SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Vĩnh biệt Giáo sư Trần Văn Giàu
Vĩnh biệt Giáo sư Trần Văn Giàu
Vào lúc 17g20 ngày 16/12, tại bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), trái tim của nhà cách mạng lỗi lạc, nhà khoa học, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động, giáo sư Trần Văn Giàu - đã ngừng đập.
GS - Nhà giáo Nhân dân Trần Văn Giàu lúc sinh thời và các cháu thiếu nhi. (Ảnh: Tư liệu)
Đất nước và dân tộc Việt Nam mất đi một người con ưu tú. Đảng cộng sản Việt Nam mất đi một chiến sĩ cách mạng kiên trung. Giới khoa học Việt Nam mất đi một người thầy lỗi lạc. Cả nước Việt Nam mất đi một người anh hùng.
Giáo sư Trần Văn Giàu sinh năm 1911, tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An). Từ năm 15 tuổi ông đã lên học tại Sài Gòn rồi sang du học tại Pháp và đến năm 1930 thì bị trục xuất về nước sau khi tham gia biểu tình trước dinh tổng thống Pháp đòi hủy án tử hình đối với các chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Yên Bái.
Sau đó, ông tham gia cách mạng, bị thực dân Pháp bắt, kết án năm năm đày đi Côn Đảo. Tháng 4/1940, ông ra tù tiếp tục hoạt động cách mạng, rồi lại bị địch bắt đưa đi giam ở Tà Lài và sau đó vượt ngục trở về, tiếp tục hoạt động cách mạng.
Năm 1943, ông được bầu làm Bí thư xứ ủy Nam Kỳ, lãnh đạo cách mạng Tháng Tám ở miền Nam năm 1945 và được cử làm Chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ.
Sau Cách mạng Tháng Tám, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy nhà nước, tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học xã hội.
Ông vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (1992), danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý khác.
Cán bộ, nhân dân TPHCM đến chúc thọ GS Trần Văn Giàu ngày 4/9/2010. (Ảnh: TTXVN)
Bước sang tuổi 100, sức khỏe của giáo sư Trần Văn Giàu đã suy giảm nhiều. Từ mồng 9 Tết Nguyên đán năm 2010, ông được đưa vào điều trị và an dưỡng tại Bệnh viện Thống Nhất. Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 16/11 vừa qua, ông Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM - đã đến thăm và chúc mừng Giáo sư trên giường bệnh.
GS được Đảng, nhà nước, ngành y tế và gia đình tận tình chăm sóc, cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu đã từ trần, thọ 100 tuổi.
Các nghi lễ trang trọng, thành kính sẽ được cơ quan có thẩm quyền thông cáo trên báo chí ở bản tin tiếp theo.
Theo Báo Tuổi Trẻ
Sun Dec 19, 2010 12:23 am
sing , dance , xem show hàn , yêu VN
Thành viên cấp 2
gamiriki
Họ & tên : Thu Chi
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 28/02/2010
Tổng số bài gửi : 51
Đến từ : Thái Bình hiện học ở Hà Nội
Sở trường/ Sở thích : sing , dance , xem show hàn , yêu VN
Điểm thành tích : 65
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: Vĩnh biệt Giáo sư Trần Văn Giàu
trời ơi ! ngạc nhiên quá ! thầy đã đi xa rồi ! dù em không bao giờ được gặp thầy cũng không có vinh dự học thây nhưng qua những gì em được nghe được biết em luôn tôn trọng thầy như những người thầy đáng kính nhất của em
Sun Dec 19, 2010 9:41 pm
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
Điểm thành tích : 1281
Được cám ơn : 208
Tiêu đề: Re: Vĩnh biệt Giáo sư Trần Văn Giàu
hic hôm bữa Tr đọc báo nghe tin Thầy Giàu mất Trang bỗng dưng khóc không hiểu sao? Xin chia buồn với gia đình thầy
Tue Dec 21, 2010 11:46 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Vĩnh biệt Giáo sư Trần Văn Giàu
Nhân dịp GS Trần Văn Giàu được trao huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, báo Tuổi trẻ có cuộc trao đổi với PGS.TS Phan Xuân Biên, trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy, người từng có quá trình gắn bó với ông hơn 20 năm nay.
* Hơn 20 năm gắn bó với GS Trần Văn Giàu, vậy ở góc độ riêng tư, ấn tượng lớn nhất trong ông về con người và tư tưởng của GS là gì, thưa ông?
- Đối với tôi, GS Trần Văn Giàu, ngoài vai trò là một nhà cách mạng lão thành, là thầy giáo của những nhà giáo, nhà sử học đầu đàn của VN..., còn là ấn tượng đặc biệt về một nhà khoa học lao động hết sức cần mẫn và nghiêm túc. Ông tự mình làm hết mọi thứ, chưa bao giờ nhờ bất cứ ai làm tư liệu hay viết bài để sửa lại ký tên.
Ngoài 90 tuổi, ông vẫn nắn nót viết tay từng trang tư liệu, nét chữ ông đẹp tuyệt vời. Ông hay tâm sự rằng trong cuộc đời ông chỉ có 31 ngày bị giam ở Côn Lôn là không làm việc được. Còn mọi nơi, mọi lúc, lúc nào ông cũng miệt mài làm việc. Rất nhiều quyển sách ông viết trong tù. Ông có hơn 150 công trình khoa học mà tôi hay đùa nếu cân ký sẽ nặng hơn trọng lượng GS, còn nếu chất lên thành chiều cao sẽ cao hơn ông nhiều.
Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng lần này của ông không chỉ có ý nghĩa về thời gian mà điều quan trọng nhất là xác lập vị thế cho ông, xác định cả cuộc đời ông gắn liền với cách mạng VN và lý tưởng của Đảng Cộng sản VN!
* Một cá nhân, tùy theo tầm vóc và hoàn cảnh của mình, có thể tác động ít nhiều đến lịch sử. Trong trường hợp đặc biệt như GS Trần Văn Giàu, với tư cách một người nghiên cứu lịch sử cách mạng, ông nhận định thế nào về vai trò của GS trong Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 năm 1945?
- Trước Cách mạng Tháng Tám, khi mới 32 tuổi, ông đã là bí thư Xứ ủy Nam kỳ. Thời đó, sự lãnh đạo trực tiếp từ T.Ư đến Nam bộ là rất khó nhưng GS Giàu và xứ ủy đã quán triệt đường lối chung về sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng VN từ sau hội nghị T.Ư 8 do Cụ Hồ chủ trì, nhất là sau chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và những chủ trương của T.Ư vào những ngày đầu tháng 8-1945 mà chủ động cướp chính quyền Sài Gòn khi chưa nhận được chỉ đạo trực tiếp từ T.Ư.
Rồi khi Pháp chiếm Sài Gòn, tại hội nghị Cây Mai rạng sáng 23-9, giữa những tranh cãi: có nên đưa ra lời kêu gọi kháng chiến khi chưa có lệnh chính thức của T.Ư và Chủ tịch Hồ Chí Minh? Ông đã cương quyết phát đi lời kêu gọi kháng chiến với lời hứa: “Tôi làm sai thì Cụ Hồ Chí Minh và chính phủ sẽ trị tội tôi. Tôi làm đúng thì Cụ Hồ Chí Minh, chính phủ và lịch sử sẽ biết cho tôi...”.
GS Giàu khi ấy đã có sự quyết đoán mạnh mẽ và chính ông đã đóng một dấu ấn cực kỳ quan trọng vào sự thành công của Cách mạng Tháng Tám và ngày Quốc khánh 2-9 đầu tiên của nước VN dân chủ cộng hòa ở miền Nam.
* Nhưng cuộc đời của GS Trần Văn Giàu đã từng có rất nhiều thăng trầm, ông có biết những tâm sự về sự thăng trầm ấy?
- Lịch sử chúng ta có những giai đoạn chiến tranh khốc liệt, điều kiện thông tin, việc đánh giá các sự kiện không phải một sớm một chiều là xác thực. Nhiều việc chưa thể hiểu hết được. Người chính trực sẽ không bất mãn, phản đối mà kiên trì chờ đợi chân lý vì nhận thức cũng là một quá trình, mọi người sẽ dần hiểu ra. GS Giàu luôn luôn là một người nhiệt tình, kiên định. Khi nói chuyện, ông nói rất mạnh, lúc nào cũng chém thẳng tay vào không khí nhưng tôi phát hiện trong con người ông có một chữ Nhẫn cao lắm.
Chữ Nhẫn đó chính là bản lĩnh, sự hiểu biết, niềm tin vào chân lý, vào lý tưởng và Đảng mà cả đời GS theo đuổi. Lúc làm việc này, khi làm việc khác, từ việc làm chủ tịch ủy ban hành chánh kháng chiến cho tới việc nhận lãnh sứ mệnh mở trường dự bị đại học ở vùng hậu phương Thanh - Nghệ đến làm chủ nhiệm khoa sử ĐH Tổng hợp Hà Nội..., ông luôn kiên định đi đến cùng, làm bằng được và luôn chứng minh bằng công việc của mình. Tôi luôn khâm phục về niềm tin vào lý tưởng và sự kiên định trong cuộc sống của nhà cách mạng lão thành này.
Có một chi tiết tôi thường nhớ là khi tiếp các đoàn lãnh đạo TP đến thăm, ông hay nhắc: “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, về cách làm nên học Cụ Hồ, tức là phải nêu gương, giữ cho mình sạch sẽ. Cụ Hồ luôn là người nêu gương”. Tôi để ý ông luôn gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Cụ Hồ”.
Khi khoa sử (ĐH KHXH&NV Hà Nội - nơi ông làm chủ nhiệm khoa đầu tiên) được phong anh hùng, ông ra tham dự và nói ý nguyện muốn được đi viếng Cụ Hồ một lần nữa. Lý do ông đưa ra là trong những ngày cuối cùng trước khi mất, Cụ Hồ có hỏi: “Chú Giàu bây giờ ở đâu?”. Sau khi Cụ Hồ mất, ban tổ chức tang lễ mời GS Giàu đến hội trường Ba Đình, đứng cạnh linh cữu trong lễ tang.
GS Giàu nói: “Trước khi mất, Cụ nhớ tới mình, lần đi này, vì tuổi cao sức yếu, chắc khó có dịp ra nữa, tôi muốn viếng Cụ lần cuối”. Ngày ấy, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đóng cửa. Người bạn của tôi dẫn ông đi nói hay là đề nghị ban quản lý mở cửa cho GS vào viếng? Ông lắc đầu: “Đừng làm trái thông lệ!”. Rồi bước đến giới hạn cuối cùng cho phép, bất ngờ GS quỳ xuống lạy Cụ Hồ và rơi nước mắt...
Theo báo Tuổi trẻ- ĐÔNG BÌNH thực hiện
Wed Dec 22, 2010 4:08 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Re: Vĩnh biệt Giáo sư Trần Văn Giàu
gamiriki đã viết:
trời ơi ! ngạc nhiên quá ! thầy đã đi xa rồi ! dù em không bao giờ được gặp thầy cũng không có vinh dự học thây nhưng qua những gì em được nghe được biết em luôn tôn trọng thầy như những người thầy đáng kính nhất của em
couot_173 đã viết:
hic hôm bữa Tr đọc báo nghe tin Thầy Giàu mất Trang bỗng dưng khóc không hiểu sao? Xin chia buồn với gia đình thầy
Cụ Trần Văn Giàu là một lãnh tụ Cộng sản ở miền Nam nổi bật trong thập niên 40 (TKXX). Về tài năng, về nhân phẩm, về đạo đức đều đáng để cho chúng ta nể trọng và học tập.
Thu Dec 23, 2010 3:28 pm
Để mãi không quên
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Vuhoangsonhn
Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi : 235
Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích : 450
Được cám ơn : 131
Tiêu đề: Re: Vĩnh biệt Giáo sư Trần Văn Giàu
Vĩnh biệt Giáo sư.
Fri Dec 24, 2010 9:34 am
sống thật tốt .. để ngày mai được chết
Thành viên cấp 3
tanpopo92
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/10/2010
Tổng số bài gửi : 141
Sở trường/ Sở thích : sống thật tốt .. để ngày mai được chết