May mắn???
+ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên trên thế giới do giai cấp công nhân lãnh đạo giành được thắng lợi, góp phần cùng Đồng Minh dân chủ quốc tế đánh bại chủ nghĩa phát xít, kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân loại.... Cách mạng Tháng Tám còn góp phần tích cực vào phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa, mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới...
+ Do chưa nhận thức được tính tất yếu trong mối quan hệ giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc của Cách mạng tháng Tám nên một số học giả nước ngoài đã không thấy hết vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ cho rằng, cuộc cách mạng này nổ ra là do có “sự ăn may”, do lúc đó ở Đông Dương có “khoảng trống quyền lực” (Pháp chạy, Nhật hàng, quân Đồng Minh chưa tới) nên Việt Minh mới dễ dàng giành thắng lợi.
+ Thế nhưng, thực tiễn lịch sử đã chứng minh được thắng lợi của Cách mạng tháng Tám không phải là một sự ngẫu nhiên, ăn may mà là sự chuẩn bị lâu dài và chớp lấy thời cơ của Đảng ta....
1. Quá trình chuẩn bị :
- Cách mạng tháng Tám 1945 là kết quả của 15 năm đấu tranh của nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo (1930 – 1945) :
• Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Đó là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho Cách mạng tháng Tám.
• Phong trào cách mạng 1930 – 1931 là một cuộc diễn tập đầu tiên của Cách mạng tháng Tám.
• Phong trào dân chủ 1936 – 1939 là một cuộc diễn tập thứ hai của Cách mạng tháng Tám.
• Phong trào vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945, thời kì chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám.
- Cuộc đấu tranh chống phát xít của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã tạo cơ hội khách quan cho các thuộc địa vùng lên tự giải phóng khỏi ách thực dân. Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược :
• Nhận định mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc, phát xít Pháp, Nhật trở thành mâu thuẫn chủ yếu nhất, vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. Vì vậy, lúc này giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết nhất, kẻ thù chính trước mắt là bọn đế quốc, phát xít Pháp, Nhật.
• Chủ trương thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh” (Việt Minh) bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là cứu quốc, nhằm tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân chống đế quốc phát xít Pháp, Nhật và tay sai.
• Chuẩn bị xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng, và lực lượng vũ trang.
• Xây dựng căn cứ địa ở nông thôn. Đẩy mạnh đấu tranh ở các thành phố.
• Đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, coi việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn đảng, toàn dân; vạch rõ, khởi nghĩa vũ trang muốn thắng lợi phải nổ ra đúng thời cơ, phải có đủ điều kiện chủ quan và khách quan, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
- Những chủ trương đó được thể hiện trong các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ Hội nghị IV (1939), Hội nghị VII (1940), Hội nghị VIII (1941)...
- Trên cơ sở chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, Đảng đã xây dựng lực lượng cách mạng bao gồm lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị và xây dựng căn cứ địa cách mạng... chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến...
2. Quá trình nắm lấy cơ giành chính quyền...
+ Thời cơ xuất hiện (Pháp bị Nhật đảo chính 9/3/1945), phát xí Nhật đầu hàng Đồng minh (giữa tháng 8/1945), chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang rệu rã, quân Đồng minh chưa kịp kéo vào Đông Dương....)
+ Đảng nhận định, đề ra chủ trương phát động quần chúng khởi nghĩa (từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc...).
- Ngay từ ngày 13/8/1945, khi được những thông tin về việc Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra “Quân lệnh số 1”, chính thức phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Tiếp đó, ngày 14 và 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
- Từ ngày 16 đến 17/8/1945, Quốc dân Đại hội được triệu tập tại Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
- Từ ngày 18 đến ngày 28 tháng 8/1945, Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong toàn quốc. Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đồng thời đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn và sáng tạo. Nhờ đó, cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 đã giành được thắng lợi nhanh chóng trong 15 ngày.
3. Kết luận chung :
- Như vậy, Cách mạng tháng Tám thắng lợi là kết quả của sự kết hợp khăng khít giữa những nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan thuận lợi (sự chuẩn bị lâu dài và chớp thời cơ của Đảng ta) Những sự kiện trên đây đã chứng minh rằng Đảng và nhân dân ta đã chuẩn bị lâu dài, chu đáo cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Nhờ chuẩn bị chu đáo, trong suốt 15 năm kể từ khi có Đảng (1930 – 1945), trực tiếp là từ 1939 đến 1945 nên khi có thời cơ, Cách mạng tháng Tám diễn ra rất mau lẹ chỉ trong vòng 15 ngày, giành được chính quyền trong cả nước mà ít đổ máu.
+ So với nhiều nước trong khu vực, trong cùng hoàn cảnh khách quan thuận lợi như nhau, song không phải ở nước nào cách mạng cũng thành công là do nhân tố chủ quan chi phối...
- Đây là một thực tế hùng hồn đập tan luận điệu xuyên tạc của một số sử gia phương Tây và nọn bồi bút cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà, trước đây nói rằng : “Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam chẳng qua chỉ nổ ra trong một thời cơ bỏ ngõ”. Đồng thời là một thực tế sinh động chứng minh rằng : “Cách mạng không tự nó đến, phải chuẩn bị nó, giành lấy nó”.
- Sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và nhân dân ta trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lí luận về khoa học và nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang của chủ nghĩa Mác – Lênin.