CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
ĐƯỜNG LƯỠI BÒ I_icon_minitimeSat Aug 13, 2011 7:43 pm

Braveheart_28492
thích nhìn thấy người mình yêu mỗi ngày.

Thành viên mới gia nhập

Braveheart_28492

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Thiên Linh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 25/03/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 11
Đến từ Đến từ : Nghệ An
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : thích nhìn thấy người mình yêu mỗi ngày.
Điểm thành tích Điểm thành tích : 28
Được cám ơn Được cám ơn : 8

Bài gửiTiêu đề: ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

 
Trong thời gian vừa qua, tình hình tranh chấp trên biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, đe doạ nghiêm trọng hoà bình khu vực, và chiến tranh có thể xảy ra nếu như các bên không tìm ra một giải pháp hoà bình để giải quyết vấn đề này. Sự tranh chấp trên bờ biển đã có từ lâu nhưng sự tranh chấp này đã thực sự trở nên gay gắt hơn kể từ khi Trung Quốc đưa ra học thuyết " đường lưỡi bò". Vậy học thuyết " đường lưỡi bò là gì"?, tại sao học thuyết đó lại làm phức tạp thêm vấn đề biển Đông.
ĐƯỜNG LƯỠI BÒ 090513085915_south_china-sea_bbc466
1.SỰ HÌNH THÀNH VÀ TỒN TẠI CUẢ MỘT ĐƯỜNG YÊU SÁCH KHÓ HIỂU
Đường “lưỡi bò”, “chữ U” hay “đứt đoạn”... đều là cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Quốc (Quốc dân đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt 2 đoạn trong vịnh Bắc Bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn).
Công hàm ngày 7.5.2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về ý nghĩa pháp lý quốc tế của đường yêu sách 9 đoạn và cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc chính thức công bố sơ đồ đường yêu sách này với thế giới. Trước đó, mặc dù đường yêu sách này đã được thể hiện nhiều lần trên bản đồ Trung Quốc, nhưng CHND Trung Hoa chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào về ý nghĩa pháp lý quốc tế cũng như quốc gia của đường đứt đoạn này. Thậm chí trong những văn bản pháp lý quan trọng của CHND Trung Hoa về các vùng biển (như: các Tuyên bố về Lãnh hải 1958, về Lãnh hải và vùng tiếp giáp 1992, về Đường cơ sở 1996 và về vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998...) thì đường yêu sách này cũng không hề được nhắc đến.
2. MỘT HỌC THUYẾT - MỘT YÊU SÁCH PHI LÍ.
Yêu sách đường lưỡi bò quá ư phi lý! Bởi lẽ:
Thứ nhất, Trung Quốc cho rằng đã thực thi chủ quyền trên vùng biển này từ rất lâu, thậm chí từ trước Công nguyên. Nhưng, họ lại không đưa ra được các bằng chứng thuyết phục về vấn đề này. Ngược lại, các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các hoạt động của dân đánh cá và dân buôn Ả rập, Ấn Độ, Mã Lai, Việt trong vùng biển này, không có một bằng chứng nào cho thấy biển Đông hoàn toàn là “ao hồ của Trung Quốc”.
Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào, trước các hoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. Ngược lại còn có những hành động thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động đó như trường hợp năm 1774: quan huyện Văn Xương giúp đội viên đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung Quốc.
Thứ hai, các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294) đến Đại Thanh Nhất thống chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam”.
Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ XVII của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc Cty Đông Ấn - Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ: “Nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó ngược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ”.
Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ.

* Đường lưỡi bò là vùng nước lịch sử của Trung Quốc cũng phi lý ở cả góc độ luật pháp quốc tế.

Đường lưỡi bò không chỉ bị Việt Nam mà ngay cả Malaysia, Indonesia, Philippines… phản đối bởi vì nó không có cơ sở nào trong pháp luật quốc tế. Bản thân các học giả Trung Quốc rất bối rối khi tìm quy chế pháp lý áp dụng cho vùng nước bao bọc bên trong đường lưỡi bò đó, chưa kể đến việc chính quyền Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố trái ngược nhau.
Tuyên bố năm 1958 về lãnh hải của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là vùng nước lịch sử. Chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thủy của Trung Quốc? Không thể có điều vô lý đó.
Khái niệm vịnh lịch sử hay vùng nước lịch sử đã được luật pháp quốc tế chấp nhận trong một số hoàn cảnh hạn chế. Năm 1962, Ủy ban pháp luật quốc tế thực hiện nghiên cứu. Quy chế pháp lý của vùng nước lịch sử, bao gồm cả vịnh lịch sử.
Theo đó, xác định tiêu chuẩn một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử, căn cứ theo tập quán quốc tế và các án lệ quốc tế phải thỏa mãn tối thiểu 3 điều kiện sau:
1) Quốc gia ven biển thực thi chủ quyền của mình đối với vùng được yêu sách.
2) Sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian.
3) Quan điểm của các quốc gia khác với yêu sách đó. Ngoài ra, một quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng đối với các vùng nước có vấn đề đang tranh cãi này.
Như đã phân tích, Trung Quốc đã không trưng ra được những bằng chứng gì chứng minh họ đã thực thi chủ quyền của họ một cách sớm nhất, liên tục, với những biện pháp hòa bình mà luật pháp quốc tế yêu cầu.
Ngay cả khi các học giả Trung Quốc đã viện dẫn một số trường hợp yêu sách vùng nước lịch sử trong thực tiễn quốc tế như: yêu sách của Libya ngày 11-10-1973 tại vịnh Sidra… Nhưng 15 trường hợp này là những yêu sách quá đáng “vùng nước lịch sử” mà luật pháp quốc tế luôn phê phán. Nó không tạo ra được một ý thức pháp luật và không bao giờ được luật quốc tế chấp nhận như một quy tắc tập quán.
Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách vùng nước nằm trong đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích biển Đông như thế. Yêu sách biển Đông như một ao hồ của Trung Quốc là xa lạ, đi ngược lại học thuyết các vùng nước lịch sử và sẽ không chấp nhận một khoảng không gian rộng lớn như biển này, biển lớn vào loại nhất, nhì thế giới lại nằm dưới quyền tài phán của duy nhất một nước.
3. QUAN ĐIỂM CUẢ VIỆT NAM.
Trong diễn biến phức tạp như hiện nay chủ trương của chúng ta là sử dụng biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp đồng thời cũng kiên quyết giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Việt Nam cũng đưa ra những că cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình ở biển Đông
Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ghi rõ: “Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài của lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, bảo đảm sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam
Tiếp theo đó, trong hiến pháp các năm 1980, 1992, Luật Biên giới quốc gia năm 2003, Việt Nam đã khẳng định rõ ràng chủ quyền của mình ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đặc biệt, trong tuyên bố của Chính phủ ngày 12-11-1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố các Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Các tài liệu này đã chứng minh rõ ràng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên tất cả cơ sở lịch sử, pháp lý và thực tiễn
Để cụ thể hóa chủ quyền của mình, ngày 9-12-1982, Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam ra nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; quần đảo Trường Sa thành huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai; đến kỳ họp thứ VI, Quốc hội khóa VII ngày 28-12-1982 đã ra nghị quyết tách huyện đảo Trường Sa ra khỏi tỉnh Đồng Nai và sáp nhập tỉnh Phú Khánh.

Tháng 6-1989, tỉnh Phú Khánh tách thành tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Năm 1996, tại kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa IX đã ra nghị quyết ngày 6-11-1996 tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), sáp nhập TP Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.

Năm 2007, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ban hành Nghị định 65/2007/NĐ-CP ngày 11-4-2007 thành lập các đơn vị hành chính cho huyện đảo Trường Sa. Theo đó, huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, có 3 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thị trấn Trường Sa và hai xã đảo: xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn.

Đây được xem là một quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta về việc khẳng định chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Từ đó cho đến nay, chính quyền của hai huyện đảo Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng và Trường Sa thuộc Khánh Hòa vẫn đang thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình
Tiếp theo đó,
Ngày 27-5-2011, Việt Nam gửi Công hàm cho Đại sứ Trung Quốc tố cáo Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và quyền chủ quyền của Việt Nam ngay trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 27-5-2011, Việt Nam gửi Công hàm cho Đại sứ Trung Quốc tố cáo Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và quyền chủ quyền của Việt Nam ngay trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
Ngày 29-5-2011, Việt Nam tiếp tục phản đối hành động trên của Trung Quốc bằng cách tuyên bố rằng các tàu Việt Nam đã thực hiện việc thăm dò hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của mình, phù hợp với UNCLOS
Trong bài phát biểu quan trọng tối 8/6 tại Nha Trang, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Đồng thời, ông khẳng định:“Nhân dân Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình.
Quan điểm của Việt Nam là theo giải pháp hoà binh, giải quết theo luật pháp quốc tế. Đó là một quan điểm thể hiện mong muốn hoà bình của nước ta, một dân tộc yêu hoà bình.
Chữ ký của Braveheart_28492




 

ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất