Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Mon Jul 05, 2010 11:05 pm
Để mãi không quên
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Vuhoangsonhn
Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi : 235
Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích : 450
Được cám ơn : 131
Tiêu đề: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Mọi người hãy thử rảnh tay trả lời một số câu hỏi này nhé:
1. Đến năm 1948 có Đợt phong quân hàm đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tính đến thời điểm đó, quân đội ta có 12 vị tướng. Bạn hãy kể ra quân hàm, tên, tiểu sử sơ qua của họ.
2. Trong quân đội ta, có 3 vị tướng có công lớn nhưng không xác định rõ quân hàm (vì một số lý do). Họ là ai, công lao với nước với dân?
3. Trong những Đại tướng của quân đội nhân dân Việt Nam (đến trước 1974), có 2 vị Đại tướng, một người là tướng văn, một người tướng võ. Tướng võ chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vậy vị kia là ai? Kể rõ tiểu sử.
4. Vị tướng này là người đã có công kết thúc 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông là ai?
5. Người chỉ huy quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia chống lại bọn diệt chủng Khlme Đỏ, Chủ tịch nước duy nhất tới nay là tướng lĩnh trong quân đội.
Tue Jul 06, 2010 11:35 am
Ăn+Ngủ
ĐIỀU HÀNH VIÊN
[L]onely_Star
Họ & tên : Ngô Phước Lộc
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Quản lý Nhân sự Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ Phụ trách Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 12/06/2010
Tổng số bài gửi : 106
Đến từ : HCM
Sở trường/ Sở thích : Ăn+Ngủ
Điểm thành tích : 169
Được cám ơn : 44
Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Hì, câu hỏi này khó thiệt, tìm mỏi cả mắt mới trả lời đc vài câu. Xin mạo muội trả lời và sẽ bổ sung thêm khi tìm ra nữa. Vì hạn chế độ dài của bài viết mình xin không nêu tiểu sử mà chỉ trích nguồn tiểu sử, các bạn có thể tự vào tìm hiểu thêm ( Xin lỗi đồng chí Vũ Hoàng Sơn nhiều vì không trả lời trọn vẹn câu hỏi, thông cảm nha):
1:/Thiếu tướng:
Lê Thiết Hùng, phong năm 1946, chính thức 1948 Dương Văn Dương, truy phong năm 1946 Nguyễn Sơn, phong năm 1948 Trần Đại Nghĩa, phong năm 1948 Hoàng Sâm, phong năm 1948 Trần Tử Bình, phong năm 1948
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi : 235
Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích : 450
Được cám ơn : 131
Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Anh Phước Lộc giỏi thiệt đấy. Anh đã trả lời được phần hóc nhất trong câu hỏi số 1, đó là Thiếu tướng truy phong Dương Văn Dương. Mọi người thường chỉ biết trong năm 1948 có 11 vị tướng được phong hàm mà ít để ý tới 1 vị tướng truy phong từ năm 1946.
Còn nhiều câu lắm, mọi người thử trả lời tiếp đi.
Tue Jul 06, 2010 12:55 pm
Ăn+Ngủ
ĐIỀU HÀNH VIÊN
[L]onely_Star
Họ & tên : Ngô Phước Lộc
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Quản lý Nhân sự Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ Phụ trách Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 12/06/2010
Tổng số bài gửi : 106
Đến từ : HCM
Sở trường/ Sở thích : Ăn+Ngủ
Điểm thành tích : 169
Được cám ơn : 44
Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
2:/
Phùng Chí Kiên (1901-1941), chỉ huy trung đội Cứu Quốc quân Việt Nam, bị Pháp bắt và giết tháng 8 năm 1941, được truy phong quân hàm cấp tướng.
Nguyễn Chánh (1914-1957), Phó Tổng Tham mưu trưởng, mất trước khi có đợt phong quân hàm chính thức cho tất cả các sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1958-1959.
Trần Đăng Ninh (1910-1955), Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp (Chủ nhiệm đầu tiên của ngành Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam), Ủy viên Tổng Quân ủy, mất trước khi có đợt phong quân hàm chính thức cho tất cả các sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1958-1959.
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Quản lý Nhân sự Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ Phụ trách Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 12/06/2010
Tổng số bài gửi : 106
Đến từ : HCM
Sở trường/ Sở thích : Ăn+Ngủ
Điểm thành tích : 169
Được cám ơn : 44
Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
5:/
Tướng Lê Trọng Tấn là người chỉ Huy cuộc phản công. Nói thêm 1 xíu về vụ này:
Chỉ huy trực tiếp chiến dịch là tướng Lê Trọng Tấn, lực lượng được huy động bao gồm:
Quân đoàn 2 của thượng tướng Nguyễn Hữu An, chính ủy Lê Linh, gồm các Sư đoàn 304, 325, được bổ sung Trung đoàn bộ binh 8, cũng từ Tịnh Biên (An Giang - Hà Tiên) đánh theo hướng tây để hỗ trợ lực lượng Quân khu 9 đánh về Phnom Penh, chiếm Kampot và vùng duyên hải Đông Nam Campuchia. Sư đoàn 306 mới thành lập không kịp tham gia chiến dịch vì chưa hoàn thành công tác huấn luyện[12]. Cũng như tại mặt trận Tây Ninh, tại An Giang, quân Việt Nam cũng chia quân tấn công hai hướng. Hướng thứ nhất theo Quốc lộ 2 tiến về hướng Bắc đánh về Phnom Penh. Hướng thứ hai tiến theo duyên hải về hướng Tây đánh chiếm hải cảng Kompong Som, Sư đoàn 304 được dùng làm trừ bị, cố thể được dùng tăng cường trong trường hợp Quân đoàn 4 tấn công Phnom Penh gặp khó khăn. Quân đoàn 3 của tướng Kim Tuấn, gồm các Sư đoàn 10, 31, 320, được bổ sung Sư đoàn 302, đánh từ Tây Ninh, vượt qua tỉnh Kampong Cham đến sông Mê Kông và vùng lãnh thổ đông bắc Campuchia. Quân đoàn 4 của thượng tướng Hoàng Cầm, gồm các Sư đoàn 7, 9, 341, được bổ sung thêm Sư đoàn 2, cùng Lữ đoàn 22 thiết giáp, Lữ đoàn 24 pháo binh, Lữ đoàn 25 công binh và 3 tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam (UFNSK), hướng tấn công từ hướng tây và tây nam Tây Ninh, sau khi đã tái chiếm những vị trị trên tỉnh lộ 13, theo đường 1 qua tỉnh Svay Rieng nhắm đánh bến phà chiến lược Neak Luong để đến Phnom Penh. Quân khu 5: gồm hai Sư đoàn 307, 309 và Lữ đoàn đặc công 198, đánh từ Pleiku theo đường 19 về hướng Tây để tiêu diệt quân Khmer Đỏ ở Đông Bắc Campuchia. Quân khu 7: gồm hai Sư đoàn 5, 302, 303, Trung đoàn đặc công 117, được tăng cường thêm một số đơn vị của Quân đoàn 3 như Lữ đoàn 12 thiết giáp, những trung đoàn chủ lực các tỉnh Tây Ninh, Long An, Sông Bé, Trung đoàn 262 pháo binh, Trung đoàn 26 thiết giáp, 3 tiểu đoàn Khmer UFNSK từ phía bắc tỉnh Tây Ninh và khu căn cứ của UFNSK quanh Snuol tiến quân dọc theo Quốc lộ 13 và Quốc lộ 7 đánh chiếm Kratié và Kampong Cham. Quân khu 9: gồm các Sư đoàn 4, 330, 339, tấn công từ khu vực Tịnh Biên ở hướng Bắc, qua tỉnh Ta Keo, hướng về Phnom Penh Lực lượng đổ bộ đường biển gồm Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 và Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 đổ bộ vào vùng duyên hải Đông Nam Campuchia để chiếm Ream và cảng Sihanoukville trên bán đảo Kampong Som. Đoàn 901 không quân: gồm Sư đoàn không quân 372 được trang bị máy bay F-5, A-37, máy bay trực thăng UH-1, máy bay vận tải C-130, C-119, C-47, và một phân đội[13] MiG-21 từ Trung đoàn 921.
Còn vị chủ tịch nước đó có phải là chủ tịch Lê Đức Anh Phải không bạn (23 tháng 9, 1992 24 tháng 9, 1997) tra cái này mệt kinh người mà vẫn không rõ ai là ai
Tue Jul 06, 2010 1:16 pm
Ăn+Ngủ
ĐIỀU HÀNH VIÊN
[L]onely_Star
Họ & tên : Ngô Phước Lộc
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Quản lý Nhân sự Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ Phụ trách Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 12/06/2010
Tổng số bài gửi : 106
Đến từ : HCM
Sở trường/ Sở thích : Ăn+Ngủ
Điểm thành tích : 169
Được cám ơn : 44
Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Câu 4 theo mình nghĩa đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng mình vẫn còn 1 thắc mắc đó là bạn nói có 12 vị tướng nhưng mình chỉ tìm được có cả thảy 9 vị, thiếu mất 3 vị. Mong bạn nói ra giúp mình để mở mang tầm nhìn( dân ngu sử nên phải tra Wikipedia hơi nhiều, bạn thông cảm nha)
Tue Jul 06, 2010 4:00 pm
Để mãi không quên
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Vuhoangsonhn
Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi : 235
Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích : 450
Được cám ơn : 131
Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Các vị tướng đầu tiên của QĐNDVN
Đại tướng - Võ Nguyên Giáp
Trung tướng - Nguyễn Bình (Tư lệnh Nam Bộ, hy sinh tại Campuchia - Trung tướng đầu tiên)
Thiếu tướng - Lê Thiết Hùng (Thiếu tướng đầu tiên, phong lần đầu năm 1946) - Nguyễn Sơn (Lưỡng quốc tướng quân) - Chu Văn Tấn (Chỉ huy Cứu quốc quân, du kích Bắc Sơn, Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên - sau thăng Thượng tướng) - Hoàng Sâm (Chỉ huy Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - hy sinh năm 1968 tại Trị-Thiên-Huế) - Hoàng Văn Thái (Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên - sau thăng Đại tướng) - Lê Hiến Mai (Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ trưởng Bộ Lao động và xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Y tế - Xã hội Quốc hội - Sau thăng Trung tướng) - Văn Tiến Dũng (Tổng tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh - Sau thắng Đại tướng) - Trần Đại Nghĩa (Bậc thầy nghành Quân giới Việt Nam) - Trần Tử Bình (Lãnh đạo Tổng khởi nghĩa Hà Nội, Đại sứ)
Truy phong: - Dương Văn Dương (Chỉ huy Bình Xuyên chống Pháp, tử trận trên đường đưa quân cứu viện Bến Tre - truy phong năm 1946)
Tue Jul 06, 2010 4:09 pm
Để mãi không quên
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Vuhoangsonhn
Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi : 235
Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích : 450
Được cám ơn : 131
Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Xin lỗi mọi người, em đã nhầm lẫn 1 chút ở câu hỏi số 5, giờ em sẽ đưa lại:
Câu 5: Chỉ huy quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, giúp đỡ nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia truy quét tàm quân Khlme Đỏ. Chủ tịch nước duy nhất tới nay là tướng lĩnh trong quân đội.
Ngoài ra, phần trả lời Câu 5 của anh Phước Lộc lại chính là câu trả lời của Câu 4. Đó là Đai tướng Lê Trọng Tấn.
Tue Jul 06, 2010 5:27 pm
Ăn+Ngủ
ĐIỀU HÀNH VIÊN
[L]onely_Star
Họ & tên : Ngô Phước Lộc
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Ủy viên Quản lý Nhân sự Ban điều hành Câu lạc bộ Sử học trẻ Phụ trách Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 12/06/2010
Tổng số bài gửi : 106
Đến từ : HCM
Sở trường/ Sở thích : Ăn+Ngủ
Điểm thành tích : 169
Được cám ơn : 44
Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Bùn ghê gớm, không ngờ mò sai hết trơn . Để từ từ mò rồi bổ sung thêm sau mới được
Tue Jul 06, 2010 8:00 pm
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
hjhj thế à mấy vị tướng này nổi tiếng mà tr k rành gì lắm nhờ mọi ng giúp tr nha hjhj cho chi tiết về mấy ng đó dc k
Sat Jun 25, 2011 10:19 pm
Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là tương lai. Chỉ có hôm nay là hiện tại, là ngày có thể thay đổi được tương lai.
Thành viên mới gia nhập
truonghoc2011
Họ & tên : Đỗ Thị Mai Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 06/06/2011
Tổng số bài gửi : 19
Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích : Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là tương lai. Chỉ có hôm nay là hiện tại, là ngày có thể thay đổi được tương lai.
Điểm thành tích : 37
Được cám ơn : 8
Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Câu 3:Đó là đại tướng Văn Tiến Dũng Tướng Văn Tiến Dũng, còn có bí danh là Lê Hoài, sinh ngày 2 tháng 5 năm 1917 tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Nhà nghèo, không ruộng đất, mẹ mất sớm, cậu bé họ Văn theo cha ra Hà Nội. Sau khi cha đột ngột qua đời năm cậu 15 tuổi, Văn Tiến Dũng đành phải bỏ học, ở nhà trợ giúp cho anh làm nghề thợ may. 17 tuổi, Văn Tiến Dũng lại ra Hà Nội làm công cho các xưởng dệt Thanh Văn (Hàng Đào), sau chuyển sang xưởng Đức Xương Long, Cự Chung (Hàng Bông). Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1937. Từ 1939 đến 1944, ông bị thực dân Pháp bắt giam 3 lần, vượt ngục 2 lần. Tháng 11 năm 1939, ông bị Pháp đày đi nhà tù Sơn La. Hai năm sau, trên đường bị địch áp giải từ Sơn La về Hà Nội, ông đã trốn thoát. Từ tháng 12 năm 1942 đến tháng 3 năm 1943, ông đã hoạt động dưới danh nghĩa nhà sư tại Chùa Bột Xuyên (nay thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Ông từng đảm nhiệm chức vụ Bí thư Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ năm 1944. Chính trong thời kỳ này, ông đã làm quen với "cô nương" Nguyễn Thị Kỳ (tên khai sinh là Cái Thị Tám) cùng hoạt động cách mạng và sau đó họ đã trở thành vợ chồng. Tháng 1 năm 1945, ông bị chính quyền thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt. Tháng 4 năm 1945, ông được cử làm Uỷ viên Thường vụ Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ (Bộ Tư lệnh Quân sự miền Bắc Đông Dương), được phân công phụ trách tổ chức Chiến khu Quang Trung, kiêm Bí thư Khu uỷ Chiến khu Quang Trung. Tháng 8 năm 1945, ông chỉ đạo vũ trang giành chính quyền ở các tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình và Thanh Hoá. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được giao nhiệm vụ lập chiến khu II (gồm 8 tỉnh phía tây bắc và tây nam Bắc Bộ), làm Chính uỷ Chiến khu, tham gia Quân uỷ Trung ương. Tháng 12 năm 1946, ông là Cục trưởng Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam (nay là Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam), Phó bí thư Quân uỷ Trung ương. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông từng là Đại đoàn trưởng kiêm Chính uỷ Đại đoàn 320. Từ tháng 11 năm 1953 đến tháng 5 năm 1978, ông giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, chỉ gián đoạn một thời gian ngắn vào năm 1954, khi ông làm Trưởng đoàn đại biểu của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Ủy Ban Liên hiệp đình chiến thi hành Hiệp định Genève. Ông được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị - Thiên (1972), Chiến dịch Giải phóng Tây Nguyên (1975). Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh). Từ tháng 5 năm 1978 đến năm 1986, ông được giao nhiệm vụ làm Phó Bí thư thứ nhất, rồi Bí thư Quân ủy Trung ương. Từ tháng 12 năm 1980 đến 1986, ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Năm 1986, tại Đại hội Đảng bộ toàn quân, ông không được bầu làm Đại biểu Chính thức đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, do đó không vào được Bộ Chính trị và phải rời cương vị Bộ trưởng Quốc phòng. Ông được phong hàm Thiếu tướng năm 1948, Thượng tướng năm 1959 và Đại tướng năm 1974. Ông từ trần hồi 17h30" ngày 17/3/2002, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), thọ 85 tuổi.Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, và nhiều huân chương, huy chương khác.
Sun Jun 26, 2011 2:00 pm
Thành viên mới gia nhập
manh hung
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 13/06/2011
Tổng số bài gửi : 16
Điểm thành tích : 54
Được cám ơn : 24
Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
câu 3: là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chứ ko phải tướng Văn Tiến Dũng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914–1967) là một tướng lĩnh chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "Vị tướng phong trào". Ông cũng là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh". Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh sinh ngày 1 tháng 1 năm 1914, quê làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông sinh trưởng trong một gia đình trung nông, thuở nhỏ cũng được học hành. Năm 14 tuổi, thân phụ qua đời, gia đình nghèo, ông bỏ học, đi làm tá điền kiếm sống và nuôi gia đình.
Năm 1934, ông tham gia cách mạng trong phong trào Mặt trận Bình dân. Năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.
Từ năm 1938 đến năm 1943, ông nhiều lần bị Pháp bắt giam ở nhà lao Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột. Đến khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9 tháng 3 năm 1945) mới ra tù. Sau khi ra tù và trở lại hoạt động, ông được bầu làm Bí thư Khu ủy khu IV và được cử đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào (8-1945). Trong Đại hội Đảng ở Tân Trào, ông được đặt bí danh là Nguyễn Chí Thanh và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ? (được chỉ định làm Bí thư Phân Khu ủy Bình Trị Thiên), theo dõi và tổ chức giành chính quyền tại Trung Kỳ trong Cách mạng tháng 8.
Từ năm 1948 đến 1950, ông làm Bí thư Liên khu ủy IV.
Cuối năm 1950, làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), được cử vào Bộ Chính trị.
Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng. [1]
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), Nguyễn Chí Thanh lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Bộ chính trị và Ban Bí thư. Năm 1961, được giao nhiệm vụ Phụ trách Ban Nông nghiệp của Đảng. Trong chống Mỹ cứu nước, BCH TW Đảng điều ông trở lại quân đội. Nguyễn Chí Thanh còn là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1961, ông liên tục phát động các phong trào thi đua trong các hợp tác xã, giúp ổn định tình hình phát triển trong hoạt động sản xuất nông nghiệp miền Bắc.
Từ năm 1965 đến năm 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam. Thời gian này ông lấy bí danh là Sáu Vi. Khi viết báo, ông thường lấy bút danh là Trường Sơn.
Do sức khỏe yếu, đầu năm 1967, ông được đưa trở về Hà Nội.
Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 1967 tại Hà Nội do bệnh tim; đây cũng chính là ngày mà ông dự định trở lại miền Nam. Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Sao vàng (truy tặng), Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất và nhiều huân, huy chương khác.
Mon Jun 27, 2011 4:46 pm
Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Thành viên cấp 2
hoangdunglsk31
Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích : 83
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Vị tướng văn đúng là Nguyễn Chí Thanh
Quân đội ta có hai vị Đại tướng đầu tiên thì một người xuất thân từ trí thức, một người xuất thân từ nông dân và cùng quê Bình Trị Thiên. Có điều đặc biệt, người xuất thân từ trí thức thì trở thành quan võ, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh. Người xuất thân từ nông dân thì trở thành quan văn, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam...
Nói thế thôi, chứ thực ra cả hai vị đại tướng này đều là văn võ kiêm toàn, đều có nhãn quan chiến lược vào loại tầm cỡ, xứng đáng được ghi vào sử sách. Một người thì rõ ràng đã được thế giới suy tôn là một trong các vị tướng nổi tiếng thế giới. Còn một người thì đã từ giã chúng ta, để lại một chỗ trống không gì có thể bù đắp được và cho đến nay nhiều người vẫn nuối tiếc...
Tên khai sinh của Ông là Nguyễn Vịnh. Tại Hội nghị Đảng toàn quốc ở Tân Trào tháng 8/1945, khi nghe có tên Nguyễn Chí Thanh trong danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyễn Vịnh quay sang hỏi đồng chí Võ Nguyên Giáp ngồi bên cạnh: "Nguyễn Chí Thanh là ai mà nghe lạ thế!". Đồng chí Võ Nguyên Giáp mỉm cười trả lời: "Là anh chứ ai nữa, chính Bác đặt tên cho anh đấy". Nguyễn Vịnh vừa ngỡ ngàng, vừa sung sướng! Từ đây cái tên Nguyễn Chí Thanh trở thành một phần lịch sử của quân đội ta, của Cách mạng Việt Nam. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914-6/7/1967), nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bí thư Trung ương cục miền Nam (1965-1967), nguyên Chính ủy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng từng giữ các chức vụ Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1947 rồi các khóa II và III, Bí thư Khu ủy Khu 4, Bí thư Phân khu ủy Bình Trị Thiên, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Việt Nam. Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất. Ngày 31/8/1959, ông được phong Quân hàm Đại tướng mà không phải qua một cấp bậc trung gian nào-giống như Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1948 và là Đại tướng thứ hai của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ông là một trong những tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt được Hội Sử học Việt Nam trân trọng đúc tượng đồng-hiện đặt tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tại quê hương ông có một khu tưởng niệm và tượng của ông. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có những con đường mang tên ông.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được mệnh danh là cánh tay phải của Bác Hồ, khi nghe tin ông mất đột ngột Bác lặng đi một lúc. Sau kháng chiến chống Pháp cứu nước nhất là trong những năm đầu xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc, trong những bức hình tư liệu bây giờ còn lưu giữ được, ông luôn ở bên cạnh Bác trong các cuộc họp, hội nghị của Đảng, Quân đội…và đặc biệt ông là người tháp tùng Bác về quê.
Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Thành viên cấp 2
hoangdunglsk31
Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích : 83
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
câu 2: Trong quân đội ta, có 3 vị tướng có công lớn nhưng không xác định rõ quân hàm (vì một số lý do). Họ là ai, công lao với nước với dân?
- Trong WikipediA – Bách khoa toàn thư mở, có ghi : tính đến năm 2007, QĐNDVN đã có 12 đại tướng, 11 thượng tướng, 10 trung tướng, 12 thiếu tướng và có 3 vị tướng không có cấp bậc cụ thể.
- Ngày 28 tháng 5 năm 1948, lễ tấn phong tướng đầu tiên được tổ chức tại Việt Bắc, có 1 Đại tướng, 1 Trung tướng và 9 Thiếu tướng được phong. - Tuy nhiên trước năm 1948 đã có 3 vị tướng được tấn phong hoặc truy phong. Đó là :
Tướng Phùng Chí Kiên Phùng Chí Kiên: Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Cuối năm 1940, ông tham gia huấn luyện 40 cán bộ cốt cán của Việt Nam tại Quảng Tây (Trung Quốc). Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Phùng Chí Kiên về Pác Bó, tỉnh Cao Bằng. Ông tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ Việt Minh cho các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh miền xuôi. Ông tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương; được cử trực tiếp tổng chỉ huy Khu căn cứ Bắc Sơn, thành lập và là chỉ huy trưởng Đội Cứu quốc quân 1, tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn Ông là chỉ huy trung đội Cứu Quốc quân Việt Nam, Tháng 8-1941, ông bị Pháp bắt và giết chết.. Hơn 62 năm sau, tháng 11 năm 2003, Phùng Chí Kiên được Đảng, Chính phủ Việt Nam ra quyết định phong là cán bộ quân đội cấp tướng .
Thiếu tướng Dương Văn Dương
Dương Văn Dương (1900–1946) (thường gọi là Ba Dương) sinh ra trong một gia đình nghèo ở Cù lao Minh, tỉnh Bến Tre. Ông là thủ lĩnh của lực lượng quân sự kháng chiến chống Pháp gọi là lực lượng Bình Xuyên trong những năm 1945-1946 Đầu năm 1946, Dương Văn Dương chỉ huy một bộ phận quân Bình Xuyên vượt sông Soài Rạp từ Rừng Sác về Bến Tre cứu nguy cho mặt trận An Hóa - Giao Hòa. Không may, ông bị máy bay Spitre của Pháp bắn chết tại ấp Bình Phương, xã Châu Bình vào ngày 20 tháng 2 năm 1946, tức ngày 19 tháng 1 năm Bính Tuất. Ngay sau khi ông tử trận, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã truy phong ông là liệt sĩ, Thiếu tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam, là vị tướng được truy phong đầu tiên của Việt Nam.
Thiếu tướng Lê Thiết Hùng
Lê Thiết Hùng – bí danh Lê Quốc Vọng (1908 – 1986) được xem là vị tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ông vào học ở trường Hoàng Phố, sau đó theo yêu cầu của tổ chức, năm 1928 gia nhập quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, làm đến quân hàm đại tá. Trong thời gian này (cùng với ông Hồ Học Lãm), ông đã thu thập tin tức tình báo chuyển cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, vận chuyển những va li tài liệu mật, vũ khí trang bị, thậm chí còn tiến hành cả kế hoạch đánh tráo và giải thoát cho tù chính trị thành công.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1931.
Năm 1940, ông được lệnh về Việt Nam, nhưng đến Tĩnh Tây, Quảng Tây (Trung Quốc) lại được phân công ở lại đây làm đại diện cho Việt Nam Giải phóng Đồng minh (sau đổi thành Việt Nam độc lập Đồng minh).
Cuối năm 1941, tại Pác Bó (Cao Bằng) Lê Quốc Vọng được Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cùng với Lê Quảng Ba lập đội vũ trang đầu tiên gồm 12 người. Lê Quốc Vọng làm chính trị viên.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, ông chỉ huy lực lượng vũ trang của Việt Minh giành chính quyền tại Thất Khê, Đồng Đăng, Na Sầm.
Tham gia Việt Minh, ông là một trong những cán bộ quân sự chủ chốt đầu tiên của chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong sắc lệnh số 185 ngày 24 tháng 9 năm 1946 do Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng ký, ông được phong Thiếu tướng cho tương xứng với sĩ quan Pháp khi làm việc (khi đó trong Quân đội Việt Nam chưa có ai được phong hàm sĩ quan), được cử giữ chức vụ Tổng chỉ huy Tiếp phòng quân, một bộ phận của Quân đội ND Việt Nam. Đây chính là lý do ông được xem là vị tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tháng 11/1946, ông được cử giữ chức Chủ tịch của Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam. Khi quân Pháp tái chiếm Đông Dương, ông giữ chức Khu trưởng Chiến khu IV.
Tháng 7/1947, ông về tham gia xây dựng Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 1/1948, ông giữ chức Tổng thanh tra quân đội. Ông có tên trong danh sách 9 thiếu tướng được phong lần đầu tiên năm 1948. Ông từng là chỉ huy trưởng mặt trận Bắc Cạn và Tuyên Quang. Sau đó làm Cục trưởng Cục Quân huấn kiêm Hiệu trưởng Trường Lục quân Việt Nam (1950-1954); Tư lệnh Bộ Chỉ huy Pháo binh (1954-1956), Tư lệnh đầu tiên của Binh chủng Pháo binh (1956-1963) kiêm Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng không.
Năm 1963 ông chuyển sang làm công tác đối ngoại: đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Triều Tiên, rồi tháng 5/1970 làm phó Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Nguồn: xác định chưa rõ ràng mong các bạn có ý kiến phản bác và làm sáng tỏ thêm. Cảm ơn!
Mon Jun 27, 2011 8:28 pm
Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Thành viên cấp 2
hoangdunglsk31
Họ & tên : Hoàng Văn Dũng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/06/2011
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : DH Đà Lạt
Sở trường/ Sở thích : Hãy cười với mọi người và bạn sẽ nhận được sự thân thiện từ họ.
Điểm thành tích : 83
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Re: Một số câu hỏi về các tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Sơn ơi câu 5 theo mình tìm hiểu thì có 4 tướng chỉ huy cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam trong đó trực tiếp chỉ huy là tướng Lê Trọng Tấn, tiếp đó là tướng Nguyễn Hữu An, tướng Hoàng Cầm, thiếu tướng Kim Tuấn( chết trong chiến dịch này) và câu hỏi " chủ tịch nước tới nay là tướng lĩnh trong quân đội" tức là người đã chỉ huy chiến dịch này hay sao?
Còn vừa làm chủ tịch nước vừa làm đại tướng là đại tướng kiêm chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Lê Đức Anh (sinh 1 tháng 12 năm 1920) là Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 đến tháng 12 năm 1997. Ông cũng từng là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, mang quân hàm Đại tướng.
Lê Đức Anh quê tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Năm 1944, ông tổ chức và Phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh.
Tháng 8 năm 1945, ông tham gia quân đội, giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến Chính trị viên Tiểu đoàn, chi đội 1 và Trung đoàn 301. Từ tháng 10 năm 1948 đến năm 1950, ông là tham mưu trưởng các Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ năm 1951 đến 1954, giữ chức tham mưu phó, quyền tham mưu trưởng bộ tư lệnh Nam Bộ.
Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc. Tháng 5 năm 1955, ông được cử giữ chức Cục phó Cục Tác chiến, rồi Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu; hàm Đại tá (1958). Từ tháng 8 năm 1963, ông giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tháng 2 năm 1964, ông được điều vào Nam với bí danh Sáu Nam, giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Miền Nam. Năm 1969, được điều về làm Tư lệnh Quân khu 9.
Cuối năm 1974, ông được điều trở lại chức Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam và được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng. Năm 1975, ông được cử giữ chức Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn.
Từ tháng 5 năm 1976, ông là Tư lệnh Quân khu 9. Đến tháng 6 năm 1978, là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, chỉ huy trưởng cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây Nam; được phong Thượng tướng năm 1980. Năm 1981, khi đang giữ chức Tư lệnh Quân khu 7, ông được phân công kiêm chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Phó trưởng ban, rồi Trưởng ban lãnh đạo chuyên gia Việt Nam tại Campuchia. Năm 1984, ông được phong hàm Đại tướng.
Tháng 12 năm 1986, ông được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ tháng 2 năm 1987 đến 1991, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, phó bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân sự Trung ương.
Năm 1991 là Thường trực Bộ chính trị. Năm 1992, ông được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bầu vào chức vụ Chủ tịch nước.
Ông cũng là Ủy viên Bộ Chính trị khóa V-VIII, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; đại biểu Quốc hội khóa VI, VIII, IX.
Từ tháng 9 năm 1997, ông nghỉ chức vụ Chủ tịch nước, sau đó trở thành Cố vấn Trung ương Đảng. Đến năm đến tháng 4 năm 2001, ông nghỉ hưu.