CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Điều kiện tự nhiên của Hoa Kỳ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Điều kiện tự nhiên của Hoa Kỳ I_icon_minitimeWed Apr 06, 2011 8:37 pm

phangxehana
lịch sử

Thành viên cấp 1

phangxehana

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : Nguyẽn Thị Én
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 32
Đến từ Đến từ : Nam Định
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 68
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Điều kiện tự nhiên của Hoa Kỳ

 
1. Vị trí địa lý và biên giới
Chiếm phần trung tâm của lục địa Bắc Mỹ, Hoa Kỳ phía Bắc tiếp giáp với Ca-na-đa chủ yếu dọc theo vĩ tuyến 49o Bắc, và phía Nam với Mê-hi-cô, chủ yếu dọc theo vĩ tuyến 32o Bắc. Biên giới giữa Hoa Kỳ với hai nước này vì vậy có một phần lớn theo quy ước: Hoa Kỳ và Ca-na-đa chung nhau sử dụng 4 hồ lớn. Ở phía Nam, sông Ri-ô-ran-đê phân biệt lãnh thổ của Hoa Kỳ với lãnh thổ của nước Mê-hi-cô. Hai phía Tây và Đông của Hoa Kỳ là hia đại dương lớn nhất trên trái đất: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, nối liền nhau bởi kênh Pa-na-ma đào qua lãnh thổ nước Pa-na-ma.
Vị trí địa lý như trên đã kích thích lớn lao sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ. Hình thành và tiến lên nhanh nhất, trở thành mạnh nhất trong một thoèi gian ngắn, nửa sau thế kỷ thứ XIX, Hoa Kỳ đã có sẵn ngay một thị trường tiêu thụ lớn, một thế giới lớn cung cấp rất nhiều tài nguyên cần thiết cho sự mở mang nền kinh tế: Tân thế giới hay Tây bán cầu. Thực hiện âm mưu thống trị toàn bộ châu Mỹ la-tinh, hất cawngr các bạn đồng minh Anh, Pháp, Đức, Ý…, Hoa Kỳ đưa ra chương trình “Phòng thủ chung Tây bán cầu”, lôi kéo các nước châu Mỹ la-tinh vào cuộc chạy đua vũ trang, thi hành nhiều chính sách phản động đối nội và đối ngoại. Con “đường bộ liên Mỹ”, chạy từ biên giới phía Nam Hoa Kỳ xuống tận Cộng hòa Ác-giăng-tin (là nước ? hiện nay), trên bản đồ châu Mỹ la-tinh, tựa hồ một cái xích lớn, cột chặt các nước của châu lục này vào sau lưng nhà nước Hoa Kỳ.
Hai đại dương đã có phần đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ. Đường vượt biển Thái Bình Dương nối Hoa Kỳ với viễn đông, dài trung bình 8.500km; và Đại Tây Dương, với 6.500km, ngăn cách Hoa Kỳ với châu Âu. Bờ biển của Hoa Kỳ nhất là phía Đông có nhiều đoạn khúc khuỷu, thuận lợi cho việc thành lập các hải cảng tốt. Bán đảo Flo-ri-đa ở Đông Nam, tiế xa ra bờ biển và được nối dài ra bởi những đảo san hô vùng Ki-oext, xích gần hơn nữa Hoa Kỳ với quần đảo Ang-ti, biến chúng thành ra những đầu cầu thuận lợi cho sự xâm nhập của chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ vào Mỹ la-tinh.
Cho tới cuối nửa đầu của thế kỷ XX, khi phương tiện giao thông chỉ dựa vào toàn động cơ nổ, châu Mỹ cách biệt khá xa với cựu thế giới, các nước tư bản lớn châu Âu và châu Á vì vậy, chẳng những không dễ dàng tấn công Hoa Kỳ mà cũng khó cạnh tranh được với Hoa Kỳ tại Tây bán cầu. Công việc của châu Mỹ do đó, phần nhiều đeừeu do Hoa Kỳ làm trọng tài trong một thời gian dài, và lợi dụng sự kế cận với Mỹ la-tinh và cả với Ca-na-đa nữa, Hoa Kỳ đã đánh bại các địch thủ lợi hại nhất của mình trên thị trường châu Mỹ, là các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức….
Trong lịch sử Hoa Kỳ, Đại Tây Dương đã có vai trò quan trọng. Cuộc chiến đấu giành độc lập cuối thế kỷ thứ XVIII của Hoa Kỳ, cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ với nước Anh đầu thế kỷ thứ XIX, đã kết thúc thắng lợi về phía Hoa Kỳ, một phần lớn nhờ bề rộng 6.500km của Đại Tây Dương. Dựa vào hạm đội lớn mạnh của mình, Hoa Kỳ đã cướp của Tây Ban Nha nhiều thuộc địa làm căn cứ cho sự bành trướng của các giới độc quyền. Đặc biệt, tuy có tham gia vào hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, tuy có dự hội nghị chia phần thuộc địa chiếm đoạt được với các nước đế quốc khác, về thực chất, Hoa Kỳ chỉ bị tổn thất không đáng kể, so với các đồng minh và địch thủ của Hoa Kỳ, nhờ hai đại dương mênh mông. Chiến sự chưa từng bao giờ đã diễn ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ trong khi các nước Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật….đều đã bị kiệt quệ, phá hoại khủng khiếp bởi chiến tranh. Cũng cần nói thêm là so với 16.000km từ Tây Âu sang Viễn đông, thì 8.500km bề ngang của Thái Bình Dương vẫn là khá ngắn, giúp cho Hoa Kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi, so với các nước Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan…để cạnh tranh với họ trên thị trường của miền Viến đông, và cả của châu Đại dương nữa.
Đường biển qua kênh Pa-na-ma còn đóng một vai trò quan trọng trong việc nối liền hai miền Đông, Tây của Hoa Kỳ. Mặc dầu có nhiều đường xe lủa xuyên lục địa, việc vận tải các hàng hóa nặng, cồng kềnh, theo trọng lượng lớn, vẫn do các tầu biển đảm nhận, giữa hai miền duyên hải Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, kỹ thuật giao thông liên lạc giữa các vùng cách xa nhau trên mặt hành tinh của chúng ta, đã tiến tới bằng những bước hia bảy dặm. Sự phát triển vượt bậc của ngành hàng không, sự xuất hiện và những cải tiến không ngừng của kỹ thuật phản lực và kỹ thuật tên lửa, đã làm thay đổi quan trọng ý nghĩa của vị trí địa lý Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã xích lại gần hơn với cựu lục địa, có điều kiện tham gia sâu sắc hơn và cúng bị lôi cuốn dễ dàng hơn vào tất cả mọi hoạt động của cựu thế giới.
2. Địa hình.
Tuy lãnh thổ rộng lớn, nhưng địa hình của Hoa Kỳ lại tương đối đơn giản. Những nét chính là hai mạch núi Cóoc-đi-e ở phía Tây, và Ap-pa-las ở phía Đông, cách nhau bởi những đồng bằng trung tâm mênh mông, giải ra giữa đất nước Hoa Kỳ.
Mạch núi lớn phía Tây rộng gần 1.700km, gồm nhiều dải song song, có nhiều ngọn cao hơn 4.000m. Sát bờ Thái Bình Dương là dải núi duyên hải cao không quá 2.000m gây nên một số nét khúc khuỷu cho đường ven biển: Vịnh Ju-ăng đê Fuca, cửa sông Cô-lum-bi-a và vịnh Xan Fran-xi-xcô. Các cảng lớn nhất của Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương đều được thành lập tại những nơi này. Nhiều sông nhỏ chảy dọc theo chân núi phía Đông của dải núi duyên hải như các sông Uyn-la-méx (tả nhánh của sông Cô-lum-bi-a), sông Xa-crơ-men-tu và sông Xan-Jo-a-kin, tạo nên những thung lũng xinh tươi ở đó phát triển một nền trồng trọt sầm uất. Phía đông các thung lũng này là dải núi Ca-xcát phía Bắc, và Xi-e-ra Nê-va-đa phía Nam, với những đỉnh cao hơn 3.000m. Các dải núi này ngăn chặn hết mọi ảnh hưởng tốt của Thái Bình Dương đối với các cao nguyên lớn nội địa: Bắc là cao nguyên Cô-lum-bi-a, trung tâm là cao nguyên Bồn địa lớn, và Nam là cao nguyên Cô-lô-ra-đô. Trong miền núi Ca-xcát và các cao nguyên có nhiều hồ, đặc biệt nhất là Xon-lây-cơ (Hồ Muối), một trung tâm khai thác nhiều nguyên liệu hóa học của cao nguyên Bồn địa lớn. Nhánh cực Đông của mạch Cooc-đi-e, dãy Thạch Sơn, với nhiều dải song song trong đó có các đỉnh cao hơn 4.000m, ôm lấy phía Đông các cao nguyên trên. Toàn bộ hệ thống mạch Cooc-đi-e như vậy làm cho nhiều diện tích cao nguyên lớn trên các cao nguyên trở nên hanh khô, không thuận lợi cho việc khai thác. Muốn phát triển nông nghiệp tại vùng này, không thể thiếu được các công trình thủy lợi. Trùng trùng, điệp điệp, sườn dốc đứng, mạch núi Cooc-đi-e là một hàng rào khí hậu đồ sộ, và cũng là một trở ngại lớn cho việc liên lạc giữa đồng bằng trung tâm với miền bờ biển Thái Bình Dương. Các đường xe hỏa, xe hơi đều phải men theo các thung lũng, các đèo tương đối cao và đòi hỏi nhiều công trình kỹ thuật đắt tiền: cầu vòm, tuy-nen….Để giảm được tiền vốn đầu tư vào việc xây dựng các đường đó, trong nửa sau thế kỷ thứ XIX, giai cấp tư sản Hoa Kỳ đã sử dụng chủ yếu các nhân công Nhật Bản, Trung Hoa, Mê-hi-cô, rẻ tiền hơn nhân công da trắng.
Ở phía Đông Hoa Kỳ, mạch núi Ap-pa-las vươn theo hướng Đông-Bắc Tây-Nam suốt từ phía Nam của sông Xanh-lô-răng tới miền hạ lưu sông Mit-xi-xi-pi, dài 2.500km. Xuất hiện từ nguyên đại cổ sinh bị nâng cao lên thời kỳ đệ tam và bị xâm thực dữ dội, mạch núi gồm nhiều dải song song, ngăn cách nhau bởi những thung lũng là những quãng bị sụt vỡ. Đỉnh cao nhất (núi “Nhà Đen”) chỉ tới 2045m. Vì vậy Áp-pa-las không phải là một trở ngại lớn cho sự giao thông giữa đồng bằng ven Đại Tây Dương với nội địa. Nhiều sông lớn nhỏ, hoặch chảy ra Đại Tây Dương, hoặc thuộc hệ thống sông Mít-xi-xi-pi, đã đào giữa những dải núi nhiều thung lũng sâu, ngang, dọc, mà các đường xe hỏa, đường xe hơi có thể lợi dụng được. “Thung lũng lớn” dọc theo giữa các dải núi, đã là đường thiên nhiên đưa dân Hoa Kỳ từ bờ Đại Tây Dương vào khai thác lưu vực Mít-xi-xi-pi trong thế kỷ thứ XVIII và đầu thế kỷ thứ XIX.
Với độ cao trung bình dưới 2000m, mạch núi Áp-pa-las không ngăn cản các ảnh hưởng của Đại Tây Dương thâm nhập vào vùng đồng bằng trung tâm Hoa Kỳ.
Càng về phía Nam, càng chếch vào sâu trong nội địa, mạch núi Áp-pa-las tạo điều kiện cho sự hình thành những đồng bằng ven Đại Tây Dương với đất tốt, với khí hậu hải dương, với bờ biển cực kỳ khúc khuỷu và nhiều cử sông loa, ăn sâu vào nội địa, cơ sở tự nhiên thuận tiện cho việc xây dựng nhiều hải cảng. Các đồng bằng này, đến bờ vịnh Mê-hi-cô, gắn liền vào với các đồng bằng trung tâm rộng lớn và đều là những vùng nông nghiệp quan trọng.
Trải rộng giữa hai mạch núi Thạch Sơn và Áp-pa-las, các đồng bằng trung tâm gồm 3 miền địa hình khác nhau, dốc từ 1.200m ở sườn Đông Thạch Sơn, xuống tới 100m ở Đông Nam, trên bờ vịnh Mê-hi-cô. Gối vào Thạch Sơn ở phía Tây là những đồi gò thoải dần của các cao nguyên Đồng cỏ (Pre-ri) bị các sông ngòi thuộc hệ thống sông Mít-xi-xi-pi đào sâu, tạo nên nhiều thung lũng song song rộng lớn. Đông sông Mít-xi-xi-pi là Đồng bằng lớn, tiếp liền vào với đồng bằng lưu vực sông Mít-xi-xi-pi, do sông bồi đắp nên bằng những phù sa màu mỡ. Bán đảo đá vôi Flo-ri-đa đã được gán liền vào lục địa là do sự bồi đắp đó. Tuy hướng chung là dốc thoải từ Tây-Bắc xuống Đông-Nam, thực ra, trên các đồng bằng trung tâm cũng có nhiều
Nét địa hình gồ ghề, trắc trở, gây nên bởi sự tác động thời xưa của băng hà, và những vùng trũng lầy lội mà các sông nhánh thuộc hệ thống sông Mít-xi-xi-pi chưa bồi lấp hết. Tuy nhiên, trên đồng bằng đã xuất hiện những miền nông nghiệp trù phú nhất của Hoa Kỳ, trồng các loại cây thông thường: lúa mì, ngô, bông, thuốc lá, mía…và chăn nuôi những đàn gia súc rất đông.
3. Khí hậu
Nằm ở châu Bắc Mỹ, giữa vĩ tuyến 49o Bắc và vĩ tuyến 25o35’ Bắc, tương đương với vị trí địa lý của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Hoa Kỳ đáng lẽ ra có một chế độ khí hậu ôn đới nóng, vì điểm cực nam của Hoa Kỳ tiến xuống gần sát đường Bắc chí tuyến. Nhiều yếu tố địa lý đã làm cho khí hậu ở Hoa Kỳ biến đổi tùy theo địa phương, và do đó, khả năng của các địa phương đối với nền sản xuất của nước đó cũng thay đổi theo.
Các mạch núi lớn trườn dài theo hướng kinh tuyến, mở ra những đường rộng thênh thang cho các khí đoàn lạnh phương Bắc tràn sâu xuống đến bở vịnh Mê-hi-cô tiến xa lên đến xứ Ca-na-đa. Khu vực các đồng bằng trung tâm vì vậy thường chịu đựng những thay đổi thời tiết rất đột ngột (biên độ có thể tới 15- 20o sau 24 giờ), ảnh hưởng không ít tới nông nghiệp.
Do bề ngang quá lớn (gần 5.000km) lại có những mạch núi rất cao theo hướng kinh tuyến, nên tuy Hoa Kỳ ở giữa hai đại dương, ảnh hưởng đại dương không tác động đến toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ, và qua đó đến tình hình sản xuất nông nghiệp, đều nhau.
Khí hậu hải dương ở phía Tây Hoa Kỳ, dừng lại tại hàng rào tạo nên bởi các mạch núi Ca-xcat và Xi-e-ra Nê-va-đa, cho nên chỉ chi phối có một dải duyên hải hẹp. Phần Bắc duyên hải, được sưởi ấm bởi dòng hải lưu nóng A-la-xca, có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ tháng nóng nhất ở đây là 14o. Phần Nam duyên hải chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu lạnh Ca-li-fooc-ni-a, nên trời quang, sáng gần quanh năm. Hoàn cảnh đó kích thích sự phát triển các cây trồng, cũng như các ngành sản xuất khác, cần nhiều ánh sáng, nhiều ngày quang mây (chiếu bóng, chế tạo máy bay).
Một phần lớn bờ biển Bắc Đại Tây Dương của Hoa Kỳ chịu sự tác động của dòng hải lưu lạnh La-bra-đo. Nữu ước vì vậy rét hơn nhiều thành phố khác của Ý ở cùng một vĩ độ, việc giao thông qua các cảng Bắc Đại Tây Dương do đó bị trở ngại bởi có nhiều sương mù, và có thời gian băng đóng khá chắc: nhiệt độ trung bình về mùa đông của Nữu ước là oo6 thấp hơn Na-pô-li (nước Ý) gần 10o, tuy Nữu ước ở trên vĩ tuyến của Na-pô-li.
Từ phía Nam thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhờ ảnh hưởng của dòng hải lưu nóng chảy trong vịnh Mê-hi-cô, khí hậu nói chung có tính chất cận nhiệt đới và nhiệt đới. Khu vực Đông Nam và Nam Hoa Kỳ, cho tới chân sườn Đông Thạch Sơn là địa bàn của các cây công nghiệp quý giá: bông, chè, thuốc lá, mía….
Vùng đồng bằng trung tâm ít được ảnh hưởng của Đại Dương, nhất là khi ta đi sâu vào vùng núi phía Tây, hay, ngược xa lên phía Bắc. Cho nên nếu thời kỳ phát triển thuận lợi (vì không rét lắm) đối với cây trồng ở dọc duyên hải vịnh Mê-hi-cô kéo dài tới 300 ngày trong một năm, cũng như tại các sa mạc nội địa của mạch núi Cooc-đi-e, thì thời kỳ đó đã rút xuống 250 – 300 ngày, tại dải ngang trung tâm Hoa Kỳ, từ Thạch Sơn tới vùng đồng bằng ven Đại Tây Dương. Quá lên phía Bắc, thời kỳ không rét chỉ còn độ từ 100 đến 200 ngày mà thôi. Nhiệt độ quá thấp về mùa đông tại Bắc Hoa Kỳ không chỉ ảnh hưởng đến nông nghiệp: sông ngòi, các hồ lớn cũng bị đóng băng gần nửa năm làm ngưng trệ việc giao thông vận tải bằng đường thủy nội địa.
Chế độ mưa tác động sâu sắc đến sự phát triển nông nghiệp trên đất Hoa Kỳ. Nhìn chung vũ lượng giảm từ Đông sang Tây: lượng mưa trung bình hàng năm ở ven Đại Tây Dương là 1.000 đến 2.000mm, ở đồng bằng trung tâm cho tới chân Thạch Sơn là từ 500 đến 1.000mm, và ở cao nguyên nội địa trong mạch núi Cooc-đi-e dưới 30mm. Riêng miền duyên hải Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho tới Bắc thành phố Xan Fran-xi-xcô là được ưu đãi đặc biệt, nhờ dòng hải lưu nóng A-la-xca: 1.000 – 2.000mm nước mưa, và tới 6.000mm trên sườn Tây dải núi Ca-xcát. Cần chú ý là lượng mưa ở đây đã lớn, sự bốc hơi lại không đáng kể, khiến cho việc trồng trọt gặp những điều kiện khí hậu rất thuận lợi.
Trên quá một nửa lãnh thổ Hoa Kỳ, phía Đông kinh tuyến 100o Tây, mưa hàng năm ít nhất là trên 500mm và tập trung nhiều nhất trong mùa hạ, vượt quá sự bốc hơi. Cho nên toàn thể phần Đông Hoa Kỳ có thể tiến hành trồng trọt dễ dàng, không cần phải có các công trình thủy lợi. Vượt qua kinh tuyến 100o Tây, đi vào viễn Tây, lượng mưa sút nhanh xuống dưới 300 – 400mm, và không thể bù đắp lại sự tổn thất do bốc hơi gây nên. Tình trạng hanh khô đã bắt đầu xuất hiện, và việc trồng trọt rất khó thu được kết quả tốt nếu thiếu các công trình thủy lợi.
Các cao nguyên lớn nội địa của hệ thống Cooc-đi-e, cao nguyên Bồn địa lớn và cao nguyên Cô-lô-ra-đô nhận được mỗi năm trung bình dưới 300mm nước mưa, bằng 10% của vùng Fa-u-ex. Đó là các sa mạc và bán sa mạc nơi mà sự bốc hơi vượt rất xa lượng mưa rơi, Nên việc trồng trọt ở đây không thể tiến hành được nếu không có các công trình thủy lợi hoàn bị.
Phần duyên hải Thái Bình Dương, từ phía Nam thành phố Xan-Fran-xi-cô, có khí hậu kiểu Địa Trung Hải. Những ngày quang mây trong năm lên tới quá 300 ngày, và mưa chủ yếu về mùa Đông, chỉ cung cấp độ 300 – 500mm nước. Việc trồng các cây cận nhiệt đới có giá trị của vùng Ca-li-fooc-ni-a: cam, lê, táo, mận…phải hoàn toàn dựa vào các công trình thủy lợi không thể thiếu được.
3. Thủy văn
Những yếu tố thủy văn của Hoa Kỳ thuộc vào hai loại quan trọng: sông và hồ. Hoa Kỳ có rất nhiều sông, và sông lớn. Có thể xếp các sông của Hoa Kỳ vào hai hệ thống: hệ thống Mit-xi-xi-pi, quan trọng nhất và hệ thống các sông duyên hải.
Dài 3.950km, chảy theo hướng kinh tuyến tại trung tâm Hoa Kỳ, sông Mít-xi-xi-pi bắt nguồn từ phía Tây hồ Thượng, trong bang Mi-ne-zô-ta, chảy dọc qua các đồng bằng trung tâm và đổ vào vịnh Mê-hi-cô qua một châu thổ lớn với cửa sông rất lầy lội. Cảng lớn nhất phía Nam Hoa Kỳ Tân Ooc-lê-ăng ở trên sông Mít-xi-xi-pi phải dùng một kênh đào thông với biển Mê-hi-cô. Nhánh quan trọng nhất của sông là sông Mít-xu-ri, dài hơn cả sông chính: 4.740km, phát nguyên từ sườn Đông Thạch Sơn và chảy trên một khúc dài trong dải núi này. Mít-xu-ri gặp Mít-xi-xi-pi tại Bắc thành phố Xanh Lu-i, cả hai hợp thành một sông lớn, sông Mít-xi-xi-pi – Mít-xu-ri, dài độ 7.000km. Cùng với các nhánh chính bên tả ngạn: Uy-xcôn-xin, Ô-hai-ô, In-li-no-ix, và bên hữu ngạn (ngoài Mít-xu-ri): Mi-ne-zô-ta, Đi-moi-nơ, A-can-zax, Rét Ri-vơ, lưu vực của hệ thống Mít-xi-xi-pi giải trên 2/5 lãnh thổ Hoa Kỳ: 3.950.000km2, tạo nên một lưới đường giao thông trên sông quan trọng nhất trên mặt trái đất. Tàu lớn có thể ngược lên tới thành phố Mi-nê-a-pô-lix ở cách cửa sông 3.000km. Toàn bộ hệ thống, với nhiều khúc chảy trong miền núi, vượt qua những thác ghềnh lớn, tàng trữ nhiều năng lượng thủy điện cực kỳ phong phú. Trên các triền sông đó, đã xuất hiện một số trạm thủy điện lớn, nhỏ, nhưng cũng còn xa mới sử dụng hết khả năng của toàn hệ thống sông.
Trong khi có lòng rộng, nước sâu, và có giá trị giao thông lớn, hệ thống Mít-xi-xi-pi vẫn thường gây ra nhiều nạn lụt nguy hại, do lũ cực kỳ mạnh về mùa xuân của cả các hữu nhánh, lẫn tả nhánh. Chỉ tính từ năm 1950 trở về đây, những trận lụt gần như xảy ra hàng năm trên triền sông Mít-xi-xi-pi. Trận lụt những năm 1951-1952 đã phá hủy mùa màng trên 600.000ha, và đẩy hơn 100.000 người vào tình trạng bơ vơ đói khổ.
Tại biên giới phía Tây nam Hoa Kỳ, chảy sông Ri-ô Bra-vô đen Nooc-tê hay sông Ri-ô Gran-đê (tiếng Tây Ban Nha là “sông lớn”) dài 2.870km, với lưu vực rộng trên 500.000km2. Lưu lượng rất thất thường (trong nhiều năm hanh khô, sông cạn hẳn) hạn chế tác dụng vận tải, và sông chỉ có ích đối với việc tưới nước cho nông nghiệp.
Các sông duyên hải Đại Tây Dương nói chung là ngắn và dốc, vì bắt nguồn từ dãy núi Ap-pa-las, và đổ ngay xuống biển ở sát chân núi. Tuy nhiên chúng có công dụng khá quan trọng vì mở ra các thung lũng đi sâu vào nội địa, và chứa nhiều khả năng thủy điện. Trên bờ một số sông nhỏ đó, đã xuất hiện nhiều thành phố công nghiệp, nhiều trạm thủy điện, làm tăng thêm giá trị của chúng. Đáng kể có các sông Hớt-xơn, giúp cho sự liên hệ trực tiếp giữa Đại Tây Dương với vùng Hồ lớn, sông Đe-la-ve, chảy qua cảng lớn Fi-la-đen-fi-a và sông Pơ-tô-mác có thủ đô Hoa Thịnh Đốn trên tả ngạn, sông Xa-va-na với cảng cùng tên trên cửa sông.
Hai sông lớn nhất tại miền Tây Hoa Kỳ là sông Cô-lum-bi-a và sông Cô-lô-ra-đô. Bắt nguồn từ các mạch núi rất cao chảy trên một quãng dài trên vùng núi, các sông này có nhiều ghềnh thác rất lớn nên công dụng giao thông bị hạn chế nhiều: tàu bè chỉ đi lại được độ trên dưới 1.000km từ cửa sông lên. Giá trị lớn nhất của các sông này là cung cấp năng lượng. Các nàh máy thủy điện mạnh nhất Hoa Kỳ và mạnh nhất toàn thế giới tư bản chủ nghĩa, đều xây dựng trên triền các sông Cô-lum-bi-a với nhánh chính là Xnây-cơ, và sông Cô-lô-ra-đô.
Có một ý nghĩa đặc biệt lớn với nền kinh tế Hoa Kỳ, là hệ thống 5 Hồ lớn ở trên biên giới phía Bắc. Đó là các hồ Thượng, hồ Mi-si-gơn, hồ Hua-rôn, hồ E-ri, và Ông-ta-ri-ô. Riêng hồ Mi-si-gơn thuộc hoàn toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Chiếm một diện tích bằng 245.050km2 (rộng bằng cả nước Anh), các hồ đó hợp thành một biển nhỏ trong lục địa, điều hòa khí hậu các vùng xung quanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành trồng trọt và chăn nuôi phát triển sầm uất. Sâu trung bình 200m, được nối liền nhau bởi các hồ và các sông thiên nhiên, và giao thông thẳng được nhờ các công trình nhân tạo, với sông Xanh-lô-răng phía Đông-Bắc, sông Hớt-xơn phía Đông, và các sông Ô-hai-ô phía Nam và Mít-xi-xi-pi phía Tây, hệ thống 5 Hồ lớn cùng với hệ thống Mít-xi-xi-pi và các sông Xanh-lô-răng, Hớt-xơn, kết nên một mạng lưới đường sông dày đặc trên một nửa diện tích Hoa Kỳ. Nhờ vậy, các tàu biển lớn từ vịnh Mê-hi-cô hay từ Đại Tây Dương có thể vào sâu trong nội địa tới trên 2.000km. Việc trao đổi kinh tế giữa Hoa Kỳ và Ca-na-đa cũng thường sử dụng các đường sông này. Tuy nhiên mặt khiên Ca-na-đa bằng phảng không ngăn cản các khí đoàn lạnh phương Bắc tràn về, nên các hồ này bị đóng băng rắn chắc 4 hay 5 tháng mỗi năm (từ tháng chạp tới tháng tư). Sông Ni-a-ga-ra nối liền hai hồ E-ri và Ông-ta-ri-ô, chảy qua một thác cao trên 50m, rộng hơn 1.000m, chứa một trữ lượng thủy điện tới 3 triệu ki-lô-oát.
Chữ ký của phangxehana




 

Điều kiện tự nhiên của Hoa Kỳ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Địa lí-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất