1. Hiệp ước Nhâm TuấtHiệp ước Nhâm Tuất hay còn gọi là hoà ước Nhâm Tuất là hiệp ước ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn (thời vua Tự Đức) là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp với đại diện của Pháp là Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là Guttiere sau khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Đây là hiệp ước đầu tiên của triều Nguyễn ký với nước ngoài và mở đầu cho sự đô hộ của Pháp ở Việt Nam. Sau khi ký, Phan Thanh Giản bị cách chức, còn Lâm Duy Hiệp bị truy tước phẩm hàm.
Nguyên nhân khiến triều đình phải ký kết hiệp ước là bởi lúc đó ở ngoài Bắc Kỳ có quân nổi dậy của Lê Duy Phụng và đồ đảng là Trường, đánh phá ở mặt Quảng Yên và Hải Dương rất nguy cấp, lại có Nguyễn Văn Thịnh, tục gọi là Cai Tổng Vàng, quấy nhiễu ở Bắc Ninh mà trong Nam Kỳ thì lại mất thêm hai tỉnh nữa. Triều đình do lo ngại bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Gia Định giảng hòa.
Trước những tranh cãi về vấn đề đối phó với quân Pháp, vua Tự Đức đã nói:
Nếu kháng chiến với người Pháp là 1 việc khó thì ký hòa ước với họ lại là việc khó gấp trăm lần Nội dungHiệp ước gồm 12 điều khoản với nội dung chủ yếu như sau:
- Triều đình Huế giao cho Pháp ba tỉnh miền Đông (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn;
- Pháp, Tây Ban Nha được tự do truyền giáo ở Việt Nam và buôn bán ở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên;
- Các thương thuyền và chiến thuyền của Pháp được tự do hoạt động trên sông Cửu Long tới Campuchia;
- Triều đình Huế phải trả chiến phí (280 vạn lạng bạc tương đương 4 triệu đô la Mỹ) cho Pháp và Tây Ban Nha;
- Pháp sẽ phải trả tỉnh Vĩnh Long nếu triều đình Huế chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở tỉnh Gia Định và Định Tường
Hiệp ước được ký trên chiến hạm Duperré của Pháp đậu trên sông Sài Gòn. Cũng có ý kiến cho rằng trên chiến hạm Duperré chỉ là trao đổi uỷ nhiệm thư, còn việc ký được thực hiện tại Trường Thi (nay là Nhà Văn hoá Thanh niên, số 4 Phạm Ngọc Thạch quận 1)
Hậu quảTheo các khoản Hiệp ước ký xong thì triều đình Huế thực thi chính sách chủ hòa với Pháp, nhượng bộ về quân sự, giao thương lẫn tôn giáo. Tuy nhiên trong dân chúng đa số vẫn còn muốn kháng Pháp, nên mới có câu rằng
Phan Lâm mại quốc, triều đình khi dân, tức là trách nhà vua không nghĩ đến lòng dân (mà để) Phan (Thanh Giản) và Lâm (Duy Hiệp) bán nước
2. Hoà ước Giáp Tuất 1874Hoà ước Giáp Tuất 1874 là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, bản hoà ước này được ký vào ngày 15 tháng 03 năm 1874 với đại diện của triều Nguyễn là Lê Tuấn - Chánh sứ toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phó sứ toàn quyền đại thần và đại diện của Pháp là Dupré - Toàn quyền đại thần, Thống đốc Nam Kỳ.
Hoà ước gồm có 22 điều khoản với nội dung chính là thay thế bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862, công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ, lệ thuộc về chủ quyền ngoại giao, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán tại các cảng biển và trên sông Hồng, tự do truyền đạo,...
Nguyên nhân ký hoà ướcSau khi ký hoà ước Nhâm Tuất 1862, Pháp chiếm đóng và cai trị 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và quyết định xâm chiếm và lấy nốt 3 tỉnh miền Tây còn lại của Nam Kỳ, đến năm 1867 họ đã lấy nốt thành công 3 tỉnh còn lại sau khi Kinh lược sứ Phan Thanh Giản biết không chống đỡ nổi đã quyết định giao các thành cho Pháp
Sau khi cũng cố Nam Kỳ, nhân sự rối ren ở Bắc Kỳ, Pháp đã quyết định từng bước tiến ra với mục đích chiếm lấy Bắc Kỳ, để mục đích được thuận lợi, Pháp ra những yêu sách rất ngang ngược đến triều đình Huế về các quyền lợi ở Bắc Kỳ, không được triều đình Huế chấp nhận, Pháp đã đưa quân ra và chiếm lần lượt các thành Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương
Tình hình diễn ra ở Bắc Kỳ cũng như sự chiếm đóng các tỉnh Tây Nam Kỳ dẫn tới vi phạm vào bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862 mà hai bên đã ký, và dẫn tới việc Pháp thay thế hiệp ước mới bằng bản Hoà ước Giáp Tuất 1874 có lợi hơn cho Pháp
Tình hìnhFrancis Garnier lúc bấy giờ đã chiếm được thành Hà Nội nhưng lực lượng quân sự của triều đình Huế vẫn còn, do Hoàng Tá Viêm cầm đầu. Quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc vây Hà Nội. Garnier đem quân đi đánh thì bị phục kích giết chết tại Cầu Giấy.
Trước cái chết của F. Garnier, phía Pháp đồng ý nghị hòa. Nguyễn Văn Tường thay mặt cho triều đình Huế ký hiệp ước Giáp Tuất (1874). Theo đó thì có hai điểm chính:
• Triều đình công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp;
• Pháp đồng ý trao trả Hà Nội và các tỉnh đã bị chiếm ở Bắc Kỳ cho triều đình Huế.
Một điểm mâu thuẫn trong hòa ước này là một mặt Pháp công nhận sự độc lập của Việt Nam đối với các nước khác (điều 2) nhưng đồng thời lại đòi chính sách ngoại giao của Việt Nam phải thích ứng với chính sách ngoại giao của Pháp (điều 3). Thật sự ra ở thời điểm này, Pháp vừa mới thoát ra khỏi cuộc chiến Pháp-Phổ nên không coi đó là thời cơ thuận lợi cho một cuộc viễn chinh lâu dài. Vì thế Pháp đồng ý hòa giải nhưng vẫn giữ cho mình một vài cớ để can thiệp về sau này.
Nội dung• Điều 1: Sẽ có hòa bình, hữu nghị và bền vững giữa nước Pháp và Vương Quốc An Nam.
• Điều 2: Tổng Thống Cộng Hòa Pháp quốc thừa nhận quyền lực của vua nước An Nam và quyền độc lập hoàn toàn đối với bất kỳ một thế lực ngoại bang nào, tuyên hứa viện trợ, giúp đỡ và là chỗ nương tựa cần thiết của nhà vua nếu được yêu cầu mà không phải chịu một phí tổn nào, để duy trì nền hòa bình trên khắp các vùng đất nước, để chống trả bất cứ một sự tấn công nào và để dẹp bỏ tình trạng cướp bóc đang quấy phá một phần vùng biển của Vương quốc.
• Điều 3: Để đáp lại sự bảo hộ nầy đức Hoàng thượng Vua nước An Nam thỏa thuận phù hợp chính sách ngoại giao của mình với chính sách ngoại giao của nước Pháp và không có gì thay đổi với những mối liên hệ ngoại giao hiện có của đức vua. Sự giao ước chính trị nầy không áp dụng vào bản Thương ước. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, đức Hoàng thượng vua nước An Nam có thể ký kết Thương ước với bất cứ một nước nào khác không phù hợp với Thương ước đã được ký kết giữa nước Pháp và Vương Quốc An Nam, mà không báo trước với Chính Phủ của nước Pháp.
• Điều 4: Tổng Thống Cộng Hòa Pháp quốc cam kết tặng hoàng thượng Vua nước An Nam:
1. Năm chiếc tàu chạy máy hơi nước tổng cộng là 500 mã lực, trong tình trạng toàn hảo về mặt máy móc và bồn đun nước sôi, cùng với súng ống đạn dược và đồ phụ tùng đúng như chế độ quân sự quy định;
2. Một trăm khẩu trọng pháo loại 70ly và và 160ly, với 200 viên đạn cho mỗi khẩu súng, một ngàn khẩu súng và 500 ngàn viên đạn. Tàu và súng ống đạn dược sẽ được chở tới Nam Kỳ và chuyển giao trong thòi hạn tối đa là 1 năm kể từ ngày trao đổi hòa ước đã được hai phía chuẩn phê;
Ngài Tổng thống Cộng Hòa Pháp Quốc cũng cam kết rằng: Đặt dưới quyền sử dụng của đức Vua
1. Những huấn luyện viên quân sự và hải quân đủ số cần thiết để tái lập quân đội và hạm đội của hoàng thượng;
2. Những kỹ sư và trưởng xưởng để điều hành những công trình do đức Hoàng thượng đề xướng;
3. Những chuyên viên tài chánh để tổ chức các cơ cấu thuế khóa và hải quan trong Vương quốc;
4. Những giáo sư để thành lập một trường đại học ở Huế. Ngài tổng thống cũng cam kết cung ứng cho đức Vua những tàu chiến, súng óng đạn dược cần thiết.
Tiền lương trả công cho các dịch vụ như vậy sẽ được ấn định bởi sự thỏa thuận của hai phái đoàn cao cấp ký giao ước.
• Điều 5: Đức Hoàng thượng Vua nước An Nam công nhận chủ quyền toàn vẹn của nước Pháp trên các vùng lãnh thổ do nớc Pháp hiện đang chiếm giữ và bao gồm trong trong các ranh giới như sau:
Về phía Đông; vùng biển Trung Quốc và Vương Quốc An Nam (tỉnh Bình Thuận); Về phía Tây; vịnh Xiêm La; Về phía Nam; vùng biển Trung Quốc; Về phía Bắc; Vương quốc Cam Bốt và Vương quốc An Nam (tỉnh Bình Thuận); Mười một ngôi mộ của họ Phạm ở trong lãnh vực làng Tân Niên Đông và Tân Quan Đông (tỉnh Sài Gòn) và ba ngôi mộ của họ Hồ ở trong lãnh vực làng Linh Chung Tây và Tân Mai (tỉnh Biên Hòa), không được bóc mộ, đào xới, xâm phạm hay đập phá. Sẽ cấp một lô đất rộng 100 mẫu cho các ngôi mô nhà họ Phạm và một lô tương đương như thế cho nhà họ Hồ. Hoa lợi thu được trên các lô đất nầy được dùng để gìn giữ và bảo toàn các ngôi mộ và chu cấp các gia đình lo việc trông nôm các phần mộ. Các lô đất được miễn các thứ thuế và những người trong dòng họ Phạm, Hồ cũng sẽ được miễn thuế thân, khỏi thi hành quân dịch hay đi dân công.
• Điều 6: Nước Pháp miễn cho đức Vua không phải trả những phần tiền chiến phí cũ còn thiếu.
• Điều 7: Đức Hoàng thượng cam kết một cách chính thức, qua trung gian chuyển giao của chính phủ Pháp, trả nợ số tiền chiến phí còn thiếu nước Tây Ban Nha là một triệu đồng đô la - hối xuất 0.72 lượng (bạc) cho mỗi đô la- và hoàn trả số nợ nầy bằng cách lấy phân nữa số thu nhập các thuế quan đánh trên bất cứ mặt hàng hóa nào trên các bến cảng được mở ra cho Đức Hoàng thượng cam kết một cách chính thức, qua trung gian chuyển giao của chính phủ Pháp, trả nợ số tiền chiến phí còn thiếu nước Tây Ban Nha là một triệu đồng đô la - hối xuất 0.72 lượng (bạc) cho mỗi đô la- và hoàn trả số nợ nầy bằng cách lấy phân nữa số thu nhập các thuế quan đánh trên bấu mặt hàng hóa nào trên các bến cảng được mở ra cho những người Âu, Mỹ. Số tiền thâu được mỗi năm nộp vào Kho bạc ở Sài Gòn để trả cho chính phủ Tây Ban Nha, lập biên nhận gởi cho chính phủ An Nam.
• Điều 8: Tổng thống Cộng Hòa Pháp và Hoàng thượng đức Vua ban bố đại xá trọn vẹn và giải trừ tất cả mọi sai áp cầm giữ trên các tài sản của những công dân nước mình từ trước cho đến khi hai bên ký kết hòa ước vì họ có dính líu hợp tác với phía bên nầy hay phía bên kia.
• Điều 9: Nhận biết rằng đạo Gia tô truyền dạy con người theo đàng lành, Hoàng thượng đức Vua từ bỏ và chống lại mọi sự ngăm cấm nhằm mục đích chống đạo này và cho phép thần dân của Hoàng thượng theo đạo và truyền đạo một cách tự do.
Vì vậy, những tín đồ Gia tô giáo của Vương quốc An Nam sẽ có thể tụ hội tại các nhà thờ với một số lượng có giới hạn để hành lễ đọc kinh. Các tín đồ sẽ không bị ép buộc dưới bất cứ một lý do nào để phải thi hành những điều trái với đạo giáo của họ, hoặc là phải chịu một sự kiểm trau đặc biệt nào. Họ sẽ được tham dự các kỳ thi tuyển và làm việc nơi các công sở mà không vì thế phải thi hành bất cứ một điêu gì mà đạo cấm đoán. Hoàng thượng thỏa thuận bãi bỏ việc đăng ký tình trạng phân bổ số tín hữu Gia tô đã được thi hành từ 15 năm trước đây và sẽ được đối xử giống như những thần dân khác trong vấn đề kiểm kê dân số và thuế má. Hoàng thượng cũng thỏa thuận xét lại vấn đề quốc phòng một cách khôn khéo trong cách dùng văn tự hay ngôn ngữ, những lời lẽ va chạm tôn giáo và sữa đổi các điều khoản nào trong bản Thập Điều có dùng những lời lẽ va chạm như thế. Những giáo sĩ giám mục và các người thừ sai có thể nhập cảnh tự do vào Vương quốc và lui tới các địa phận truyền giáo của ho với một giấy thông hành do thống đốc Nam Kỳ Hạ ban cấp được chiếu khán bởi thượng thơ bộ Lễ hay của tổng đốc tỉnh thành. Họ có thể thuyết giảng mọi nơi các giáo điều của đạo Gia tô. Họ không phải bị đặt dưới một sự giám sát đặc biệt nào và các làng mạc cũng không còn phải bắt buộc báo trình lên chức quan của triều đình về việc tới lui và sự hiện diện của họ. Các hàng giáo sĩ người An Nam sẽ được hành đạo một cách tự do giống như những người thừa sai bề trên của họ. Nếu hạnh kiểm của họ đáng quở trách và nếu theo luật pháp hiện hành mà tội phạm của họ được xếp vào hàng khinh tội bị phạt bằng trượng hay bằn roi thì hình phạt trượng hayroi sẽ được cải giảm bằng một hình phạt tương đương. Các hàng giáo sĩ giám mục, các người của hội thừ sai, các linh mục người An Nam sẽ được quyền mua, thuê đất cát và nhà cửa, xây cất nhà thờ, bệnh xá, trường học, nhà mồ côi và tất cả những tiện nghi khác để dùng trong việc phụng vụ tôn giáo của họ. Tài sản do họ tạo dựng để phụng vụ tôn giáo hiện đang bị sái áp sẽ được trao trả lại cho họ. Tất cả những điều kê khai ở trên nếu không có ngoại lệ thì cũng áp dụng cho những người thuộc hội thừ sai Tây Ban Nha. Sau khi hòa ước được hai bên chuẩn phê, đức vua sẽ ban một dụ chỉ truyền rao kắp công chúng rằng quyền tự do đã được hoàng thượng ban cho các tín đồ Gia tô của Vương quốc.
• Điều 10: Triều đình An Nam có thể mở một trường cao đẳng ở Sài Gòn đặt dưới quyền giám thị của giám đốc Nha Nội Vụ và chương trình dạy học ở trường ấy không có điều gì đi ngược với đạo lý và sự thi hành quyền lực của người Pháp được mang ra giảng dạy. Tự do tín ngưỡng được áp dụng nơi trường học đó.
Trong trường hợp có sự vi phạm, người thầy dạy học vi phạm những điều quy định sẽ bị tống khứ về nơi xứ sớ của đương sự và hơn nữa nếu trường hợp trầm trọng, trường cao đẳng có thể bị đóng cửa.
• Điều 11: Triều đình An Nam thỏa thuận mở các thương cảng ở Thị Nại, trong tỉnh Bình Định, ở Ninh Hải trong tỉnh Hải Dương, tỉnh thành Hà Nội, và đường thủy vận sông Nhỉ Hà từ ngoài biển lên tới tỉnh Vân Nam.
Một thỏa ước bổ túc cho bản Hòa ước cùng có hiệu lực chấp hành như bản Hòa ước sẽ ấn định các điều kiện chấp hành cho việc thông thương. Thương cảng Ninh Hải, Hà Nội và đường thủy vận chuyển tiếp sẽ đước thông thương liền ngay sau khi hai bên ký chuẩn phê hoặc sớm hơn nếu có thể được; thương cảng Thị Nại sẽ được thông thương trong vòng một năm sau. Các thương cảng hoặc những đường thủy vận khác có thể được thông thương sớm hơn tùy số lượng và mức quan trọng của tình hình giao thương hiện hữu đòi hỏi cần phải như thế.
• Điều 12: Người Pháp hay người Pháp gốc An Nam và những người ngoại quốc nói chung nếu tuân hành luật pháp của xứ sở thì có thể gây dựng, sở hữu và tự quyết định một cách tự do đối với tất cả những công cuộc làm ăn buôn bán và kỹ nghệ nơi các tỉnh thành đã được đề cặp ở trên. Chính phủ của hoàng thượng sẽ tùy theo trường hợp mà cắt đặt đất đai cần thiết cho công cuộc thiết đặt cơ sở của họ.
Họ cũng sẽ có thể vận hành và buôn bán trên lưu vực sông Nhỉ Hà từ ngoài biển qua đến tỉnh Vân Nam bằng cách chịu nộp thuế theo luật pháp ấn định và với điều kiện là họ không được thực hiện những dịch vụ buôn bán dọc trên lưu vực sông nầy khoang từ biển vào tới Hà Nội và từ Hà Nội đến biên giới Trung Quốc. Họ có thể tự do tuyển chọn và thuê mướn những người mại bản, thông ngôn, nhà văn, thợ thuyền, thủy thủ và người làm mướn việc nhà.
• Điều 13: Tại mỗi cửa thương khẩu đã được mở, nước Pháp sẽ cử nhiệm một toà Lãnh sự hoặc một Cơ quann Trợ tá có thẩm quyền đầy đủ với thành phần nhân sự không quá 100 người, để gìn giữ an ninh và bảo vệ uy quyền của toà lãnh sự, để thi hành nhiệm vụ cảnh sát đối với những người ngoại quốc cho đến khi nào tất cả mọi lo âu vê mặt nầy không còn nữa nhờ ở việc thiết đặt các mối liên hệ tốt đẹp qua sự thi hành Hòa ước một cách trung chính.
• Điều 14: Về phía thần dân của Hoàng thượng, họ có thể tự do lưu thông, cư trú, sở hữu và buôn bán ở nước Pháp và tại những lãnh thổ thuộc địa của Pháp đúng theo luật lệ. Để bảo đảm cho họ được che chở bảo vệ, Hoàng Thượng có thể tùy ý cắt cử những những nhân viên của tới cư trú ở các thương cảng hay tỉnh thành do Hoàng Thượng chọn lựa.
• Điều 15: Công dân Pháp, Âu Châu, Nam Kỳ Hạ hay những công dân ngoại quốc khác muốn sinh sống ở tại các vùng chọn lựa vừa kể ở trên thì các đương sự phải đăng ký tại cơ quan Trú Sứ Pháp để nơi đây thông báo chính quyền sở tại.
Thần dân của An Nam muốn sinh sống trên lãnh thổ của Pháp cũng phải tuân theo cùng một quy định như vậy. Những công dân nước Pháp hay của những nước ngoài muốn du lịch trong nước sẽ được chấp nhận nếu các đương sự được cấp phát một sổ thông hành từ một cơ quan đại diện của Pháp và có sự đồng ý cùng sự kiểm thự các chức quyền An Nam. Các đương sự không được buôn bán, nếu vi phạm hàng hóa sẽ bị tịch thâu. Cách đi lại du lịch như thế gặp nhiều nguy hiểm vì tình trạng của đất nước hiện nay, những khách ngoại quốc chỉ có thể đi thưởng ngoạn khi mà chính quyền An Nam, với sự đồng ý của với cơ quan Trú Sứ Pháp ở Huế, nhận định rằng tình hình đất nước đã khá ổn định. Những chuyến du hành trong nước của các công dân người Pháp mang tính chất tìm tòi nghiên cứu thì cũng phải khai trình, du hành dưới danh nghĩa nầy, các đương sự sẽ được chính quyền che chở và cung cấp thông hành cần thiết, được giúp đỡ để chu toàn công tác và chương trình nghiên cứu của họ.
• Điều 16: Tất cả những việc tranh tụng giữa những công dân Pháp với nhau hoặc giữa người Pháp với người ngoại quốc khác sẽ được phân xử bởi trú sứ Pháp.
Khi người Pháp hoặc người ngoại quốc khác có việc tranh tụng với người An Nam thì hoặc có điều gì khíu nại hoặc đòi hỏi thì cácb nguyên đơn trước hết phải làm đơn trình lên Trú Sứ để cố gắng dàn xếp một cách ổn thỏa. Nếu việc dàn xếp ổn tha không thể thực hiện được thì Trú Sứ sẽ sẽ sẽ nhờ đến sự trợ tá của một quan án sát An Nam để giải quyết vụ tranh tụng,viên trú sứ và quan án cả hai cùng nhau cứu xét sự vụ tranh tụng theo luật lệ mà phán xử thỏa đáng. Thủ tục cũng áp dụng cho trường hợp tranh tụng giữa một người An Nam với một người Pháp hay với một người ngoại quốc: nguyên đơn người An Nam sẽ gởi đơn lên quan án và nếu quan án nầy không thể dàn xếp thỏa đáng thì sẽ cùng viên quan Trú Sứ giải quyết viêc tranh tụng. Tuy nhiên, mọi tranh tụng giữa những người Pháp với nhau hay giữa người Pháp với một người ngoại quốc thì chỉ có viên Trú Sứ Pháp có thẩm quyền xé xử.
• Điều 17: Những vụ phạm pháp đại hình hay tiểu hình của những người Pháp hay của người ngoại quốc xảy ra trên lãnh thổ nước An Nam phải được trình báo và phán xử bởi các tòa án có thẩm quyền ở Sài Gòn. Khi có sự yêu cầu của viên Trú sứ Pháp, các chức quyền địa phương phi dùng mọi nõ lực để truy bắt tên hoặc bọn tội phạm và giải giao đến viên Trú sứ..
Khi một vụ phạp pháp đại hình hay tiểu hình của một thần dân người An Nam xảy ra trên lãnh thổ của Pháp, quan Lãnh sự hoặc quan Ủy viên của Hoàng thượng phải được thông báo một cách chính thức các thủ tục truy tố áp dụng với phạm nhân và trong khả năng bảo đảm rằng mọi hình thức luật định đã được tôn trọng đúng mức.
• Điều 18: Khi có kẻ bất lương phá rối hoặc cướp giật trên phần lãnh thổ của Pháp rồi chạy trốn sang sang lãnh thổ của nước An Nam thì chức quyền địa phương khi được thông báo phải gắng sức truy lùng bắt kẻ phạm pháp để giải giao cho chức quyền Pháp.
Cùng một thể thức, nếu những kẻ trộm, cướp hay phạm tội hình sự nào là thần dân của đức Vua mà lại chạy sang ẩn náu trên phần lãnh thổ của Pháp; Những kẻ đó phải được truy bắt ngay sau khi được thông báo và phải được giải giao về cho chức quyền bản xứ của đương phạm.
• Điều 19: Trong trường hợp một người dân của nước Pháp hay của ngoại quốc qua đời trên lãnh thổ của nước An Nam hoặc là một người dân của nước An Nam qua đời trên lãnh thổ của Pháp thì tài sản của người quá cố sẽ được giao trả cho những người thừa kế của họ; nếu những người thừa kế vắng mặt thì viên Trú Sứ sẽ có nhiệm vụ gọi những người thừa kế luật định để chuyển giao.
• Điều 20: Để bảo đảm và tạo điều kiện dễ dàng cho việc thi hành các điều khoản và những quy định trên bản hiệp ước nầy, một năm sau kể từ ngày ký chuẩn phê, ngài Tổng Thống Cộng Hoà Pháp Quốc sẽ bổ nhiệm một viên Trú Sứ ngang hàng với một quan Thượng Thư bên cạnh hoàng Thượng đức Vua An Nam. Viên Trú Sứ có nhiệm vụ bảo toàn mối liên lạc hữu nghị, giữa Các Thành Viên Cao Cấp của hai bên đối ước và giám sát việc thi hành theo lương tâm các điều khoản của bản Hòa Ước.
Đẳng trật của viên Trú Sứ nầy, những danh dự và quyền lợi mà đương sự được hưởng, sẽ được ấn định sau nầy theo một thỏa thuận chung, và trên một nền tảng hổ tương hoàn toàn giữ hai bên đối ước. Hoàng Thượng đức Vua An Nam có quyền bổ nhiệm các Trú Sứ ở Paris và ở Sài Gòn. Tất cả những loại chi phí dùng cho nhiệm kỳ phục vụ của những Trú Sứ nầy bên cạnh Chính phủ đồng minh của mình sẽ do chính phủ của mỗi đương sự đài thọ.
• Điều 21: Hòa Ước nầy thay thế Hòa Ước năm 1862, và chính phủ Pháp có trách nhiệm tìm kiếm sự đồng thuận của chính phủ Tây Ban Nha. Trong trường hợp chính phủ Tây Ban Nha không chấp nhận những sự thay đổi để thay thế Hòa Ước 1862 thì Hòa Ước nầy chỉ có hiệu lực giữa nước Pháp và nước An Nam mà thôi, và những điều ước cũ có liên hệ tới Tây Ban Nha vẫn còn hiệu lực chấp hành. Trong trường nầy, nước Pháp sẽ đảm nhận việc trả tiền bồi thường chiến phí và sẽ thay thế vai trò chủ nợ của Tây Ban Nha đối với con nợ là nước An Nam để được hoàn trả đúng theo những quy định nơi điều thứ 7 của hoà ước hiện tại.
• Điều 22: Hoà ước nầy được thực hiện một cách vĩnh viễn, sẽ được chuẩn phê và nghi thức chuẩn phê sẽ được tổ chức và trao đổi tại Huế, trong vòng thời hạn một năm hoặc sớm hơn nếu có thể được. Hòa Ước sẽ được phát hành và có hiệu lực kể từ ngay sau khi trao đổi. Bởi các lẽ ấy, các quan khâm sai đã lần lược ấn ký vào bản Hòa Ước nầy.
Làm tại Sài Gòn, tại dinh Thống Đốc Nam Kỳ thuộc Pháp, làm thành bốn bản, vào Chủ nhật, ngày 15 tháng 03 năm 1874, tương ứng với ngày 27 tháng 1 âm lịch niên hiệu Tự Đức thứ 27.
Phó đề đốc Dupré, Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường
3. Hòa ước Quý Mùi 1883Lễ ký kết Hiệp ước Quý Mùi tại Thuận An-Huế, ngày 25 tháng 8 năm 1883, trong đó: Trần Đình Túc (ngồi đầu bên trái), François Jules Harmand (thứ 3 bên trái) và Nguyễn Trọng Hợp (người đứng bên phải).
Hoà ước Quý Mùi 1883 hay còn có tên gọi là Hoà ước Harmand (phiên âm tiếng Việt là Hác-măng) được ký kết vào ngày 25 tháng 8 năm 1883 tại kinh đô Huế giữa đại diện của Pháp là François Jules Harmand - Tổng uỷ, đại diện ngoại giao cho nước Cộng hoà Pháp và đại điện của triều Nguyễn là Trần Đình Túc - Hiệp biện Đại học sĩ (Trưởng đoàn), Nguyễn Trọng Hợp - Thượng thư bộ lại (Phó đoàn).
Hoà ước có tất cả 27 điều khoản với nội dung chính là xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam. Hiệp ước này chính thức đánh dấu thời kỳ, 1883-1945, toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc địa của Thực dân Pháp (thời Pháp thuộc).
Nguyên nhân dẫn tới hiệp định
Đầu thập niên 1880, Pháp quyết định xâm chiếm toàn bộ Bắc Kỳ và đã tiến hành các cuộc tấn công vào các tỉnh thành ở Bắc Kỳ, Năm 1882 Hà Nội thất thủ, rơi vào tay quân Pháp. Các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc được đặt vào tình trạng báo động. Một mặt nhà Thanh cho tăng cường việc phòng bị biên ải. Mặt khác quân Thanh vượt biên giới vào Bắc Kỳ với danh nghĩa giúp triều đình nhà Nguyễn. Sự có mặt của quân Thanh ở Bắc Kỳ đã dẫn tới cuộc Chiến tranh Pháp-Thanh với sự tham gia của quân Việt tại các tỉnh Bắc Kỳ phối hợp với quân Thanh đánh Pháp
Trong thời gian này, vua Tự Đức vừa qua đời, các phe phái trong triều đình bất hoà dẫn tới các vua Dục Đức rồi Hiệp Hoà được lập lên làm vua trong thời gian ngắn. Ngày 20 tháng 08 năm 1883, quân Pháp tấn công và chiếm lấy cửa biển Thuận An, cửa ngõ đường thủy chính lên kinh đô Huế. Trong hoàn cảnh nguy ngập bị Pháp uy hiếp sát kinh thành, triều đình đã cử Nguyễn Trọng Hợp - Thượng thư bộ lại xuống cửa biển Thuận An để điều đình với Pháp. Harmand đã đưa ra nhiều yêu sách ngang ngược và khắc nghiệt, gồm có 27 điều khoản và hạn cho triều đình Huế phải trả lời trong 24 giờ đồng hồ (như một tối hậu thư). Lúc này, triều đình Huế đang ở thế thua, không làm được gì hơn ngoài việc phải ký chấp nhận 27 điều khoản do Pháp đưa ra.
Nội dung chi tiếtTriều đình Huế đã thừa nhận quyền bảo hộ của quân Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì nhập vào vùng đất Nam Kì thuộc Pháp. Các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh sáp nhập vào vùng đất Bắc Kì, Triều đình Huế chỉ được cai quan vùng Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ của Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở Bắc Kì sẽ thường xuyên kiểm soát việc quan lại triều đình, nắm mọi quyền trị an và nội vụ. Mọi việc ngoại giao kể cả với TQ đều do Pháp nắm giữ. Triều đình Huế phải cho quân đội rút khỏi BK ngay.
4. Hòa ước Giáp Thân 1884Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là Hòa ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt), là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản. Đại diện các phía nhà Nguyễn là Phạm Thận Duật - Toàn quyền đại thần, Tôn Thất Phan - Phó Toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phụ chính đại thần và phía Pháp là Jules Patenôtre - Sứ thần Cộng hoà Pháp
Nguyên nhân dẫn tới hiệp địnhSau khi ký Hoà ước Quý Mùi 1883, trong nội bộ triều đình Huế lục đục, các vị vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi kế tiếp nhau lên ngôi trong thời gian ngắn. Lúc này, ở Bắc Kỳ quân Pháp đang đánh nhau với quân nhà Thanh và đã đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc, tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ. Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân 1884, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Dựa vào bản sơ bộ này, mà sau này là bản chính thức Hòa ước Thiên Tân 1885, Chính phủ Pháp đã sai Patenôtre - Đại diện Cộng hoà Pháp đến Huế sửa lại Hòa ước Quý Mùi 1883 trước đó giữa Pháp và nhà Nguyễn
Nội dungHầu hết nội dung các điều khoản trong bản hoà ước mới này không khác nhiều so với bản hoà ước Quý Mùi (Harmand) ký năm 1883, tuy nhiên có thêm hai điều khoản mới:
• Chia nước Việt Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine) dưới ba chế độ khác nhau; mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp; Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát.
• Trả các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trước thuộc Bắc Kỳ nay thuộc về Trung Kỳ và trả tỉnh Bình Thuận trước thuộc Nam Kỳ hoàn lại cho Trung kỳ.