Kết quả Hậu quả trực tiếp của chiến tranh này là sự chiến thắng của phía Đồng Minh. Mỗi nước trong phe Trục đều phải đầu hàng vô điều kiện. Đức bị các lực lượng từ Mỹ, Anh, Liên Xô và Pháp chiếm đóng, trong khi Áo bị chia cắt từ Đức và cũng bị chiếm đóng một cách tương tự. Nhật bị quân Mỹ chiếm đóng trong khi Liên Xô chiếm đóng các nước Đông Âu.
Quân
Mỹ và
Liên Xô gặp nhau tại
Torgau bên bờ
sông ElbeTrái với
Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi các giới hạn làm suy yếu các nước và các nước thua cuộc bị ngăn chặn việc tái hội nhập cộng đồng quốc tế, các nước thua cuộc đã được cung cấp viện trợ để phục hồi và hội nhập cộng đồng thế giới như các quốc gia hoà bình khác. Vì lẽ đó, Đức và Nhật đã trở thành hai nước quan trọng và có nhiều ảnh hưởng mà không cần phải khiêu chiến.
Sự thất bại của
Hội Quốc Liên trong việc ngăn chặn chiến tranh đã dẫn đến việc thành lập
Liên Hiệp Quốc, một tổ chức quốc tế mới và có nhiều sửa đổi, cho đến nay vẫn là tổ chức quan trọng nhất trong việc thúc đẩy hoà bình và hợp tác.
Tổn thất nhân mạngTại Châu ÂuThống kê năm 1965 của Liên Hợp Quốc cho biết chỉ riêng số người thiệt mạng do chiến tranh ở Châu Âu đã lên đến 49.257.000 người. Những nước chịu thiệt hại lớn nhất gồm:
- Liên Xô: 20.000.000 người (theo tài liệu của Krivosheev năm 2005, con số này là 27.000.000 người bao gồm 11.000.000 quân nhân và 16.000.000 thường dân)
- Đức: 9.700.000 người (theo tài liệu nghiên cứu năm 2000 của tiến sĩ Rüdiger Overmans, con số này là 5.300.000 quân nhân, 3.170.000 thường dân và 1.4000.000 người Đức ở các quốc gia khác) [cần dẫn nguồn]
- Ba Lan: 6.028.000 người (theo tài liệu của Viện IPN - Ba Lan năm 2000, con số này là 5.600.000 đến 5.800.000 người, trong đó có khoảng 3.000.000 người Do Thái) [cần dẫn nguồn]
- Nam Tư: 1.600.000 người
- Pháp: 520.000 người [cần dẫn nguồn]
- Italia: 400.000 người
- Tiệp Khắc: 364.000 người
- Hoa Kỳ: 325.000 người [cần dẫn nguồn]
- Anh: 320.000 người. [cần dẫn nguồn]
Tại Châu Á - Thái Bình Dương
- Hoa Kỳ: khoảng 300.000 người
- Nhật Bản: khoảng 4.000.000 người
- Trung Quốc: đến 20.000.000 người
- Hai miền Triều Tiên: khoảng 1.000.000 người
- Ấn Độ: 2.587.000 người
- Việt Nam: khoảng 2 triệu người chết đói năm 1945 (nạn đói năm Ất Dậu)
- Indonesia: khoảng 3.000.000 đến 4.000.000 người
<LI>
Pháp: Lực lượng chính của
Đồng Minh tại lục địa châu Âu, Pháp đã tuyên chiến với Đức sau việc xâm lược Ba Lan. Pháp không hăng hái trong việc tham chiến và không chống cự nổi lực lượng Đức sau khi bị xâm lược vào năm
1940. Khi chính quyền Pháp bị sụp đổ, một chính quyền bù nhìn được thành lập, nhưng một số thuộc địa của Pháp vẫn trung thành với phía Đồng Minh và lực lượng
Pháp Tự do.
Anh: Trong khi Anh không có khả năng sản xuất như Mỹ hay có nhân lực như Liên Xô, họ vẫn là một thành phần quan trọng trong việc chiến thắng của lực lượng Đồng Minh trên cả hai chiến trường.
nguồn: Wikipedia