Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn
Mon Sep 27, 2010 8:04 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn
Tôi xin lỗi tất cả để nói rằng: đào tạo KHXH&NV của chúng ta hiện nay là kém nhất trong lịch sử: thua giáo dục thời phong kiến, thời thực dân Pháp, thua miền Bắc và miền Nam trước 1975.
7/13/2010 PGS.TS ĐOÀN LÊ GIANG (tạp chí Hồn Việt)
Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) liên quan mật thiết đến lĩnh vực chính trị xã hội, đạo đức nhân cách, tư tưởng, văn hóa của dân tộc cho nên đây là một lĩnh vực rất quan trọng. Chúng ta đều biết, những sai lầm về kinh tế, kỹ thuật để lại hậu quả lớn, nhưng vẫn có thể khắc phục được trong một thời gian nhất định, không quá dài. Thế nhưng những sai lầm thuộc về lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo dục… tức là KHXH&NV sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng và lâu dài, có khi mất đến hàng mấy chục, hàng trăm năm mới khắc phục được.
Đấy là chưa nói: kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ dịch vụ càng cao, nên KHXH&NV có thể góp một phần quan trọng tạo ra của cải vật chất. Vì thế ai có cái nhìn coi thường KHXH&NV thì tùy, còn với những người có hiểu biết thì không ai dám nghĩ như thế!
Tình trạng yếu kém và bị coi thường của KHXH&NV, nhất là từ phương diện giáo dục đại học là có thật. Điều ấy làm cho những ai quan tâm đến tương lai đất nước phải hết sức lo ngại.
Ở đại học, ngành KHXH&NV là ngành dễ mở nhất. Ai học cũng được, nếu không có điểm sàn thì dễ đến những thí sinh 3 điểm 3 môn hay ít hơn nữa cũng trở thành SV các ngành KHXH&NV.
Tôi xin lỗi tất cả để nói rằng: đào tạo KHXH&NV của chúng ta hiện nay là kém nhất trong lịch sử: thua giáo dục thời phong kiến, thời thực dân Pháp, thua miền Bắc và miền Nam trước 1975.
Ai dạy cũng được, tôi từng biết có những SV tốt nghiệp loại trung bình, thậm chí hệ tại chức, ghi danh, đào tạo từ xa cũng trở thành “giáo sư đại học” ở đại học tỉnh, nhiều người cũng thỉnh giảng, cũng chạy “sô” như ai!
Có người buổi sáng học cao học môn học này của một PGS, buổi chiều dạy ngay chuyên đề ấy cho đại học! Kinh khủng, bát nháo hết chỗ nói! Ai cũng mở trường về KHXH&NV được, vì đầu tư bằng không: không cần giảng đường (vì đi thuê), không cần thư viện (vì có ai thích đọc sách, cần đọc sách đâu), không cần giảng viên (đi thuê nốt).
Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long đến hơn 10 trường đại học mở các ngành KHXH&NV. Thầy cô sống ra sao, giảng dạy ra sao, nghiên cứu ra sao, đều không được quan tâm. Sinh viên ra trường làm đủ thứ nghề, nhiều nhất là những nghề không cần đến chuyên môn đại học, những nghề mà trước kia chỉ cần học hết phổ thông là được.
KHXH&NV bị coi thường, giảng viên sống vất vưởng: giảng viên trẻ không đủ tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt, học tập, nhiều người phải bỏ nghề; giảng viên lâu năm cũng túng thiếu quanh năm. Ngay như ở những đại học lớn, giá tiền giảng dạy một giờ dành cho giáo sư thỉnh giảng còn thua giá một tô phở!
Đại học KHXH&NV bị coi như đại học hạng hai. Điều ấy dẫn đến hậu quả là: rất ít sinh viên giỏi lựa chọn các ngành KHXH&NV, ngay cả những đại học lớn như ĐH KHXH&NV thuộc ĐHQG TP.HCM.
Tôi biết chắc điều này: SV Việt Nam ra nước ngoài rất kém về KHXH dù họ không hề thua kém bất kỳ SV nước nào về KHTN và kinh tế. SV chúng ta thua hết SV Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Pháp, Đức, Nga… về KHXH - nhìn một cách đại thể.
Thua về nền tảng tri thức, vì chúng ta biết những điều họ không biết, và không biết những điều mà đa số SV các nước biết. Thua về khả năng tư duy, vì hình như chúng ta không tập cho HS, SV của chúng ta tư duy một cách nghiêm túc về những vấn đề KHXH&NV.
Cách học của chúng ta, cách tư duy của chúng ta về KHXH&NV có vẻ dị biệt, không phù hợp với đa số các nền giáo dục phát triển.
Đại học KHXH&NV không có SV giỏi. Ngành KHXH&NV không còn những trí thức giỏi, có tư cách và nhiệt huyết.
Chúng ta thử hình dung một ngày kia: không còn có ai phản biện, điều chỉnh những quyết sách liên quan đến tư tưởng, văn hóa, con người nữa; xã hội chỉ toàn những người bụng to, tiền đầy túi mà tâm hồn và đầu óc trống rỗng; nền văn hóa truyền thống không được lưu giữ, tất cả đã được “delete” hết, vì thế hệ sau thấy nó cổ lỗ, khó hiểu, không cần thiết, chỉ trừ mấy cái vỏ đình chùa làm điểm tham quan cho du khách nước ngoài.
Nếu như lâu lâu có những người muốn tìm về văn hiến của dân tộc này, thì phải qua Thượng Hải, Bắc Kinh, Washington, Boston… mà học với sự chú giải của các giáo sư Trung Quốc và Mỹ.
Tôi nói vậy hoàn toàn không hù dọa ai hay ngoa ngôn chi hết. Tương lai ấy đang diễn ra mà chúng ta không để ý đấy thôi. Hiện có hàng trăm học giả, nghiên cứu sinh Trung Quốc và ở Trung Quốc đang nghiên cứu và chú giải về Lý Công Uẩn, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn…
Họ nghiên cứu văn bản rất kỹ lưỡng, phương pháp rất mới mẻ, chú giải, bình luận rất thuyết phục,… Tôi đoán chắc 100% rằng, gần như tuyệt đại đa số các tiến sĩ KHXH&NV của đại học chúng ta, những người đủ tư cách ngồi hội đồng, không thể phản biện nổi.
Ai không tin tôi, xin chỉ cần đánh máy tên các cụ của chúng ta kể trên (bằng chữ Hán) rồi tìm trên Google, đợi 30 giây thôi sẽ hiểu rằng tôi không ngoa ngôn một chút nào! Tôi nói vậy không nhằm chê ai hết, mà chỉ nhằm đánh động rằng việc đào tạo KHXH&NV của chúng ta đã không đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của đất nước, của dân tộc.
Tôi xin lỗi tất cả để nói rằng: đào tạo KHXH&NV của chúng ta hiện nay là kém nhất trong lịch sử: thua giáo dục thời phong kiến, thời thực dân Pháp, thua miền Bắc và miền Nam trước 1975.
Chúng ta không có nổi một trường Quốc Tử Giám danh giá bậc nhất Đông Nam Á, một Trường Viễn Đông Bác Cổ mà người Nhật phải khâm phục như ông cha chúng ta đã tạo ra. Chúng ta không đào tạo nổi những Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, hay Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Bửu Cầm… về học vấn cũng như tư cách mà những nền giáo dục quá khứ đã tạo ra.
Đã đến lúc phải báo động đỏ về đào tạo KHXH&NV.
Làm thế nào để cứu vãn tình hình trước khi thế hệ sau “delete” và “empty recycle bin” hết tất cả?
Về cơ bản và lâu dài đó là cần thay đổi một cách căn bản: KHXH&NV cần được đặt trên một nền tảng khác, một quan niệm khác và một cách làm khác mới có thể hy vọng vực nó lên, nghĩ đến một tương lai tươi sáng hơn cho nó - một tương lai luôn gắn liền với sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước, sự cường thịnh và trường tồn của dân tộc.
Trên phương diện giáo dục đại học, người trí thức KHXH phải được coi trọng và tin tưởng. Chúng ta phải tập thói quen nghe những lời nói phải - “trung ngôn nghịch nhĩ” (lời nói phải thường khó nghe), vì KHXH có giá trị định hướng, điều chỉnh xã hội và phản biện hết sức quan trọng. Người trí thức KHXH phải được tin tưởng, không bị quy kết, chụp mũ như nhiều trí thức đàn anh của họ.
Người trí thức KHXH phải đủ sống như các đồng nghiệp của họ ở các nước khác. Họ phải được quyền đào tạo một cách bài bản, được tạo điều kiện tham gia các học hội cũng như tham dự các hội thảo khoa học của các đồng nghiệp ở nước ngoài.
Chúng ta không thể bỏ mặc KHXH&NV trước cơn lốc thị trường và để mặc thị trường định đoạt. Thặng dư của cải xã hội phải dành một phần đáng kể cho văn hóa và khoa học, đó là thông lệ của tất cả các nước.
Nhà nước phải có chính sách khuyến khích các công ty đầu tư cho văn hóa và khoa học bằng cách miễn thuế những khoản đóng góp ấy. Các giáo sư đại học phải được trả kinh phí nghiên cứu gấp mấy lần lương của họ như Đại học Văn Khoa Sài Gòn đã từng làm để cho họ yên tâm cống hiến. KHXH&NV không dễ định lượng được, nó rất khó thấy, giá trị của nó không chỉ là trước mắt, mà rất lâu dài.
Đối với đào tạo đại học KHXH&NV của quốc gia, cần xác định rõ hơn nữa vai trò của KHXH&NV đối với đất nước. Việc lớn nhất cần quan tâm hiện nay là làm sao thu hút được những thanh niên giỏi, có tâm huyết vào học ngành này và sử dụng họ một cách hiệu quả nhất.
Hệ cử nhân tài năng nên tiếp tục phát huy và làm tốt hơn nữa. Cần tăng học bổng cho SV hệ này để cho họ đủ sống, đủ tiền mua tài liệu, và để có thể chuyên tâm học tập, nghiên cứu. Tạo điều kiện tối đa cho họ về học ngoại ngữ với một tham vọng rõ ràng: sau khi tốt nghiệp họ phải có đủ điểm du học nước ngoài theo chương trình 322 của Bộ hay các loại học bổng khác.
Nếu chúng ta không làm một cách nghiêm túc, có kế hoạch bài bản, không chấp nhận một thách thức có tính thế kỷ: xây dựng những trung tâm đào tạo đại học KHXH&NV có tầm cỡ quốc gia, hướng đến mục tiêu sánh ngang với các đại học trong khu vực như: NUS (Singapore), Nam Kinh, Phúc Đán, Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc), Tokyo, Kyoto (Nhật Bản)… thì chúng ta sẽ có lỗi với đất nước và các thế hệ mai sau.
Mon Sep 27, 2010 8:10 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn
Các bạn nghĩ sao về ý kiến trên?
Nghe đâu bây giờ 1 số bạn 'sáng tạo ra lịch sử' bằng những câu bất hủ như 'Mùa đông năm 46, hoà thượng Thích Quảng Đức treo cổ tự tử ở ngã tư Sở..."
Mon Sep 27, 2010 2:29 pm
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
ĐIỀU HÀNH VIÊN
tyt_nnl_3994
Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi : 346
Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn : 2046
Tiêu đề: Re: Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn
Hic!~.~ Nhân văn mà còn thế này! Chán nhỉ? Ôi! trường đại học mơ ước của em.........................
Tue Sep 28, 2010 7:59 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn
Các mem học KHXHNV có bình luận gì k0?
Mình học về tự nhiên nên khó có thể cho ý kiến về đào tạo KHXHNV
Thu Sep 30, 2010 8:43 pm
ca hát, chơi thể thao/
Thành viên cấp 1
phongtran88bg
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 26/03/2010
Tổng số bài gửi : 26
Đến từ : khoa Lịch Sử- ĐHSP Hà Nội
Sở trường/ Sở thích : ca hát, chơi thể thao/
Điểm thành tích : 43
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn
cảm ơn bạn đa post bài nè nhé, t sẽ quay lại trao đổi kỹ về vấn đề này sau. bây giờ t bận quá,hij. hiện nay t đang là sinh viên năm cuối ngành KHXH &NV thuộc khoa Lịch sử-ĐHSP Hà Nội.
Sun Oct 03, 2010 12:18 pm
Để mãi không quên
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Vuhoangsonhn
Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi : 235
Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích : 450
Được cám ơn : 131
Tiêu đề: Re: Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn
Hôm qua, tôi đã phải bực với một ngiời bạn khi cô ấy cứ theo lời 1 cô giáo dạy văn là Nhà thơ, Bộ trưởng Xuân Thuỷ là Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước ta. Trong khi đó người đầu tiên là Chủ tịch Hồ Chí Minh, và sau đó là Nhất Linh, Hoàng Minh Giám, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Ung Văn Khiêm.
Thế này thì mất toi nửa điểm trong bài thi rồi còn gì.
Không kiểu nổi tại sao lại có sự nhầm lẫn đến như vậy.
Sun Oct 03, 2010 3:45 pm
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn
Nhiều lần tôi bức xúc với các vị giảng rằng: tưởng tượng, lung linh, thanh thản... là các từ láy trong khi đó là các từ ghép (Hán Việt)
Điểm số thì quan trọng gì, căn bản là kiến thức trong đầu mình
Sun Oct 03, 2010 6:16 pm
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn
điều đó cảnh báo là giáo dục đang xuống dốc rồi học sinh sinh viên kể cả giảng viên cũng nhầm thật không hiểu nữa không những sử mà cả địa lý ví dụ như: Điện Biên nằm ở DB sông Cửu Long
Mon Oct 04, 2010 4:10 pm
Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Thành viên cấp 3
toiyeuVietNam
Họ & tên : Trần Nguyễn Ngọc Phượng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 27/06/2009
Tổng số bài gửi : 140
Đến từ : TP Hồ CHí Minh
Sở trường/ Sở thích : Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Điểm thành tích : 302
Được cám ơn : 113
Tiêu đề: Re: Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn
Về quan điểm được tác giả bài viết đầu tiên nêu ra, toiyeuvietnam không đồng ý hoàn toàn. Bởi vì, mình xét thấy, việc so sánh nền giáo dục khoa học xã hội và nhân văn giữa các hoàn cảnh khác nhau của đất nước như vậy là không thỏa đáng. Đặc biệt, việc so sánh bậc nhất như vậy còn tạo ra sự bi quan cho mọi người - không có ít trong việc đóng góp xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, trong khi tình hình thực tế không hẳn đã như vậy.
Ở đây, mình xin được phép phản biệt một vài ý kiến được nêu ra trong bài như sau:
Trích dẫn :
- Ở đại học, ngành KHXH&NV là ngành dễ mở nhất. Ai học cũng được, nếu không có điểm sàn thì dễ đến những thí sinh 3 điểm 3 môn hay ít hơn nữa cũng trở thành SV các ngành KHXH&NV.
- Có người buổi sáng học cao học môn học này của một PGS, buổi chiều dạy ngay chuyên đề ấy cho đại học! Kinh khủng, bát nháo hết chỗ nói! Ai cũng mở trường về KHXH&NV được, vì đầu tư bằng không: không cần giảng đường (vì đi thuê), không cần thư viện (vì có ai thích đọc sách, cần đọc sách đâu), không cần giảng viên (đi thuê nốt).
- KHXH&NV bị coi thường, giảng viên sống vất vưởng: giảng viên trẻ không đủ tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt, học tập, nhiều người phải bỏ nghề; giảng viên lâu năm cũng túng thiếu quanh năm. Ngay như ở những đại học lớn, giá tiền giảng dạy một giờ dành cho giáo sư thỉnh giảng còn thua giá một tô phở!
Nói như vậy, nghĩa là Bộ Giáo duc - đào tạo đã hoàn toàn đúng khi đưa ra "điểm sàn" để ngăn chặn, hạn chế "những thí sinh 3 điểm 3 môn hay ít hơn nữa cũng trở thành SV các ngành KHXH&NV". Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý là những vấn đề "điểm sàn" , thuê giảng đường , giảng viên, tiền lương giảng viên này cũng tương tự đối với các khối, ngành học khác không riêng gì KHXH & NV. Dường như tác giả đã cố tình tách tình trạng chung của của giáo dục đại học thành của riêng KHXH&NV để củng cố ý kiến của mình. Do đó, lí lẽ ở đây mà tác giả nêu ra là chưa thật thuyết phục.
Trích dẫn :
Đại học KHXH&NV bị coi như đại học hạng hai. Điều ấy dẫn đến hậu quả là: rất ít sinh viên giỏi lựa chọn các ngành KHXH&NV, ngay cả những đại học lớn như ĐH KHXH&NV thuộc ĐHQG TP.HCM.
Mình chắc chắn một điều là những bạn giỏi các môn khoa học tự nhiên sẽ chọn học các ngành khoa học tự nhiên và ngược lại.
Trích dẫn :
Tôi biết chắc điều này: SV Việt Nam ra nước ngoài rất kém về KHXH dù họ không hề thua kém bất kỳ SV nước nào về KHTN và kinh tế.
Mình cũng biết chắc là con người ai cũng có thế mạnh của họ, họ không nói về KHXH vì họ không đủ giỏi ngoại ngữ chứ không có nghĩa họ không biết !
Trích dẫn :
Thua về nền tảng tri thức, vì chúng ta biết những điều họ không biết, và không biết những điều mà đa số SV các nước biết. Thua về khả năng tư duy, vì hình như chúng ta không tập cho HS, SV của chúng ta tư duy một cách nghiêm túc về những vấn đề KHXH&NV.
Mình nghĩ "chúng ta biết những điều họ không biết" thì cũng là lẽ đương nhiên, mỗi dân tộc mỗi đất nước có lịch sử, cách sống khác nhau.
Trích dẫn :
Cách học của chúng ta, cách tư duy của chúng ta về KHXH&NV có vẻ dị biệt, không phù hợp với đa số các nền giáo dục phát triển.
Chưa có dẫn chứng cụ thể?
Trích dẫn :
Đại học KHXH&NV không có SV giỏi. Ngành KHXH&NV không còn những trí thức giỏi, có tư cách và nhiệt huyết.
Mình thấy nhận định này không đúng.Bởi vì ảnh hưởng của việc giáo dục KHXH&NV không phải ngày một ngày hai là nhìn thấy được, mà đó là một quá trình lâu dài. Những vấn đề KHXH&NV không phải giáo viên cho 10 là đã đúng và ngược lại.
Trích dẫn :
Chúng ta thử hình dung một ngày kia: không còn có ai phản biện, điều chỉnh những quyết sách liên quan đến tư tưởng, văn hóa, con người nữa; xã hội chỉ toàn những người bụng to, tiền đầy túi mà tâm hồn và đầu óc trống rỗng; nền văn hóa truyền thống không được lưu giữ, tất cả đã được “delete” hết, vì thế hệ sau thấy nó cổ lỗ, khó hiểu, không cần thiết, chỉ trừ mấy cái vỏ đình chùa làm điểm tham quan cho du khách nước ngoài.
Thiết nghĩ đây là liên tưởng lo xa, không có cơ sở chắn chắn. Nền văn hóa truyền thống, theo tôi, nó vẫn đang được gìn giữ trước sự phát triển của khoa học tự nhiên, dĩ nhiên là có phần nào bị ảnh hưởng.
Trên đây là một vài ý kiến của mình, mong nhận được sự chia sẻ của các thành viên diễn đàn.
Wed Oct 06, 2010 8:57 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn
PGS ĐL Giang có thể nói hơi quá nhưng sự bức xúc ấy cũng có lý do
1. Khoa học cơ bản rất quan trọng nhưng không được coi trọng bằng KH ứng dụng vì k0 trực tiếp làm ra tiền Ngày nay chúng ta vẫn dùng các ĐL của Newton còn máy hơi nước thì đã đi vào quên lãng Bổ đề Langland mà NBC chứng minh được rất khó và quan trọng nhưng nếu đem bán thì chả ai mua. Còn nếu viết 1 phần mềm trò chơi thì bán được ngay
Cũng vậy, nếu viết 1 quyển truyện như Bóng đè thì kiếm được nhiều tiền còn mang 1 chuyên luận về thời đại Hùng Vương đến các nhà xuất bản thì bị đuổi cổ
2. Càng đi vào các chuyên ngành hẹp và sâu càng mất nhiều thời gian, công sức và ít có khả năng chuyển đổi công việc hay đi làm thêm Đi vào các chuyên ngành hẹp và sâu sẽ mất nhiều thời gian, công sức là chuyện tất nhiên VD NBC mất cả chục năm (nếu k0 nói là nhiều hơn) để CM bổ đề
Nghiên cứu cổ văn phải học Hán Nôm cũng mất hàng chục năm mới tương đối. Nếu k0 tìm được việc làm trong các viện nghiên cứu hay 1 số ít trường ĐH, các nhà nghiên cứu ây sẽ lấy gì để sống và nuôi gia đình?
Nếu bạn học kinh tế, ngoại ngữ bạn có thể làm ở ngân hàng, lên sàn... (nhiều như nấm lại lương cao) cùng lắm đi làm cty liên doanh Nếu bạn học Hán Nôm bạn chỉ có thể đi viết sớ ở đền chùa (cũng cạnh tranh vỡ mặt đấy)
3. Tình trạng học giả bằng thật, bênh thành tích có trong các cấp, các ngành GD nhưng với người theo KHXHNV thì càng bội phần chua xót KH nhân văn là mang nặng tính nhân nghĩa, văn hoá. Còn gì đau xót hơn khi rao giảng đạo lý nhưng lại chứng kiến hay làm những điều phi đạo lý
Nhất là người học nhân văn thường có tâm hồn nhạy cảm, dễ tổn thương. Chỉ một câu nói nhẹ cũng làm họ đau đớn khôn nguôi Quân tử ứ hự cũng đau Tiểu nhân dùi đục đập đầu như k0 Vậy PGS Giang có nói quá cũng có thể vì quá nhạy cảm thôi
4. Học sinh, SV các nước TQ, Hàn, Nhật có lợi thế vì vẫn giữ kiểu chữ tượng hình và tiếng nói k0 xa chữ viết Ở VN chữ Hán đã là một tử ngữ, mặc dù từ Hán Việt được dùng rất nhiều, ngay cả tên chúng ta cũng đều là từ Hán Việt thì chữ viết của ta lại theo hệ Latin. Vì thế HS, SV khó nghiên cứu và dùng đúng từ Hán Việt, chưa nói đến cổ văn và tg cổ như Tuệ trung thượng sĩ, Nguyễn Trãi... Tất nhiên đây chỉ là nguyên nhân phụ nếu k0 nói là biện hộ nhưng Cổ văn hình như là chuyên ngành của PGS Giang nên xin đề cập đến cũng để biện hộ cho bài viết của PGS
Bản thân tôi cũng nhiều bức xúc khi thấy có người dùng từ sai, cả nhà báo, nhà văn
Trên đây là 1 số ý kiến nhỏ của tôi- 1 ng theo học tự nhiên, có gì sai sót mong các bạn thông cảm. Có thời gian tôi sẽ còn trở lại vấn đề này
Wed Jul 20, 2011 8:58 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn
Nhân bàn về vai trò của việc học LS và nguyên nhân việc giới trẻ ngày nay ko thích học LS, chúng ta thử xem lại topic này
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn
Báo động đỏ về đào tạo khoa học xã hội và nhân văn