CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Trận đánh ở Kan Nák

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Trận đánh ở Kan Nák I_icon_minitimeSun May 08, 2011 12:08 am

Khánh Trang
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Khánh Trang

ĐIỀU HÀNH VIÊN

https://www.facebook.com/khanhtrangpi
Họ & tên Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Trận đánh ở Kan Nák 36 Trận đánh ở Kan Nák 6 Trận đánh ở Kan Nák 40Trận đánh ở Kan Nák 43
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 743
Đến từ Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn Được cám ơn : 208

Bài gửiTiêu đề: Trận đánh ở Kan Nák

 
1. Tình hình chung

Đầu năm 1965, cục diện chiến trường Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng có nhiều chuyển biến lớn. Sau những cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt, rộng khắp trên ba vùng chiến lược của quân và dân ta từ An Khê lên Đức Cơ, từ Chư Sê tới Đak Đoạ, thế và lực của cách mạng phát triển theo chiều hướng đi lên. Ở khắp nơi trong tỉnh Gia Lai "chiến tranh đặc biệt!' của Mỹ - ngụy bị phá sản nghiêm trọng. Quân đội Sài Gòn trên địa bàn tỉnh dù lực lượng còn đông, được Mỹ trang bị thêm nhiều phương tiện chiến tranh, nhưng đang lâm vào tình thế lúng túng, bị động và liên tục bị thiệt hại nặng nề.

Đứng trước nguy cơ bị thất bại hoàn toàn, bộ chỉ huy Mỹ- ngụy ở vùng 2 chiến thuật buộc phải ra sức thực hiện kế hoạch chiến lược "Giôn-xơn - Tay lo", mà nội dung chủ yếu là đẩy mạnh "chiến tranh đặc biệt" lên một "mức độ cao hơn", bắt đầu đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam, dùng không quân, hải quân tiến hành đánh phá miền Bắc, hòng cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền và quân đội Sài Gòn, quyết giành thắng lợi về chiến lược.

Ở khu vực An Khê, Mang Vang, Kan Nák (Đông Gia Lai), do tầm quan trọng của đường chiến lược 19 - (huyết mạch cuộc sống toàn bộ tập đoàn phòng ngự Bắc Tây Nguyên), địch thường xuyên bố trí ở khu vực này trung đoàn 42 (sư đoàn 22 bộ binh), 2 tiểu đoàn biệt động quân (7, 9), tiểu đoàn dù 2; 4 chi đoàn xe thiết giáp; 4 trận địa pháo 105mm (20 khẩu); 1 tiểu đoàn; 15 đại đội bảo an và một số trường huấn luyện biệt động quân, biệt kích thuộc vùng 2 chiến thuật. Lực lượng này được Mỹ giúp sức chỉ huy, huấn luyện có nhiệm vụ bảo vệ các chi khu, quận lỵ.

Đối với ta, sau chiến thắng chiến dịch An Lão (20. 11- 3. 12. 1964) loại khỏi vòng chiến đấu 400 tên địch, giải phóng 11 nghìn dân, tháng 1 năm 1965, Bộ tư lệnh Quân khu 5 phối hợp với Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên mở đợt hoạt động mùa Xuân nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực địch, phá tan phần lớn "ấp chiến lược" ở đồng bằng và miền núi, kết hợp với đấu tranh chính trị ở đô thị, làm cho khủng hoảng chính trị và mâu thuẫn nội bộ địch ngày càng tăng thêm. Theo kế hoạch hiệp đồng giữa Bộ tư lệnh Quân khu 5 và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, cuộc tiến công mùa xuân 1965 sẽ đồng thời diễn ra trên ba hướng trọng điểm (Bình Định và Đông Gia Lai; Tây Gia Lai và Bắc Kim Tum; Trung Quảng Nam (Mặt trận C5)); trong đó hướng "Bình Định và Đông Gia Lai (lấy tên là Mặt trận A1), lực lượng sử dụng gồm Trung đoàn 2, Trung đoàn 10 (Trung đoàn 95), Tiểu đoàn đặc công 409 và lực lượng địa phương Bình Định, Gia Lai" (Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 2 (1954-1968), Bộ tư lệnh Quân khu 5, 1989, tr 163) là quan trọng nhất. Trên hướng này, Bộ tư lệnh tiền phương Quân khu 5 và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên đã chọn khu vực tác chiến sân bay Cù Hanh (thị xã Plây Kết), đèo Mang Vang (quốc lộ 19), đặc biệt là căn cứ Kan Nák huyện An Khê (nay là thị trấn Kbang huyện Kbang), một vị trí chiến thuật rất quan trọng án ngừ đường giao liên từ Gia Lai đi Bình Định và đường cơ động đi vào miền Tây các tỉnh cực Nam Trung Bộ.

Căn cứ Kan Nák còn gọi là trường huấn luyện biệt kích Kan Nák) do lực lượng tương đương 1 tiểu đoàn chốt giữ (chưa kể thường xuyên có từ 150 đến 200 lính là người Thượng học tập huấn luyện chức năng nhiệm vụ, kỹ, chiến thuật của lính biệt kích nằm trên tỉnh lộ 508, cách thị trấn An Khê khoảng 25km về phía Bắc. Căn cứ nằm trên độ cao từ 15m đến 30m (so với mặt đất bằng khu vực) dài 550m, rộng 50m đến 80m và được phân chia thành ba khu: Giữa, Bắc và Nam. Khu Giữa dài khoảng 150m là trung tâm chỉ huy, trạm thông tin, trận địa hỏa lực (cối 81mm, l06,7mm); khu phía Bắc (cách sở chỉ huy 300m) do 1 đại đội tăng cường chốt giữ canh phòng phía Bắc và Đông căn cứ, khu phía Nam (cách trung tâm chỉ huy 200m) có nhiệm vụ tuần tra bảo vệ an toàn ở phía Đông và phía Nam Kan Nák. Từ trung tâm chỉ huy căn cứ, khi xảy ra tác chiến có thể cơ động bằng các đường hầm tới chỉ huy các phân đội ở phía Bắc và Nam. Ở trung tâm các phân đội có thể cơ động trong chiến hào tới các lô cốt cố thủ trên cửa mở tiền tiêu, bốt gác, đài quan sát. Căn cứ được bảo vệ bằng 5 lớp rào kẽm gai, gài xen kẽ rất nhiều mìn, tựu đạn, mìn chiếu sáng các loại. Tuy chỉ được xây đắp bằng gỗ, đất, nhưng căn cứ Kan Nák khá kiên cố, vững chắc, có thể chống được các loại đạn hỏa lực ĐKZ57mm, cối 81mm. Trên điểm cao có nhiều lợi thế cho phòng ngự bởi đội hình binh lực hỏa lực được bố trí khá chặt chẽ, nhiều tầng, liên hoàn này, có thể khống chế được chính diện khá rộng từ cầu Đán Lốp (phía Nam) đến điểm cao 460 ở phía Bắc. Hỗ trợ bảo vệ căn cứ Kan Nák còn có điểm cao 660 (trên đó có sân bay dã chiến và một đại đội hỗn hợp) nằm ở Đông Nam căn cứ lúm. Điểm cao La Kôn 612 (Tây Kan Nák 2km) do 1 trung đội lính cộng hòa chốt giữ. Núi Lé (Nam Kan Nák 800m) do 1 trung đội án ngữ. Ngoài ra các trận địa pháo l05mm ở Tụ Thủy, núi Đất phía Bắc sân bay Tân Tạo (An Khê) chi viện theo yêu cầu của địch ở Kan Nák. Căn cứ Kan Nák nằm khá sâu trong vùng kiểm soát của ta, từ tiền đồn quan trọng này, tiểu đoàn biệt kích được sự hỗ trợ của 2 đại đội lính cộng hòa và địa phương quân liên tục mở các đợt càn quét gom dân lập "ấp chiến lược" Ở khu vực Kín Hà Nùng, xã Đông, Tụ Thông... đồng thời phục kích ngăn chặn lực lượng vũ trang ta hành quân từ Đông Gia Lai xuống Bình Định, từ Tây Bình Định vào Tây Phú Yên...

Với quyết tâm tiêu diệt căn cứ Kan Nák mở rộng địa bàn hoạt động giữa vùng rừng núi và đồng bằng, hỗ trợ phong trào phá "ấp chiến lược" ở địa phương hai tỉnh Gia Lai, Bình Định, giữ vững các căn cứ lõm, phối hợp với các tỉnh trong Quân khu 5 và Mặt trận Tây Nguyên giải phóng nhiều địa bàn quan trọng, đầu tháng 2 năm 1965, Bộ tư lệnh tiền phương Quân khu 5 và Mặt trận Tây Nguyên do đồng chí Giáp Văn Cương (bí danh là Trực) trực tiếp chỉ đạo các lực lượng tác chiến ở Kan Nák gồm Trung đoàn bộ binh 10 (tức Trung đoàn 95 mới hành quân ở Trị-thiên vào) thiếu 1 tiểu đoàn, Tiểu đoàn 409 đặc công quân khu, hai đại đội địa phương tỉnh Gia Lai (lực lượng này chủ yếu hỗ trợ, đón lõng vòng ngoài) làm công tác chuẩn bị tiến công giải phóng Kan Nák.

Từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3 năm 1965, cán bộ các cấp từ đại đội, tiểu đoàn đến mặt trận được sự giúp ÔỠ của du kích địa phương tiến hành trinh sát thực địa, nắm khá chắc lực lượng và thế bố trí của địch tại Kan Nák. Căn cứ lực lượng và thế trận tại Kan Nák, Bộ tư lệnh tiền phương Quân khu và Mặt trận quyết định sử dụng Tiểu đoàn đặc công 409 (330 người), tập kích tiêu diệt địch ở căn cứ Kan Nák. Trực tiếp chi viện cho Tiểu đoàn đặc công 409 tác chiến có Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 10, các trận địa cối 82mm, ĐKZ-75mm của Trung đoàn 10 và hơn 100 dân công của hai tỉnh Gia Lai và Bình Định. Phương án tác chiến còn dự kiến thêm: nếu Tiểu đoàn 409 (thê đội 1) không tiêu diệt được mục tiêu thì Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 10 thiếu (thê đội 2) tiếp tục cường tập tiêu diệt địch.

2. Diễn biến chiến đấu và kết quả

Theo nhiệm vụ cấp trên giao, ngày 25 tháng 2 năm 1965, các cán bộ Tiểu đoàn đặc công 409 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thành Tâm và chính trị viên Ngô Trọng Đãi chỉ huy, sau khi đi trinh sát lần một đã nhất trí thông qua phương án tác chiến: Đại đội 50 do đại đội trưởng Hồ Sơn và chính trị viên Cù Sỹ Đình chỉ huy, được tăng cường 1 trung đội đặc công tỉnh Bình Định, chia làm 4 mũi mật tập khu Giữa (trung tâm) tiêu diệt sở chỉ huy, trạm thông tin, trận địa pháo cối; đánh mạnh đồng loạt không cho chỉ huy địch kịp trấn tĩnh để chỉ huy các khu vực chống trả ta. Đại đội 40 do đại đội trưởng Nguyễn Ngọc Bình và chính trị viên Nguyễn Văn Minh chỉ huy, tổ chức thành hai mũi, tiến công từ hướng Đông Bắc, phát triển nhanh, tiêu diệt đại đội tăng cường của địch, sẵn sàng chi viện cho khu Giữa. Đại đội 30 do đại đội trưởng Đỗ Khoa và chính trị viên Phóng chỉ huy, chia làm hai mũi bí mật luồn sâu vào hướng Đông Nam, khi có lệnh đánh chiếm khu Nam, tiêu diệt đại đội địch và trường huấn luyện biệt kích, một trong những chi nhánh quan trọng của vùng 2 chiến thuật. Đại đội hỏa lực 60 (cối 60mm, ĐKZ-57mm) của Tiểu đoàn tập trung chi viện cho khu Giữa. Vị trí chỉ huy của Tiểu đoàn 409 ở Đông suối cạn, cách hàng rào căn cứ Kan Nák khoảng luôm. Tiểu đoàn 4 bộ binh, sở chỉ huy Trung đoàn 10 và 2 trận địa hỏa lực cối 82mm, ĐKZ-75mm đứng chân ở phía sau, cách vị trí chỉ huy của Tiểu đoàn 409 từ 200m đến 400m. Ở phía Tây Nam căn cứ Kan Nák 500m (giáp sông Ba), 2 đại đội địa phương Gia Lai tổ chức trận địa đón lõng địch khi chúng thất trận chạy về An Khê.. .

Để thông qua phương án tiến công căn cứ Kan Nák của các đơn vị, trong hai ngày 4 và 5 tháng 3 năm 1965, các cán bộ từ Bộ tư lệnh tiền phương Quân khu, Mặt trận đến Tiểu đoàn 409, Tiểu đoàn 4 và đại đội đã cùng nhau đi kiểm tra thực địa và hiệp đồng chiến đấu lần cuối. Mặc dù công tác bảo mật cho trận đánh luôn được quán triệt với ý thức kỷ luật cao, nhưng do chủ quan, khinh suất, đánh giá thấp địch, một số cán bộ đã để lại dấu vết ở khu vực suối cạn (ngoài hàng rào ở Đông Bắc căn cứ). Địch phát hiện và chủ động đối phó, ngay trong ngày 6 tháng 3, chúng tăng cường lực lượng, phương tiện từ An Khê vào chuẩn bị đánh trả. Trước việc địch tăng cường lực lượng và có những hoạt động bất thường, các cấp chỉ huy của ta vẫn cho đó là sự hoạt động thường xuyên của địch và vẫn giữ nguyên phương án tác chiến.

Sau khi được hơn 100 dân công hai tỉnh Gia Lai và Bình Định vận chuyển đủ cơ số gạo, đạn vào đúng vị trí quy định, ngày 6 tháng 3 năm 1965, các đơn vị tham gia trận đánh hành quân vào vị trí tạm dừng (cách căn cứ Kan Nàn về phía Đông Bắc 4km) làm công tác chuẩn bị.

15 giờ ngày 7 tháng 3, Tiểu đoàn đặc công 409 (thê đội 1) được lệnh hành quân vào tuyến xuất phát 1 (cách Kan Nák l,5km) làm công tác kỹ thuật, chuẩn bị vào tuyến xuất phát 2 (cách Kan Nák 0,5km). 18 giờ, cơ sở cách mạng trong khu vực Kan Nák báo ra: "Đêm 7 và ngày 8 tháng 3 tất cả lính địch trong khu vực Nghĩa An (chủ yếu là căn cứ Kan Nák) nhận lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu". Tin tức này được Ban chỉ huy Tiểu đoàn 409 báo cáo lên Ban chỉ huy Trung đoàn 10 (có cán bộ) của Bộ tư lệnh tiền phương Quân khu và Mặt trận) nhưng chỉ huy các tiểu đoàn không nhận được hồi âm. 19 giờ, Ban chỉ huy Tiểu đoàn 409 cho 4 đại đội chia làm ba hướng Giữa, Bắc và Nam tiềm nhập trận địa. Cùng thời gian, Tiểu đoàn 4 bộ binh do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Minh Long và chính trị viên Nguyễn Hữu Thi chỉ huy cũng được lệnh hành quân vào tuyến 2 (sau Ban chỉ huy Tiểu đoàn 409, 150m) triển khai trận địa sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến 1. 20 giờ, Ban chỉ huy Trung đoàn 10 do Trung đoàn trưởng Nguyễn Quang Cự và Chính uy Thân Ngọc Sang chỉ huy cùng hai đại đội hỏa lực hành quân vào tuyến 3 (sau tuyến 2 khoảng 300m) triển khai Sở chỉ huy và các trận địa hỏa lực. Tiểu đoàn 6 bộ binh (thê đội dự bị) bảo vệ phía sau đội hình và Sở chỉ huy Trung đoàn. Cuộc hành quân chiếm lĩnh trận địa từ 15 giờ tới 23 giờ ngày 7 tháng 3 diễn ra khá suôn sẻ. Một số tiểu đội, trung đội bộ binh triển khai trận địa ở tuyến 2 (cách căn cứ địch 300m) thỉnh thoảng phát ra những âm thanh đứng cách 50m đã có thể nghe thấy nhưng không thấy địch phản ứng gì. 21 giờ 30 phút, các mũi đặc công của Tiểu đoàn 409 trên ba hướng bắt đầu luồn cắt rào thâm nhập căn cứ địch.

23 giờ 30 phút ngày 7 tháng 3, ở khu vực phía Bắc (khu Bắc) mũi 1 Đại đội 40 do trung đội trưởng Vĩnh phụ trách, do động tác kỹ thuật dò gỡ mìn thiếu chuẩn xác đã làm mìn chiếu sáng phát nổ xua tan màn đêm tĩnh mịch. Trong chốc lát, hàng chục quả pháo sáng lập tức được bắn lên. ánh hỏa châu cháy sáng rực bầu trời và mặt đất căn cứ Kan Nák. Địch trên các tháp canh quan sát phát hiện chỗ bãi rào hướng Đông Bắc khác thường, chúng hò hét, thổi còi báo động. Hai phút sau chỉ huy địch trong căn cứ cho các trận địa hỏa lực cối 81mm, cối 60mm, súng M79 và bọn lính tuyến tiền tiêu bắn và phóng mìn loạn xạ ra các khu vực mà chúng nghi ngờ. Một số chiến sĩ ở hai mũi của Đại đội 40 bị thương không giữ được bình tĩnh, bò, lăn ngang, ngược ẩn tránh càng làm cho các loại mìn ở hàng rào phát nổ và số thương vong càng tăng thêm. Với kinh nghiệm chiến đấu ở chiến trường. Trung tá Nguyễn Ngọc Bình (Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân), nguyên đại đội trưởng Đại đội 40 kể lại: "Khi xảy ra tình huống bất lợi, tôi và anh Minh trực tiếp đi tới hai mũi, phải bấm chân các chiến sĩ ra hiệu nằm yên tại chỗ chờ lệnh. 10 phút sau không thấy chỉ huy Tiểu đoàn chỉ thị gì, trong khi đó đạn cối các loại vẫn thi nhau nổ vào đội hình, buộc tôi phải ra lệnh cho anh em nổ súng đánh trả. Cuộc chiến đấu của Đại đội 40 chúng tôi diễn ra hết sức ác liệt. Bọn địch ở trong các lô cốt, hầm ngầm được ánh hỏa châu soi tỏ, dùng đại liên bắn quét như đổ đạn vào hướng phát triển của bộ đội ta. Mũi trưởng Hà Quyết và đội viên Tuyn ném hai quả lựu đạn không dập tắt được hỏa điểm địch. Chính trị viên Minh đứng dưới lòng hào cách Quyết chừng 5m chỉ thị cho liên lạc Hạ ngồi thấp bắn yểm trợ để anh lên diệt nó. Bằng động tác bò trườn nhanh như sóc, chính trị viên Minh áp sát phía trái lỗ châu mai rồi dùng thủ pháo diệt hỏa điểm địch. Dựa vào lợi thế, bộ đội hai mũi phát triển sang hai bên diệt các tổ chốt tiền tiêu. Thấy ta đánh mạnh, một số mục tiêu vòng ngoài bị diệt, chỉ huy địch đã cho pháo các loại bắn tiến lên căn cứ để sát thương quân ta. Một quả đạn cối 106,7mm nổ trước mặt tiện đứt cánh tay trái tôi.

Chính trị viên Minh đứng bên phải bị thương nặng nát đùi bên trái ngã gục xuống. Liên lạc Hạ đứng trước trúng nhiều mảnh hy sinh tại chỗ. Xung quanh tôi anh em bị thương kêu cứu. Tôi phải động viên anh em tự băng bó lấy mình...".

Ở khu Nam, khi vượt qua khúc quành suối cạn chân hàng rào căn cứ (cạnh suối Đầu Lốp) mũi trưởng Mũi 1 Đại đội 30 Lê Quảng dẫm phải mìn vướng nổ của địch mới gài buổi chiều nên bị thương nặng. Biết ta đang ở hướng này, địch trong khu Nam tập trung hỏa lực bắn như đổ đạn vào vị trí phát ra tiếng nổ. Trận đánh diễn ra quyết liệt trên cả ba khu vực, tiểu đoàn phó Huỳnh (đi với Đại đội 30) một mặt chỉ thị cho Mũi 1 bám sát gờ thành đất bao quanh căn cứ ném lựu đạn vào các tổ chốt tiền tiêu của địch đang hò hét đánh trả ta, mặt khác ra lệnh cho Mũi 2 do đại đội trưởng Đỗ Khoa chỉ huy đã cắt xong lớp rào cuối cùng đột nhập diệt hỏa điểm địch đang khống chế hướng phát triển của ta. Tuy nhiên, hầu hết các hành động chiến đấu của bộ đội dưới ánh hỏa châu sáng như ban ngày đều bị địch phát giác. Trận địa cối 81mm ở Núi Lé (cách Kan Nák gần 500m) quan sát trực tiếp bắn hàng chục quả cối vào lưng quân ta. Chưa đầy 15 phút chiến đấu, 11 đồng chí bị thương vong. Khoảng 1 giờ ngày 8 tháng 3, một trung đội địch từ Núi Lé men theo suối Đầu Lốp bất ngờ tập kích vào sườn trái đội hình Đại đội 30, buộc Mũi 1 phải quay sang đánh phản kích.

Đặc biệt là trên hướng Giữa (hướng chủ yếu của trận đánh), tình hình còn diễn ra gay go, ác liệt hơn nhiều. Sau khi chia làm hai mũi; Mũi 1 do đại đội phó Lai chỉ huy, Mũi 2 do trung đội trưởng Tấc phụ trách, Đại đội 50 tăng cường bắt đầu thâm nhập trận địa tiến công địch. Khi hai mũi cắt được 3 trong số 5 lớp rào kẽm gai, luồn sâu được khoảng 30m thì Đại đội 40 (khu Bắc) vướng mìn phát sáng, cả trận đánh bị lộ đã dẫn đến những tình huống hết sức phức tạp. Trên địa hình khu Giữa không một bóng cây che khuất, dưới ánh hỏa châu nhiều hầm hố đào dang dở đất đỏ au phơi ra, hàng chục bóng dáng chiến sĩ (nhất là các chiến sĩ bộ binh Tiểu đoàn 4 nằm trên đất đều lộ diện, nhất cử, nhất động ở cách xa hàng trăm mét đều có thể quan sát thấy. Sau đó mặt đất cứ rung lên liên hồi bởi hàng trăm quả pháo cối các loại của địch bắn phá xuống khu vực. Trong 15 phút đầu, hàng chục cán bộ, chiến sĩ ta bị thương vong. Lúc đó, tiểu đoàn trưởng Tân quyết định ăn trực tiếp chỉ huy Đại đội 50 cắt nốt hai hàng rào còn lại và chuyển sang cường tập đánh phá sở chỉ huy dịch, chính trị viên Ngô Trọng Đãi và các trợ lý cho thông tin mở máy báo cáo với Ban chỉ huy Trung đoàn 10, đề nghị cho bộ binh chi viện tiến công tiếp.

0 giờ 30 phút, Đại đội 50 phá xong hai lớp rào còn lại. Mũi tiến công của Lai trực tiếp do đại đội trưởng Hồ Sơn chỉ huy diệt được hai hỏa điểm tiền tiêu, nhưng khi phát triển vào bên trong vướng bờ tường đất thẳng đứng cao hơn 2m, lại thêm bị hỏa lực đại liên đan chéo cánh sẻ nên phải tạm dừng tìm cách xử trí. Mũi của Tấc bị đạn pháo bắn trúng đội hình thương vong nhiều gần như mất sức chiến đấu.
Trước tình hình trận đánh diễn biến hết sức phức tạp, Ban chỉ huy Trung đoàn 10 quyết định cho hai trận địa hỏa lực (cối 82mm, ĐKZ-75mm) bắn chế áp các trận địa hỏa lực ở Núi Lé, điểm cao 660, một số hỏa điểm lộ trong căn cứ địch; đồng thời cho Tham mưu trưởng Lê Sơn Hổ và một số trợ lý tác chiến, đặc công xuống trận địa nắm tình hình đề xuất ý kiến để xử trí. Trung tá Nguyễn Văn Cán (nguyên trợ lý đặc công Trung đoàn lo) cho biết: "Chỉ 20 phút sau, mặc dù trên đường đi bị pháo địch bắn vào đội hình gây thương vong một số anh em, nhưng phần lớn chúng tôi đã có mặt ở Ban chỉ huy Tiểu đoàn 4 bộ binh và Tiểu đoàn 409. Tại đây sau khi hội ý với tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 Nguyễn Minh Long và chính trị viên Tiểu đoàn đặc công Ngô Trọng Đãi, chúng tôi quyết định đề nghị Ban chỉ huy Trung đoàn 10 và Mặt trận cho một đại đội bộ binh phát triển theo hướng cửa mở phía Bắc, cùng Đại đội 40 đặc công đánh chiếm sở chỉ huy phân khu của địch, sau đó phát triển ra khu Giữa phối hợp với Đại đội 50 đánh chiếm sở chỉ huy căn cứ Kan Nák.

Phương án tác chiến bổ sung được cấp trên duyệt và cho thi hành ngay. Tham mưu trưởng Lê Sơn Hổ cùng trợ lý tác chiến Võ Trung dẫn đại đội bộ binh vượt qua suối cạn men theo đường tuần tra vào cửa mở hướng Bắc, bị địch phát hiện gọi pháo các loại bắn chặn quyết liệt. Trên đường vận động khoảng 1 phần 3 quân số của ta bị thương vong.

Khi tới nơi Lê Sơn Hổ và khoảng 30 tay súng bộ binh còn lại cũng không xoay chuyển được tình thế vì các tổ đặc công của Đại đội 40 đã bị đánh bật ra khỏi địa bàn vừa chiếm được. Trong lúc Tham mưu trưởng Lê Sơn Hổ đang trao đổi với đại đội trưởng Nguyễn Ngọc Bình (đã bị thương) về biện pháp sử dụng lực lượng đánh chiếm lại khu Bắc thì một quả trận pháo địch nổ gần hất anh ngã vật ra và ngất đi. Đại đội trưởng Nguyễn Ngọc Bình tuy bị thương gãy tay ngay từ những phút đầu nhưng vẫn bám trụ trận địa tiếp tục chỉ huy bộ đội đánh phản kích chờ lực lượng chi viện.

Ở hướng Giữa, khi nhận được chỉ thị: "Bám trụ sẵn sàng chiến đấu phối hợp với đặc công và bộ binh từ hướng Bắc đánh xuống", tiểu đoàn trưởng Tân lập tức cho các mũi chấn chỉnh đội hình chuẩn bị hành động. Mặc dù hầm hào không có lại bị pháo địch bắn khá dày, nhưng bộ đội vẫn kiên gan bám đội hình.

- Trung tá Nguyễn Văn Cán cho biết tiếp: "Nhưng vào lúc 1 giờ 30 phút ngày 8 tháng 3, tình hình bắt đầu diễn biến hết sức bất lợi. Trong khi hai trận địa pháo cối 82mm và ĐKZ-75mm của Trung đoàn 10 do đạn ít, bắn không tập trung, lại bị hỏa lực địch ở Núi Lé, điểm cao 660, La Kôn khống chế gây thương vong, thì ở phía nam suối Đầu Lốp bất ngờ xuất hiện 2 đại đội bộ binh địch (ở Tụ Thủy lên tăng cường) đánh vào sườn sau đội hình tiến công căn cứ của ta, chia cắt cô lập mũi tiến công khu Nam của Đại đội 30, uy hiếp trực tiếp hai Ban chỉ huy tiểu đoàn 4 và 409.

Để xử lý tình huống khó khăn mới xuất hiện, tôi cho chiến sĩ thông tin vô tuyến liên lạc với Sở chỉ huy trung đoàn báo cáo và xin chỉ thị. Tôi mới cầm máy bộ đàm, chưa kịp đề xuất ý kiến thì chính trị viên Ngô Trọng Đãi giật lấy cáp trực tiếp báo cáo cấp trên. Anh mới nói tới đoạn "Đề nghị Trung đoàn cho 2 đại đội bộ binh Tiểu đoàn 4 chuyển sang đánh phản kích địch mới xuất hiện ở sườn sau để bảo vệ đội hình", thì bị một quả cối của địch rơi cách anh Đãi 2m làm bụng anh vỡ toác, ruột đùn ra. Tôi vội lấy vải trắng băng khắp bụng cho anh rồi cho người đưa ra phía sau. Anh ngăn lại bắt tôi nhanh chóng tìm mọi cách báo cáo Trung đoàn. Anh hy sinh ngay trên đường ra hậu phẫu.

Từ 2 giờ ngày 8 tháng 3, các phân đội đặc công và bộ binh không còn đủ điều kiện (quân số thương vong nhiều, đạn dược còn ít) tiến công giải phóng căn cứ Kan Nák, chỉ tìm cách thu gom đội hình đưa thương binh, liệt sĩ về phía sau. Biết quân ta bị thương vong lớn, sức chiến đấu trên các hướng chủ yếu giảm, chỉ huy địch trong khu vực Kan Nák bắt đầu tổ chức lực lượng lớn tiến công ta. Ở vòng ngoài, máy bay L-19 của địch mới xuất hiện trên bầu trời) gọi pháo l05mm ở Tụ Thủy, Nghĩa An bắn phá phía sau nhằm khống chế các con đường cơ động của ta. Ở khu vực suối cạn, được hỏa châu chiếu sáng như ban ngày soi rọi, địch cho hàng chục khẩu cối 81mm, l06,7mm Ở Núi Lé, La Kôn, căn cứ Kan Nák bắn phá dồn dập về phía quân ta kéo dài 15 đến 20 phút liền. Pháo định bắn phá chưa dứt, từ ba phía: suối Đầu Lốp (Đông Nam), hướng Giữa (nơi Đại đội 50 đang bám trụ) và hướng Tây Bắc, bốn đại đội hỗn hợp địch bắt đầu hò hét tiến công ta.

Giữa tình huống "nghìn cân treo sợi tóc", Ban chỉ huy Tiểu đoàn đặc công 409 và Ban chỉ huy Tiểu đoàn bộ binh 4 thống nhất điều ngay một đại đội bộ binh về phía suối Đá k Lốp chặn địch đang thọc vào sườn trái đội hình; đại đội bộ binh còn lại cho dâng cao lên sát Đại đội 50 đặc công (đã bị thương vong 2/3 quân sô) vừa đánh trả bọn địch đang tiến công, vừa bảo vệ hành lang cho Đại đội 30 đặc công ở hướng Đông Nam rút về khu Giữa. Trận đánh diễn ra hết sức ác liệt hai đại đội địch từ bờ Nam suối Đầu Lốp được hỏa lực chi viện tối đa ồ ạt vượt qua suối đánh thẳng vào đội hình bộ binh ta. Đại đội 3 do đại đội trưởng Hiền chỉ huy, nằm ẩn mình dưới các mô đất, hố pháo chờ địch đến thật gần mới bất ngờ nổ súng làm hàng chục tên chết và bị thương. Địch khiếp sợ không dám ồ ạt tiến công như lúc đầu ở hướng Giữa, sau khi Đại đội 30 "mở đường máu" vượt vòng vây bắt liên lạc với Đại đội 40 và phân đội bộ binh, đã hợp lực tiến công đại đội địch ở hướng Bắc, nhưng hiệu quả thấp do địch ở thế cao đánh xuống, ta tiếp tục bị thương vong.

3 giờ, địch ở điểm trung tâm (khu Giữa) hoàn chỉnh bố trí phòng ngự, huy động toàn bộ hỏa lực đánh ra Sở chỉ huy ta. Đội hình của ta thương vong nặng, vội cho rút quân, kết thúc trận đánh.

Do tư tưởng chỉ đạo không rõ ràng, kế hoạch hiệp đồng giữa bộ binh và đặc công chưa chặt chẽ. Nắm tình hình địch không chính xác... Trận đánh mất yếu tố bất ngờ.

Trận đánh vào cứ điểm Kan Nák không hoàn thành nhiệm vụ "Tiểu đoàn đặc công 409 và Tiểu đoàn bộ binh 4 mất nhiều cán bộ, chiến sĩ nòng cốt, quân số thương vong cao...".

Trận chiến đấu diễn ra vô cùng quyết liệt trong tình thế ngày càng bất lợi đã dẫn đến sự hy sinh và bị thương của hơn 200 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn đặc công 409 và Tiểu đoàn 4 bộ binh Trung đoàn 10, trong đó hy sinh khoảng 100 đồng chí. 4 giờ sáng ngày 8 tháng 3 xét thấy không còn đủ điều kiện để bám trụ chiến đấu, Chỉ huy Trung đoàn 10 và Tiểu đoàn đặc công 409 cho bộ đội thu gọn đội hình rút về tuyến sau.

Đưa ra quân số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ hy sinh và bị thương trong trận đánh là dựa trên cơ sở:
- Kết luận của Đoàn công tác giải quyết chính sách do Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh làm trưởng đoàn và Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Kbang ngày 1-4-2002.
- Báo Quân đội nhân dân đăng ngày 25 4-2002.
- Đã tham khảo ý kiến 2/3 số nhân chứng đã gặp.

3. Các bài học chính

Trận tập kích địch căn cứ Kan Nák trong các ngày 7 và 8 tháng 3 năm 1965 không thành công không chỉ ảnh hưởng tới thành quả chung của đợt hoạt động quân sự mùa Xuân nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực địch, phối hợp với gòn đấu tranh chính trị phá tan phần lớn "ấp chiến lược" ở đồng bằng và miền núi của Bộ tư lệnh Quân khu 5 và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, mà còn để lại nhiều bài học xương máu về công tác tổ chức chỉ huy hiệp đồng tác chiến và về các mặt công tác bảo đảm chiến đấu khác: Một là, công tác lãnh đạo, tổ chức chỉ huy, hiệpđồng và thực hành chiến đấu của các cấp (đặc biệt là cấp trung đoàn và mặt trận) còn nhiều vấn đề bất cập, đây là nguyên nhân chính dẫn từ hiệu quả tác chiến thấp, không làm chủ được mục tiêu.

Tập kích là hình thức chiến thuật trong loại hình chiến đấu tiến công. Đối tượng chiến đấu tập kích phổ biến là quân địch tạm dừng và quân địch phòng ngự trong các cứ điểm, cụm cứ điểm, chi khu quận lỵ đã định hướng cho mọi kế hoạch chiến đấu của các cấp chỉ huy và hành động chiến đấu của bộ đội. Đối với tiến công căn cứ Kan Nák, thực tế lịch sử đã chỉ rõ ngay từ đầu khi được giao nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Kan Nák, các cấp lãnh đạo, chỉ huy từ Quân khu 5, Mặt trận Tây Nguyên tới các đơn vị trung đoàn, tiểu đoàn đã xác định hình thức chiến thuật tập kích là phù hợp với đặc điểm tính chất của trận đánh và tình hình chiến cuộc lúc bấy giờ. Nhất là việc sử dụng Tiểu đoàn đặc công 409 - đơn vị có bề dày chiến đấu ở chiến trường, vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến dịch An Lão (12-1964) và Tây Gia Lai (l-1965) đảm nhiệm chính trong trận tập kích căn cứ Kan Nák là hợp lý và khả thi. Khi bước vào làm công tác chuẩn bị, cán bộ từ đại đội đến tiểu đoàn đều thực hiện tốt các bước trinh sát mục tiêu, huấn luyện bổ sung và vận chuyển cơ sở vật chất cho chiến đấu. Tuy nhiên, những thiếu sót, bất cập chính của các cấp chỉ huy trong trận đánh này là, công tác trinh sát, bám nắm địch không chắc, chủ quan khinh địch, máy móc cho rằng với số lượng ta 3, địch l; với đối tượng tác chiến chủ yếu là lính huấn luyện biệt kích không thiện chiến bằng chủ lực, thế ta đánh theo phương án nào cũng thắng (?). Do đó, khi tiến hành tập kích Kan Nák diễn biến quyết liệt, dịch dùng hỏa lực tối đa đánh vào đội hình ta khi đang tiềm nhập mục tiêu gây thương vong, các phân đội đặc công trên ba hướng buộc phải bộc lộ lực lượng trong điều kiện địa hình trống trải, phức tạp, tổ chức đột phá nhiều lần không thành công làm cho chỉ huy lúng túng. Nhất là khi lực lượng tăng cường của địch xuất hiện ở cánh trái đánh thẳng vào sườn phía sau thì cả đội hình ta đang ở thế tiến công đã thụ động chuyển sang phản công địch. Nhưng càng phản công, lực lượng ta càng bị tiêu hao vì các trận địa hỏa lực yểm trợ cho phản công đều bị địch khống chế tiêu hao ngay từ giờ đầu. Vì vậy, sau 4 giờ chiến đấu (23 giờ 30 phút ngày 7 tháng 3 đến 3 giờ 30 phút ngày 8 tháng 3) mặc dù bộ đội ta trên các hướng chiến đấu gan dạ, bị thương không rời trận địa, nhưng do xử trí các tình huống không tốt, chỉ đạo, chỉ huy chiến đấu thiếu mưu trí, thiếu linh hoạt, nên không những không đánh chiếm được mục tiêu trên giao, không đánh thiệt hại nặng được một phân khu nào của địch, ngược lại các đại đội của ta bị tổn thất nghiêm trọng. Đây là bài học đắt giá cho các cấp chỉ huy lực lượng vũ trang Quân khu 5, Mặt trận Tây Nguyên nói chung, Trung đoàn bộ binh 10 và Tiểu đoàn 409 đặc công nói riêng.

Hai là, công tác bảo đảm bí mật bất ngờ cho trận đánh chìm tôi, xử trí các lĩnh huống chưa áp thế nên đã xảy ra nhiều bất lợi trong chiến đâu.

Thiếu sót này ở chỗ, trong chiến thuật tập kích, cán bộ các cấp của ta không phải không biết bí mật, bất ngờ chẳng những là yếu tố quyết định để giành thế chủ động cho trận đánh, mà còn là sức mạnh để tiến công tiêu diệt địch. Biết vậy, nhưng do chủ quan đánh giá thấp địch, nên các nội dung bảo đảm sống còn của chiến thuật tập kích như bám nắm địch, chuẩn bị chiến trường, hành quân chiếm lĩnh triển khai trận địa chiến đấu phải hết sức bí mật, bất ngờ, thì tối ngày 5 tháng 3 năm 1965, cán bộ từ Thu đoàn đến Mặt trận đi kiểm tra trận địa và hiệp đồng chiến đấu lần cuối đã để lại nhiều dấu vết ở khu vực suối cạn (ngoài hàng rào Đông Bắc căn cứ). Địch phát hiện ra và ngay trong ngày đã tăng cường lực lượng, phương tiện phòng giữ chuẩn bị đánh trả. Nhưng các cấp chỉ huy của ta vẫn cho đó là sự hoạt động bình thường của địch và vẫn giữ nguyên phương án tác chiến cũ. Khuyết điểm trầm trọng này đã dẫn tới hậu quả khôn lường cho trận đánh.

Trong giai đoạn các phân đội của Tiểu đoàn đặc công 409 triển khai vào vị trí chuẩn bị tiếp cận trận địa, cơ sở cách mạng địa phương đã báo cho ta biết là địch tăng cường lực lượng, bố phòng căn cứ sẵn sàng đối phó, nhưng cấp trên vẫn chủ quan cho là "chuyện phản ứng bình thường" chưa đến độ phải xử trí. Khi đơn vị thực hiện tiềm nhập tập kích địch, bộ đội "không may" vướng mìn nổ phát sáng, địch ở thế phòng bị đã chủ động đánh đòn phủ đầu bằng hỏa lực chính xác, thì có thể khẳng định bất cứ cán bộ chỉ huy nào, dù gan dạ và quyết đoán đến mấy cũng khó có thể duy trì đơn vị giữ bí mật để vượt qua tình huống "không may" được. Và khi yếu tố bí mật để tạo bất ngờ cho chiến đấu không còn thì việc xử trí các tình huống khó khăn quyết định tới sự thành bại của đơn vị, sự sống còn của bộ đội sẽ không kịp thời cũng là điều dễ hiểu. Thực tế của trận đánh Kan Nák từ 0 giờ 30 phút đến 1 giờ 30 phút (ngày 8 tháng 3) đã chỉ rõ khi các phân đội đặc công ở tuyến trước gặp khó khăn, các cấp chỉ huy rất lúng túng trong việc thay đổi hình thức chiến thuật và cách thức chi viện giữa các thê đội chiến đấu, dẫn tới càng tổ chức tiến công thì càng gặp những bất lợi, hứng chịu những hậu quả khôn lường.
Sưu tầm từ: http://www.quansuvn.net
Chữ ký của Khánh Trang




 

Trận đánh ở Kan Nák

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1954 – 1975-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất