CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Đế quốc Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeFri Sep 24, 2010 10:39 am

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đế quốc Việt Nam  36 Đế quốc Việt Nam  6 Đế quốc Việt Nam  40Đế quốc Việt Nam  43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Đế quốc Việt Nam

 
Đế quốc Việt Nam, là một quốc gia trong lịch sử Việt Nam tồn tại 5 tháng (từ 11 tháng 3, 1945 - 23 tháng 8, 1945). Trong thời gian ngắn ngủi chấp chính, chính phủ này đã làm được một việc là tuyên bố độc lập và thống nhất, nhập xứ Nam Kỳ vào Việt Nam trên danh nghĩa.


Phục hồi độc lập

Quốc kỳ Việt Nam dưới thời vua Bảo ĐạiTrong Đệ nhị thế chiến, quân đội Pháp đã mất quyền kiểm soát Đông Dương thuộc Pháp và quyền này rơi vào tay người Nhật. Tuy nhiên, người Nhật vẫn giữ lại những quan chức Pháp và chỉ điều khiển sau hậu trường. Ngày 9 tháng 3, Nhật đổi chính sách và đảo chính Pháp, bắt giam các tướng lãnh và tước khí giới của quân đội Pháp. Đại sứ Nhật ở Đông Dương là Matsumoto Shunichi giao cho đại diện Pháp là Đô đốc Jean Decoux tối hậu thư đòi người Pháp phải chấp nhận vô điều kiện quyền chỉ huy của Nhật trên mọi phương diện. Ở Huế đại úy Kanebo Noburu vào trình báo vua Bảo Đại quyền lực của Pháp đã bị loại.[1] Cùng chiều hướng đó phát xít Nhật thỏa thuận trao trả độc lập cho Việt Nam trên danh nghĩa. Hai ngày sau, 11 Tháng Ba vua Bảo Đại triệu cố vấn tối cao của Nhật là đại sứ Yokoyama Masayuki vào điện Kiến Trung để tuyên bố nước Việt Nam độc lập.[2] Cùng đi với Yokoyama là tổng lãnh sự Konagaya Akira và lãnh sự Watanabe Taizo.[3] Bản tuyên ngôn đó có chữ ký của sáu vị thượng thư trong Cơ mật Viện là Phạm Quỳnh, Hồ Đắc Khải, Ưng Úy, Bùi Bằng Đoàn, Trần Thanh Đạt, và Trương Như Đính, nguyên văn chiếu chỉ đề ngày 27 Tháng Giêng ta năm thứ 20 niên hiệu Bảo Đại:
“ Theo tình hình thế giới nói chung và hiện tình Á Châu, chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng: Kể từ ngày hôm nay, Hòa ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một Quốc gia Độc lập. ”
—Bảo Đại,


Theo đó triều đình Huế khước hủy Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 vốn áp đặt nền bảo hộ lên toàn cõi nước Việt.

Với Dụ số 1 ra ngày 17 tháng 3, vua nêu khẩu hiệu "Dân Vi Quý" (lấy dân làm quý) làm phương châm trị quốc. Nhà sử học Trần Trọng Kim được bổ làm nội các tổng trưởng thời kỳ mới, giao nhiệm vụ thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và Trần Trọng Kim trở thành thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Với nội các tập hợp được những trí thức có danh tiếng lúc bấy giờ, thành phần nội các ra mắt quốc dân ngày 19 tháng 4, trong đó có:

1.Bác sĩ Hồ Tá Khanh - Bộ trưởng Bộ Kinh tế
2.Luật sư Phan Anh - Bộ trưởng Bộ Thanh niên
3.Bác sĩ Trần Đình Nam - Bộ trưởng Bộ Nội vụ
4.Luật sư Trịnh Đình Thảo - Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
5.Cựu Tổng đốc tỉnh Thái Bình là Phan Kế Toại được bổ làm Khâm sai Bắc Kỳ còn Nguyễn Văn Sâm làm Khâm sai Nam Kỳ đại diện cho triều đình Huế ở trong Nam và ngoài Bắc. Tại Hà Nội Phan Kế Toại tiếp thu phủ thống sứ và Trần Văn Lai nhậm chức ở tòa đô chính trước đám đông dân chúng đến chứng kiến việc thu hồi độc lập trên danh nghĩa.

Lập chính phủ và cải tổ
Tháng 6 năm 1945, Chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam; đặt quốc thiều là bài Đăng đàn cung; quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm".

Cho dù không đứng vững được bao lâu, Nội các Trần Trọng Kim đã cố gắng đặt nền móng xây dựng một thể chế độc lập và tự chủ đầu tiên không thuộc Pháp. Tuy không được chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như thiếu thốn rất nhiều nhân sự và vật lực để điều hành một quốc gia vừa manh nha, đối ngoại thì phải cố gắng dung hòa các thế lực quốc tế và chủ thuyết Đại Đông Á của Nhật, đối nội thì có nhiều phe phái muốn giành chính quyền, chính phủ mới vẫn đạt được một số điều kiện cơ bản, nhóm lên nhiều hy vọng độc lập và tự chủ cho nước Việt Nam. Trong những bước đầu tiên là Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Đình Thảo ra lệnh thả hàng ngàn tù nhân chính trị bị Pháp giam giữ để thành lập Ủy ban cải tổ và thống nhất luật pháp. Hội đồng cải cách cai trị, tư pháp và tài chính có 16 thành viên như các ông Vũ Văn Hiền, Trần Văn Chương, Trần Văn Ân, Nguyễn Văn Huyên, Trần Đình Nam, Phan Kế Toại được giao nhiệm vụ xúc tiến việc soạn thảo cơ cấu mới cho quốc gia.Tiếp theo đó thì Bộ trưởng Bộ Thanh niên Phan Anh đứng tổ chức đội Thanh niên Tiền tuyến theo tinh thần quốc gia để huy động quốc dân giữ an ninh vì không có bộ quốc phòng. Thủ tướng còn ra chỉ thị ngày 8 Tháng Năm thành lập Hội nghị Tư vấn Quốc gia gồm 59 thành viên từ nhiều giới để giúp sức.

Trong thời gian ngắn ngủi chấp chính, chính phủ mới đã làm được một việc quan trọng nhất là thống nhất trên danh nghĩa xứ Nam Kỳ vào nước Việt Nam kể từ ngày 8 Tháng Tám, 1945. Trước đó vào ngày 20 Tháng Bảy chính phủ Việt Nam cũng thu hồi ba nhượng địa cũ là Hà Nội, Hải Phòng, và Đà Nẵng vốn bị người Pháp chia cắt và áp dụng quy chế trực trị.

Một bước đột phá không kém là thay chương trình dạy học bằng tiếng Pháp sang chương trình học bằng Tiếng Việt, do học giả Hoàng Xuân Hãn đề ra. Thủ tướng Trần Trọng Kim giao việc này cho Hội đồng cải cách giáo dục với 18 thành viên trong đó có Hoàng Xuân Hãn, Hoàng thị Nga, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Minh Giám, Bùi Kỷ, Ngụy Như Kontum, Ưng Quả, Hồ Văn Ngà.

Về mặt hành chánh, chính phủ cũng cho soạn sơ thảo một bản hiến pháp cấp tiến bảo đảm quyền tự do chính trị, tự do nghiệp đoàn và tự do tín ngưỡng. Hội đồng dự thảo Hiến pháp có 14 thành viên gồm có những ông Phan Anh, Nguyễn Tường Long, Vũ Đình Hòe, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt, Hồ Tá Khanh, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Thinh Hồ Hữu Tường.Chính phủ cũng ra lệnh bãi bỏ thuế thân cho những ai không tài sản và những người với lương dưới 100 đồng một tháng

Mất chính quyền
Trong thời kỳ cầm quyền, Đế quốc Việt Nam phải đối đầu với Nạn đói Ất Dậu và sự tranh giành chính quyền hoặc ảnh hưởng của nhiều thế lực khác nhau. Vì trước đó chưa phải là một thế lực chính trị và chưa chuẩn bị quân đội riêng, cũng không có bộ quốc phòng (hoặc an ninh), chính phủ Trần Trọng Kim thực chất vẫn nằm dưới sự bảo hộ của quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương và không có được sự ủng hộ của dân chúng[11]. Khi quân Nhật đầu hàng Đồng Minh và sau những diễn biến dẫn đến Cách mạng tháng 8, chính phủ Trần Trọng Kim cũng chỉ tồn tại được đến ngày 23 tháng 8 năm 1945 thì bị lực lượng Việt Minh đoạt chính quyền.

Ở miền Nam, Pháp theo quân Anh trở lại Đông Dương và ngày 23 tháng 9 năm 1945 đã nổ súng gây chiến ở Sài Gòn rồi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ. Pháp đã lập ra một chính phủ Nam Kỳ quốc hòng tách khu vực này ra khỏi Việt Nam.

Một số nhân sĩ của nội các Đế quốc Việt Nam đã tham gia vào việc xây dựng chính phủ Việt Nam Cộng hòa sau đó tại lãnh thổ miền Nam như Trần Văn Chương, Trần Đình Nam. Một số khác tham gia Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam hoặc đi theo Việt Minh như ông Phan Anh, Phan Kế Toại, Trịnh Đình Thảo, Tạ Quang Bửu, Đặng Văn Hướng...
Chữ ký của Khánh Trang





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeSun Sep 26, 2010 12:26 pm

Vuhoangsonhn
Để mãi không quên

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vuhoangsonhn

ĐIỀU HÀNH VIÊN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vuhoangsonhn
Họ & tên Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đế quốc Việt Nam  Laodong1 Đế quốc Việt Nam  DHVgioi Đế quốc Việt Nam  36Đế quốc Việt Nam  40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 235
Đến từ Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích Điểm thành tích : 450
Được cám ơn Được cám ơn : 131

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
Cho dù có góp được một phần quan trọng là thống nhất 3 "Kỳ" trên danh nghĩa, nhưng chính phủ Đế quốc vẫn chỉ là bù nhìn của phát xít Nhật. Công lao duy nhất đó của Chính phủ Đế quốc sau này cũng bị Pháp bác bỏ với lý do đây là sản phẩm của phát xít Nhật. Cuộc đấu tranh giành lại Nam Bộ vẫn còn kéo dài cho đến năm 1950, nhưng chỉ kết thúc cơ bản năm 1954, và hoàn toàn vào 1976.

Về vai trò của Bảo Đại, ông có lẽ cũng là một vị vua yêu nước, 2 lần giúp thống nhất đất nước trên danh nghĩa, dù bị mang tiếng bù nhìn, vị vua này có tư tưởng khá tiến bộ và cũng phần nào coi trọng sự toàn vẹn của đất nước.

Về Trần Trọng Kim thì xét về vai trò nào, thì có lẽ ông làm một nhà sử học giỏi hơn một Thủ tướng. Về điểm này chắc không ai có ý kiến gì! Về sau này ông cũng không tham gia chính trị và mất lặng lẽ ở Đà Lạt.
Chữ ký của Vuhoangsonhn





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeSun Sep 26, 2010 2:39 pm

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
Bảo Đại có lẽ là môt ông vua yêu gái hơn yêu nước

Cái chiếu thoái vị của ổng là do ông Phạm Khắc Hoè viết giùm, cả cái câu 'Trẫm thà làm dân 1 nc tự do còn hơn làm vua 1 nc nô lệ...'

Theo ông PKH Bảo Đại ngay cả viết thư cho mẹ cũng k0 biết viết (xem PKH từ triều đình Huế đến chiến khu VB)
Chữ ký của Thanhsamkhach





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeSun Oct 03, 2010 6:45 pm

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đế quốc Việt Nam  36 Đế quốc Việt Nam  6 Đế quốc Việt Nam  40Đế quốc Việt Nam  43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
sao ban nang loi vay
Chữ ký của Khánh Trang





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeSun Oct 03, 2010 10:54 pm

Vuhoangsonhn
Để mãi không quên

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vuhoangsonhn

ĐIỀU HÀNH VIÊN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vuhoangsonhn
Họ & tên Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đế quốc Việt Nam  Laodong1 Đế quốc Việt Nam  DHVgioi Đế quốc Việt Nam  36Đế quốc Việt Nam  40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 235
Đến từ Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích Điểm thành tích : 450
Được cám ơn Được cám ơn : 131

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
couot_173 đã viết:
sao ban nang loi vay

Những lời nhận xét trên đã rất khách quan rồi. Khó có thể có nhận xét nào tốt hơn nữa về vai trò của Quốc trưởng Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim nữa. Chị cũng biết rồi đấy.
Chữ ký của Vuhoangsonhn





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeMon Oct 04, 2010 7:50 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
Đó là nhận xét của ông PKH người gần gũi với BĐ

Còn nhiều dư luận về ổng (chưa được kiểm chứng), VD như ổng đi ve vãn vợ 1 tên Pháp bị nó bắn què phải nói là đi săn voi bị thương

Hay năm 46 khi đất nước ngàn cân treo sợi tóc ổng vẫn đí chơi gái (Mộng Điệp và nhiều ng khác...) viết thư về cho vợ cũng chỉ để lấy tiền chơi gái, lấy tiền của dân của nước cũng để chơi gái
Chữ ký của Thanhsamkhach





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeMon Nov 01, 2010 11:16 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
5/27/2010 ĐẶNG MINH PHƯƠNG báo Hồn Việt

Bảy mươi năm trước, trên con đường xâm lược các nước Đông Nam Á, phát xít Nhật đưa quân vào Đông Dương đang bị thực dân Pháp thống trị. Pháp không dám chống cự. Nhật chiếm đóng Đông Dương nhưng vẫn duy trì bộ máy cai trị của thực dân Pháp phục vụ cho lợi ích của Nhật, tránh những xáo trộn chưa cần thiết.

Đến tháng 3/1945, Nhật bị thất bại nặng nề ở Thái Bình Dương, lo sợ Pháp sẽ làm hậu thuẫn cho Đồng minh nếu quân Anh - Mỹ đổ bộ vào Đông Dương, để phòng tai họa, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính lật Pháp, trực tiếp cai trị Đông Dương. Ở Việt Nam, Nhật lập ra Chính phủ tay sai do Trần Trọng Kim làm thủ tướng.

Thời ấy, Mặt trận Việt Minh, một tổ chức cách mạng được Đảng Cộng sản lãnh đạo, đã hô hào nhân dân đoàn kết đánh đổ phát xít Nhật và Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim giành độc lập.

Nhật bại trận, Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim bị đánh đổ. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công rực rỡ. Nước ta được hoàn toàn độc lập, thoát khỏi ách thống trị của phát xít Nhật. Nhân dân ta được tự do. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập.

Mọi người đều biết ông Trần Trọng Kim là con bài mà phát xít Nhật đã chuẩn bị sẵn từ năm 1940 khi chúng vào Đông Dương. Đầu năm 1941, ông Kim được Nhật đưa qua Singapore, sau đó là Bangkok (Thái Lan). Sau khi Nhật lật Pháp ba tuần, vào cuối tháng 3/1945, Nhật đưa máy bay sang Bangkok chở ông về Sài Gòn và đưa ra Huế, xếp đặt cho ông làm Thủ tướng chính phủ do Nhật lập ra để phục vụ lợi ích của Nhật, tiếp tục thống trị Việt Nam. Một chính phủ không hề được thành lập bằng bầu cử, dù là bầu cử giả hiệu, ấy thế mà lại gọi là chính phủ “hợp hiến”, hiến gì ở đây mà hợp?

Phát xít Nhật là kẻ thù chẳng những của nhân dân ta mà còn là kẻ thù của loài người. Chúng đã bị cả thế giới lên án và đánh đổ. Thế mà “hợp tác” với chúng “để tìm sự ủng hộ của công luận trong và ngoài nước” quả là ngây ngô nếu không phải là cố tình làm tay sai cho chúng.

Ngày 17/4/1945, nội các Trần Trọng Kim được thành lập, đến ngày 8/5/1945, vua Bảo Đại ra Tuyên chiếu và nội các ra Tuyên cáo với quốc dân. Ông Phạm Khắc Hòe - nguyên Tổng lý Ngự tiền văn phòng của triều Nguyễn, viết trong hồi ký Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc như sau: “Bản Tuyên cáo của nội các (Trần Trọng Kim) đối với quốc dân đã vạch ra một chương trình hoạt động khá đầy đủ, đồng thời hô hào “Quốc dân phải cố gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành thực hợp tác với nước Đại Nhật Bản trong sự kiến thiết nền Đại Đông Á, vì cuộc thịnh vượng chung của Đại Đông Á có thành, sự độc lập của nước ta không phải là giấc mộng thoáng qua”.

Hai bản Tuyên chiếu và Tuyên cáo được đăng trên báo đồng thời với tin phát xít Đức đầu hàng không điều kiện làm cho nhân dân bàn tán xôn xao, nên Trần Trọng Kim lại phải tuyên bố: “Việc nước Đức đầu hàng không hại gì đến sự liên lạc mật thiết giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam… sự bại trận ấy không thể giảm bớt lòng chúng ta kiên quyết giúp Nhật Bản theo đuổi cuộc chiến đấu cho đến khi toàn thắng để kiến thiết vùng Đại Đông Á… Chúng ta chỉ phải giữ vững cuộc trị an trong nước và chịu những hy sinh cần thiết để cho quân đội Nhật Bản được chúng ta tận tâm giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất. Nền độc lập của chúng ta có như thế mới vững bền” (Xem Việt Nam tân báo số ra ngày 18/5/1945).

Trong hồi ký Một cơn gió bụi, xuất bản ở Sài Gòn năm 1969, ông Trần Trọng Kim đã cắt bỏ đoạn ông hô hào: “Quốc dân phải cố gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành thật hợp tác với nước Đại Nhật Bản…” trong bản phụ lục số 1 để che dấu bớt tội làm tay sai cho Nhật.

Những ngày đầu tháng 8/1945, Nhật Bản sắp phải đầu hàng Đồng minh, phong trào cách mạng giành độc lập của nhân dân ta ở miền Bắc dâng cao, một số vị bộ trưởng trong Chính phủ Trần Trọng Kim xin từ chức. Ông Trần Trọng Kim bực tức nói trong một cuộc họp nội các: “Khi vui thì vỗ tay vào, khi hoạn nạn thì ào ào chạy ra! Trốn trách nhiệm, chạy dài như thế mà không xấu hổ à?”.

Ông Hồ Tá Khanh - Bộ trưởng Bộ Kinh tế nói: “Trách nhiệm của chúng ta lúc này là rút lui, chứ không phải bám lấy, bám lấy mới là xấu hổ”.

Ông Nguyễn Hữu Thí - Bộ trưởng Bộ Tiếp tế vỗ tay, nói rất to: “Hoan hô, hoan hô ông bạn Hồ Tá Khanh!”.

Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh. Tại Huế, trong cuộc họp nội các ngày 17/8, ông Trần Đình Nam - Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu: “Tôi đề nghị chúng ta rút lui ngay, nhường hẳn quyền binh cho Việt Minh. Theo tôi nghĩ thì cả Hoàng đế cũng nên rút lui”.

Ông Trần Trọng Kim nảy người lên nghiêm khắc lên án ông Trần Đình Nam dám đòi nhà vua bỏ ngôi báu (Phạm Khắc Hòe, sđd).

Trong khi Nhật vơ vét thóc của nhân dân ta đựng đầy kho để nuôi quân lính Nhật. Mặt trận Việt Minh lãnh đạo nhân dân phá kho thóc chia cho dân bị nạn đói hoành hành, thì Chính phủ Trần Trọng Kim ra sắc lệnh ngày 13/6/1945 phạt tội tử hình những ai tấn công vào đường giao thông, vào các kho gạo, kho hàng hóa, cấm chỉ mọi cuộc tụ họp trên mười người. Sắc lệnh ngày 15/7 cấm các công đoàn hoạt động chính trị”.

Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện, trong sách Việt Nam - một thiên lịch sử (NXB Lao Động, 2006): “Chính phủ Trần Trọng Kim tỏ ra bất lực hoàn toàn trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách, nạn đói tiếp tục hoành hành, không một thể chế mới nào được ban hành… Chính phủ Trần Trọng Kim tự vạch mặt, đơn giản họ chỉ là tay sai của người Nhật”.

Có ý kiến nói TTK và nội các đã có công đòi Nhật thả tù chính trị (đa số là Cộng sản). Ông Trần Trọng Kim từ Bangkok về Sài Gòn cuối tháng 3/1945. Ngày 5/4 ra đến Huế. Ngày 7/4 vào yết kiến ông Bảo Đại. Ngày 17/4 mới lập xong nội các, như vậy ông Kim và các thành viên nội các đang được sắp xếp đòi Nhật thả tù chính trị vào lúc nào mà nhiều chiến sĩ ra khỏi tù trên cả nước từ tháng 3/1945?

Đúng là sau khi thành lập, Chính phủ Trần Trọng Kim có ban hành việc ân xá tù chính trị nhưng không được áp dụng cho những người Cộng sản, tức là 9/10 số người bị giam giữ lúc đó.
Trên thực tế có một số tù là Cộng sản được thả vì mấy lẽ:

Sau khi Pháp bị Nhật lật đổ, bọn cai tù người Pháp đều bị bắt giam. Bọn tay sai Pháp canh giữ nhà lao hoang mang sợ sệt. Người Nhật chưa kiểm soát được chặt chẽ. Một số đảng viên Cộng sản bị bắt giam nhưng Pháp không có chứng cứ để kết tội họ là Cộng sản, do đó khi có lệnh ân xá nói trên, họ được thả. Một số khác do đấu tranh mà được thả. Lấy ví dụ nhà lao Buôn Ma Thuột ở Tây Nguyên giam giữ rất nhiều tù chính trị.

Sau ngày 9/3/1945, họ đấu tranh quyết liệt đòi được thả, kết hợp với phong trào đấu tranh của nhân dân bên ngoài nhà lao nên có một số - chỉ một số ít thôi được thả, trong đó có những đảng viên Cộng sản như: Trần Mai Ninh, Tống Đình Phương, Trương Chí Cương. Mãi đến ngày 17/8 sau khi Nhật đầu hàng hai ngày, cũng do có đấu tranh tại chỗ mà có thêm một số đảng viên được thả, đâu phải việc thả tù Cộng sản dễ dàng như ông Ứng nói. Điều rất rõ ràng nữa là tại nhà tù Côn Đảo, người tù Tôn Đức Thắng và nhiều người khác chỉ được tự do khi Cách mạng Tháng Tám thành công.

Chính phủ Trần Trọng Kim làm tay sai cho Nhật bị nhân dân Việt Nam đánh đổ. Nhà nước cách mạng vẫn đối xử với ông Trần Trọng Kim rất là rộng lượng. Ông Kim cũng thừa nhận trong hồi ký của mình là sau khi chính phủ ông sụp đổ, ông rất túng bẫn, may nhờ chính phủ cách mạng đã phát cho ông nửa tháng lương (nửa cuối tháng 8 năm 1945) với số tiền là 1.600 đồng - một số tiền rất lớn lúc bấy giờ, nên ông có tiền chi tiêu! Xin được nói thêm là thời điểm đó, chính phủ cách mạng thiếu thốn trăm bề, ngân quỹ chỉ có mấy triệu bạc.

Ông Kim sống ở Huế ba tháng, từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 11/1945 không hề bị quấy rầy. Ông ra Hà Nội ở đến nửa năm nữa cũng rất yên ổn. Đến khi Quốc Dân Đảng Trung Quốc sang, 'tước khí giới' quân Nhật, rút về nước, thì ông vội vã theo chân quân Quốc Dân Đảng sang Trung Hoa.

Ông mò tìm và gặp ông Bảo Đại ở Hồng Kông cùng trùm mật thám Pháp Cousseau để bàn mưu tính kế. Ông được Cousseau và Bảo Đại, lúc này đã đào ngũ chuẩn bị làm tay sai lần nữa cho Pháp, cho tiền và sắp xếp cho ông cùng vợ con về sống ở Sài Gòn.

Giữa lúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống Pháp xâm lược lần thứ hai nổ ra khắp nước thì ông Trần Trọng Kim “chống Pháp” bằng cách sống yên ổn giữa sào huyệt của bọn thực dân. Tại đây, ông có mối quan hệ mật thiết với các quan chức cao cấp Pháp như Cao ủy Pi-nhông (Pignon) và tay chân của họ. Tháng 3/1947, khi nghe tin quân ta, sau hai tháng chống Pháp tại Hà Nội, đã tạm rút ra khỏi thủ đô để tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ, thì ông Trần Trọng Kim nói trong một cuộc gặp gỡ ở Sài Gòn có ông Phạm Khắc Hòe dự, đầy hứng thú là: “Việt Minh đi đời rồi!” (Phạm Khắc Hòe, sđd).

Ông Kim nằm ở Sài Gòn chờ Pháp cho một chức trong chính phủ bù nhìn do chúng lập ra. Nhưng thực dân Pháp không mặn mà gì với lá bài Nhật đã hết thời. Ông đã cay đắng thốt lên với ông Phạm Khắc Hòe khi ông Hòe ghé thăm vào tháng 4/1947 rằng: “Thằng Pháp ở đây đểu lắm. Thôi dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng” (Dùng thì làm, không dùng thì ở ẩn).

Câu nói của ông Kim khiến ông Hòe ngao ngán viết trong hồi ký là: “Câu nói cuối cùng này làm cho chút ít sự kính nể của tôi đối với ông Kim tan biến hết!”.

Pháp không dùng, ông Kim lên Đà Lạt ở ẩn cho đến lúc qua đời ngày 2/12/1953.

Sự thật đã quá rõ ràng. Con đường chính trị, đấu tranh để giành độc lập mà ông Trần Trọng Kim đã chọn lựa kỹ càng ngay từ năm 1940 là: Nhật thắng, đi theo Nhật, hết lòng phục vụ chúng. Nhật thua, tìm đường sang Trung Quốc liên hệ với thực dân Pháp. Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, đi với Pháp. Đó là sự tính toán khôn khéo của ông Trần Trọng Kim
Chữ ký của Thanhsamkhach





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeMon Nov 15, 2010 8:40 pm

Vuhoangsonhn
Để mãi không quên

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vuhoangsonhn

ĐIỀU HÀNH VIÊN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vuhoangsonhn
Họ & tên Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đế quốc Việt Nam  Laodong1 Đế quốc Việt Nam  DHVgioi Đế quốc Việt Nam  36Đế quốc Việt Nam  40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 235
Đến từ Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích Điểm thành tích : 450
Được cám ơn Được cám ơn : 131

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
Bài sưu tầm của Thanhsamkhach cũng đã làm chút gì kính nể của tôi với Thủ tướng Kim tan biến hết.
Chữ ký của Vuhoangsonhn





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeTue Nov 16, 2010 7:09 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
Về vai trò nhà sử học và bộ Nho giáo của ông TTK thì bạn có thể đọc bài viết của Ngô Tất Tố: Nho giáo hay Trần Trọng Kim giáo

Về giai đoạn ông làm thủ tướng, nguyên do và những việc làm được và chưa được, ông có viết hồi ký thanh minh. Trên đây cũng chỉ là ý kiến 1 chiều
Chữ ký của Thanhsamkhach





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeWed Nov 16, 2011 11:33 pm

d.h.hai.0986

Thành viên mới gia nhập

d.h.hai.0986

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/10/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
Mình xin góp một ý kiến, từ đế quốc ở đây phải được hiểu là một nước có hoàng đế, tránh nhầm lẫn với nghĩa thường dùng của từ đế quốc
Chữ ký của d.h.hai.0986





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeFri Nov 18, 2011 10:42 am

nnhut40
văn-sử -địa-thời sự-quan hệ quốc tế

Thành viên mới gia nhập

nnhut40

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : nguyễn nam nhựt
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 07/04/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 15
Đến từ Đến từ : khánh hoà
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : văn-sử -địa-thời sự-quan hệ quốc tế
Điểm thành tích Điểm thành tích : 17
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
theo toi nho la ghu de nay da dc thao luan cach day khoang 1 nam roi ma
Chữ ký của nnhut40





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeSun Dec 04, 2011 12:16 pm

nh0c_0nlin3_92
Con đường dài ai bước ?Con đường nhỏ ai đi ?Cho tôi hỏi ai sẽ bước cúng tôi ?

Thành viên cấp 3

nh0c_0nlin3_92

Thành viên cấp 3

http://vn.360plus.yahoo.com/halinh_lovely_miss/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Phạm Hạ Yến Linh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Đế quốc Việt Nam  32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đế quốc Việt Nam  36 Đế quốc Việt Nam  40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 296
Đến từ Đến từ : Hải Phòng
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Con đường dài ai bước ?Con đường nhỏ ai đi ?Cho tôi hỏi ai sẽ bước cúng tôi ?
Điểm thành tích Điểm thành tích : 423
Được cám ơn Được cám ơn : 45

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
Cái tên :'' ĐẾ Quốc Việt Nam '' lần đầu tiên Linh nghe đó ? Trang ah ? ok1
Chữ ký của nh0c_0nlin3_92





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeMon Dec 12, 2011 4:16 pm

doducdung.hnue
Khoa Lịch sử, ĐHSP HN

ĐIỀU HÀNH VIÊN

doducdung.hnue

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Đức Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Đế quốc Việt Nam  42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 07/05/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 111
Đến từ Đến từ : THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Khoa Lịch sử, ĐHSP HN
Điểm thành tích Điểm thành tích : 176
Được cám ơn Được cám ơn : 36

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
Oh! Các Nhà sử học bàn luận rất sôi nổi. Nhưng vẫn đề mà Couot đưa ra anh ko hiểu lắm. Anh ko hiểu em đưa ra để giới thiệu cho mọi người, hay để trao đổi.
Việc Nhật vào VN, lập chính phủ Trần Trọng Kim, rồi sau đó CP bù nhìn này thực hiện một vài chính sách....
Nhưng ưu và hạn chế của CP bù nhìn này thì ai cũng rõ. Ở đây ko bàn đến.
Riêng tên gọi "Đế quốc VN" thì dù ai đưa ra, và dùng với nghĩa nào thì cũng ko chính sác đối với CP Trần Trọng Kim.
Anh ko hiểu tác giả nào lại đưa ra tên gọi như vậy.
Chữ ký của doducdung.hnue





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeMon Dec 12, 2011 10:07 pm

B754

Thành viên cấp 2

B754

Thành viên cấp 2

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 48
Điểm thành tích Điểm thành tích : 51
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
Trích dẫn :
Riêng tên gọi "Đế quốc VN" thì dù ai đưa ra, và dùng với nghĩa nào thì cũng ko chính sác đối với CP Trần Trọng Kim.
Kiểu như danh xưng Việt Nam cộng hoà cũng không CHÍNH SÁC với chính thể Nguỵ quyền SG ý nhỉ
Chữ ký của B754





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeTue Dec 13, 2011 6:59 pm

doducdung.hnue
Khoa Lịch sử, ĐHSP HN

ĐIỀU HÀNH VIÊN

doducdung.hnue

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Đức Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Đế quốc Việt Nam  42
Ngày tham gia Ngày tham gia : 07/05/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 111
Đến từ Đến từ : THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Khoa Lịch sử, ĐHSP HN
Điểm thành tích Điểm thành tích : 176
Được cám ơn Được cám ơn : 36

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
Hai vấn đế giống về bản chất nhưng khác về hình thức biểu hiện.
Ngữ và nghĩa của hai cụm từ ĐQ VN và VN CH là hoàn toàn khác nhau, dùng cho những đối tượng khác nhau và hoàn cảnh khác nhau.
Chữ ký của doducdung.hnue





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeTue Dec 13, 2011 9:55 pm

B754

Thành viên cấp 2

B754

Thành viên cấp 2

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 48
Điểm thành tích Điểm thành tích : 51
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
Cậu không hiểu phép liên tưởng hay cố tính hiểu sai vậy.
Danh xưng ĐQVN hay VNCH hay gì gì chăng nữa, dẫu ko đúng với bản chất của nó thì đó cũng là cái tên mà chế độ đó tự đặt, ít nhiều cũng nên tôn trọng vì nó đã từng tồn tại.
Chữ ký của B754





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeWed Dec 14, 2011 12:21 pm

Vuhoangsonhn
Để mãi không quên

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vuhoangsonhn

ĐIỀU HÀNH VIÊN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vuhoangsonhn
Họ & tên Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đế quốc Việt Nam  Laodong1 Đế quốc Việt Nam  DHVgioi Đế quốc Việt Nam  36Đế quốc Việt Nam  40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 235
Đến từ Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích Điểm thành tích : 450
Được cám ơn Được cám ơn : 131

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
B754 đã viết:
Cậu không hiểu phép liên tưởng hay cố tính hiểu sai vậy.
Danh xưng ĐQVN hay VNCH hay gì gì chăng nữa, dẫu ko đúng với bản chất của nó thì đó cũng là cái tên mà chế độ đó tự đặt, ít nhiều cũng nên tôn trọng vì nó đã từng tồn tại.

Kỳ thực tên gọi DQVN không hề được quy định trong văn bản mang tính nhà nước nào cả (Nếu có thì chắc đã đưa ra rồi). Teen gọi Đế quốc là dịch từ tiếng Anh-Mỹ ra của từ Empire of. Vì đây là chính quyền tay sai của Nhật và áp dụng theo mô hình Nhật nên vô tình cái tên Đế quốc Nhật Bản đã được "ốp" ngay vào Chính phủ Việt Nam Trần Trọng Kim khi đó.
Chữ ký của Vuhoangsonhn





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeWed Dec 14, 2011 10:08 pm

B754

Thành viên cấp 2

B754

Thành viên cấp 2

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 48
Điểm thành tích Điểm thành tích : 51
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
Trích dẫn :
Kỳ thực tên gọi DQVN không hề được quy định trong văn bản mang tính nhà nước nào cả (Nếu có thì chắc đã đưa ra rồi). Teen gọi Đế quốc là dịch từ tiếng Anh-Mỹ ra của từ Empire of. Vì đây là chính quyền tay sai của Nhật và áp dụng theo mô hình Nhật nên vô tình cái tên Đế quốc Nhật Bản đã được "ốp" ngay vào Chính phủ Việt Nam Trần Trọng Kim khi đó.
Có điều gì chứng minh điều này ko Sơn
Chữ ký của B754





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeTue Dec 20, 2011 6:06 am

Thanhsamkhach
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi

Thành viên năng động

Thanhsamkhach

Thành viên năng động

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 679
Được cám ơn Được cám ơn : 106

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
Có lẽ tên gọi ĐQVN được chính phủ TTK đặt ra cũng như nay các bạn chon cho mình những nick hay avatar đẹp đẽ nhưng chẳng phù hợp với thực tế chút nào
Chữ ký của Thanhsamkhach





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeSun Dec 25, 2011 11:25 am

nh0c_0nlin3_92
Con đường dài ai bước ?Con đường nhỏ ai đi ?Cho tôi hỏi ai sẽ bước cúng tôi ?

Thành viên cấp 3

nh0c_0nlin3_92

Thành viên cấp 3

http://vn.360plus.yahoo.com/halinh_lovely_miss/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Phạm Hạ Yến Linh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Đế quốc Việt Nam  32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đế quốc Việt Nam  36 Đế quốc Việt Nam  40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 296
Đến từ Đến từ : Hải Phòng
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Con đường dài ai bước ?Con đường nhỏ ai đi ?Cho tôi hỏi ai sẽ bước cúng tôi ?
Điểm thành tích Điểm thành tích : 423
Được cám ơn Được cám ơn : 45

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
mình không hỉu vấn đề này thực hư ra sao ? giải thích mình nghe coi nào ! thanks
Chữ ký của nh0c_0nlin3_92





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeMon Dec 26, 2011 9:47 pm

Vuhoangsonhn
Để mãi không quên

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vuhoangsonhn

ĐIỀU HÀNH VIÊN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vuhoangsonhn
Họ & tên Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đế quốc Việt Nam  Laodong1 Đế quốc Việt Nam  DHVgioi Đế quốc Việt Nam  36Đế quốc Việt Nam  40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 235
Đến từ Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích Điểm thành tích : 450
Được cám ơn Được cám ơn : 131

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
B754 đã viết:
Trích dẫn :
Kỳ thực tên gọi DQVN không hề được quy định trong văn bản mang tính nhà nước nào cả (Nếu có thì chắc đã đưa ra rồi). Teen gọi Đế quốc là dịch từ tiếng Anh-Mỹ ra của từ Empire of. Vì đây là chính quyền tay sai của Nhật và áp dụng theo mô hình Nhật nên vô tình cái tên Đế quốc Nhật Bản đã được "ốp" ngay vào Chính phủ Việt Nam Trần Trọng Kim khi đó.
Có điều gì chứng minh điều này ko Sơn

Thực ra mình nghĩ điều này được chứng minh bởi chính câu hỏi của bạn. Vì sao? Vì hiện nay, chúng ta không và gần như chưa bao giờ nghe đến bốn chữ Đế quốc Việt Nam. Tôi đã rong ruổi khắp các trang mạng từ những trang trong nước đến hải ngoại thì gần như khi nhắc đến chính phủ Trần Trọng Kim, người ta không bao giờ dùng 4 chữ ĐQVN. Mà khi có, thì toàn chú thích là Wikipedia.

Wikipedia khởi nguồn từ tiếng Anh. Mà nước Mỹ sử dụng tiếng Anh. Thời kỳ 1945, khi đó Mỹ đang là lực lượng mạnh nhất ở Châu Á - Thái Bình Dương. Phục vụ mục đích tuyên truyền và chiến tranh cũng như âm mưu lâu dài, người Mỹ cũng đã tìm nhiều cách để gọi các chính thể ở khu vực này theo cách gọi của họ. Mà hầu như, người Mỹ không quan tâm đến dân tộc/quốc gia đó tự gọi mình là gì.

Thử lấy ví dụ về Triều Tiên (Cho-san) được dịch là Korea, tuy nhiên sau WWII, chỉ có miền Bắc Triều Tiên sử dụng tên gọi này, còn phía nam thì sử dụng tên Đại Hàn Dân Quốc. Nhưng rồi người Mỹ lại dịch luôn Đại Hàn = Korea và Dân Quốc = Republic (Cộng hoà): Cộng hoà Triều Tiên (?). Khác hoàn toàn về bản chất. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể áp vào trường hợp Việt Nam.
Chữ ký của Vuhoangsonhn





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitimeSat Feb 11, 2012 3:48 pm

Nam_Thuan

Thành viên cấp 3

Nam_Thuan

Thành viên cấp 3

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cựu Phó chủ nhiệm CLB (từ 10-2008 đến 5-2009)

Ngày tham gia Ngày tham gia : 29/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 193
Điểm thành tích Điểm thành tích : 157
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
up mà sao ko cho 1 tấm hình nào vậy????????
Chữ ký của Nam_Thuan





Đế quốc Việt Nam  I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Đế quốc Việt Nam

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Đế quốc Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1945 – 1954-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất