CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 I_icon_minitimeSat Jun 11, 2011 1:42 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 Laodong1 ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 DHVgioi ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 Medal124 ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 36ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 40ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 102ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2

 
ĐỀ THI THỬ KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011
ĐỀ SỐ 2


Biên soạn : Châu Tiến Lộc

I. PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Câu I (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy nêu rõ các khuynh hướng chính trị và bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1929.

Câu II (2,0 điểm)
Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù chính và dự kiến điều kiện Tổng khởi nghĩa như thế nào? Nêu nhận xét.

Câu III (2,0 điểm)
Vì sao Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương ? Tóm tắt nội dung kế hoạch quân sự Nava và chủ trương chiến lược của Đảng Lao động Việt Nam trong Đông - Xuân 1953 - 1954.

PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai hệ thống xã hội đối lập ở châu Âu đã được hình thành như thế nào ?

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Chiến tranh lạnh là gì ? Phân tích ảnh hưởng của tình trạng Chiến tranh lạnh đến tình hình khu vực Đông Nam Á trong những năm 1954 - 1975.

---------- Hết ----------

Các bạn làm thử đề thi này nha, 3 ngày nữa (kể từ ngày đăng đề thi) mình sẽ công bố đáp án !!! Chúc các bạn ôn tập tốt ! ^^
ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 117130
Chữ ký của ChauTienLoc





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)



Được sửa bởi ChauTienLoc ngày Wed Jun 15, 2011 8:30 pm; sửa lần 2.


ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 I_icon_minitimeSun Jun 12, 2011 11:51 pm

chuot_con_kute
Dân ta phải biết sử ta.......

Thành viên mới gia nhập

chuot_con_kute

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Bảo Ngọc
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 12/06/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 3
Đến từ Đến từ : Đại học KHXH-NV Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Dân ta phải biết sử ta.......
Điểm thành tích Điểm thành tích : 4
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2

 
Đề hay và mắc,đọc xong có hứng muốn làm quá anh à.Em ko nhớ kiến thức lắm nên khônd dám trả lời cụ thể.Chỉ mạn phép đưa ra 1 số quan điểm của mình.Có gì thiếu xót mong mọi người bỏ qua và bổ sung thêm. :-D
Câu 1:
1919-1929 là thời gian pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần 2,sự hình thành giai cấp đã rõ cũng như mẫu thuẫn giai cấp và mẫu thuẫn dân tộc ngày càng sâu sắc.......(mở bài về hoàn cảnh của thời kì)
theo e có 2 khuynh hướng :1 là khuynh hướng dân chủ tư sản thể hiện qua phong trào đấu tranh của tư sản,tiểu tư sản,khởi nghĩa yên bái,....(khái quát ý) khuynh hướng này thất bại do ko còn hợp thời.Các phong trào này thể hiện tình yêu nước song cũng cho thấy mặt han chế của 2 giai cấp này.2 là khuynh hướng vô sản thể hiện qua phong trào công nhân và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.Khiến phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác,giai cấp công nhân ngày càng chứng tỏ đc khả năng lãnh đạo của mình
Đến cuối 1929 làn sóng cách mạng dâng cao với sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là tiền đề cho 1 chính đảng sau này
Câu 2:theo e câu này vấn đề chính là nôi dung chỉ thị.
-trước tiên cần khái quát hoàn cảnh trong nước và ngoài nước .
-Nêu nội dung chỉ thị đăc biệt là cao trào kháng Nhật cứu nước
-Nhận xét là ý nghĩa của chỉ thị như thể hiện sự sáng suốt của đảng,....Nhờ chỉ thị ta đã hoàn chỉnh đc chuẩn bị tạo đk cho cách mạng nổ ra và thắng lợi.
Câu 3:-hoàn cảnh lịch sử ta thì đang trên đà thắng lợi còn pháp thị lún sâu trong thất bại,sự can thiệp của Mỹ.....
-Nava đề ra kế hoạch mang tên mình,gồm 2 bước,mong chuyển bại thành thắng kết thúc chiến tranh trong 18 tháng
-Đảng đã họp,chủ trương cho quân chủ đánh vào những cho then chốt mà địch ko thể bỏ nhằm phân tán lưc lượng và tiêu diệt quân địch....
-Nói sơ qua chiến dịch,với chiến dịch này ta đã phá hỏng bước 1 của kế hoạch nava,đẩy địch vào bị động hơn.
Câu 4a:-Đông Âu và Tây Âu qua đó thể hiện sự đối đầu của Liên Xô và Mỹ
Câu 4b:CTL là sự đối đầu của TBCN và XHCN.Thể hiện qua chiến tranh ở Việt Nam,Lào,Campuchia.
Chữ ký của chuot_con_kute





ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 I_icon_minitimeMon Jun 13, 2011 5:34 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 Laodong1 ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 DHVgioi ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 Medal124 ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 36ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 40ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 102ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2

 
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2
Biên soạn : Châu Tiến Lộc

Câu 1. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy nêu rõ các khuynh hướng chính trị và bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1929.

a) Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 : trong điều kiện lịch sử mới, có hai khuynh hướng :

- Khuynh hướng dân chủ tư sản:

* Hoạt động của tư sản dân tộc: phong trào Chấn hưng nội hóa (1919), Bài trừ ngoại hóa; chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì (1923), các hoạt động báo chí... và đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930.

* Hoạt động của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức:


  • Năm 1923, những thanh niên Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu (Trung Quốc) lập ra tổ chức Tâm tâm xã. Để phát huy ảnh hưởng, Tâm tâm xã cử Phạm Hồng Thái thực hiện mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méclanh vào ngày 19 - 6 - 1924. Sự việc tuy không thành nhưng “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”.
  • Một số tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh niên được thành lập với nhiều hoạt động phong phú và sôi nổi... Nhiều tờ báo tiến bộ ra đời... * Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai thời kì đó có một số sự kiện nổi bật như cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926)…
- Khuynh hướng vô sản:

* Phong trào công nhân:


  • Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1925, giai cấp công nhân tăng lên về số lượng và chất lượng, phong trào công nhân đã trưởng thành, xuất hiện những cuộc bãi công lớn đòi các quyền lợi kinh tế, chính trị, trở thành lực lượng riêng biệt và bước đầu xuất hiện những tổ chức sơ khai. Tiêu biểu là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (8 - 1925); đánh dấuu trào công nhân bước đầu đi vào đấu tranh tự giác.
  • Trong những 1926 - 1930, do tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân đã phát triển dần lên trình độ tự giác. Từ năm 1926 đến năm 1927, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân viên chức và học sinh học nghề; lớn nhất là cuộc bãi công của công nhân sợi Nam Định, đồn điền Cam Tiêm, Phú Riềng… Từ năm 1928 đến năm 1929, phong trào đã có tính thống nhất trong toàn quốc, có 40 cuộc bãi công nổ ra từ Bắc chí Nam... Các phong trào thời kì này đã liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương, trình độ giác ngộ của công nhân đã được nâng cao. Giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc :

  • Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam..
  • Từ năm 1921 đến 1930, Người đã tích cực hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Nhờ những đóng góp thiết thực của Người: xuất bản báo chí, viết bài, báo cáo tham luận, đặc biệt là hai tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường Kách mệnh” những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin đã ngày càng được thâm nhập rộng rãi vào Việt Nam.
* Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng có tác dụng thúc đẩy phong trào công nhân phát triển từ tự phát (1919 - 1925) lên tự giác (1926 - 1929).

b) Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1919 - 1929 :
- Quy mô ngày càng lớn, thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt, Việt Nam Quốc dân đảng ra đời là bước tiến dài của phong trào yêu nước.
- Khuynh hướng vô sản ngày càng lớn mạnh. Ba tổ chức cộng sản ra đời là bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: Hệ tư tưởng cộng sản chiếm ưu thế trong phong trong giải phóng dân tộc. Sự thắng lợi của khuynh hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu.
- Bước phát triển trên gắn liền với sự chuyển biến trong xã hội Việt Nam, tác động của tình hình thế giới và hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Câu 2. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù chính và dự kiến điều kiện Tổng khởi nghĩa như thế nào? Nêu nhận xét.

- Ngày 12 - 3 - 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bản chị thị nhận định : Cuộc đảo chính đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng những điều kiện khởi nghĩa chưa chính muồi. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân dân Đông Dương. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
- Hình thức đấu tranh được xác định là từ bất hợp tác bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện. Chủ trương “Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”.
- Nhận xét : Bản chỉ đã xác định đúng kẻ thù của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật...; thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, kịp thời của Đảng Cộng sản Đông Dương, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Mặt trận Việt Minh trong cao trào kháng Nhật cứu nước, trực tiếp dẫn đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

Câu 3. Vì sao Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương ? Tóm tắt nội dung kế hoạch quân sự Nava và chủ trương chiến lược của Đảng Lao động Việt Nam trong Đông - Xuân 1953 - 1954.

a) Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương là vì :

- Trải qua 8 năm kháng chiến và kiến quốc, lực lượng kháng chiến của nhân dân Việt Nam lớn mạnh đáng kể. Trong khi đó, phía Pháp bị thiệt hại ngày càng nặng nề ; đến năm 1953, bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 39 vạn quân, tốn hơn 2.000 tỉ phrăng; vùng chiếm đóng bị thu hẹp, ngày càng lâm vào thế phòng ngự, bị động.
- ... Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài, mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp .
- Ngày 7 - 5 - 1953, với sự thoả thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử tướng Nava làm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương (thay cho tướng Xalăng). Nava đề ra kế hoạch quân sự với hy vọng trong 18 tháng sẽ giành thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
b) Kế hoạch Nava được chia thành hai bước :
- Bước 1 : thu - đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định ở Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực, xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, phát triển ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
- Bước 2 : thu - đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định buộc ta đàm phán theo điều kiện của chúng …
- Từ thu - đông 1953, Pháp tập trung 44 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc bộ tiến hành càn quét để bình định vùng chiếm đóng, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh bình, Thanh Hóa (10 - 1953)… để phá kế hoạch tiến công của ta.
c) Chủ trương, kế hoạch của Đảng ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954 :
- Cuối tháng 9 - 1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch quân sự trong đông - xuân 1953 - 1954 : Tập trung lực lượng tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu…
- Thực hiện quyết định của Bộ chính trị, trong đông - xuân 1953 - 1954 quân dân ta mở một loạt các chiến dịch tấn công địch ở hầu khắp chiến trường Đông Dương.

Câu IV.a. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai hệ thống xã hội đối lập ở châu Âu đã được hình thành như thế nào?

a) Về chính trị :
* Sự chia cắt Đức thành hai nước với hai chế độ chính trị khác nhau :
- Tương lai của nước Đức trở thành vấn đề trung tâm trong nhiều cuộc gặp gỡ giữa nguyên thủ ba cường quốc, Liên Xô, Mĩ và Anh với những bất đồng sâu sắc.
- Tại Hội nghị Pốtxđam (1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh đã khẳng định : nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít ; thỏa thuận về việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh... Nhưng đến tháng 12 - 1946, Mĩ và Anh đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất hai vùng chiếm đóng của mình...
- Tháng 9 - 1949, Mĩ – Anh – Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng và lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
- Với sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức vào tháng 10 - 1949.
- Như thế, trên lãnh thổ Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.
* Sự ra đời các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu:
- Trong những năm 1944 – 1945 các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời…
- Trong những năm 1945 – 1947 các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra tiến hành nhiều cải cách quan trọng như xây dựng bộ máy nhà nước, cải cách ruộng đất ...
- Đồng thời, giữa Liên Xô và các nước Đông Âu đã kí kết nhiều Hiệp ước về kinh tế... Qua sự hợp tác về kinh tế, chính trị, quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu ngày càng được củng cố, bước đầu hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- Như thế, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi một nước và hình thành một hệ thống trên thế giới.
b) Về kinh tế :
- Ở Tây Âu, sau Thế chiến thứ hai, hầu hết các nước đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề... Giữa lúc đó, Mĩ đề ra Kế hoạch phục hưng châu Âu (kế hoạch Mácsan) nhằm viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, nhờ đó mà kinh tế các nước Tây Âu phục hồi nhanh chóng …
- Năm 1949, tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập. Đây là tổ chức nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về chính trị, kinh tế giữa Liên Xô và Đông Âu.
=> Như vậy, ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa, Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

Câu IV.b. “Chiến tranh lạnh” là gì? Phân tích ảnh hưởng của tình trạng “Chiến tranh lạnh” đến tình hình khu vực Đông Nam Á trong những năm 1954 – 1975.

a) Chiến tranh lạnh :
- Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe – phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ cầm đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột; diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa - tư tưởng... ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường...
- Là nhân tố chủ yếu tác động và chi phối các mối quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỷ nửa sau thế kỷ XX.
b) Ảnh hưởng của tình trạng “Chiến tranh lạnh” đến tình hình khu vực Đông Nam Á :
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một số quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Inđônêxia,...) đều giành được chính quyền nhưng là những nước có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và đang đứng trước nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân trở lại xâm lược...
- Trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh lạnh, để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và hạn chế thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, tháng 9 - 1954, Mĩ, Anh, Pháp và một số nước đã thành lập khối quân sự SEATO. Mĩ đặt hàng ngàn căn cứ quân sự trên lãnh thổ những nước thành viên nhằm mục tiêu chống các nước xã hội chủ nghĩa.
- Sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Mĩ âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến kiên cường bất khuất với sự giúp đỡ và viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa.
- Cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe. Nhưng cuối cùng, mọi chiến lược chiến tranh của Mĩ đều bị phá sản. Tháng 1 - 1973, Hiệp định Pari về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết. Theo đó, Mĩ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam...
- Đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh xâm lược sang Lào và Campuchia. Nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết tiến hành cuộc chiến chống Mĩ, cứ nước, đến năm 1975 giành thắng lợi hoàn toàn.
- Mối quan hệ giữa các nước Đông Dương với các nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây chưa được cải thiện do tình trạng “Chiến tranh lạnh”....
Chữ ký của ChauTienLoc





ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 I_icon_minitimeTue Jun 14, 2011 2:06 pm

hoang lien

Thành viên mới gia nhập

hoang lien

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 26/11/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 4
Điểm thành tích Điểm thành tích : 4
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2

 
E ngj cau 1 o khuynh huog dan chu tu san dan toc phai co them hoat dong cua phan boi chau phan chau trinh va mot so nguoi viet nam song o phap nua
Chữ ký của hoang lien





ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 I_icon_minitimeTue Jun 14, 2011 3:34 pm

ilovemyfriendforever

Thành viên cấp 2

ilovemyfriendforever

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Đinh Thi Quỳnh Châm
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 14/01/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 83
Đến từ Đến từ : Tây Vương nữ tặc-LVT-NB
Điểm thành tích Điểm thành tích : 118
Được cám ơn Được cám ơn : 32

Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2

 
Theo em biết,thì việc Chính phủ Pháp cử tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương còn có 1 nguyên nhân khác nữa:
Các đời tổng chỉ huy trước đều là nhữg người hiểu biết sâu về tình hình Vna,vì thế họ cùng đi vào 1 ngõ cụt của cuộc chiến tranh và cuói cùng đều Tbại.Trog khi đó Nva(nếu ko nhầm thì trước đó đang làm cho NATO ở bên châu Âu) là người chưa có hiểu biết nhiều về vđề Đông Dương,chính Phru Pháp+Mỹ hy vọng sẽ tạo ra một nét ”mới”,yếu tố đột phá trong chiến tranh ở Đông Dương vs hy vong có thể lật ngươck tình thế chiến tranh.
Chữ ký của ilovemyfriendforever





ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2 I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2

 
Chữ ký của Sponsored content




 

ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ NĂM 2011 - SỐ 2

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Khối Trung học phổ thông :: Lớp 12-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất