang, pa to not.... cung' vs nhung hanh' dong cua trieu dinh' nguyen da tung buoc' dang nuoc ta cho thuc dan phap' xam luoc dien hinh' nhu viec:" ngan chan cac' phong trao chong quan xam luoc cua nhan ta, co' tu tuong so nhan dan hon so giac...... het su' nhu nhuoc ... chinh' vì nhung ly do do ma nuoc ta nhanh chong bi xam luoc ;haha
bạn viết chữ có đầy đủ dấu đi nha.
do nhiều nguyên nhân mới gây ra tình trạng đó - bị xâm lược.
Chữ ký của Khánh Trang





câu hỏi về nhà Nguyễn I_icon_minitimeFri Sep 23, 2011 10:24 pm

leedijoi
võ thuật, lịch sử

Thành viên mới gia nhập

leedijoi

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : lê hải thịnh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 14/09/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 16
Đến từ Đến từ : nam định
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : võ thuật, lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 17
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: câu hỏi về nhà Nguyễn

 
:-) ak' uk' đoạn cuối mình hơi nhầm :-D ;haha
Chữ ký của leedijoi





câu hỏi về nhà Nguyễn I_icon_minitimeMon Sep 26, 2011 9:15 pm

phonglanrung.hnue
k58 khoa sử, trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội

Thành viên mới gia nhập

phonglanrung.hnue

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn thị mơ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 26/09/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 3
Đến từ Đến từ : Tiên lữ - Hưng Yên
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : k58 khoa sử, trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 3
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: câu hỏi về nhà Nguyễn

 
đây là câu hỏi không rõ, tuy nhiên thì có thể phân tích theo hướng nhà Nguyễn đã lần lượt kí vói Pháp các hiệp ước cắt 3 tỉnh miến tây Nam Kì ròi tới 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ và việc nhà Nguyễn kí hiệp ước dâng hẳn nước ta cho thực dân Pháp(1883).
Nguyên nhân nhà Nguyễn để mất nước phải kể tới nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
khách quan là lúc đó thực dân pháp vân còn rất mạnh, nhà Nguyễn lần đầu tiên phải đối phó với một kẻ thù Phương Tây rất mạnh, khác hẳn với những kẻ thù truyền thống của đất nước ta.
nguyên nhân chủ quan: đó là do nhà Nguyễn hèn nhát, không nắm bắt được cơ hội khi thực dân pháp yếu để tấn công.không biết đoàn kết với nhân dân, không tin vào sức mạnh của nhân dân, và chính sách sát đạo của nhà Nguyễn là một trong những nguyên nhân khiến thực dân Pháp có cớ xâm lược Việt Nam.
Chữ ký của phonglanrung.hnue





câu hỏi về nhà Nguyễn I_icon_minitimeTue Sep 27, 2011 3:27 pm

leedijoi
võ thuật, lịch sử

Thành viên mới gia nhập

leedijoi

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : lê hải thịnh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 14/09/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 16
Đến từ Đến từ : nam định
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : võ thuật, lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 17
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: câu hỏi về nhà Nguyễn

 
thuc ra thì vấn đề này cung tốn rất nhiều giấy mực oy' nhưng nếu nói quân pháp lúc đó mạnh thì cũng không phải vì theo mọt số tu liệu nói về các tướng pháp tham gia xâm lược ơ việt nam nói mặc dù nhà nguyễn không có vũ khí mạnh như họ nhưng nếu nhà nguyễn quyết tâm đánh thì họ chắc chắn thua!!!! vì vậy nguyên nhân mất nước phần nhiều vẫn thuộc về triều đình nhà nguyuễn!!!
Chữ ký của leedijoi





câu hỏi về nhà Nguyễn I_icon_minitimeWed Sep 28, 2011 5:28 pm

phonglanrung.hnue
k58 khoa sử, trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội

Thành viên mới gia nhập

phonglanrung.hnue

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn thị mơ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 26/09/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 3
Đến từ Đến từ : Tiên lữ - Hưng Yên
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : k58 khoa sử, trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 3
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: câu hỏi về nhà Nguyễn

 
mình đã nói nguyên nhân do thực dân Pháp mạnh là nguyên nhân khách quan. triều đình Nguyễn chỉ có 1 cơ hội mạnh hơn thực dân Pháp đó là khi thực dân Pháp sa lầy ở chiến trường Châu Phi, nhưng so sánh tương quan lực lượng lúc đó thì thực dân Pháp vẫn mạnh hơn triều đình nhà Nguyễn
Chữ ký của phonglanrung.hnue





câu hỏi về nhà Nguyễn I_icon_minitimeWed Sep 28, 2011 8:44 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : câu hỏi về nhà Nguyễn 36 câu hỏi về nhà Nguyễn 6 câu hỏi về nhà Nguyễn 40câu hỏi về nhà Nguyễn 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: câu hỏi về nhà Nguyễn

 
Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ XVII được cắm mốc với việc kí kết hiệp ước Vecxai (Versaiìles) năm 1787, sau đó ngày càng được xúc tiến một cách mạnh mẽ, đặc biệt từ giữa thế kỉ XIX. Năm 1847, hai tàu chiến Pháp Gơloarơ (Gloire) và Vichtoriơ (Victorieuse) đã xâm phạm hải phận Đà Nẵng, sau đó nổ súng làm đắm 5 chiến thuyền bọc đồng của triều đình rối rút đi. Việc này đã cắt đứt mối quan hệ Việt - Pháp trong nhiều năm. Nhưng một cơ hội mới đã đến ngày 2-12-1852, Lui Bônapác (Louis Bonaparte) dựa vào sự ủng hộ của bọn đại tư sản phản động, giáo dân, và sức mạnh của lưỡi lê lên ngôi hoàng đế. Nền Đế chế thứ hai là một hình thái chuyên chế của giai cấp tư sản Pháp, bên trong ra sức đàn áp và bóc lột nhân dân, bên ngoài ráo riết đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa. Nhưng cũng phải đợi đến tháng 9-1856, mâu thuẫn Anh - Pháp tạm thời hòa hoãn, liên quân hai nước cùng nhau câu kết để uy hiếp Trung Quốc, cộng thêm các báo cáo của bọn con buôn và giáo sĩ về tình hình ngày thêm suy đốn của triều đình Huế, Napôlêông III mới dám ra mặt hành động.

Ngày 16-9-1856, tàu chiến Catina (Catinat) đến Đà Nẵng có phái viên cầm quốc thư sang Việt Nam, nhưng triều đình Huế lo ngại không chịu tiếp. Thất bại trong âm mưu điều tra tình hình Việt Nam phục vụ âm mưu xâm lược, ngày 26 9-1856, tư bản Pháp đã trắng trợn nổ súng bắn phá các đồn lũy rồi kéo lên khóa tất cả các đại bác bố trí ở trên bờ, sau đó tàu nhổ neo bỏ đi. Một tháng sau, ngày 24 tháng 10, tàu chiến Caprixiơ (Capricieuse) lại cập bến Đà Nẵng xin được gặp các quan lại triều đình để thương lượng, nhưng cũng bị cự tuyệt. Cuối cùng, ngày 23-1-1857, phái viên của Napôlêông III là Môngtinhi (Montigny) cập bến Đà Nẵng yêu cầu được tự do truyền đạo và buôn bán. Thực ra đây chỉ là một chuyến đi dọn đường sẵn cho cuộc can thiệp vũ trang khi đánh xong Trung Quốc. Cho nên, ngay trước khi Môngtinhi đến Đà Nẵng một tháng, Bộ trưởng Hải quân Pháp là Hamơlanh (Hamelin) đã tiếp viện thêm cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương, và Bộ trưởng Ngoại giao nước Pháp là Oalépxki (Walewski) cũng đã ra lệnh cho Phó Đô đốc Giơnuiy (Rigault de Genouilly), lúc đó đang chỉ huy hạm đội Pháp tham gia cuộc tấn công Trung Quốc, sau khi bắn phá và chiếm cứ xong Quảng Châu phải kéo ngay quân xuống đánh chiếm Việt Nam. Rõ ràng việc cử Môngtinhi sang triều đình Huế chỉ có giá trị ngoại giao hình thức, còn mọi mưu mô kế hoạch đều đã được bọn tư bản sắp đặt từ trước, chỉ đợi thời cơ và kiếm cớ để nổ súng. Vì thế, bản thân Môngtinhi đã có những hành động vô cùng trắng trợn. Vấp phải thái độ của triều đình Huế cương quyết cự tuyệt không tiếp, trước khi rút lui về nước, y đã đe dọa sẽ dùng vũ lực để trừng phạt nếu không đình chỉ việc cấm đạo; đồng thời y cũng cấp báo về nước yêu cầu cử binh chiếm gấp Nam Kì. Trước khi xuống tàu về nước, y còn lén lút đưa tên gián điệp đội lốt giáo sĩ Penlơranh (Pellerin) về Pháp yêu cầu Napôlêông III cử binh sang Việt Nam bênh vực những người theo đạo.




Ngày 22 - 4 - 1857, Napôlêông III quyết định cử ra Hội đồng Nam Kì để xét lại Hiệp ước Vécxai (Versailles) đã được kí kết năm 1787 giữa Bá Đa Lộc (Évêque d' Adran), đại diện cho Nguyễn Ánh và Môngmôranh (Montmorin), đại diện cho Lui XVI. Âm mưu của tư bản Pháp lúc đó là muốn dựa vào văn kiện bán nước đầu tiên của Nguyễn Ánh để "hợp pháp hóa" việc mang quân sang đánh chiếm Việt Nam. Nhưng trong thực tế thì hiệp ước đó đã bị thủ tiêu ngay sau khi kí kết, Chính phủ Pháp lúc đó không có điều kiện thi hành vì còn lo đối phó với ngọn sóng cách mạng đang dâng cao trong nước. Chúng không thể dựa vào cớ thi hành hiệp ước để đưa quân chiếm đóng Đà Nẵng, Côn Lôn, đòi độc quyền thương mại và tự do truyền đạo ở Việt Nam như các điều khoản của hiệp ước đã ghi. Mặc dù vậy, chúng vẫn quyết định cử quân sang đánh chiếm Việt Nam, lập luận một cách trắng trợn rằng việc đem quân đánh chiếm Nam Kì đã từ lâu nằm trong dự kiến của nước Pháp, đến nay thi hành chẳng qua chỉ là tiếp tục truyền thống cũ, trung thành với một "quốc sách" đã được các chính phủ tiếp tục theo đuổi qua các thời kì mà thôi. Tháng 7 - 1857, Napôlêông III quyết định vũ trang can thiệp vào Việt Nam. Tư bản Pháp đã lấy cớ trả thù việc triều đình Huế không tiếp nhận quốc thư của Pháp do tàu chiến Catina đem đến tháng 9 năm 1856, cho là "làm nhục quốc kì" Pháp. Mặt khác, chúng còn lấy cớ "bênh vực đạo", "truyền bá văn minh công giáo" để 'tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận công giáo ở Pháp và Việt Nam. Nhưng tất cả những lí do đó đều không che đậy nổi nguyên nhân sâu xa bên trong của âm mưu xâm lược. Đó là yêu cầu tìm kiếm thị trường và căn cứ ở Viễn Đông, nhất là ở miền Nam Trung Quốc, của chủ nghĩa tư bản Pháp đang chuyển mạnh lên con đường đế quốc chủ nghĩa; đó là cuộc chạy đua giành giật thị trường giữa Pháp với các nước tư bản khác ở khu vực Viễn Đông, đặc biệt với địch thủ cổ truyền là tư bản Anh.




Cuối cùng, sau khi liên quân Pháp - Anh đánh xong Quảng Châu (5 - 1 - 1858) và dùng áp lực quân sự buộc phong kiến Trung Quốc kí điều ước Thiên Tân (27 - 6 - 1858), Giơnuiy kéo ngay quân xuống hợp với quân Tây Ban Nha do đại tá Palăngca (Palanca) chỉ huy, rồi dong buồm kéo thẳng tới Đà Nẵng dàn trận từ chiều ngày 31 - 8 - 1858. Pháp và Tây Ban Nha liên minh quân sự với nhau vì trong số các giáo sĩ nước ngoài bị triều đình Huế giam giữ giết hại hồi đó có một số người Tây Ban Nha. Tư bản Tây Ban Nha cũng nhiều lần dòm ngó các vùng Đồ Sơn, Quảng Yên ngoài Bắc, nên nữ hoàng Tây Ban Nha là Idaben II (Isabelle II) sẵn sàng câu kết với Pháp trong cuộc viễn chinh này để kiếm lợi.


Tư bản Pháp đã chọn đúng lúc để nổ súng xâm lược Việt Nam khi chế độ phong kiến Việt Nam đang đi sâu vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Chế độ phong kiến Việt Nam đã khủng hoảng nặng từ cuối thế kỉ XVIII.

Tư bản Pháp đã chọn đúng lúc để nổ súng xâm lược Việt Nam khi chế độ phong kiến Việt Nam đang đi sâu vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Chế độ phong kiến Việt Nam đã khủng hoảng nặng từ cuối thế kỉ XVIII. Nhưng mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa tư bản trong nước đã xuất hiện và ngày càng mâu thuẫn đối kháng với quan hệ kinh tế phong kiến bảo thủ lạc hậu bao đời thống trị xã hội Việt Nam. Nền kinh tế tiểu nông đang cần được phát triển, nhưng bị chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến uy hiếp nghiêm trọng. Đây cũng là thời kì bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân trên một quy mô rộng lớn trong phạm vi cả nước, đòi hỏi đất nước phải sớm thống nhất. Cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn thắng lợi đã mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa. Nhưng dựa vào thế lực tư bản Pháp, Nguyễn Ánh đã đánh thắng Tây Sơn. Có thể khẳng định rằng triều Nguyễn thành lập là sự thắng thế của tập đoàn phong kiến tối phản động trong nước có tư bản nước ngoài ủng hộ đối với triều đại Tây Sơn tương đối tiến bộ hơn về nhiều mặt.

Ngay sau khi lên ngôi (1802), Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long và các vua tiếp theo (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) ngày càng đi sâu vào con đường phản động, vừa ra sức phục hồi và củng cố quan hệ sản xuất cũ, vừa cố tình bóp nghẹt lực lượng sản xuất mới đã manh nha phát triển hồi thế kỉ XVIII. Mọi chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội triều Nguyễn ban hành đều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn.



Bộ máy chính trị triều Nguyễn ngay từ đầu đã mang nặng tính chất quan liêu, độc đoán và sâu mọt. Đó là một nhà nước quân chủ chuyên chế tuyệt đối, tập trung cao độ với một chế độ chính trị lạc hậu, phản động. Mọi quyền hành đều tập trung trong tay nhà vua. Vua được coi là "con trời", “thay trời" trị dân; quyền hành nhà vua được coi là “thần khí” thiêng liêng, vô hạn. Nhà vua trong thực tế là đại địa chủ lớn nhất trong nước, có toàn quyền phung phí tài sản quốc gia trên xương máu của nhân dân. Còn quan lại trong triều và ở các địa phương hầu hết là bọn hủ bại; chính trị thì bảo thủ, cầu an, kinh tế thì tham lam và cuồng bạo. Từ vua đến quan đều rất tự cao tự đại với mớ học thuyết Khổng, Mạnh lỗi thời, xem trật tự phong kiến là bất di bất dịch, mãi đến lúc súng giặc nổ ầm bên tai mới bàng hoàng tỉnh giấc. Trong hoàn cảnh đó, đời sống của người nông dân trong các thôn xã vô cùng cơ cực. Dưới triều Nguyễn, tổ chức xã thôn đã hoàn toàn trở thành một công cụ của bọn cường hào địa chủ nông thôn. Nó trói buộc người nông dân trong những quan hệ địa phương hẹp hòi có lợi cho sự bóc lột của nhà nước phong kiến và cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

Nền kinh tế tư hữu của nông dân bị xâm phạm nghiêm trọng. Ruộng đất phần nhiều tập trung vào tay bọn quan lại, địa chủ. Công điền, công thổ chỗ nào mầu mỡ béo tốt đều bị bọn cường hào lũng đoạn, còn lại thì bọn hương lí lại bao chiếm, dân nghèo chỉ được những chỗ xương xẩu mà thôi. Cho nên, nói chung nông dân không có ruộng cày, đời sống vô cùng cực khổ. Hiện tượng nông dân không có ruộng đất cày cấy làm ăn phải bỏ làng đi tha phương cầu thực là nét phổ biến dưới triều Nguyễn. Chỉ từ năm 1802 đến năm 1806, nông dân trên 870 thôn thuộc mấy trấn lớn ngoài Bắc xiêu tán đi nơi khác. Đến năm 1826, lại đến 108 xã thôn thuộc mười ba huyện của trấn Hải Dương xiêu tán, cộng thêm vào đó là tô thuế rất nặng nề. Đó là chưa kể tới tình trạng vỡ đê lụt lội, mất mùa đói kém thường xảy ra, hầu như không năm nào không có. Đê Vãn Giang Ở Hưng Yên vỡ 18 năm liền, biến cả một vùng đồng bằng phì nhiêu ở Khoái Châu thành bãi đất hoang, nhân dân vùng này phải từng đoàn lang thang kéo nhau đi các nơi xin ăn. Tại các vùng ở Bắc Ninh, Sơn Tây lại có nạn châu chấu phá hoại mùa màng. Vì vậy, nạn đói xảy ra thường xuyên. Ngay trước khi tư bản Pháp sắp nổ súng đánh vào Đà Nẵng (1858), một trận đói ghê gớm đã xảy ra làm cho hàng chục vạn nhân dân các tỉnh Trung Bắc Kì bị chết. Đồng thời, cũng do sự bất lực của bọn phong kiến thống trị hồi đó, nạn dịch đã hoành hành dữ dội, giết hại hàng chục vạn người.



Trước tình hình bi thảm đó, để xoa dịu và ngăn ngừa dân chúng nổi dậy chống lại, phong kiến triều Nguyễn đã có một số biện pháp. Minh Mạng ra lệnh cho Nguyễn Công Trứ chiêu dân tiến hành khai hoang miền ven biển lập ra hai huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) trong hai năm 1828 - 1829; Tự Đức giao cho Nguyễn Tri Phương lo liệu việc mộ dân lập ấp ở Nam Kì từ năm 1853. Nhiều dân bị tù tội đã được đưa vào đây khai khẩn. Nhưng tất cả các biện pháp trên đều không mang lại kết quả đáng kể vì đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Người nông dân sau một thời gian đổ mồ hôi sôi nước mắt lại thấy ruộng đất do tay mình làm ra bị bọn phong kiến cướp đoạt. Vì vậy, nạn nông dân lưu tán, nhất là đến đời Tự Đức khi tư bản Pháp sắp nổ súng khởi hấn, lại càng trở nên phổ biến khắp cả nước và ngày càng trầm trọng hơn lên. Đó là một trong những nét tiêu biểu của thời kì khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn.

Trong khi nông nghiệp đang lâm vào tình trạng tiêu điều xơ xác như vậy thì công nghiệp nằm trong tay bọn phong kiến triều Nguyễn cũng ngày một bế tắc.

Chính sách của triều Nguyễn về mặt công nghiệp vô cùng phản động. Phong kiến nhà Nguyễn nắm trong tay những ngành kinh doanh lớn. Các công xưởng lớn đúc súng, đóng tàu, đúc tiền; các xưởng nhỏ chuyên chế tạo đồ dùng riêng cho nhà vua, vàng bạc, gấm vóc; các công trường xây dựng cung điện, thành quách, lăng tẩm đều do bộ Công của triều đình quản lí. Chế độ làm việc trong các công xưởng này là chế độ "công tượng" mang nặng tính chất cưỡng bức lao động. Những người thợ giỏi ở các địa phương bị bắt về đây được biên chế thành đội ngũ, làm việc tập trung với một số lương rất thấp, lại chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của quan lại nên rất bất mãn, không phấn khởi với công việc.

Triều đình phong kiến còn giữ độc quyền ngành khai mỏ . Số mỏ được khai thác từ 1802 đến 1858 là 139 mỏ, bao gồm đủ các loại. Nhưng phần lớn các mỏ đều do bọn quan lại triều đình đứng ra khai thác, chỉ một số ít là do chủ mỏ Hoa kiều hay Việt Nam chủ trì. Phương thức sản xuất trong cả ba loại mỏ căn bản vẫn là lối sản xuất thủ công cá thể với những hình thức bóc lột phong kiến mang nặng tính chất nô dịch. Năng suất trong các công trường mỏ vì vậy thường thấp. Đã thế, triều Nguyễn còn đánh thuế sản vật rất nặng vào các mỏ do Hoa kiều hay người Việt đứng ra khai thác. Nhiều phép tắc vô lí làm hạn chế sự phát triển của ngành khai mỏ, như quy định những khu vực cấm khai mỏ, giữ độc quyền thu mua các kim loại khai thác được theo giá quy định.

Các nghề thủ công trong nhân dân không có điều kiện phát triển. Tại các công xưởng thủ công, mặc dù không có một chế độ phường hội chặt chẽ theo kiểu các nước phong kiến châu Âu, nhưng các mối quan hệ phức tạp giữa chủ và thợ, giữa thợ cả và thợ bạn, giữa các làng chuyên nghiệp với nhau và rất nhiều luật lệ cấm đoán của triều đình đã làm cho sáng kiến, tài năng của người thợ ngày càng bị bóp nghẹt. Các nghề thủ công nhỏ và nghề phụ gia đình ở nông thôn còn bị đình đốn vì nông dân đói khổ, li tán. Thủ công nghiệp hầu như bị tê liệt.

Thương nghiệp dưới triều Nguyễn sút kém một cách rõ rệt. Chính sách "trọng nông ức thương" của triều đình đã kìm hãm thương nghiệp. Về nội thương, một mặt chúng nắm độc quyền buôn bán nguyên liệu công nghiệp (như đồng, thiếc, chì, kẽm, nhất là lưu hoàng, diêm tiêu), vì sợ nhân dân chế vũ khí chống lại. Mặt khác, chúng đặt ra nhiều luật lệ chặt chẽ để kiềm chế, như nắm độc quyền buôn bán cả đối với một số lâm sản quý giá cướp đoạt của đồng bào miền núi (quế, gạc hươu, sáp ong, ngà voi, gỗ quý); đánh thuế nặng vào các mặt hàng quan trọng đến đời sống nhân dân như lúa gạo để hạn chế việc chuyên chở trao đổi giữa các vùng trong nước; cấm nhân dân họp chợ. Việc giao lưu giữa các địa phương vì vậy gặp rất nhiều trở ngại, thị trường trong nước không tập trung và thống nhất.

Ngoại thương cũng bị triều đình nắm độc quyền. Thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, triều đình chỉ mở nhỏ giọt một số cửa biển cho tàu nước ngoài lui tới buôn bán. Chỉ được nhập vào những hàng hóa triều đình cần (như sắt, chì, gang, lưu hoàng để làm súng đạn); còn xuất cảng thì cấm tàu thuyền nước ngoài không được mua tơ lụa, thóc gạo trong nhân dân. Tàu buôn nước ngoài tới buôn bán còn bị khám xét rất kĩ để đánh thuế và định giá hàng, lại còn có thể bị trưng dụng đi phục vụ cho các đợt công tác đột xuất của triều đình (như chở gạo cho quân lính, hay chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng lăng tẩm, cung điện) . Chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình đã làm cho việc buôn bán với nước ngoài sa sút rõ rệt. Thuế cửa quan, trước có 60 sở, đến năm 1851 chỉ còn 21 sở; một số cảng trước kia buôn bán rất phồn thịnh, nay cũng trở nên tiêu điều vắng vẻ.

Nói tóm lại, nền kinh tế tài chính nước ta trong nửa đầu thế kí XIX đã suy đốn trầm trọng về mọi mặt nông, công thương nghiệp. Do chính sách phản động của triều Nguyễn, các yếu tố tư bản chủ nghĩa mới nảy sinh trong các khu vực kinh tế, đang trên đà phát triển tự nhiên và tiến bộ, phù hợp với yêu cẩu phát triển của xã hội hồi đó, đều bị bóp nghẹt.

Nền kinh tế hàng hóa vì vậy đã bị co hẹp lại. Trên cơ sở đó, nền tài chính quốc gia ngày một kiệt quệ. Đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Mối mâu thuẫn giữa bọn phong kiến thống trị với nhân dân chủ yếu là nông dân đã trở nên vô cùng gay gắt và đã bộc lộ ra ngoài một cách sâu sắc với hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân suốt cả mấy đời vua triều Nguyễn. Trước khi tư bản Pháp nổ súng xâm lược, một số cuộc khởi nghĩa lớn đã bùng nổ: Phan Bá Vành ở Nam Định (1821); Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833); Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833); Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (1833) ; Cao Bá Quát ở Hà Nội và Bắc Ninh (1854). Đó là chưa kể tới nạn thổ phỉ Trung Quốc liên tục quấy phá trên vùng biên giới phía bắc, người Đá Vách (Thạch Bích) ở Quảng Ngãi không ngừng nổi dậy trong những năm 1857-1858.

Để duy trì chế độ xã hội thối nát nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi, phong kiến nhà Nguyễn đã ra sức củng cố trật tự bằng mọi cách.




Đối nội, chúng ra sức đàn áp khủng bố các phong trào của quần chúng, huy động những lực lượng quân sự to lớn vào việc dập tắt các cuộc khởi nghĩa nông dân trong biển máu. Các cuộc hành quân liên miên một mặt đã làm cho chính lực lượng quân sự của triều đình bị suy yếu dần, mặt khác cũng làm hủy hoại khả năng kháng chiến lớn lao của dân tộc, càng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho tư bản Pháp thôn tính nước ta. Để biện minh cho thủ đoạn tàn bạo trên, chúng đã ban hành bộ luật Gia Long năm 1815. Bộ luật này được soạn ra phỏng theo bộ luật phản động của phong kiến Mãn Thanh (Trung Quốc), dưới ý niệm trấn áp nhân dân và giữ vững trật tự phong kiến tuyệt đối. Chúng còn lợi dụng cả văn học để tuyên truyền cho chế độ thống trị đẫm máu của chúng, như Minh Mạng ra 10 điều Huấn dụ, Tự Đức diễn âm Thập điều diễn ca để truyền bá rộng rãi học thuyết Nho giáo trên cơ sở đó củng cố ý thức hệ phong kiến đã bị rạn nứt.

Đối ngoại, chúng ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược đối với các nước láng giềng như Cao Miên, Lào làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốc gia và tài lực nhân dân bị khánh kiệt. Còn đối với các nước tư bản phương Tây thì chúng thi hành ngày một thêm gắt gao chính sách bế quan tỏa cảng và cấm đạo, giết đạo. Trước âm mưu xâm lược ngày càng ráo riết của bọn tư bản nước ngoài nhất là của tư bản Pháp - phong kiến nhà Nguyễn tưởng làm như vậy là tránh được nạn lớn. Chúng không thấy được muốn bảo vệ độc lập dân tộc, muốn giữ gìn đất nước trong những điều kiện quốc gia và quốc tế bấy giờ, biện pháp thích hợp nhất là mở rộng cửa biển giao thương để duy tân xứ sở, đẩy mạnh phát triển nông công thương trong nước, trên cơ sở đó nhanh chóng bồi dưỡng sức dân, sức nước để có thể đối phó kịp thời và hiệu quả với những âm mưu xâm lược ngày càng được đẩy mạnh của tư bản nước ngoài. Trái lại, càng đóng chặt cửa và càng cấm đạo, giết đạo, lại càng tạo thêm lí do cho chúng nổ súng xâm lược sớm hơn.

Rõ ràng là với những chính sách phản động nói trên, nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt và trở thành miếng mồi ngon đối với các nước tư bản phương Tây. Đặc biệt đối với tư bản Pháp từ lâu đã có cơ sở bên trong nước ta nhờ sự hoạt động ngấm ngầm và liên tục của bọn gián điệp đội lốt con buôn và giáo sĩ. Lịch sử lúc này đã đi tới một bước ngoặt. Một là triều Nguyễn bị đánh đổ và thay thế vào là một triều đại khác tiến theo hướng mới của tư bản chủ nghĩa có khả năng duy tân đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hai là nước Việt Nam bị mất vào tay tư bản Pháp để trở thành một xứ thuộc địa. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng khi tiếng súng xâm lược của tư bản Pháp bùng nổ, giai cấp phong kiến Việt Nam đã phân hóa ra hai phái chủ chiến và chủ hòa, phái chủ hòa gồm phần đông bọn đại phong kiến và quan lại lớn với Tự Đức đứng đầu sẽ nhanh chóng câu kết với bọn cướp nước để làm tay sai cho chúng đàn áp và bóc lột nhân dân cả nước. Đó là tội lớn của phong kiến nhà Nguyễn trước dân tộc, trước lịch sử. Tất nhiên, khi khẳng định "tội" của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp vào nửa sau thế kỉ XIX, chúng ta không hề quên những đóng góp của họ về các mặt phát triển giáo dục, văn hóa, nghệ thuật mà một số thành tựu đến ngày nay vẫn là tài sản quý của dân tộc.
Chữ ký của Khánh Trang





câu hỏi về nhà Nguyễn I_icon_minitimeThu Sep 29, 2011 1:45 am

leedijoi
võ thuật, lịch sử

Thành viên mới gia nhập

leedijoi

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : lê hải thịnh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 14/09/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 16
Đến từ Đến từ : nam định
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : võ thuật, lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 17
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: câu hỏi về nhà Nguyễn

 
không phải triều đình nhà nguyễn chỉ có 1 cơ hội mà có rất nhiều cơ hội nhưng họ đã bỏ lỡ như khi pháp sa lầy ở chiến trường đà nẵng, thua ơ trận cầu giấy lần I và II rồi khi phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao ..... rất nhiều cơ hội nhưng nha do thái độ hời hợt sơ dân hơn sợ giặc của triều đình nguyễn nên để nước ta rơi vào tay pháp 1 cách dễ dàng ;ykienj
Chữ ký của leedijoi





câu hỏi về nhà Nguyễn I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: câu hỏi về nhà Nguyễn

 
Chữ ký của Sponsored content




 

câu hỏi về nhà Nguyễn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ :: Thắc mắc - Góp ý-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất