CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

  Ba vị tướng nổi tiếng của Hà Nội

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
 Ba vị tướng nổi tiếng của Hà Nội I_icon_minitimeThu Jun 30, 2011 9:17 pm

truonghoc2011
Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là tương lai. Chỉ có hôm nay là hiện tại, là ngày có thể thay đổi được tương lai.

Thành viên mới gia nhập

truonghoc2011

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Đỗ Thị Mai Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/06/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 19
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là tương lai. Chỉ có hôm nay là hiện tại, là ngày có thể thay đổi được tương lai.
Điểm thành tích Điểm thành tích : 37
Được cám ơn Được cám ơn : 8

Bài gửiTiêu đề: Ba vị tướng nổi tiếng của Hà Nội

 
I,Thiếu tướng Nguyễn Sơn: Lưỡng quốc tướng quân

Ông sinh ngày 1-10-1908 và mất ngày 21-10-1956, quê tại làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Còn nhỏ, ông theo gia đình sang Pháp, tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu sang Trung Quốc học Trường Võ bị Hoàng Phố, sau đó tiếp tục gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc. Năm 1929, ông tham gia Hồng quân Công nông Trung Quốc, lần lượt giữ các chức vụ; Chính trị viên Đại đội, Chính ủy Trung đoàn, Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 34. Từ năm 1934 - 1936, ông tham gia “Vạn lý trường chinh”...

Tháng 8-1945, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông về nước làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam. Tháng 1-1947, ông được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu. Tháng 7-1947, ông là Khu trưởng kiêm Chính ủy Liên khu 4. Ngày 19-1-1948, ông được Chủ tịch Chính phủ phong quân hàm thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam trong đợt phong tướng đầu tiên của quân đội ta.

Năm 1954, tại Trung Quốc, ông tốt nghiệp loại xuất sắc, được cử đến Bộ Tổng giám huấn luyện Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, giữ chức Phó cục trưởng Cục Điều lệnh. Năm 1955, ông được Nhà nước Trung Quốc phong quân hàm thiếu tướng. Ông là vị tướng duy nhất của Trung Quốc là người nước ngoài. Năm 1956, do bệnh tình trầm trọng, ông xin về nước và đã từ trần ngày 21-10-1956. Lễ tang được Nhà nước ta tổ chức trọng thể và an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Hiện nay, tượng đồng của ông được đặt trang trọng tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội) và Bảo tàng Giải phóng quân Trung Quốc (Bắc Kinh). Tại Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có 2 con đường mang tên ông - Nguyễn Sơn - người duy nhất trên thế giới làm tướng của 2 quốc gia.
II,Đại tướng Lê Trọng Tấn - “Giu-cốp của Việt Nam”

Ông sinh năm 1914, mất năm 1986, quê ở làng Nghĩa Lộ, xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng: Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Thuở nhỏ, ông học trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An) và từng được tuyển vào Câu lạc bộ bóng đá không quân của Pháp. Năm 1944, ông tham gia Việt Minh. Ngày 27-2-1947, Trung đoàn Tây Tiến được thành lập, ông là một trong những chỉ huy tiểu đoàn đầu tiên.

Năm 1950, Đại đoàn 312 được thành lập, ông là Đại đoàn trưởng đầu tiên khi mới 36 tuổi. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, Đại đoàn 312 do ông chỉ huy đã đánh trận mở đầu thắng lợi vào cứ điểm Him Lam và trong đợt tiến công cuối cùng, đơn vị do ông chỉ huy đã bắt sống tướng Đờ Cát và Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Tháng 3 năm 1975, ông làm Tư lệnh chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng, đánh tan Quân đoàn I, Quân khu I Việt Nam Cộng hòa khi mà tại căn cứ Liên hợp Quân sự Đà Nẵng còn tới gần 10 vạn quân cộng với vũ khí hiện đại. Tháng 4 năm 1975, ông được cử làm Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân phía Đông. Bằng óc phán đoán và phân tích chiến lược, ông đã đề nghị cho cánh quân nổ súng trước giờ G để đối phương không kịp co cụm hay phá hủy cầu. Cánh quân của ông đã tiến vào dinh Độc Lập đầu tiên.

Tháng 7 năm 1983, 70 tuổi, ông vẫn chỉ huy trận đánh bảo vệ biên giới phía Bắc. Ông nổi tiếng là vị tướng của trận mạc, thường được mọi người yêu mến ví ông với Nguyên soái Giu-cốp của quân đội Liên Xô.
III,Trung tướng Vương Thừa Vũ - từ mùa đông 1946 đến mùa thu 1954

Ông sinh năm 1910, mất năm 1980, quê ở xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì. Ông từng là Phó tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn, Tư lệnh Quân khu 4, Giám đốc Học viện Quân chính.

Cuộc đời binh nghiệp của ông đầy duyên nợ với Hà Nội khi mùa đông năm 1946, ông là Chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội và cũng là Đại đoàn trưởng đầu tiên của quân đội ta. Tên ông được đặt tên cho một đường phố tại Hà Nội.

Mùa đông năm 1946, ông được giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội nhằm kìm chân quân Pháp tạo điều kiện cho Trung ương rút lui về an toàn khu và đồng bào đi tản cư an toàn. Chính ông là người đề xuất việc chia khu vực tác chiến đồng thời căn cứ vào địa hình, đặc điểm đường phố của Hà Nội, ông đề xuất chiến thuật “độc trùng chiến’’ hay “thuật cang chiến’’. Do vậy, quân và dân Hà Nội thay vì giữ được thành phố 1 tháng, đã giữ được 2 tháng, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của quân Pháp.

Kháng chiến thành công, Đại đoàn của ông lại được giao nhiệm vụ trở về tiếp quản Thủ đô. Tại cầu Long Biên, ông thay mặt Quân đội ta nhận sự bàn giao Hà Nội của quân đội Pháp. Ngày 10-10-1954, ông trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội chỉ huy bộ đội tiến vào tiếp quản Thủ đô và làm lễ chào cờ tại Sân vận động Cột Cờ Hà Nội cùng bác sĩ Trần Duy Hưng.,

Cuộc đời ông đã có mặt hầu hết ở các chiến trường nóng bỏng và đã chỉ huy hàng trăm trận đánh nhưng có hai mốc son lịch sử: Năm 1954, ông là Đại đoàn trưởng chỉ huy đơn vị bắt sống tướng Đờ Cát. Năm 1975, ông là Tư lệnh trưởng, chỉ huy các binh đoàn đánh phía Đông vào Dinh Độc lập, bắt sống tướng Dương Văn Minh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói về ông: Hai trận đánh xứng đáng hai lần anh hùng.
Chữ ký của truonghoc2011




 

Ba vị tướng nổi tiếng của Hà Nội

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Khối Trung học phổ thông :: Lớp 12-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất