CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 kiến trúc đình làng Đình Bảng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
kiến trúc đình làng Đình Bảng I_icon_minitimeWed Apr 06, 2011 3:41 pm

phangxehana
lịch sử

Thành viên cấp 1

phangxehana

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : Nguyẽn Thị Én
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 32
Đến từ Đến từ : Nam Định
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 68
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: kiến trúc đình làng Đình Bảng

 
Đình Bảng có một ngôi đình nổi tiếng xứ Kinh Bắc, nhưng ít ai tỏ tường về ngôi đình này.
Dòng họ Nguyễn Thạc ở đây nổi tiếng bảy đời làm quan. Ông Nguyễn Thạc Lượng đời làm quan thứ 6 còn nổi tiếng bởi đã bỏ công, của để làm ngôi đình. Năm 1686, khi từ quan an nghỉ tuổi già, ông Nguyễn Thạc Lượng và cụ bà Nguyễn Thị Nguyện đã mang theo 8 bè gỗ lim từ Thanh Hóa ra Đình Bảng làm ba ngôi từ đường cho dòng họ, qua đó đã chọn tốp thợ làng Pha (Thanh Hóa) để làm đình làng Đình Bảng. Công việc này đã diễn ra trong 50 năm ròng.
Tương truyền tốp thợ đầu tiên đến xây dựng ngôi nhà thờ có dắt theo người chúa nội 5 tuổi, khi hoàn thành ngôi nhà thờ và ngôi đình làng Đình Bảng nổi tiếng thì người cháu ấy đã là người thợ cả tài năng 55 tuổi, đó là năm 1736.
Từ xưa bảng xếp hạng di tích trong dân gian đã dành cho Đình Bảng vị trí thứ hai:
Thứ nhất là đình Đồng Khang
Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm
Nhưng kể cả những người thuộc câu ca truyền đời ấy, vẫn không ai hình dung đình Đồng Khang ra sao? Vì ngôi đình này đã bị phá từ lâu. Nên Đình Bảng, ngôi đình mà ngày nay họ được chiêm ngưỡng đã ở hàng đầu vị trí bảng xếp hạng trên.
Đình Bảng nguyên trước thờ ba vị Thành Hoàng là các thần đất, thần nước, thần trồng trọt: Cao Sơn Đại Vương, giúp dân đi rừng đi núi tránh được thú dữ; Thủy Bá Đại Vương, giúp dân đi biển đi sông không bị đắm thuyền; Bạch Lệ Đại Vương, dạy dân cấy lúa trồng màu.
Các thần thờ ở Đình Bảng có mô hình chung của các cư dân nông nghiệp.
Khi đồng lúa đã trải dài bát ngát, cuộc đấu trang đẩy lùi rừng rậm, đồng lầy không còn nữa, mà việc canh tác trở nên quan trọng thì người ta nhớ đến Thành hoàng Bạch Lệ Đại Vương.
Truyện kể rằng: lúc mới quần cư lập làng, người dân Đình Bảng chỉ biết dựa vào thiên nhiên, như lên rừng bắt thú, xuống nước bắt cá, lúc được lúc không, cuộc sống không bảo đảm. Thế rồi một hôm có một lão nông đến dậy cho mọi người khai phá đất đai, nơi thấp trồng lúa, nơi cao trồng màu: bầu, bí, ngô, lạc…, nhờ vậy người Đình Bảng có cuộc sống ấm no.
Đến một năm mùa màng bội thu, vị lão nông tập hợp mọi người lại, mở ống nứa rút ra một cuộn giấy, đó là bức tranh Lệ Thần, rồi bảo dân làng hãy lập miếu thờ vị thần khai sáng đó. Hôm sau dân làng không còn thấy lão nông đâu nữa, mới biết thần đã hóa.
Đình được nằm ở một thế đất bằng phẳng. Nhìn mặt ngoài đã cảm nhận ngay bởi nghệ thuật tuyệt vời do các bàn tay điêu luyện của những người thợ mộc năm xưa: Những con rồng làm chốt bảy có thân hình nhỏ nhắn, hai chân quặp hai sợi râu mép, dáng hình ngộ nghĩnh, nét mặt như cười, 28 con rồng là 28 cuộc sống sinh động đa dạng.
Trên 8 đầu bảy trước còn được đặt thêm 8 đầu rồng, nghê để đỡ mái cũng là những tác phẩm điêu khắc không đồng bản, mang ấn tượng đẹp. Nhìn vào cửa chính, ngắm từ bên ngoài: thành khung cửa được phủ bằng hai dải hoa văn cân đối. Một bên tìm cái đẹp trong những cấu trúc nét thẳng, có góc cạnh, còn bên kia lại hiện lên cái đẹp từ những đường cong mềm mại, nhịp nhàng. Đúng là tài nghệ của hai tốp thợ làm cho những đường cong, nét thẳng như đang lên tiếng.
Dưới hai dải hoa văn ấy có hai khối tượng tròn, đó chính là hai cối gỗ để tra cánh cửa, được nghệ nhân tạo thành hai con nghê ở tư thế nằm phục chầu nhau. Con bên phải đeo ba quả lục lạc nét mặt hơi dữ tợn. Con bên kia mặt dịu hiền không đeo nhạc.
Rồng điển hình ở Đình Bảng có vảy trơn, sừng gắn, mũi thú, mồm loe rộng, môi dày, mặt nhìn ngang hoặc quay một phần ba ra ngoài, dọc sống lưng có đường vẩy. Dưới bụng có đốt, bàn tay người. Quanh rồng có cả cụm mây.
Sau rồng các nghệ nhân còn chạm phượng và long mã, tuy không nhiều nhưng cũng làm cho ngôi đình thêm phong phú. Ba bức chạm phượng mỗi con một vẻ, đều được gia công tỷ mỉ.
Chạm lộng cầu kỳ nhất là 12 chiếc đầu dư ở 12 cột mái của 5 gian chính, có nhiệm vụ trợ lực các câu đầu. Mỗi chiếc đầu dư đã được nghệ nhân hóa thân cho thành một con rồng, xếp gọn trong một đoạn gỗ gắn có hình khối trụ nằm ngang. Rồng có hai chân đạp vào cột lấy sức đưa đầu vươn ra xa trong khoảng không lộng gió, làm cho râu và tóc bay ngược về phía sau. Toàn thân rồng luồn qua cột lớn để lại phần đuôi bên kia cột. Cuối cùng phải nhắc đến hai tượng tròn tạc hai con nghê gỗ ở đầu dư của xà hạ. Đôi nghê không nằm mà ngồi xổm, chống thẳng hai chân trước như hai trục đỡ vững chắc.
Hầu hết các bức chạm đều bố cục theo chiều ngang, một vài bức cốn, xà nách các gian phía Tây, rồng được tạc theo tư thế đứng thẳng, đã biểu lộ tài năng điều hòa các yếu tố nghịch nhau rất khéo léo của các nghệ nhân. Ở đây có sự kết hợp chặt chẽ giữa trang trí và kiến trúc. Nhờ nó mà các phiến gỗ nặng nề bỗng trở nên nhẹ nhàng, bay bổng và làm cho công trình kiến trúc đồ sộ này với bầu trời mênh mông kia có một không gian hòa đồng rộng lớn.
Đình làng Đình Bảng đúng là một ngôi đình mang nặng tình người, bởi sự đóng góp công lao, tiền bạc của ông Nguyễn Thạc Lượng và hai tốp thợ tài ba, với óc thẩm mỹ tinh tế cùng những bàn tay trác tuyệt, đã tạo nên một công trình kiến trúc tôn giáo kỳ vỹ, tuyệt vời, là điểm nhấ đầy ấn tượng của xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến.
Chữ ký của phangxehana





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


kiến trúc đình làng Đình Bảng I_icon_minitimeMon Apr 11, 2011 12:34 pm

Thanh yêu lịch sử
Du lịch và khám phá lịch sử

Thành viên mới gia nhập

Thanh yêu lịch sử

Thành viên mới gia nhập

Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/02/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 12
Đến từ Đến từ : Hạ Long city, Việt Nam thân yêu
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Du lịch và khám phá lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 12
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: kiến trúc đình làng Đình Bảng

 
Ui, làng Đình Bảng đẹp mà thanh tịnh lắm, đầu năm vừa rồi mình đi Đình Bảng, tiếc là không ai chụp ảnh cho mình ở đình:D
Dòng họ Nguyễn Thạc thực chất là họ hàng của nhà Lý dã từng làm vua đấy, sau bị Trần Thủ Độ ép phải đổi họ nên những người làng này từ họ Lý đổi sang các họ khác hết.
Mình nhớ không nhầm thì đình không những thờ Thành Hoàng mà còn thờ cả những người có công xây dựng lại ngôi đình sau chiến tranh thì phải.
Đình làng đình Bảng tuy ít người biết nhưng lại là nơi có vị trí then chốt ở cụm di tích đền Đô vì công to việc bé của đền Đô đều được dân làng đem ra bàn bạc và trình báo trước ở đình( ở ngoài đình còn có hẳn 1 bảng ghi ngày giỗ của cả 9 vua Lý mà).
Nếu là người yêu lịch sử chắc chắn phải về thăm Đình Bảng 1 lần, thú vị lắm, mình đi rồi mà vẫn chòn muốn đi tiếp này:D.
Chữ ký của Thanh yêu lịch sử




 

kiến trúc đình làng Đình Bảng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Nghệ thuật dân tộc-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất