Mình có một vài gợi ý thế này:
1. Mối quan hệ giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao qua Hội nghị Giơnevơ và Pari.
Vấn đề này gắn với đường lối kháng chiến của Đảng trong KC chống Pháp và Mỹ, vừa đánh vừa đàm, kết hợp quân sự với ngoại giao. Đường lối này nhất quán trong hai cuộc kháng chiến.
Trong đó, thắng lợi về mặt quân sự là cơ sở cho thắng lợi ở mặt trận ngoại giao. Mặt trận ngoại giao là yếu tố đồng thời, song song với mặt trận quân sự, hỗ trợ cho mặt trận quân sự - mặt trận chính. Ngoại giao là yếu tố thúc đẩy cuộc kháng chiến phát triển và sớm kết thúc theo tư tưởng hạn chế thiệt hại đến mức tối đa, thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc.
Nhìn nhận hai hội nghị trong hoàn cảnh đất nước ở hai thời điểm mấu chốt của cuộc kháng chiến. Soi vào hoàn cảnh đế thấy được mối quan hệ giữa quân sự và ngoại giao trong hai HN này.
2. Tầm quan trọng của ĐH Đ II, III, VI.
ĐH II (1951) hoàn thiện đường lối kháng chiến chống Pháp.
ĐH III, đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam, và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, hoàn thiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
ĐH VI, đề ra đường lối đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
Soi cả ba ĐH vào hoàn cảnh cụ thể để thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó.
Chúc em học tốt.