Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Thành viên cấp 2
hoangdunglsk31
Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích : 83
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Hồ Quý Ly và nước Đại Ngu.
Câu 1: Nêu tiểu sử Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly lại cướp ngôi nhà Trần đó có phải là một điều tất yếu của Lịch sử. Vì sao?
Câu 2: Vì sao Hồ Quý Ly rời thành Thăng Long về Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Vị trí kinh tế, văn hóa, quân sự của vùng đất này có thuận lợi cho việc xây dựng kinh đô trung tâm của đất nước không?
Câu 3: Nước Đại Ngu rơi vào tay giặc minh có phải do Hồ Quý Ly. Tại sao?
Câu 4: Nêu và phân tích những cải cách của Hồ Quý Ly.
- Chúng ta cùng thảo luận nha.
Tue Jul 05, 2011 9:19 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Hồ Quý Ly và nước Đại Ngu.
Bạn đặt ra toàn những vấn đề có thể làm luận án TS được. Tuy nhiên thảo luận cũng hay, mà chẳng biết có ai rỗi rãi để thảo luận ko, cũng ko chắc thảo luận sẽ thành ra vui hay buồn nữa vì có thể động chạm đến nhiều ng, nhưng thôi kệ, cứ nói như mình biết và nghĩ
1. Theo mình biết HQL là dòng dõi thái thú Hồ Hưng Dật cai trị ở VN thời Ngũ Quí. Họ Hồ định cư ở Nghệ an, nay vẫn là 1 dòng họ rât lớn và có quy củ ở đó. Hồ quí có lẽ thuộc chi út theo kiểu đặt tên của ng Tàu: Bá, Mạnh, Trọng, Thúc, Quí. Họ Hồ tự nhận dòng dõi vua Thuấn (họ Ngu) có lẽ vì thế nên HQL sau này đặt quốc hiệu là Đại Ngu Nói họ Hồ cướp ngôi có thể có những phản bác nhưng có lẽ họ Hồ chẳng lấy thì họ khác cũng lấy, như cổ nhân nói Thiên hạ thuộc về ng có đức, chỉ là họ Hồ có đức để lấy và giữ thiên hạ ko thôi
Tue Jul 05, 2011 1:50 pm
Thành viên mới gia nhập
xuanlee
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 27/06/2011
Tổng số bài gửi : 7
Điểm thành tích : 7
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: Hồ Quý Ly và nước Đại Ngu.
Hồ quý Ly xuất thân tại xóm bàu(ngày nay) xã quỳnh lâm,quỳnh lưu,nghệ An. Ngày xưa còn đền thờ của ông tại đây,có một thời bị đập phá để tìm vàng,nói thật hồi học cấp 2 tụi anh cũng đạp xe tới đây tham gia,tất nhiên là chẳng có gì rồi ! Lâu rồi có về quê nhưng không tới đây(nhà anh tới đó chừng chục cây số).Di tích ông để lại là kênh(kinh_tiếng địa phương) đào,kênh này nhỏ nhưng rất sâu,điểm cuối của nó là một hồ lớn,đặc biệt của kênh này là 2 bên bờ đất rất cứng,anh biết vì đây cũng là nơi tụi anh hay đi vớt rong cho cá...!
Cũng có người nói chính nơi này cũng là nơi sinh ra anh 3 em nguyễn Huệ,thời 3 bị 9 quai...Họ trốn vào tây sơn bình định,lấy sông côn làm bản địa...
Họ hồ ở vùng Quỳnh lưu rất nhiều,chia ra nhiều chi :Hồ đình,hồ chí... có một làng ở xã quỳnh đôi rất nổi tiếng là đất học,trong đó họ hồ chiếm vị thế độc tôn,anh có thể khẳng định là nếu xét phạm vi một xã thì xã này có số người thành đạt cao nhất việt nam.
Đôi lời thô thiển góp vui cùng các bạn vậy thôi
Tue Jul 05, 2011 5:47 pm
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Hồ Quý Ly và nước Đại Ngu.
Chính xác là cụ tổ vua Quang Trung cũng họ Hồ và quê Nghệ an, bị đưa vào Nam nghe nói từ thời ba bị chín quai
QT - Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm Có họ Hồ đình, Hồ ngoc, Hồ nghĩa... (có nguồn gốc và lí do)
Thôi, các vấn đề khác ko dám lạm bàn (sợ bị chửi)
Wed Jul 06, 2011 11:26 am
Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Thành viên cấp 2
hoangdunglsk31
Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích : 83
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Re: Hồ Quý Ly và nước Đại Ngu.
Chào các bạn. Đúng là những câu hỏi mình đặt ra khó quá. trả lời hết và chi tiết thì nó giống như luận án TS nhỉ. 1. Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần đó là một tất yếu lịch sử: - Nhà Trần đã có một thời đại rất hưng thịnh, đã từng đại phá quân Nguyên cũng như bình phục được Chiêm Thành, nhưng kể từ khi thái thượng hoàng Trần Minh Tông qua đời (1357) - Để tránh "họa ngoại thích", nhà Trần chủ trương chính sách "hôn nhân nội tộc". Chính sự nhà Trần bắt đầu suy từ đời vua Dụ Tông xa hoa hưởng lạc, xa lánh lương thần, tin dùng gian thần. - Tới các đời sau, đặc biệt là Trần Nghệ Tông và Trần Phế Đế (Đế Hiện), có hàng loạt biểu hiện của sự mê muội, u tối của người cầm quyền. Trần Nghệ Tông tin dùng một mình Lê Quý Ly, nghe lời Quý Ly sát hại hàng loạt con cháu, người thân tộc họ Trần. Nhiều hành động của Nghệ Tông như thể để "don đường cho Quý Ly cướp ngôi nhà Trần sau này.Thời kỳ Nghệ Tông trở về sau, vấn đề chống Chiêm Thành là lớn nhất, vậy mà một Quý Ly luôn chạy dài trước những đợt tấn công của địch, không hề lập được công bao giờ, lại vẫn được tin dùng đến như vậy. Còn Đế Hiện đối với Đỗ Tử Bình, gian thần xảo trá gây ra cái chết của cha mình (Duệ Tông), không những không trừng trị đích đáng mà còn nhiều lần thăng lên làm đại thần cấp cao hơn trước, khi chết (1382) còn được truy tặng gia phong. - Những hành động tối tăm, mê muội đó phải chăng là sản phẩm của sự "thoái hóa giống nòi" do "hôn nhân nội tộc" nhiều đời gây ra? Những lần tiếm quyền, thoán ngôi khác trong lịch sử Việt Nam như Dương (Tam Kha) đoạt Ngô, Tiền Lê đoạt Đinh, Trần đoạt Lý, Mạc cướp Lê, Trịnh át Lê đều là "cường thần hiếp chúa". Quan hệ giữa Quý Ly với Nghệ Tông, Tử Bình với Đế Hiện không thể như Trần Thủ Độ với Lý Huệ Tông, Mạc Đăng Dung với Lê Cung Hoàng... Việc dung túng cho cấp dưới, những kẻ trực tiếp đụng chạm tới quyền lợi của dòng tộc mình mà vẫn "không hay biết" như các vua Trần quả là hiếm có. - Từ thời Trần Phế Đế cho thấy khi Trần Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, Minh Thái Tổ đã định đánh Đại Việt, nhưng do có người can gián (chưa có thời cơ tốt) nên tạm thôi.
- Các vua Trần thời hậu kỳ, kể cả Minh Tông, đều không biết chiêu mộ nhân tài; lực lượng quan lại đều kém tài. Nếu thế hệ trước thắng Mông-Nguyên khổng lồ một cách oai hùng bao nhiêu thì đời con cháu phải chạy trốn một Chiêm Thành nhỏ bé, từng núp bóng mình trong chiến tranh chống Mông-Nguyên xưa kia, một cách thảm hại bấy nhiêu. Tới lúc bị Chiêm Thành xâm lấn, không hề có một gương mặt nào của dòng họ Trần đứng ra chống được giặc mà phải dựa vào một tướng ngoài hoàng tộc (Trần Khát Chân vốn mang họ Lê). Nếu trong tông thất nhà Trần thời kỳ sau có những nhân tài như giai đoạn đầu thì dù Quý Ly có manh tâm cũng không thể tính chuyện cướp ngôi. Nhà Trần trượt dốc từ Trần Dụ Tông, sau sự kiện Dương Nhật Lễ và cái chết của Duệ Tông đã không gượng dậy được nữa. Đó chính là thời cơ cho Hồ Quý Ly làm việc chuyên quyền và chiếm lấy ngôi nhà Trần - Nhìn thấy âm mưu của Hồ Quý Ly, nhiều tướng lĩnh nhà Trần như Trần Khát Chân lập hội với mưu đồ tiễu trừ Quý Ly, nhưng cơ mưu bị bại lộ, tất cả đều bị bắt và bị giết vào khoảng hơn 370 người. Năm 1400, Quý Ly phế truất Thiếu Đế rồi tự xưng làm vua, chiếm lấy ngôi nhà Trần, đổi sang họ Hồ. - Nhìn cục diện hoàn cảnh nhà Trần lúc này thì đúng là cái suy vong của nhà Trần đã tạo nên cái tất yếu trong việc cướp ngôi của Hồ quý Ly. Nếu ông ta không cướp ngôi thì sẽ có kẻ khác làm việc này. Mặt khác ông ta không cướp ngôi thì sẽ bị con cháu nhà Trần hoặc các tướng tìm cách lật đổ. Tất yếu lịch sử khi một triều đại nào đó sụp đổ thì sẽ có triều đại khác lên thay. Lịch sử Việt Nam thời Trung Đại là lịch sử các triều đại. - Mặt khác nếu không thì Đại việt sẽ bị nhà Minh hoặc quân Chiêm sang đánh chiếm và nô dịch. Và như thường thấy lịch sử lại xuất hiện những nhân tài kiệt xuất đánh quân xâm lược và cũng sẽ tạo nên một triều đại mới. * Vấn đề này liên quan đến câu 3: Trách nhiệm của Hồ Quý Ly trong việc nước ta rơi vào tay giặc Minh. - Dù nhà Hồ thay ngôi nhà Trần hay không thì nhà Minh vẫn xâm lược. Dẫn chiếu từ thời Trần Phế Đế cho thấy khi Trần Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, Minh Thái Tổ đã định đánh Đại Việt, nhưng do có người can gián (chưa có thời cơ tốt) nên tạm thôi. - Tới khi Minh Thái Tổ qua đời, cháu nội Minh Huệ Đế (Chu Doãn Văn) là ông vua ôn hoà lên thay (1398), Hồ Quý Ly chọn thời điểm lấy ngôi nhà Trần (1400) lúc đó khá phù hợp, khi bản thân ông tuổi đã cao. Nhưng biến cố sau đó nằm ngoài dự tính của ông. Không lâu sau (1403), Doãn Văn bị chú là Chu Đệ cướp ngôi. Chu Đệ - Minh Thành Tổ là một vị vua hiếu chiến như vua cha Thái Tổ, và đây cũng có thể xem là một nguyên nhân khiến Đại Ngu bị xâm lược. Nếu Quý Ly không lấy ngôi nhà Trần thì sau khi ông mất, nhà Trần suy yếu và kiệt quệ sau "hoạ Chiêm Thành" cũng sẽ trở thành tiêu điểm(cái cớ) cho "lòng tham" của những vua phương bắc hiếu chiến như Chu Đệ. - Bởi thế Hồ Quý Ly mới làm sự thoán đoạt, và nhà Minh mới có cái cớ mà sang đánh lấy nước An Nam. Cũng vì cái cớ ấy, cho nên lòng người mới bỏ họ Hồ mà đem theo giặc, để đến nỗi cha con họ Hồ thua chạy, bị bắt, phải đem thân đi chịu nhục ở đất nước người! - Nếu có chăng cái thiếu xót của Hồ Quý Ly là không được lòng dân. Quý Ly đã thoát đoạt ngôi nhà Trần giết hại các tướng lĩnh con cháu họ Trần. tiêu biểu trong lần giết chết 270 người trong vụ Trần Khát Chân mưu giết Quý Ly. Với âm mưu của nhà Minh là giết Quý Ly phục Trần thì lúc này dân đã theo giặc mà bỏ họ Hồ. - Mặt khác Quý Ly chỉ là một vị vua của chính trị, văn hóa, kinh tế tài quân sự không phải thế mạnh của ông. Khi phải đối phó với nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly chỉ mong dùng lực đối lực để chống lại kẻ địch đất rộng người nhiều mà không tính tới chiến thuật. Ông than thở với các quan: "Ước gì có 100 vạn quân để chống lại giặc bắc". Về điểm này Hồ Nguyên Trừng sáng suốt hơn ông. Khi được Hồ Quý Ly giao phó việc quân sự, Hồ Nguyên Trừng nói "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi". Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Hồ Quý Ly chống lại thế lực ngoại bang của nhà Minh là sự mất lòng dân. - Hồ Quý Ly là vị vua giỏi cầm bút hơn cầm gươm. Nếu không có sự can thiệp mạnh của nhà Minh, rất có thể sự nghiệp của ông hoàn toàn có khả năng phát triển, mặc dù gặp phải sự chống đối của những người trung thành với nhà Trần trong nước.
Wed Jul 06, 2011 12:44 pm
Để mãi không quên
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Vuhoangsonhn
Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi : 235
Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích : 450
Được cám ơn : 131
Tiêu đề: Re: Hồ Quý Ly và nước Đại Ngu.
Đề nghị mọi người để ý khi viết tên riêng phải viết Hoa.
Thu Jul 07, 2011 3:54 pm
Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Thành viên cấp 2
hoangdunglsk31
Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích : 83
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Re: Hồ Quý Ly và nước Đại Ngu.
Mình có viết hoa mà mình rất tôn trọng các quy tắc của tiếng Việt. Thay vì bắt bẻ các lỗi nhỏ bạn nên có ý kiến đóng góp hay hơn cho bài viết.