Anh chị ơi, giúp em trả lời câu hỏi này với! Cảm ơn nhiều! 1. Tại sao Việt Nam thời kỳ cận đại không gọi là xã hội thuộc địa hay tư bản chủ nghĩa theo kiểu thực dân mà phải gọi là thuộc địa nửa phong kiến? 2. Tính chất thuộc địa hay thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam bắt đầu từ khi nào?
Thu Jun 30, 2011 2:18 pm
Thành viên cấp 2
ilovemyfriendforever
Họ & tên : Đinh Thi Quỳnh Châm
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 14/01/2011
Tổng số bài gửi : 83
Đến từ : Tây Vương nữ tặc-LVT-NB
Điểm thành tích : 118
Được cám ơn : 32
Tiêu đề: Re: Việt Nam thời cận đại
ngoclanh0209 đã viết:
Anh chị ơi, giúp em trả lời câu hỏi này với! Cảm ơn nhiều! 1. Tại sao Việt Nam thời kỳ cận đại không gọi là xã hội thuộc địa hay tư bản chủ nghĩa theo kiểu thực dân mà phải gọi là thuộc địa nửa phong kiến?
-Việt Nam từ năm 1884 trở đi chính thức là thuộc địa của Pháp nhưg chính quyền PK vẫn còn tồn tại và được Pháp dùng như một hệ thống tay sai đắc lực phục vụ cho chính sách cai trị của Pháp.Mặt khác,cơ cấu XHội-KTế của Vnam lúc này vừa mang tính chẩt Pkiến,vừa mang tính chất thuộc địa nên phải gọi là XH “thuộc địa nửa PK”(có thể so sánh vs việc gọi TQ là nước nửa thuộc địa-nửa PK). -Không thể gọi là XH thuộc địa vì các giai cấp PK,chính quyền PK còn tồn tại. -Khôg thể gọi XH TBCN theo kiểu thực dân được vì:Trong XH bấy giờ giai cấp TSản-Vô sản mặc dù ngày càng phát triển nhưg không phải hai giai cấp chính,làm ra của cải vật chất;KT TBCN mặc dù được du nhập nhưg nền KTế nông nghiệp vẫn là chủ yếu,CN thì phát triển quề quặt,…
Tue Jul 05, 2011 6:15 pm
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Việt Nam thời cận đại
A, VD cho dễ hiểu thì khi bạn yêu 1 ng nhưng ng đó lại chưa hề nói yêu bạn, vậy bạn có dám tuyên bố (với bạn bè và cha mẹ) là mình đã có ng yêu ko
Tính chất của t/y bắt đầu khi bạn rung động trước ai đó hay chỉ khi ai đó nói gì với bạn?
Rất tôn trọng LS, chỉ VD cho dễ hiểu thôi nha, ko có ý gì đâu, đừng hiểu nhầm
Wed Jul 06, 2011 12:26 am
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: Việt Nam thời cận đại
Thanhsamkhach đã viết:
A, VD cho dễ hiểu thì khi bạn yêu 1 ng nhưng ng đó lại chưa hề nói yêu bạn, vậy bạn có dám tuyên bố (với bạn bè và cha mẹ) là mình đã có ng yêu ko
Một câu thôi: Sao lại không... ???
Trích dẫn :
2. Tính chất thuộc địa hay thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam bắt đầu từ khi nào?
Tham khảo nha bạn
Trích dẫn :
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp thì quan hệ sản xuất TBCN cũng xâm nhập và dần làm biến đổi xã hội Việt Nam. Từ một nước phong kiến nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. So với xã hội phong kiến, đặc điểm chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc này là: 1. Quan hệ sản xuất TBCN đã xâm nhập vào, kinh tế hàng hoá và kinh tế tiền tệ được mở rộng, từng bước đẩy lùi và thu hẹp phạm vi của nền kinh tế tự cấp, tự túc. Một nền kinh tế không hoàn toàn là phong kiến cũng không hoàn toàn là TBCN, đó là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Để bóc lột, vơ vét nguồn lợi từ thuộc địa, Pháp thực hiện một chính sách kinh tế thực dân rất bảo thủ và phản động: “Duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết hợp với việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất TBCN” ( 1 ). 2. Do sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của quan hệ sản xuất TBCN và chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp mà nền sản xuất trong nước đã có những biến đổi sâu sắc. Một số nghành công nghiệp đã ra đời như khai thác mỏ, giao thông vận tải…Quan hệ ruộng đất cũng không còn giữ nguyên được hiện trạng và hình thức bóc lột đặc thù vốn có của nó. Sự phân hoá rõ rệt và sâu sắc trong xã hội đã tạo nên một cơ cấu giai cấp mới. Ngoài giai cấp địa chủ và nông dân, bắt đầu xuất hiện các giai cấp khác là công nhân, tư sản, tiểu tư sản thành thị, thậm chí trong giai cấp nông dân còn phân hoá thành phú nông, trung nông và bần nông. 3. Trong thời kỳ phong kiến, bộ máy nhà nước trong xã hội Việt Nam do giai cấp địa chủ độc quyền nắm giữ. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, quyền lực nhà nước chuyển sang tay bọn tư bản nước ngoài, chúng trực tiếp nắm bộ máy quân sự, hành chính và tư pháp. Mọi quyền hành đều ở trong tay quan lại thống trị từ Toàn quyền đến Thống sứ, Khâm sứ, Thống đốc, Công sứ …Viên chức thuộc địa là loại người ăn bám, là gánh nặng trên lưng nhân dân Việt Nam. Hãy xem một phép so sánh của Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”: Ở Ấn Độ thuộc Anh, dân số là 325 triệu người, có 4.898 viên chức người Âu. Ở Đông Dương thuộc Pháp, dân số 15 triệu người, có 4.300 viên chức người Âu ” ( 2 ). Với những đặc tính riêng trong bản chất đế quốc của mình, thực dân Pháp đã tạo nên một cơ sở xã hội làm chỗ dựa cho hệ thống cai trị thuộc địa bao gồm giai cấp địa chủ phong kiến và tầng lớp tư sản mại bản. Chúng biến bộ máy cai trị của giai cấp phong kiến thành hệ thống tay sai giúp chúng bóc lột và đàn áp nhân dân. 4. Trước đây, ở nước ta phương thức sản xuất phong kiến giữ địa vị thống trị thì lúc này đặc điểm đó không còn có thể duy trì được nữa trước sự mở rộng của kinh tế hàng hoá, tiền tệ và của ngành giao thông vận tải. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong lúc tiếp tục đối phó với hàng loạt cuộc khởi nghĩa và đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã bắt đầu triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Kết quả là một số yếu tố của thành phần kinh tế TBCN (như Ngân hàng Đông Dương, các công ty khai thác mỏ, một số đồn điền, hãng buôn, xí nghiệp và mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ…) đã xuất hiện. Nói đúng hơn là những thành phần này được ghép từ ngoài vào xã hội Việt Nam cổ truyền trong điều kiện vẫn bảo tồn ở một mức độ đáng kể những tàn dư của phương thức sản xuất phong kiến, ( thể hiện rõ nhất là sự bảo tồn chế độ ruộng công cùng các thiết chế thượng tầng phù hợp với nó trong các cộng đồng làng xã). Thủ đoạn của thực dân Pháp ở Việt Nam là vẫn tiếp tục sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến làm chỗ dựa cho nền thống trị của chúng. Vì thế, chúng tìm mọi cách để duy trì và cho phép phát triển mạnh thêm thành phần kinh tế của giai cấp này. Trên đây là những nét chính về tính chất thuộc địa nửa phong kiến của xã hội Việt Nam từ khi thực dân pháp đặt ách cai trị đến khi cách mạng tháng Tám thành công.