An Tư là con gái út vua Trần Thái Tông. Ngày nay không còn ai biết nàng sinh và mất năm nào. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi:
"Sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan là có ý làm giảm bớt tai họa cho nước vậy".
Ngày ấy, khoảng đầu năm ất Dậu (1285), quân Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng giặc. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9/3, thủy quân giặc đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh dũng cảm ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế giặc mạnh, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Lộng kể cả hòang thân Trần ích Tắc đã mang gia quyến chạy sang trại giặc. Trần Khắc Trung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu. Bởi vậy, Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân. Vua sai dâng em gái út của mình cho Thoát Hoan. Công chúa còn rất trẻ. Vì nước, An Tư từ bỏ cuộc sống êm ấm, nhung lụa trong cung đình, vĩnh biệt bè bạn để hiến dâng tuổi trẻ, đời con gái, kể cả tính mạng mình. An Tư đã vào trận chỉ có một mình, không một tấc sắt. Hiểu rõ nạn nước, cảnh mình, nàng chấp nhận gian khổ, tủi nhục, kể cả cái chết.
An Tư đi sang trại giặc không phải với tư cách đi lấy chồng mà là vật cống nạp, dâng hiến, cũng là một người nội gián. Do vậy, sự hy sinh ấy thật cao cả. ở trại giặc, làm vợ Thoát Hoan, An Tư đã sống ra sao, làm được những gì, không ai biết. Nhưng tháng tư năm ấy quân Trần bắt đầu phản công ở hầu khắp các mặt trận khiến cho quân Nguyên đại bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn qua biên giới.
Sau chiến thắng các vua Trần làm lễ tế lăng miếu khen thưởng công thần, truy phong các tướng lĩnh. Nhưng không ai nhắc đến An Tư. Vậy, công chúa còn hay mất. Nàng được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân. Trong cuốn "An Nam chí lược" của Lý Trắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc có ghi:
"Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con".
Người con gái họ Trần này phải chăng là công chúa An Tư. Chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều ấy. Dù triều Trần và sử sách có quên nàng thì các thế hệ đời sau vẫn dành cho nàng sự kính trọng, thương cảm. Khoảng trống lịch sử sẽ được lấp đầy bằng tình cảm của người đời sau.
An Tư là con út của TrầnThái Tông, em út của Thánh Tông , cô út ( Tiểu Hòang Cô ) của Nhân Tông , nổi tiếng về phẫm hạnh và tài sắc , cầm kỳ thi họa , ngay cả việc cởi ngựa bắn cung cũng thành thạo .. Nàng là hoa khôi trong hòang tộc , đã hứa hôn với Chiêu Thành Vương Trần Thông, con trai cả của Thái Uý Khâm Thiên Đại Vương Trần Nhật Hiệu …
An Tư rất đẹp , đến nổi anh là Chiêu Quốc Vương Trần ích Tắc , một người tinh thông bách khoa lục nghệ , đặc biệt vẻ rất giỏi , đã vẻ cho An Tư một bức truyền thần …và mang theo mình đi đầu hàng Trấn Nam Vương Thóat Hoan , con của Hốt Tất Liệt ( vua Nguyên Thái Tổ ) trong hiểm họa diệt vong của nhà Trần ( 2 vua Thánh Tông và Nhân Tông …súyt bị quân Nguyên bắt ! ) .
Đó là nguyên nhân tại sao Thoát Hoan chân ướt chân ráo vào Việt Nam lại nghe danh tài sắc của An Tư …, và giống như Hán Vũ Đế …ngẫn ngơ khi nhìn hình ảnh giai nhân trong tranh .
(Tình tiết dường như giống như Lạc Nhạn Vương Chiêu Quân - Hán Vũ Đế - Mao Diên Thọ và chúa Hung Nô – Thuyền Vu)
An Tư Công Chúa về đâu …. ???
An Tư tình nguyện khi biết sự tình quốc gia và an nguy của gia tộc khi nghe :
Anh là Trần Thánh Tông than thở rơi lệ : “” Thân làm vua mà không bảo vệ được em , thì nhục lắm “”.
Cháu gọi An Tư là Hòang Cô , Trần Nhân Tông than thở :” Tiên đế mất đi , để lại Hòang Cô bé bỏng , nay đem dâng cho giặc , hỏi cỏn mặt mủi nhìn thấy người ở suối vàng …”.
An Tư khảng khái thi hành nhiệm vụ :
"..diện điểm như liên hoa
nhẹ gót hài vào cõi phong ba... "
Là hình ảnh của trang tiết liệt trung nghĩa !
Giữa sự hổn lọan , Thóat Hoan bỏ cả ấn tín , vệ sĩ dùng chiếu cuốn thân cho ngựa kéo đi vượt biên giới …An Tư có …được mang theo chăng ?
Trần Nhân Tông cùng các tướng lãnh có quên được Hòang Cô An Tư lúc đó chăng ?
Hòan thành nhiệm vụ , giữa sống ( không còn điều gì để luyến tiếc …) hay tuẫn tiết để bảo toàn tiết tháo hòang gia …và cho riêng mình ?
Thì người như An Tư Công Chúa thừa hiểu biết phải làm sao !
An Tư Công Chúa đã về đâu … ?
...vãng vãng thuyết Nguyên Phong !