phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Câu 3 đề thi đại học khối C 2011 đầy "hiểm ác"
Tình hình là mình vừa mới thi xong, sau khi ngồi hoàn hồn. Mình bắt đầu nhớ lại những vấn đề trong đề thi môn sử đại học năm nay.
Phải nói là đề ĐH lần này khá khó.
Câu 1 tương đối "trâu"...giống văn học nhiều hơn giống sử học. nó không có trong SGK và hình như mình nghe nói cái nguyên nhân này sẽ được học khi lên đại học T___T
nhưng câu 1 thì thôi không nói. Đặt biệt ác liệt là ở câu 3. Mình làm câu này 4 lần ...Uh thì đúng là mình đọc đề không kỉ mới sai rồi gạch, sai rồi gạch đến lần thứ 4 nhưng ít ra cuối cùng vẫn hoàn thành (làm xong mà chết giấc luôn )
Trích dẫn :
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) nhân dân VN đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút" bằng thắng lợi nào...
đây chỉ là phần đầu của câu 3, nhưng nếu không xác định được hay xác định sai xem như mất luôn 2 đ. Mình đã hỏi bọn trong lớp và một vài đứa bạn khác nhưng tình hình không khả quan chút nào. Nhiều đứa xác định sai cái "thắng lợi" này
Đúng là 1 câu hỏi hiểm ác
Sun Jul 10, 2011 3:39 pm
Khoa Lịch sử, ĐHSP HN
ĐIỀU HÀNH VIÊN
doducdung.hnue
Họ & tên : Đỗ Đức Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 07/05/2011
Tổng số bài gửi : 111
Đến từ : THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ
Sở trường/ Sở thích : Khoa Lịch sử, ĐHSP HN
Điểm thành tích : 176
Được cám ơn : 36
Tiêu đề: Re: Câu 3 đề thi đại học khối C 2011 đầy "hiểm ác"
Công nhận là câu hỏi này khá khó, đòi hỏi thí sinh phải học kỹ, nắm chắc và hiểu sâu vấn đề, nếu không nắm chắc rất dễ bị lạc đề. Trên mạng đã có gợi ý giải rồi: Hiệp định Pari. Riêng câu 1 thiên về kiến thức nền của lớp 12. Đó là bối cảnh, là nền của lịch sử VN lớp 12. Thực ra chỉ cần nắm những kiến thức cơ bản, cót lõi của mấy bài cuối chương trình 11 là các bạn có thể làm tốt. Điều này nhắc nhở mọi người học phải có chiều sâu.
Sun Jul 10, 2011 4:14 pm
con nguoi sinh ra de in dau chan minh len mat dat va in dau trong trai tim moi nguoi
Thành viên cấp 2
cuoilenroimoichuyensequa
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 05/03/2011
Tổng số bài gửi : 49
Đến từ : nam định
Sở trường/ Sở thích : con nguoi sinh ra de in dau chan minh len mat dat va in dau trong trai tim moi nguoi
Điểm thành tích : 60
Được cám ơn : 4
Tiêu đề: Re: Câu 3 đề thi đại học khối C 2011 đầy "hiểm ác"
câu 3 là hiệp định Pari bà con ạ.hehe. sao có mấy bạn cùng phòng mình bảo về hỏi thầy cô lại nói là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không được cơ chứ!
Tue Jul 12, 2011 12:34 am
Thành viên cấp 2
ilovemyfriendforever
Họ & tên : Đinh Thi Quỳnh Châm
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 14/01/2011
Tổng số bài gửi : 83
Đến từ : Tây Vương nữ tặc-LVT-NB
Điểm thành tích : 118
Được cám ơn : 32
Tiêu đề: Re: Câu 3 đề thi đại học khối C 2011 đầy "hiểm ác"
Đã có đáp án chính thức của Bộ Giáo Dục.Câu trả lời cho câu hỏi này là hiệp định Pari.
Wed Jul 13, 2011 2:26 pm
Con đường dài ai bước ?Con đường nhỏ ai đi ?Cho tôi hỏi ai sẽ bước cúng tôi ?
Thành viên cấp 3
nh0c_0nlin3_92
Họ & tên : Nguyễn Phạm Hạ Yến Linh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 11/02/2010
Tổng số bài gửi : 296
Đến từ : Hải Phòng
Sở trường/ Sở thích : Con đường dài ai bước ?Con đường nhỏ ai đi ?Cho tôi hỏi ai sẽ bước cúng tôi ?
Điểm thành tích : 423
Được cám ơn : 45
Tiêu đề: Re: Câu 3 đề thi đại học khối C 2011 đầy "hiểm ác"
Đọc đề cứ tưởng .... vậy mà chơi hiểm quá. (Tác giả lần sau viết phải có dấu nhé).
Fri Jul 15, 2011 11:32 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: Câu 3 đề thi đại học khối C 2011 đầy "hiểm ác"
Hề hề đến vietnamnet cũng nhầm lẫn nè
Trích dẫn :
Câu III, cái khó nằm ở chỗ thí sinh phải xác định đúng chiến thắng của trận Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972 và thắng lợi này đã tác động tới sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Sau chiến thắng đó, chúng ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thứ hai là “đánh cho Ngụy nhào” vào tháng 4/1975.”
Có thể nói, đề thi Sử năm nay không quá khó nhưng để làm trọn vẹn tất cả các câu với thí sinh lại không phải chuyện dễ.
Sở trường/ Sở thích : sống thật tốt .. để ngày mai được chết
Điểm thành tích : 245
Được cám ơn : 29
Tiêu đề: Re: Câu 3 đề thi đại học khối C 2011 đầy "hiểm ác"
năm nay bạn nào tự hào mình học theo câu hỏi thì .. lật hết :))
Tue Jul 26, 2011 10:48 pm
Thành viên cấp 2
ilovemyfriendforever
Họ & tên : Đinh Thi Quỳnh Châm
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 14/01/2011
Tổng số bài gửi : 83
Đến từ : Tây Vương nữ tặc-LVT-NB
Điểm thành tích : 118
Được cám ơn : 32
Tiêu đề: Re: Câu 3 đề thi đại học khối C 2011 đầy "hiểm ác"
Nhân tiện,nói về thi ĐH Sử năm nay,có 1 bài viết ntn:
Nhiều trường ĐH có trên 98% bài thi môn sử dưới điểm trung bình. Thậm chí có trường chỉ một thí sinh đạt điểm trung bình môn sử. Đây là con số đáng báo động bởi theo nhiều trường, chưa năm nào điểm thi môn sử lại thấp như thế. Thí sinh dự thi khối C vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM). Năm nay điểm thi môn lịch sử của trường chỉ tập trung từ 1-3 điểm - Ảnh: N.HÙNGThống kê từ điểm thi các trường ĐH cho thấy điểm thi môn lịch sử ở hầu hết các trường thấp đáng lo ngại. Hầu hết các trường, tỉ lệ thí sinh đạt điểm thi môn sử từ trung bình trở lên chỉ chiếm từ 0,3-5%. Ở các trường địa phương, điểm thi môn sử càng đáng báo động. Chẳng hạn Trường ĐH Tiền Giang, hơn 98% thí sinh có điểm thi môn sử dưới trung bình. Trường có 253 thí sinh dự thi khối C nhưng chỉ có năm thí sinh đạt điểm từ 5 trở lên, chiếm 1,97%. Trong số đó, cần nói rõ thêm điểm cao nhất chỉ là 5,25 điểm. Thế nhưng có đến 47 thí sinh có điểm 0. 99% dưới trung bình Thậm chí tại Trường ĐH Quảng Nam, có đến 99% thí sinh có điểm thi môn sử dưới trung bình. Trong số 900 thí sinh dự thi khối C, số thí sinh có điểm 5 chưa đếm đủ 10 đầu ngón tay (9 thí sinh). Điều đáng ngại là từ mức 0-0,5 điểm có đến 451 thí sinh. Trong khi đó các trường tốp giữa, kết quả môn sử cũng không mấy khả quan. Trường ĐH Đà Lạt có 1.564 thí sinh dự thi và kết quả môn sử là gần 98% thí sinh có điểm dưới trung bình. Trong khi chỉ có 34 thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên thì ở chiều ngược lại, có đến 614 thí sinh có điểm thi dưới 1.
"Điểm thấp một phần do đề thi năm nay tương đối khó" PGS.TS Hà Minh Hồng Chỉ so sánh với các môn thi trong cùng khối C là môn văn và địa lý, điểm môn sử đã thấp hơn rất nhiều. Nhiều thí sinh bị 0 điểm môn sử nhưng điểm các môn còn lại tương đối cao. Chúng tôi thống kê được hàng chục trường hợp khác có điểm thi các môn văn, địa lý rất cao nhưng điểm sử lại ở mức thấp không tưởng. Tại Trường ĐH Quy Nhơn, điểm thi môn lịch sử có khá hơn nhưng cũng chỉ có 4,1% trong tổng số 2.547 thí sinh đạt điểm trung bình trở lên. Điều đáng nói là có đến 139 thí sinh 0 điểm sử. Nhiều trường ĐH tại TP.HCM cũng có mức điểm sử thấp khó tưởng tượng. Thậm chí có trường chỉ duy nhất một điểm 5 môn sử! Trường ĐH Văn hóa TP.HCM là một trong những trường có số lượng ngành tuyển khối C khá nhiều. Tuy nhiên chỉ có 3,6% thí sinh đạt điểm môn sử từ 5 trở lên. Trong khi đó có đến 201 thí sinh có điểm từ 0-1. Nhiều thí sinh đạt điểm trung bình, khá các môn khác nhưng sử lại có điểm 0. Chẳng hạn một thí sinh có điểm văn 5,75, địa lý 6 điểm nhưng lịch sử lại là con số 0 tròn trĩnh. Đáng chú ý là tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, trong số 288 thí sinh dự thi khối C chỉ có một điểm 5 môn lịch sử! Nghĩa là đến hơn 99,6% số bài thi có điểm dưới trung bình. Không chỉ thế, tiếp theo chỉ có ba điểm 4,5, còn lại là từ 4 trở xuống. Trường ĐH Sài Gòn tuy có khá hơn nhưng số thí sinh đạt điểm 5 môn sử cũng chỉ chiếm 5% (116 thí sinh) trong tổng số gần 2.300 thí sinh dự thi. Hậu quả của cả quá trình Trong khi đó, thống kê sơ bộ từ một số trường chưa công bố điểm cho thấy điểm thi môn sử cũng rất thấp. Thậm chí ở những trường được đánh giá là tốp đầu trong tuyển sinh, đào tạo khối ngành khoa học xã hội vốn chủ yếu tuyển sinh khối C cũng có chung cảnh ngộ. TS Phạm Tấn Hạ - phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) - cho biết ở khối C điểm thi môn địa lý khả quan nhất, kế đến là văn, trong khi phổ điểm môn lịch sử tập trung chủ yếu từ 1-3 điểm. Tương tự, ThS Tạ Quang Lâm - phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho biết điểm thi môn sử năm nay thấp hơn năm 2010. Trong khi đó, một cán bộ chấm thi Trường ĐH Quy Nhơn ngao ngán: “Chưa có năm nào kết quả môn sử lại thấp như năm nay”. Theo cán bộ này, năm 2010 điểm môn sử từ 4 trở lên có trên 380 thí sinh nhưng năm nay chỉ còn khoảng 260. PGS.TS Hà Minh Hồng - trưởng khoa lịch sử Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) - cho biết điểm thi môn lịch sử năm nay thấp hơn so với các năm trước. Số bài thi có điểm từ 4,5 trở lên chiếm khoảng 10%. Điểm thấp một phần do đề thi năm nay tương đối khó. Các câu hỏi không tập trung vào một bài cụ thể nên thí sinh phải nắm vấn đề mới có thể làm tốt. Nhiều bài thi, thí sinh làm hết các câu nhưng mỗi câu chỉ làm được một ít chứng tỏ các em học vẹt, không hiểu vấn đề nên làm bài không được. Trong khi đó cũng có nhiều bài 8, 9 điểm chứng tỏ thí sinh học sử rất tốt. Một giáo viên tổ sử Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM), cho rằng đề sử năm nay tương đối khó, đòi hỏi học sinh phải nắm kiến thức một cách có hệ thống. Đề thi này không có cơ hội cho những học sinh học vẹt, học tủ. Học sinh phải hiểu bài mới chọn được những sự kiện để trả lời đúng theo yêu cầu câu hỏi. Sâu xa hơn, ông Hồng cho rằng việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả môn sử thấp bởi năm nào không thi tốt nghiệp môn lịch sử tất yếu kết quả thi ĐH môn sử năm đó sẽ thấp. “Nhiều giáo viên THPT cho biết mỗi tuần một tiết môn sử. Nếu kết quả công bố không có môn sử thi tốt nghiệp thì việc dạy học rất lơ là, chủ yếu tập trung cho các môn tốt nghiệp. Đó là hậu quả của bệnh thành tích. Môn sử là môn khó trong các môn xã hội do phải nhớ nhiều sự kiện, mốc thời gian. Thí sinh không được trang bị có hệ thống ngay từ đầu năm thì thời gian ngắn ngủi còn lại dù có học thuộc lòng cũng khó mà hiệu quả. Nỗ lực của thí sinh rất quan trọng nhưng cần được định hướng và hỗ trợ từ giáo viên, nhà trường mới mong có kết quả tốt” - ông Hồng nhấn mạnh.
Khoan nhấn mạh tới việc Kquả thi vội,có ai cho chút nhận xét về câu này ko ạ?:
Điểm thấp một phần do đề thi năm nay tương đối khó. Các câu hỏi không tập trung vào một bài cụ thể nên thí sinh phải nắm vấn đề mới có thể làm tốt.
Thu Jul 28, 2011 10:50 am
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: Câu 3 đề thi đại học khối C 2011 đầy "hiểm ác"
bài thi sử làm được 8 điểm, nhẹ người rồi
Sat Jul 30, 2011 10:56 am
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
ĐIỀU HÀNH VIÊN
tyt_nnl_3994
Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi : 346
Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn : 2046
Tiêu đề: Re: Câu 3 đề thi đại học khối C 2011 đầy "hiểm ác"
Cứ năm nào ko có tốt nghiệp môn LS thì năm ấy thấp!
Mon Aug 01, 2011 6:49 am
Thành viên thân thiện
fudo85
Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi : 394
Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn : 244
Tiêu đề: Re: Câu 3 đề thi đại học khối C 2011 đầy "hiểm ác"
TS Sử học phân trần về hàng nghìn bài thi điểm 0 10:58 AM Thứ năm, ngày 28 tháng bảy năm 2011- Chuyên mụcGiáo dục|Đào tạo - Thi cử|
Trong những năm gần đây, chưa năm nào điểm thi tuyển sinh đại học môn Lịch sử lại thấp, “bi đát” như năm 2011. Từ kết quả chấm bài thi môn Lịch sử cho các trường cho thấy, tỉ lệ điểm thi từ 0 đến 1 chiếm gần như tuyệt đối trong số các túi bài thi.
* Mời bạn bấm xem ngay Điểm thi, điểm chuẩn 2011 nhanh nhất
Điểm Sử kéo điểm chuẩn xuống dốc
Điển hình tại các trường như Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện An ninh Nhân dân, Đại học Công đoàn, Học viện Quản lí giáo dục,…. Không ít túi bài thi (từ 35 đến 40 bài/1 túi) sau khi lên biểu 4 (bảng biểu cuối cùng thống kê tổng số điểm của các thí sinh trong một túi bài thi) chưa tới 5 điểm.
Điểm thi môn Lịch sử của các thí sinh thi vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội hàng năm bao giờ cũng cao hơn rất nhiều so với các trường khác, nhưng kết quả chấm thi năm 2011 cho thấy vô cùng thấp, rất ít bài thi trên điểm trung bình và cũng không hiếm túi bài thi điểm 3 là cao nhất. Các khoa Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý của trường Đại học Sư phạm Hà Nội trước đây điểm chuẩn đầu vào từ 22 đến 23 điểm, có lẽ năm 2011 sẽ thấp hơn rất nhiều do điểm môn Lịch sử “kéo xuống”.
Điểm thi tuyển sinh đại học môn Lịch sử năm 2011 quá thấp, dư luận xã hội lại được dịp “xôn xao”, nhiều người đã lên tiếng và chỉ ra các nguyên nhân, như: học sinh lười học, năm 2011 không thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử nên các em không có thời gian ôn luyện, đề thi “mập mờ, có vấn đề”,… trong đó không ít ý kiến “đổ lỗi” cho đội ngũ giáo viên dạy Sử ở các trường phổ thông – điều này thật sai lầm.
Với tư cách là giảng viên tổ Phương pháp dạy học khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội; đồng thời là giáo viên dạy bộ môn Lịch sử của trường THPT Nguyễn Tất Thành – Hà Nội và là cán bộ chấm thi tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2011 đến nay, tôi cho rằng kết quả điểm thi tuyển sinh đại học môn Lịch sử năm nay quá thấp có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nhưng cơ bản nhất vẫn là khâu ra đề thi.
Đề thi chưa chuẩn về từ ngữ
Cho tình hình được khách quan hơn, tôi xin chia sẻ một số vấn đề liên quan tới 5 câu hỏi trong đề thi tuyển sinh đại học môn Lịch sử, khối C năm 2011. Vì đâu nên nỗi điểm Sử lại thấp như vậy:
Thứ nhất, ở Câu I (3,0 điểm). Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Câu hỏi trên không sai, nhưng cách sử dụng từ ngữ chưa thật chính xác, chưa sát nghĩa với hoàn cảnh phát sinh sự kiện. Thông thường, khi yêu cầu thí sinh lí giải, phân tích “nguyên nhân” xảy ra một sự kiện, hiện tượng lịch sử, người ta phải hỏi về nguyên nhân thất bại, nguyên nhân thắng lợi của một phong trào cách mạng, một cuộc khởi nghĩa, còn việc “ra đi tìm đường cứu nước” là gắn liền với hoàn cảnh, bối cảnh lịch sử. Nếu ra câu hỏi Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử nào mà Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới vào năm 1911? thì sẽ chuẩn xác hơn.
Khi chấm thi chúng tôi thấy, rất nhiều thí sinh trả lời do hoàn cảnh gia đình và quê hương của Nguyễn Tất Thành rất nghèo, nên Người muốn ra nước ngoài tìm con đường mưu sinh, do bị thực dân Pháp đuổi học nên muốn sang Pháp,… (vì câu hỏi yêu cầu phân tích nguyên nhân chứ không yêu cầu phân tích bối cảnh lịch sử), nhưng ở phần đáp án của câu hỏi lại là “bối cảnh lịch sử”.
TS Sử học phân trần về hàng nghìn bài thi điểm 0, Tuyển sinh ĐH-CĐ, Giáo dục - du học, tuyen sinh 2011, diem thi, thu khoa, diem chuan, diem san, thi sinh, tin tuc
Nhiều thí sinh bị đánh lạc hướng câu hỏi môn Lịch Sử năm nay.
Thứ hai, ở Câu II (2,0 điểm). Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939 – 1945?
Câu này hỏi không sai, nhưng đáp án lại không chuẩn (đề bài yêu cầu nêu ra những điểm khác nhau, nhưng đáp án để chấm điểm cho thí sinh lại là lời nhận xét). Vì thế, nhiều thí sinh kẻ bảng so sánh sự khác nhau (giữa Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng do Trần Phú soạn thảo với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo) về các mặt xác định kẻ thù, mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng,…) đều không được điểm tối đa.
Ở vế sau của câu hỏi: Những vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939 – 1945? nghĩa là đòi hỏi thí sinh phải nêu cách giải quyết, nhưng đáp án lại đưa ra chủ trương giải quyết của Đảng qua các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 – 1939 và tháng 5 - 1941 (nhiều thí sinh đã trình bày từ công tác chuẩn bị của Đảng đến khi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, nhưng không có điểm).
Câu hỏi làm các thầy tranh luận
Thứ ba, ở Câu III (2,0 điểm). Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), nhân Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” bằng thắng lợi nào? Nêu tác động của thắng lợi đó đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.
Đây là câu hỏi gây nhiều tranh cãi nhất đối với các giảng viên, giáo viên chấm thi tuyển sinh, giáo viên dạy Sử các trường phổ thông và cả thí sinh. Ý tưởng của người ra đề trong câu hỏi là hay (giống như Câu 4a, năm 2010: Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch nào? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta và ý nghĩa của chiến dịch đó), nhưng từ ngữ lại thiếu chính xác, nhạy cảm, mập mờ và mang tính đánh đố thí sinh.
Khi đọc câu hỏi trên, không riêng gì các thí sinh mà nhiều giáo viên dạy Sử đều cho rằng đáp án đúng phải là thắng lợi trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 (từ tối 18 đến ngày 29 – 12) của nhân Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”, vì với thắng lợi này Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 – 1 – 1973). Thế nhưng, đáp án của đề thi lại là: Với việc kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27 – 1 – 1973), nhân Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”.
Trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 (chương trình Chuẩn – đây là tài liệu cơ bản và chuẩn của cả giáo viên và học sinh) ghi rõ: “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15 – 1 – 1973) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 – 1 – 1973) (trang 185).
TS Sử học phân trần về hàng nghìn bài thi điểm 0, Tuyển sinh ĐH-CĐ, Giáo dục - du học, tuyen sinh 2011, diem thi, thu khoa, diem chuan, diem san, thi sinh, tin tuc
Theo phản ánh của nhiều giáo viên, việc ra đề năm nay còn nhiều điều đánh đố thí sinh khiến điểm thấp môn Lịch Sử năm nay cao.
Trang 186 của sách này cũng ghi rõ âm mưu của Mĩ khi mở cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 vào Hà Nội – Hải Phòng trong 12 ngày đêm năm 1972 với ý đồ buộc phía Việt Nam phải kí vào dự thảo Hiệp định Pari do Mĩ đưa ra (Mĩ đòi quân đội miền Bắc cũng phải rút quân khỏi miền Nam thì Mĩ và quân đồng minh của Mĩ mới rút), nhưng cuối cùng Mĩ đã thất bại.
Quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari do Việt Nam dưa ra trước đó. Rõ ràng, thắng lợi của nhân dân ta trong việc kí kết Hiệp định Pari ngày 27 – 1 – 1973 có sau thắng lợi ở trận “Điện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm cuối năm 1972. Nếu chúng ta không có thắng lợi quyết định về mặt quân sự sẽ không thể có thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari rồi rút quân về nước.
Khi chấm thi, chúng tôi thấy đại đa số thí sinh trả lời là thắng lợi 12 ngày đêm năm 1972, dẫn đến Mĩ phải kí Hiệp định Pari ngày 27 – 1 – 1973. Nhiều em vừa nêu số liệu máy bay của Mĩ bị bắn rơi (34 máy bay B52 và 5 máy bay F111), vừa trình bày nội dung của Hiệp định Pari: “Hoa Kì phải rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu, hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam”,… nhưng không được điểm, vì nếu đã trả lời không đúng (theo đáp án) là thắng lợi nào thì các nội dung sau đó đều 0 điểm.
Ở đây, nếu người ra đề muốn hướng tới đáp án “kí Hiệp định Pari ngày 27 – 1 – 1973” thì câu hỏi cần phải rõ ràng là thắng lợi về quân sự hay ngoại giao, không được mập mờ, đánh đố (đây chính là nguyên tắc cơ bản của người ra đề).
Thứ tư, ở Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm). Khái quát quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh từ năm 1951 đến năm 2000.
Câu hỏi trên yêu cầu trả lời một đằng nhưng đáp án một kiểu, nhiều thí sinh hiểu nhầm sang tổ chức Liên hợp quốc (nhiều thí sinh nhớ số liệu tính đến năm 2006 tổ chức này có 192 thành viên, còn Liên minh châu Âu tính đến năm 2007 là 27 nước). Để đề thi chặt chẽ hơn, chuẩn hơn và thí sinh không bị hiểu lầm thì phải thêm cụm từ “khu vực” đằng sau cụm từ “kinh tế”.
Đề hỏi “thừa”
Thứ năm, ở Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm). Tóm tắt sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á trong năm 1945.
Câu hỏi trên chưa chuẩn, vì đã “ra đời” rồi sao còn thêm từ “độc lập”, hoặc ngược lại. Cách hỏi sau đây sẽ chặt chẽ hơn: Những nước nào ở Đông Nam Á giành được độc lập năm 1945? Tóm tắt cuộc đấu tranh giành độc lập của những quốc gia đó.
Một cách khái quát, nguyên nhân cơ bản dẫn đến điểm thi tuyển sinh đại học môn Lịch sử khối C, năm 2011 quá thấp có phần ở khâu ra đề thi. Nếu các từ ngữ trong mỗi câu hỏi của đề thi chính xác hơn, chặt chẽ hơn, không mập mờ thì nhiều thí sinh sẽ không bị điểm kém “oan uổng”.
Điều này không chỉ dẫn đến những ức chế, bức xúc của thí sinh và gia đình các em, của giáo viên dạy Sử các trường phổ thông mà còn ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội và các em học sinh tương lai có ý định dự thi khối C,... Vì theo thống kê của nhiều trường đại học, cao đẳng, số lượng thí sinh đăng kí dự thi khối C năm 2011 rất ít, có trường chưa được 3%, nếu không chú ý ở khâu ra đề thi sẽ dẫn tâm lí lo sợ của thí sinh, có thể các em sẽ không dám đăng kí và dự thi khối C nữa.
Tue Aug 02, 2011 2:16 pm
Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
ĐIỀU HÀNH VIÊN
tyt_nnl_3994
Họ & tên : [...La Li La Li...]
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Ban Điều Hành Diễn đàn
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 16/02/2010
Tổng số bài gửi : 346
Đến từ : THPT Chu Văn An- Hà Nội
Sở trường/ Sở thích : Thích lặng lẽ và suy ngẫm về cuộc đời...
Điểm thành tích : 2476
Được cám ơn : 2046
Tiêu đề: Re: Câu 3 đề thi đại học khối C 2011 đầy "hiểm ác"
Năm nay cái đề dở hơi quá!! Chuẩn như cái bài anh Fudo đăng!
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Câu 3 đề thi đại học khối C 2011 đầy "hiểm ác"