Có khi bạn hay tôi hay bất kỳ một người VN nào đặt ra câu hỏi rằng tai sao đất nước bé nhỏ của chúng ta lại phải gánh chịu quá nhiều mất mát đau thương do chiến tranh không? Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước chúng ta đã phải 14 lần cầm vũ khí đứng lên vệ quốc mà những kẻ thù đều lớn mạnh hơn ta nhiều lần về vật chất.
Phải chăng đó là vì vị trí chiến lược hay tài nguyên phong phú, hay không may ở cạnh Anh hàng xóm hung hăng hiếu chiến, mang tư tưởng bành trướng ở phương Đông? Đó là chuyện ở gần còn Hoa Kỳ là nơi cách ta nửa vòng trái đất thì vì đâu họ xâm lược chúng ta. Nếu như nhìn vào lịch sử đối chiếu các quy luật của nó thì không có gì là ngẫu nhiên cả.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Mỹ mạnh lên nhanh chóng về kinh tế cũng như quân sự họ tự đặt ra cho mình vai trò và trách nhiệm lãnh đạo cái gọi thế giới tự do chống lại nguy cơ của chủ nghĩa cộng sản, bằng kế hoạch Macsan Mỹ nhanh chóng đổ tiền ra khôi phục lại Tây Âu đổ nát sau chiến tranh rồi biến nó thành chư hầu để chống lại Liên Xô và các nước XHCN bằng cách gây ra cuộc chiến tranh lạnh tiến hành chạy đua vũ trang nhằm chuẩn bị cuộc chiến tranh tổng lực để tiêu diệt phe XHCN.
Sau khi Tưởng Giới Thạch đem tàn binh bại tướng chạy ra Đài Loan thì âm mưu nô dịch Trung Quốc nhằm chiếm lấy nguồn tài nguyên của nước này thất bại nó làm xáo trộn một phần chiến lược toàn cầu của Mỹ.Sự tồn tại của một nước cộng sản rộng lớn như vậy là điều khó chấp nhận với Mỹ như trong điều kiện bấy giờ “một cuộc chiến tranh chống Trung Quốc là ngu xuẩn”, nên Mỹ chấp nhận thất bại.(Trong nội chiến, Mỹ đã viện trợ cho Tưởng 40 tỉ đola, huấn luyện trên 1 triệu quân ). Để đảm bảo cho sự hiện diện của mình ở khu vực Châu Á không bị đe dọa buộc Mỹ phải lấy danh nghĩa LHQ tấn công Bắc Triều Tiên khi Kim Nhật Thành xua 13 vạn quân vượt qua vĩ tuyến 38 đang tiến như trẻ tre về Seoul.
Sau khi cân bằng tình hình tại đây tướng Dolar Maracthur cho quân vượt sông Áp lục gây chiến chống Trung Quốc ngay lập tức Bành Đức Hoài chỉ huy 150 vạn quân chí nguyện tiến sang kháng Mỹ viện triều sau ba năm chiến tranh hai bên hòa nhau và kí hiệp định đình chiến ở Bàn Môn Điếm.
Sau cuộc chiến tranh này Mỹ rảnh tay đúng lúc Pháp gặp rắc rối không lối thoát tai VN. Mỹ liền nhân cơ hội này mà tăng viện trợ can thiệp ngày một sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương biến cuộc chiến này thành nơi đọ sức giữa hai phe của trật tự Ianta. Với chiến thắng ĐBP, Pháp chấm dứt sự hiện diện ở Đông Dương sau gần trăm năm, Mỹ nhanh chân nhảy vào thay thế để ngăn chặn sự sụp đổ dây chuyền của hiệu ứng Đômino và làn sóng đỏ đang lan nhanh ở châu Á nhất là sau khi cách mạng Cuba thắng lợi CNXH trở thành hệ thống thế giới, đồng thời cũng lấy đó làm bàn đạp tấn công chông phá trung Quốc từ phía Nam. Đó là chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Bên cạnh đó còn lợi ích kinh tế, quân sự không nhỏ chút nào :
VN có vị trí "địa lợi" của VN, nằm ngay dưới Trung quốc, là xương sống của 3 nước Đông DDương, biển Đông với bao nhiêu tài nguyên như dầu, nguồn thủy sản khổng lồ.Chiếm được VN thì có thể khống chế Trung quốc, uy hiếp Lào Campuchia chưa kể muốn tiến sang Thái lúc nào cũng được, tiến xuống Nam nuốt chửng Singapo, đe dọa Malaysia và Indo, khống chế 100% biển Đông, ta biết biển Đông là 1 trong 6 đường hàng hải huyết mạch TG, chiếm Biển Đông là sẽ chặn tàu buôn của Nhật Bản với Hàn Quốc, Trung Quốc và tàu của nhiều quốc gia khác, chưa kể trữ lượng dầu khổng lồ đang chờ khai thác.
Nắm được VN tức là nắm trong tay 1 nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ ở phía Bắc và toàn vùng ĐB sông Cửu Long phía Nam, (sản lượng lúa của ĐB Cửu Long dư sức nuôi sống 50 triệu người ). Nguồn động thực vật của VN vô cùng phong phú và đa dạng, Trung Quốc đã từng nhận xét là VN đang nắm trong tay 1 kho thuốc tự nhiên khổng lồ.
Chiếm lấy quân cảng Cam Ranh- 1 trong 5 cảng quân sự tốtt nhất TG và tốt thứ 2 trong khu vực Thái Bình Dương, quân cảng Cam Ranh đã từng đc Đô Đốc Mỹ Levi nhận xét là "cảng thiên nhiên tốt nhất mà ông từng gặp, ai chiếm được Cam Ranh thì biển Đông và 1/2 khu vực Thái Bình Dương nằm trong tay người đó", đồng thời hạm đội Biển Đen của liên Xô không còn chỗ đứng chân chiến lược nữa sự uy hiếp với các đồng minh của Mỹ giảm đi.
Đó là một số nguyên nhân Mỹ xâm lược Viiệt Nam.