BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Lịch sử; Khối : C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Câu II (2,0 điểm) Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939 - 1945? Câu III (2,0 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút" bằng thắng lợi nào? Nêu tác động của thắng lợi đó đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Khái quát quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh từ năm 1951 đến năm 2000. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Tóm tắt sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á trong năm 1945.
Hết
@:theo mình, nhân dân VN đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút" bằng hiêp định Pari(21/7/73)
Sat Jul 09, 2011 8:56 pm
Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Thành viên cấp 2
hoangdunglsk31
Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích : 83
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Re: ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LỊCH SỬ 2011
21/07/1973 là mới "Mỹ cút" thôi Ngụy nhào là 30/04/1975. và bằng nhiều thắng lợi chứ không phải mình thắng lợi trên bàn hội nghị. Lát mình sẽ phân tích rõ hơn.
Sat Jul 09, 2011 9:43 pm
Thành viên mới gia nhập
linhlinh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 09/07/2011
Tổng số bài gửi : 2
Điểm thành tích : 2
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LỊCH SỬ 2011
@Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút" bằng thắng lợi nào? Nêu tác động của thắng lợi đó đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.
Đúng là hỏi ntn sao chính xác được? Học sinh sẽ trả lời "thắng lợi" nào là thắng lợi về mặt quân sự và là "Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không" => buộc Mĩ phải ký Hiệp định Pari=> rút quân về nước chứ không mấy ai nghĩ đến "Hiệp định Pari" như lời gợi ý giải môn Sử của nhóm GV hocmai.vn.
Haizza... chán thật! Đề thi mỗi năm đúng là "lên bổng xuống trầm" quá...
Sun Jul 10, 2011 1:17 am
Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Thành viên cấp 2
hoangdunglsk31
Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích : 83
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Re: ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LỊCH SỬ 2011
- Các bạn để ý kĩ đề nói là GĐ từ năm 1954 đến 1975 thời gian này lúc nào trên chiến trường miền Nam cũng có sự hiện diện của quân Mỹ không phải chỉ bằng da thịt mà dưới nhiều hình thức. Từ nẳm 1954 đến năm 1975 các bạn không nên bó hẹp rằng khi nào quân Mỹ đổ bộ hàng loạt vào nước ta rồi khi chúng rút dần quân là chúng đã cút.
- Sự xâm lược phá hoại của chúng bắt đầu từ khi chúng can thiệp phá hoại hiệp định Giơnever thành lập CP bù nhìn Ngô Đình Diệm. Viện trợ quân sự nhân viên quân sự, cố vấn. Và nhân dân ta đã tiến hành chống trả quyết liệt đòi thi hành HĐ Giơnever với sự bùng nổ của "đồng khởi" Bến Tre. Một bước phát triển mới của chiến tranh cách mạng miền Nam Việt Nam chuyển hướng chủ yếu sang đấu tranh vũ trang. Với "Đồng khởi" ta đã hoàn toàn đánh bại chiến lược "chiến tranh đơn phương" Cái này nêu khái quát thôi.
- Vấn đề này bạn forever nói là trên bàn hội nghị cái này là quan trọng nhưng chiến thắng quân sự mới là quyết định thắng lợi trên bàn hội nghị Pari. Còn bạn linhlinh nêu "điện biên phủ trên không" cũng không hẳn đã đúng cái trò này chỉ là nước bài cuối cùng nhằm gây sức ép buộc ta kí vào hiệp định những điều khoản có lợi cho Mỹ trong hiệp định này nhưng đã thất bại.
- Thắng lợi tiêp theo ở đây theo mình nghĩ đó là tổng tiến công mậu thân năm 1968 khi mà cả thế giới biết về cuộc chiến tranh chính nghĩa của ta - dù thất bại nhưng đã dáng những đòn nặng nề vào lực lượng quân Mỹ, phá tan chiến lược "chiến tranh cục bộ" và chính quyền Sài Gòn làm dấy lên phong trào chống chiến tranh Việt Nam tại Mỹ và thế giới. Theo đó hàng loạt quyết định xuống thang chiến tranh đã nhanh chóng được triển khai như: * Tăng cường quân ngụy về quân số và vũ khí, nâng cao hiệu lực chiến đấu của chúng, bảo đảm ngăn chặn và đẩy lùi các cuộc tấn công của đối phương. * Ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra. * Tăng cường 13.500 quân Mỹ vào miền Nam. Gọi 48.500 quân trù bị Mỹ. * Bỏ chiến lược quân sự “Tìm và diệt” thay bằng chiến lược “Quét và giữ”. Từng bước thực hiện “Phi Mỹ hóa chiến tranh”, giảm dần sự dính líu trên bộ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Sau TTC tết mậu thân vấn đề chiến tranh Việt Nam mới bắt đầu đưa lên bàn hội nghị. TTC cũng đã thể hiện sự lớn mạnh của lực lượng quân sự cách mạng miền Nam Việt Nam. Là bước phát triển để tiến đến những thắng lợi mới hơn.
- Và thắng lợi mới đó là những cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã dáng những đòn nặng nề vào lực lượng quân Mỹ nêu vài thắng lợi như 719, khe sanh, Quảng Trị, Drang... biến cuộc chiến của Mỹ ngày càng sa lầy. Buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh đưa dần quân Mỹ về nuớc thay đổi chiến lược "Viêt Nam hoá chiến tranh" Một sự thú nhận sự bất lực và thất bại hoàn toàn của quân Mỹ trên chiến trường miền nam. Chấp nhận đàm phán và kí vào hiệp định Pari. Nhưng khi đó TT NiXon đang bầu cử ông ta nói kí HĐ để kiếm phiếu làm TT thêm một nhiệm kì nữa. nhưng khi đc làm TT NiXon liền cho máy bay B52 tập kích Hà Nội. Đó chính là thất bại buộc Mỹ kí vào hiệp định Pari ngày 27/01/1973 rút quân đội về nước. [i](ở trên bạn nói 21/07/ là sai đó là ngày kí HĐ Giơnever tý nữa mình cũng nhầm).[i]
- Và thắng lợi cuối cùng là chiến dịch Hồ Chí Minh 30/04/1975 khi mà hình ảnh tên lính Mỹ cuối cùng lên máy bay trên nóc nhà đại sứ Mỹ rời khỏi Việt Nam.
- Không biết mình nói có thừa nhiều không. ta có 180 phút đề rộng nhưng làm không dài, tránh miên man nêu diễn biến của những sự kiện. Chỉ cần nêu lên sự kiện thắng lợi và tác động( tức ý nghĩa có khả năng xoay chuyển tạo nên bước thắng lợi) theo mình có các sự kiện đó là Đồng Khởi, Tết mậu Thân 1968( nêu kĩ), tiến công chiến lược 1972(nêu kĩ), bàn đàm phán và "điện biên phủ trên không", chiến dịch Hồ Chí Minh(hơi kĩ chút > kết thúc tổng kết) > Và nhắc lại cậu nói Bác Hồ "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" và phân tích khi nào "Mỹ cút" Ngụy ắt nhào, khi nào "Ngụy nhào" Mỹ mới cút. - Cái này là một vấn đề khó phân tích còn nhiều ý kiến. Ra đề như vậy chưa sát. Mình nhĩ nếu chấm điểm chưa chắc quan điểm mình đúng với đáp án vì nhiều người suy nghĩ chỉ có tết mậu thân 68 với chiến lược 1972 và điện biên phủ trên không + HĐ Pari là "Mỹ cút". Còn mình thì xuyên suốt và mình biện minh cho quan điểm đó là "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" và khi nào "Mỹ cút" Ngụy ắt nhào, khi nào "Ngụy nhào" Mỹ mới cút.
- Mình chưa phân tích rõ lắm các bạn đọc lại những gì mình nêu xem. Có gì sai cứ nói và thông cảm nhé. 1h10 rồi ngủ đây sáng mai phải đi làm rùi. Oáp Oáp...!
Sun Jul 10, 2011 1:27 am
Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Thành viên cấp 2
hoangdunglsk31
Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích : 83
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Re: ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LỊCH SỬ 2011
Câu một nói như avi than ngay từ đầu mình cũng đã nghĩ nó giống như làm văn :D. câu 2 thì BT câu 3 khó thật đánh đố. Nếu thi Đại học các bạn THPT thì chỉ nên làm thắng lợi TTC tết Mậu Thân 1968, TC chiến lược 1972, và bàn đàm phán Pari. Còn như bọn mình mà làm chắc không đơn giản thế :D. thôi ngủ!
Sun Jul 10, 2011 7:44 am
Thành viên mới gia nhập
linhlinh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 09/07/2011
Tổng số bài gửi : 2
Điểm thành tích : 2
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LỊCH SỬ 2011
Vấn đề là bây giờ các bạn thí sinh đã làm bài và có được điểm hay không lại phải trúng với đáp án của Bộ. Hic, ra đề kiểu này thì người thiệt thòi chỉ là thí sinh... Chúc các bạn vượt qua được cửa ải khó khăn để đến với giảng đường đại học nhé!
Sun Jul 10, 2011 9:27 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LỊCH SỬ 2011
hoangdunglsk31 đã viết:
câu 3 khó thật đánh đố. Nếu thi Đại học các bạn THPT thì chỉ nên làm thắng lợi TTC tết Mậu Thân 1968, TC chiến lược 1972, và bàn đàm phán Pari.
Nếu vậy đề thi phải hỏi là '... những thắng lợi nào'
Sun Jul 10, 2011 9:45 am
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
ĐIỀU HÀNH VIÊN
tyt_nnl_3994
Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi : 346
Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn : 2046
Tiêu đề: Re: ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LỊCH SỬ 2011
Đúng rồi. Em cũng đồng ý với ý kiến của anh thanhsamkhach. Đáng lẽ Bộ phải hỏi như thế :" là những thắng lợi nào"..đây họ hỏi bằng thắng lợi nào. Tức là chỉ có 1 thắng lợi thôi. Nhưng ngặt nỗi ở đây ta nên chọn thắng lợi quân sự hay ngoại giao? Nếu mà thắng lợi quân sự thì là cuộc tiến công xuân hè năm 1972 còn ngoại giao là Hiệp Định Pari(27/1/1973). Nếu em làm cái đề thi đại học này, em chỉ phân vân mỗi câu này thôi. Còn đề này của bộ dễ quá! Câu này em ko chắc chắn là đáp án của bộ sẽ cho vào thắng lợi nào nên em sẽ viết cả 2 vào. Thừa còn hơn thiếu. Thiếu thì ko có điểm, còn thùa thì đúng vẫn đc cho điểm mà!
Sun Jul 10, 2011 9:55 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LỊCH SỬ 2011
Chắc Bộ cũng muốn hỏi kiểu như 'Anh yêu em vì đặc điểm gì?' Trả lời kiểu gì cũng chết
Sun Jul 10, 2011 10:16 am
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Re: ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LỊCH SỬ 2011
» Gợi ý đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng Môn Lịch sử năm 2011 - Châu Tiến Lộc
Câu I. Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
* Nguyễn Tất Thành tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19 – 5 – 1890 trong một gia đình trí thức yêu nước tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là bà Hoàng Thị Loan… Nguyễn Tất Thành từ rất sớm có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
* Ngày 5 – 6 – 1911, Người rời bến cảng Sài Gòn làm phụ bếp trên một chiếc tàu thuỷ của Pháp mang tên Amiral Latouche Tréville sang phương Tây tìm cách học hỏi để cứu đồng bào khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. Sở dĩ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước là do những nguyên nhân sau :
- Thứ nhất, sự xâm lược và thống trị nhân dân Việt Nam của đế quốc Pháp và sự câu kết của đế quốc và phong kiến đã đẩy nhân dân Việt Nam vào tình cảnh lầm than, đói khổ, nước mất nhà tan. Sinh ra và chứng kiến nỗi đau đó đã tác động sâu sắc đến ý thức về việc giải phóng đất nước, dân tộc của Người.
- Thứ hai, sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục và anh dũng. Các con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đều không thành công. Đất nước lâm vào “tình hình đen tối tưởng như không có đường ra”, đặt ra yêu cầu tìm một con đường mới.
- Thứ ba, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, ý chí quyết tâm giành tự do độc lập của nhân dân ta đã thôi thúc Nguyễn Ái Quốc ra đi.
- Thứ tư, tiếp nối truyền thống gia đình, quê hương, với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, ý chí, nghị lực kiên cường, Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc.
- Thứ năm, tiếp nhận được những tri thức mới, chuyển biến của của phong trào cách mạng thế giới qua Tân thư, Tân văn, các sách báo về Phong trào cách mạng ở Trung Quốc, tiến bộ của cách mạng Pháp và các nhà tư tưởng ánh sáng, về cuộc duy tân ở Nhật… đã hun đúc ở Người ý chí đi tìm hiểu sự thành công của họ để về giúp dân, giúp đồng bào.
Câu II (2,0 điểm)
a. Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2 – 1930) là:
Về xác định kẻ thù, nhiệm vụ cách mạng: Luận cương chưa xác định đúng kẻ thù cơ bản của dân tộc là đế quốc Pháp, quá đề cao vấn đề cách mạng ruộng đất, nặng về đấu tranh giai cấp và coi nhẹ nhiệm vụ giải phóng dân tộc nên đã đặt nhiệm vụ cách mạng ruộng đất lên trên.
Về lực lượng cách mạng: Chưa nhuần nhuyễn quan điểm về giai cấp, chưa đánh giá đúng và thấy được khả năng cách mạng của một số giai cấp tầng lớp như tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc, một bộ phận trung, tiểu địa chủ để lôi kéo họ về mặt trận dân tộc thống nhất
Sự khác biệt của Luận cương tháng 10 – 1930 so với Cương lĩnh tháng 2 – 1930 thể hiện điểm hạn chế của văn kiện này, tuy nhiên sau đó Đảng đã phát hiện và kịp thời khắc phục. b. Những vấn đề ấy được giải quyết trong giai đoạn 1939 – 1945
Hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị là không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu, mà nặng về đấu tranh giai cấp…có ảnh hưởng lớn đến việc tập hợp các lực lượng cách mạng; không phù hợp với thực tiễn của tiến trình hoạt động cách mạng, khi quyền lợi của dân tộc chưa giành được thì nói gì đến quyền lợi giai cấp.
– Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) : Trong điều kiện lịch sử mới, vấn đề giải phóng dân tộc là hạn đầu và và cấp bách nhất của Đông Dương; mọi vấn đế khác – kể cả ruộng đất đều phải nằm vào mục đích đó để giải quyết. Trên cơ sở đó, Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận Phản đế Đông Dương để tập hợp tất cả các giai cấp, tầng lớp đứng vào Mặt trận…chĩa mũi nhọn và kẻ thù chủ yếu là chủ nghĩa đế quốc phát xít, để giành lại độc lập cho các dân tộc Đông Dương. Hội nghị lần 6 đánh dấu sự chuyển hương đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng… Như vậy, đến đây lực lượng cách mạng không chỉ có công – nông mà còn các giai tầng khác trong xã hội.
– Đến Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) : Trước tình hình khẩn trương…., Nguyễn Ái Quốc về nước (1-1941). Chủ trương trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp – Nhật. “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được”. Đảng ta quyết định : Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”…Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết các tầng lớp giai cấp, dân tộc, tôn giáo…Hội nghị lần thứ 8 đã đánh dấu sự chuyển hương chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng đã được đề ra từ Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Luận cương có hạn chế là do chưa nhận thấy mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa…nên có những chủ trương chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động cách mạng…. Những hạn chế đó mang tính chất “tả khuynh” giáo điều. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, đặc biệt qua hai Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 và lần thứ 8, thì những nhược điểm đó mới dần dần được khắc phục. Sự khắc phục kịp thời và đúng đắn của Đảng là nhân tố quan trọng đưa đến thành công vang dội của cách mạng tháng 8 – 1945.
Câu III (2,0 điểm)
* Sự kiện của nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” là sự kiện: Buộc Đế quốc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973)
* Tác động của thắng lợi đó đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam:
- Hiệp định Pari đã ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, buộc Mĩ phải rút quân về nước, tạo điều kiện chính trị và pháp lí cho cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam của nhân dân miền Nam. Miền Bắc được giải phóng nên có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, củng cố tiềm lực, hoàn thành tốt nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam.
- Tuy ngày 29/3/1973, toán lính Mĩ cuối cùng đã rút khỏi nước ta, song Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ Chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế, cho chính quyền Sài Gòn. Được cố vấn Mĩ và nhận việc trợ của Mĩ, Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari, tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng của ta, tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Việc kí Hiệp định và việc quân đội Mĩ rút quân về nước, đã tạo nên sự thay đổi căn bản trong so sánh lực lượng cách mạng và phản cách mạng, có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam chống âm mưu và hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
- Đập tan chỗ dựa của chính quyền Sài Gòn làm cho chính quyền Sài Gòn trở nên lúng túng và yếu thế về mọi mặt. Từ đó ta có điều kiện tiến lên giải phóng hoàn toàn.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu (IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
* Tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh từ năm 1951 – 2000 là: Liên minh châu Âu (EU)
* Quá trình hình thành và phát triển
- Năm 1951, 6 nước: Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà lan, Lúcxămbua thành lập “Cộng đồng than – thép Châu Âu”, sau là “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (1957).
- Đến năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC)
- Tháng 12 – 1991, các nước thành viên EC kí Hiệp ước Ma-a-xtơ-rich (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 – 1 – 1993, đổi thành Liên minh châu Âu (EU).
- Tháng 6 – 1979: diễn ra cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên.
- Ngày 1 – 1 – 1999: đồng tiền chung châu ÂU (EURO) ra đời và đến 1 – 1 – 2002 chính thức được sử dụng thay cho các đồng bản tệ.
- Tháng 3 – 1995, một số nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước thành viên qua biên giới của nhau.
- Năm 1995, tổ chức EU có 15 nước thành viên… Đến năm 2007, tổ chức EU có 27 thành viên…
- Đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, các nước EU đã có Nghị viện chung, đồng tiền chung (EURO). Liên minh châu Âu đã trở thành tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm khoảng hơn 1/4 GDP của toàn thế giới.
Câu IV.a. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Tóm tắt sự ra đời của các nước Đông Nam Á trong năm 1945.
- Trước năm 1945, hầu hết các nước Đông Nam Á đều bị chủ nghĩa đế quốc, phát xít xâm chiếm. Khi Chiến tranh kết thúc (1945), các nước đều đồng loạt đứng lên nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền và thành lập nhà nước của riêng mình trong đó riêng năm 1945 có 3 nước giành độc lập là Việt Nam, Lào và Inđônêxia.
- Ngày 17 – 8 – 1945: Nhân dân In-đô-nê-xia tuyên bố thành lập và thành lập nước Cộng hòa In-đô-nê-xia
- Tháng 8 – 1945: Nhân dân Việt Nam tiến hành thành công Tổng khởi nghĩa tháng Tám và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2 – 9 – 1945).
- Tháng 8 – 1945: Nhân dân Lào nổi dậy và đến 12 – 10 – 1945, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và nước Lào tuyên bố độc lập
- Mặc dù chưa giành được độc lập nhưng nhân dân Miến Điện (Mianma), Mã Lai (Malaixia) và Philippin cũng giải phóng được nhiều vùng đất rộng lớn và thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản.
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LỊCH SỬ 2011
Tối qua mình phải ngủ sớm để mai còn thi nên không lên mạng "chém" được...Câu 3 đáp án chính xác là Hiệp định Pari vì theo như nguyên văn của SGK "pháp lệnh" có đoạn:
Trích dẫn :
Với Hiệp định Pari năm 1973, ta đã "đánh cho Mĩ cút"
câu này ở bài 23, phần II, trang 190
Sponsored content
Tiêu đề: Re: ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LỊCH SỬ 2011