Chương I. Khái quát chung về đình làng
1. Nguồn gốc đình làng
Thời điểm xuất hiện và nguồn gốc của đình làng Việt Nam đên nay vẫn có nhiều giả thuyết khác nhau. Từ “đình” xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Việt Nam là vào thế kỉ II, thế kỉ III. Trong “Lục bộ tập kinh” của Khang Tăng Hội có đoạn: “Đêm đến ông lặng lẽ chốn đi. Đi hơn trăm dặm vào nghỉ ở một ngôi đình trống. Người giữ đình hỏi: “Ông là người nào”. Ông trả lời: “Tôi là người xin nghỉ nhờ”, người giữ đình đem vào.” (Theo Hà Văn Tấn- Đình Việt Nam)
Chi tiết “ngôi đình trống” trong đoạn văn trên cho ta cơ sở khẳng định đó là trạm nghỉ chân dọc đường, còn chi tiết “người giữ đinh’ cho ta giả thiết đó là ngôi đình nhà công cộng của làng xã. Tuy nhiên, giả thiết này còn thiếu chắc chắn.
Như vậy, đình trạm là hiện tượng phổ biến ít nhiều từ thế kỉ thứ II. Thời nhà Đinh, ở cố đô Hoa Lư đã có dựng đình cho sứ thân nghỉ chân trước khi vào trầu vua. Đến đời Trần, đình với tư cách là trạm nghỉ chân được ghi trong Đại Việt sử kí toàn thư: “Thượng hoàng xuống chiếu rằng, trong nước ta, phàm chỗ nào có đình trạm đều phải tô tượng phật để thờ. Trước là tục nước ta, sau là vì nắng mưa nên làm đình để cho người ta đi đường nghỉ chân, trát vách bằng vôi trắng gọi là đình trạm” (Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự - Đình Việt Nam, NXB TPHCM, 1998).
Khái niệm đình khi du nhập vào Việt Nam đã được tiếp thu và biến đổi:
+ Một là, du nhập nguyên xi. Các quí tộc, phong kiến đã xây dựng những cái đình theo kiểu Trung Quốc để sinh hoạt, giải trí, các điểm dừng chân cho du khách, như đình trạm.
+ Hai là, người Việt chỉ mượn “đình” để gọi ngôi kiến trúc- ngôi nhà công cộng của làng xã như một thiết bị văn hóa, tín ngưỡng với ba chức năng: hành chính, văn hóa, tín ngưỡng. Thiết chế tổng hợp như đình làng Việt Nam ở Trung Quốc không có.
Dưới thời nhà Lê, đình làng đã phát triển. Một sự kiện quan trọng dưới thời Lê Thánh Tông đã được Hồng Đức thiên chính ghi chép lại về việc lập đình như sau: “Người giàu đã bỏ tiền làm đình hay công đức làm chùa. Thế mà (người sau giữ việc hậu) không biết đền đáp ơn đức, chỉ lừa người lấy của, chẳng bao lâu, tình nhạt lễ bạc, quên cả lời đoan, sinh thói bạc ác hoặc bỏ cả giỗ chạp, không như đời trước, hoặc là làm cỗ bàn không như khoán ước, hoặc năm thì trước năm thì sau, không đúng tháng hoặc trễ thì lạy lớn thì không, chẳng đồng lòng. Vậy con cháu đặt hậu ở đình hay ở chùa mà thấy kẻ giữ ở hậu có trái lễ thì trình báo với nha môn để thu lại tiền công đức (Hà Văn Tấn- Đình Việt Nam)
Đình có bia xưa nhất là đình Thanh Hà (Hà Nội), vốn xưa thuộc làng Thanh Hà cổ, nay thuộc phố ngõ Gạch, quận Hoàn Kiếm. Bia đề năm Thuận Thiên thứ 3 (1433). (Phạm Văn Đồng- Văn hóa đổi mới. NXB CTQG,HN, 1994)
Các cứ liệu trên cho phép ta khẳng định đình làng đã có từ thời Lê Sơ. Đầu thế kỉ XV. Những ngôi đình xưa nhất còn bảo tồn đến ngày nay đều có niên đại vào thời nhà Mạc, thế kỉ XVI. Đó là:
+ Đình Thụy Phiêu (Ba Vỳ, Hà Nội) dựng năm Đại Chính thứ 2 (1531)
+ Đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa- Bắc Giang) được ghi vào niên hiệu Sùng Khang (1566- 1577), nhiều người dự đoán vào năm 1576.
+ Đình Phù Lưu (Tiên Sơn- Bắc Ninh), được dựng vào cuối thế kỉ XVI.
+ Đình Là (Thường Tín – Hà Tây) dựng năm Diên Thành thứ 4, 1581
+ Đình Tây Đằng (Ba Vì- Hà Nội) dựa vào phong cách kiến trúc và điêu khắc, người ta dự đoán được dựng vào thế kỉ XVI
Căm cứ vào tài liệu, bi kí, chúng ta có thể biết thêm về những ngôi đình được dựng trong thế kỉ XVI. Bia đình Nghiêm Phúc (xã Lam Cầu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) dựng năm Hưng Trị thứ 4 (1591) ghi rằng đình được làm vào niên hiệu Cảnh Lịch (1548- 1553). Văn bia đình Đại Đoan ( xã Đoan Bái, Gia Lương, Ninh Bình) cho biết đình dựng năm Quý Tỵ, niên hiệu Diên Thành (1583)….
Về nguồn gốc đình làng cũng có nhiều ý kiến khác nhau và cũng chưa có giải đáp chắc chắn. Có ý kiến cho rằng, đình vốn là hành cung của vua, được xây dựng dành cho vua khi đi tuần thú, sau mới thành đình làng. Giáo sư Nguyễn Văn Huyên (1938), đưa ra giả thuyết “Các đình làng xưa là nơi nghỉ chân của nhà vua khi vua đi tuần thú trong vùng. Tại tỉnh lị có hành cung là cung điện dừng chân của nhà vua. Những làng nằm trên con đường hay có nhà vua đi qua lại cũng xây dựng những ngôi nhà có chức năng như hành cung …Về sau, những cuộc du tuần của nhà vua hiếm và nhanh hơn, các làng chiếm lấy “hành cung” này để thờ thần. Điều đó còn cắt nghĩa được tại sao ngày nay, một số đình tại mặt trước lại có một tấm hoành phi sơn son thiếp vàng ghi bốn chữ “ THÁNH CUNG VẠN TUẾ”
Hà Văn Tấn cho rằng giả thuyết này thiếu cơ sở, dòng chưc “THÁNH CUNG VẠN TUẾ” không nhất thiết ca tụng vua, mà không phải là các vị thần. Hơn nữa, niên đại của hâu hết các hoành phi đó từ thời nhà Nguyễn. Ông cho rằng (mặc dù còn thiếu chứng cứ), đình có nguồn gốc từ ngôi nhà chung của làng xã, có từ thời tiền sử hoặc sơ sử của dân tộc. Căn cứ để Hà Văn Tấn cho rằng như vậy, là khi so sánh giữa bộ mái cong của đình làng với mái cong trong văn hóa Đông Sơn, cũng như ông nhận thấy nhà Rông của người thượng có những chức năng giống như đình làng.
Có ý kiến khác cho rằng, vào thời Lý ở Thăng Long, người ta xây dựng những phương đình (có quy mô nhỏ) để dán các thông báo của chính quyền, hoặc là nơi người ta tuyên đọc các văn kiện của nhà vua. Sau đó, kiến trúc loại này tỏa về làng với chức năng như trụ sở hành chính của làng, sau đó các chức năng khác.
Một vài ý kiên khác cho rằng đình làng có thể bắt nguồn từ các kiến trúc thờ thần đất và thần nước. Các cư dân Việt cổ trong tín ngưỡng bản địa, sùng bái thần đất và thần nước che chở nuôi sống họ. Các ngôi đình cổ xưa đều sùng bái thần đất, thần nước làm Thành Hoàng làng, chẳng hạn như đình Tây Đằng, đình Quang Phúc thờ thần Tản Viên-Sơn Tinh. Đình Lỗ Hạnh thờ Cao Sơn Đại Vương, thủy Bá Đại Vương, Bách lệ Đại Vương (núi-nước-đất). Trong số các nhân thần, nhiều vị là tiền thân là nhiều thần rồi được nhân thần hóa. Thành hoàng làng Yên Sở ( Hà Nội) là Lý Phúc Man, nhiều ý kiến cho rằng đó là vị thần sông Đáy, thủy thần được thờ phổ biến như Long Vương ( vua rồng), , một nữ thủy thần được thờ dưới tên Ngọc Thủy Tinh công chúa….
Đáng lưu ý là ở Tuyên Quang có đình Tân Trào và đình Hồng Thái được xây dựng vào thế kỉ XX, thành hoàng làng được thờ là thần núi của làng.
Theo nguyên lý văn hóa “ hóa thạch vùng biển” thì hai ngôi đình Hồng Thái và Tân Trào gợi cho chúng ta về ngôi đìn sơ khai đầu tiên của người Việt , Kiến trúc khung gỗ , lợp lá cọ, bộ mái lớn, xà thấp, kết cấu nhà sàn và thông thoáng tứ bề. Quy hoạch mặt bằng hình chữ nhất, vì kèo bốn hàng cột . Tín ngưỡng thờ thần đất và nước biến đổi theo thời gian, khi tiếp thu văn hóa phương Băc thì thần đất, nước được khoác bộ áo của thần thành hoàng Trung Quốc, từ đó biến thành hoàng làng Việt Nam.
Do vậy, đình làng với tín ngưỡng của nó có thể có nguồn gốc từ ngôi khu thờ thần đất, nước, hai vị thần quan trọng nhất của cư dân nông nghiệp Việt Nam.
Trong tiến trình lịch sử tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, thờ mẫu, thờ sức mạnh tự nhiên, và có phấn không lớn lắm ảnh hưởng của đạo Phật, đạo Nho đã được bổ sung tạo ra những biến thể phong phú của Thành Hoàng làng Việt Nam.
2. Chức năng của đình làng
Đình làng là một thiết chế văn hóa- tín ngưỡng tổng hợp, có ba chức năng: tín ngưỡng, hành chính, văn hóa. Rất khó để xác định chức năng nào có trước, chức năng nào được bổ sung. Hơn nữa, ba chức năng đan xen, hòa quện với nhau đến mức khó có thể phân biêt.
2. 1. Chức năng tín ngưỡng
Trong các đình làng Việt Nam, vị thần được thờ cúng là Thành Hoàng làng, vị vua tinh thần, thần hộ mệnh của làng.
Khi tín ngưỡng Thành Hoàng du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc cũng nảy sinh ra một số Thành Hoàng mà chức năng cũng giống như ở Trung Quốc…Các vua triều Nguyễn còn lập miếu thờ Thành Hoàng làng ở tỉnh và huyện. Nhưng khi tín ngưỡng Thành Hoàng về làng xã thì nó đã biến đổi khác với tín ngưỡng Thành Hoàng ở Trung Quốc. “Rõ ràng trong Thành Hoàng Việt Nam có hai dòng riêng biệt. Một dòng mang đậm gần nguyên xi mô hình Đường- Minh: hệ thống Thành Hoàng cả nước, tỉnh, huyện. Dòng thứ hai là Thành Hoàng làng. Đó mới là dòng chủ thể phản ánh bản chất tư duy tín ngưỡng Việt Nam” (Nguyễn Duy Hinh, Tín ngưỡng Thành Hoàng Việt Nam, NXB KHXH HN, 1996).
Như vây, tín nguỡng Thành Hoàng Trung Quốc khi du nhập vào làng xã Việt Nam thì các yếu tố văn hóa Hán, hoặc hiện tượng Hán hóa khác bị cổng làng chặn lại thì nó lại tìm thấy các tín ngưỡng bản địa có tính tương đồng, nên hội nhập rất thuận lợi với hệ thống tín ngưỡng đa nguyên của Việt Nam.
Nguồn gốc của Thành Hoàng cũng rất phức tạp. Trước hết là các thần tự nhiên (thiên thần hay nhiên thần) được thờ ở rất nhiều đình làng. Các vị thần này đều được khoác áo nhân thần với các tiểu sử thế tục. Được thờ chủ yếu là Sơn Tinh (thần núi), Thủy Tinh (thần sông, thần biển). Trong đó, Tản Viên Sơn thánh có địa vị cao hơn cả., chẳng hạn đình Tây Đằng thờ vị thần này. Ngoài ra, các vị thần núi có tên như Cao Các, Quý Minh được thờ ở nhiều nơi. Các thần núi ở địa phương như: Tam Điệp Sơn, Điệp Sơn cũng được tôn làm Thành Hoàng làng.
Thành Hoàng làng thứ hai là các nhân thần. Các nhân vật lịch sử như Lí Bôn, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo…Chiếm số đông trong các nhân thần là những người ít nổi tiếng hơn như quan lại, nho sĩ và đặc biệt là các tướng của Hai Bà Trưng, nhất là các nữ tướng. Những vị thần nay thực ra là các nhân vật truyên thuyết, mang tính giả lịch sử hơn.
Thành Hoàng làng thứ ba gắn liền với tín ngưỡng bản địa, như tục thờ cây, thờ đá thời nguyên thủy (đình làng thôn Cẩm La, xã Lang Chăng, Hưng Yên thờ thần cây).
Tín ngưỡng phồn thực của người Việt ghi lại dấu ấn khá đậm nét trong đình làng. Các bộ sinh thực khí của nam nữ được thờ làm thần. Dưới quan điểm của Nho giáo đó là các “dâm thần”, nên chúng được ngụy trang kín đáo dưới hình thức các nhân vật lịch sử. Ví dụ như trong hậu cung của đình làng Nối Mỹ Hảo (Hưng Yên) trước đây có thờ một bộ chày cối bằng đá- biểu tượng của sinh thực khí nam nữ. Thành Hoàng làng là Phạm Thị Lương, cô gái có công đánh giặc, đã hi sinh và được truy phong là Lương Lang công chúa. Chúng ta có thể nhận thấy Lương hay Lang là biến âm kín đáo của từ “nương” hay “nõ nương”. Ở xã Tức Mặc - Nam Định, một trong ba vị Thành Hoàng làng có tên Thực Côn công chúa nhưng lại ghi tên nôm là :con nường”. Ở đây ta thấy từ “côn” có nghĩa là cái gậy ngắn, đồng nghĩa với “con nường”.
Ngoài các vị thần ở đình làng còn thờ những người có công khai phá đất mới, lập làng như hai hoàng tử thời Lý là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương, Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Cư Trinh … Ở miền Bắc thường gặp ở các vùng ven biển dân làng thờ những người có công khai hoang lấn biển. Những người gọi là “tiên hiền” là những người đến trước, “hậu hiển” là những người đến sau tiếp tục công cuộc “ khai canh, khai khẩn”.
Ở miền Trung người ta thờ các vị trong đình hay ở các miếu, khi tế lễ người ta rước Thành Hoàng về đình. Ở Nam Bộ trong các đìn đều có hương án, bệ thờ các vị “tiên hiền”, “ hậu hiền”, những người có công xây dựng làng từ buổi đầu. Đặc biệt đã có những vị đóng góp nhiều công lao to lớn, quan trọng thì được đời sau gọi là “Tiên Hiền Cầm Địa”, hay “Cẩm Địa” ( cầm địa là miếng thịt vai của con heo mang cúng, loại thịt ngon nhất) ( Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, Hồ Tường- đình Nam Bộ- tín ngưỡng và nghi lễ, Nxb TPHCM, 1993).
Thành Hoàng có thể là người xuất thân hèn kém, có người chết vào giờ thiêng cũng được thờ làm thần. Trong lễ hội, người ta thường cử hành “ hèm” để nhắc lại thần tích của các vị Thành Hoàng làng này.
Những người có công đóng góp cho làng sau khi chết được dân làng thờ làm “ hậu thần”, hàng năm cúng giỗ ở đình. Có người khi còn sống đóng góp cho làng trên cơ sở có khoán ước với làng, được ghi thành văn bản, đôi khi được khắc vào bia đá. Họ được “ bầu hậu” khi chết đi được thờ làm “ hậu thần” và được làng hương khói hàng năm.
Ngoài ra, ở một số làng nghề thủ công người ta còn thơ tổ nghề gọi là “ tiên sư”. Trong miền Nam các “ tiên sư” được thờ ở nhà hậu của đình làng, chỉ có một số ít tiên sư được thờ ở chánh điện.
Những ngôi đình ở miền Trung và miền Nam đã tiếp thu ảnh hưởng của tín ngưỡng Chăm và Khơ me, nữ thần Pô. Ino Naga của Chăm pa được người Việt đưa vào đền thờ với cái tên đã được Việt hóa là Thiên Y A Na Ngọc Diện thánh phi hay gọi đơn giản là bà chúa Ngọc. Ở Nam Bộ, dân làng còn đưa vào thờ trong đình các vị thần có nguồn gốc Khơ me như Árắc, Trà Viên tướng quân...
Tóm lại, như nhận định của Hà Văn Tấn, các thần làng Việt Nam biểu hiện một hệ thống tín ngưỡng đa nguyên. Đó là một hệ thống pha lẫn nhiều yếu tố tín ngưỡng sơ khai của cư dân nông nghiêp (tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ mẹ, các thần sức mạnh tự nhiên…) với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người anh hùng và có phần không lớn lắm ảnh hưởng của của đạo Phật và đạo Nho. Như ý kiến của giáo sư Đào Duy Anh phát biểu từ rất lâu: “Thành Hoàng là biểu tượng của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hi vọng chung của dân làng lại cũng là một thứ uy quyền siêu việt, một mối liên lạc vô hình, khiến cho hương hồn thành một đoàn thể có tổ chức, và hệ thồng chặt chẽ” (Đào Duy Anh: Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb HCM, 1993)
2. 2. Chức năng hành chình
Đình làng thực sự là trụ sở hành chính của làng nơi mọi công việc về hành chính của làng đều được tiến hành ở đó. Từ việc xét xử các vụ tranh chấp, phạt vạ, khao vọng, từ thu tô thuế đến việc bắt lính, bỏ các xuất phu đinh.
Chủ thể tiến hành các hoạt động hành chính ở đình làng là các vị có chức danh Chánh tổng, Lý trưởng, Phó lý, Trưởng tuần và các viên quan của Hội đồng hương kì, kì mục. Cơ sở để giái quyết các công việc của làng được dựa vào lệ làng hoặc hương ước. Hương ước là một hình thức luật tục. Gắn với hoàn cảnh, phong tục, tập quán lâu đời của từng làng mà nhân dân có các bộ luật nhà nước không thể bao quát được.
Các làng đều có hương ước riêng với nội dung rất cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, hương ước làng bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Những qui ước về ruộng đất: việc phân cấp công điền, công thổ theo định kì và qui ước về việc đóng góp (tiền và thóc).
+ Qui ước về khuyến nông, bảo vệ sản xuất, duy trì đê đập, cấm lạm sát trâu bò, cấm bỏ ruộng hoang, chặt cây bừa bãi.
+ Những quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm của các chức dịch trong làng. Việc xác định chức dịch trong làng nhằm hạn chế họ lợi dụng quyền hành và thế lực để mưu lợi riêng.
+ Những quy định về văn hóa tư tưởng, tín ngưỡng. Đó là những quy ước nhằm đảm bảo các quan hệ trong làng xóm, dòng họ, gia đình, láng giềng, được duy trì tốt đẹp. Quy định về việc sử dụng hoa lợi của ruộng công vào việc sửa chữa, xây dựng đình, chùa, điện, quy định về thể lệ tổ chức lễ hội, khao vọng, lễ ra làng, lễ nộp cheo…
Hương ước còn có những quy định về hình phạt đối với ai vi phạm. Vi phạm mức độ nào thì nộp phạt hoặc phải làm cỗ ở đình làng để tạ tội với Thành Hoàng làng. Hình phạt cao nhất là bị đuổi ra khỏi làng.
Có thể nói, hương ước là một bộ luật của làng xã. Về cơ bản, hương ước chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân gian tốt đẹp, được hình thành lâu đời và nếu được chắt lọc có thể phát huy những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống làng xã hiện nay.
Với đặc điểm của tính tự trị va tính cộng đồng của làng xã, hoạt động hành chính và quản lí của làng xã được tiến hành có hiệu quả.
Đình làng với tư cách là trụ sở hành chính đã trở thành biểu tượng của tính tự trị và sự cố kết cộng đồng trong suốt chiều dài lịch sử của mình.
2. 3. Chức năng văn hóa
Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả làng. “Cây đa, bến nước, sân đình” đã đi vào tâm hồn của người dân quê. Đỉnh cao của các hoạt động văn hóa ở đình làng là lễ hội. Làng vào hội cũng được gọi là vào đám, là hoạt động có quy mô và gây ấn tượng nhất trong năm đối với dân làng.
Ở các làng quê Việt Nam còn có hội chùa, hội đền nhưng phần lớn là hội làng được diễn ra ở đinh làng gắn với đời sống của dân làng. Lễ hội bao gồm hai phần chính là: Phần lễ và phần hội:
+ Lễ là các hoạt động có tính nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng
+ Hội là hoạt động mang tính giải trí, gắn liền với thế tục, nghệ thuật, thể dục, thể thao. Nhưng trong một số trò chơi hội làng cũng có ý nghĩa tâm linh, gắn với mục đích cầu mưa, cầu mùa. Lễ hội ở làng diễn ra “xuân thu, nhị kì” vào các dịp nông nhàn. Lễ hội phần lớn và tháng Giêng, có nơi vào thành hai, thàng ba âm lịch. Lễ hội thu thường vào tháng bẩy, tháng tám. Đó là hai lễ hội lớn, còn trong năm người ta cúng lễ Thành Hoàng làng.
Lễ cúng Thành Hoàng làng trong khi mở hội có quy trình như sau:
- Lêc trộc dục: lễ tắm tượng thần hay thần vị
- Lễ tế Gia quan tức là lễ mặc áo, đội mũ cho tượng thần. Nếu chỉ có thần vị thì đặt áo, mũ lên ngai.
- Rước thân: khi mở hội, người ta rước thần từ đền ra đình. Khi kết thúc hội thì lại rước thần về đền. Ở nhiều làng, người ta thờ Thành Hoàng làng ngay trong đình. Trong ngày hội, người ta rước thần đi vòng quanh làng và quay về đình.
- Đại tế: là lễ tế quan trọng nhất. Có một người đứng chủ trì lễ (chủ tế), còn gọi là mạnh bái. Ngoài ra còn có hai hoặc bốn người bồi tế, hai người đồng xướng, hai người nội tán, mười đến mười hai người chấp sự.
Về nghi lễ tư tế có bốn giai đoạn:
- Nghênh thần
- Hiến lễ, lễ dâng ba lần, gọi là sở lễ (lễ dâng lần đầu), á hiến lễ (lế dâng lần hai), chung hiến lễ (lễ dâng lần cuối).
- Lễ tạ: chủ lễ lễ bốn lễ’
Sau buổi đại tế, người ta coi thần luôn có mặt ở đình nên các chức sắc và bô lão phải thay nhau túc trực. Mở hội gọi là nhập tịch, hết hội gọi là ngày xuất tịch hay còn gọi là ngày dã đám.
Trong lễ cúng thần ở một số nơi có một nghi lễ đặc biệt gọi là “hèm”. Toàn Anh nhận định: “Thường hèm nhắc lại một đoạn tiểu sử của vị thần, thường làm những điều xấu nên hèm thường được cử hành riêng trong người làng với nhau. Tuy nhiên, cũng có hèm cần phải có nhiều người mới cử hành được hoặc hèm chỉ có thể cử hành được khi có người lạ…do đó cũng có nhiều làng cử hành hèm thần linh một cách công khai”. (HVT- Đình VN)
Sau phần tế lễ là các hoạt động vui chơi, giải trí. Sân đình trở thành sân khấu diễn xướng, ca hát. Ở những hội làng Bắc Bộ, sân đình thường có chiều chèo, vùng Bắc Ninh, Bắc Giang sân đình gắn với hội hát quan họ.
Mỗi địa phương có trò chơi khác nhau, thỏa mãn con người với nhiều nhu cầu như: nhu cầu tâm linh (các trò chơi gắn với cầu mưa, cầu mùa, cầu ngư,..), nhu cầu cộng cảm, nhu cầu thể hiện sức mạnh, sự tài trí. Các trò chơi gắn liền với nghi lễ cầu mưa, cầu mùa như cướp cầu, kéo co, đua thuyền…
Chẳng hạn trò chơi cướp cầu ở đình Thằng Núi (Hiệp Hòa- Bắc Giang) trên sân đình ơt hai đầu Đông- Tây có đào hai lỗ vuông vắn. Theo người xưa truyền rằng, hai hố tượng trưng cho chỗ trâu vàng đằm mình ngày xưa.
Các giáp cử những người dự thi. Các đấu thủ đều cởi trần, đóng khố đỏ, luật thi rất đơn giản: ai tranh được quả cầu bằng gỗ vuông có buộc tua đỏ đem thả vào lỗ của đối phương là thắng cuộc.
Cuộc thi được bắt đầu khi một bô lão mặc áo nhiễu đỏ, tay dơ cao quả cầu lên và nói: “Làng ta mở hội thi cầu, bên nào thắng cuộc xin vào đình làng lĩnh thưởng”. Lập tức một tiếng pháo nổ vang, quả cầu được tung lên. Các đấu thủ nhanh chóng xông tới cố giật quả cầu để lao về phía đối phương. Quả càu bị giằng đi, giật lại, lúc ở bên Đông, lúc bên Tây. Người xen reo hò náo nhiệt, tạo không khí tưng bừng của ngày hội.
Chúng ta có thể nhận thấy, trò chơi cướp cầu có chứa đựng yếu tố tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước. Quả cầu chính là biểu tượng của Mặt trời, vận động từ Tây sang Đông.
Trò chơi cũng thể hiện quan niệm âm dương, quả câu- mặt trời (dương), hố vuông- đất (âm).
Cũng là trò chơi cướp cầu nhưng ở làng Yên Xá, Ninh Bình cũng có một số khác biệt. Hai hố cầu cũng được đào ở hai hố Đông- Tây, nhưng một hố gọi là hố Chiêm, một hố được gọi là hố Mùa. Quả cầu được sơn đỏ và thờ ở hậu cung được người ta rước ra sân đình. Sau khi làm lễ, trò chơi bắt đầu. Dân làng tin rằng nếu quả cầu bị bỏ nhiều vào hố phía Tây thì năm đó được mùa lúa tháng 10, nếu cầu lọt vào hố phía Đông thì sẽ được mùa vụ chiêm tức thánh 5.
Trò chơi cầu ở xã Lương Lỗ, Thanh Ba, Phú Thọ là trò ném cầu rọ. Chiếc rọ tre thủng tròn được treo trên một cây tre ở sân đình. Đội có nhiều cầu bỏ vào rọ sẽ thắng cuộc.
Trong các hội làng ở trung du Bắc Bộ có trò đánh cầu bằng gậy tre cong gọi là trò chơi hất phết. Cái gậy và quả cầu được gọi là gậy phết và quả phết. Đất và trời là hai yếu tố đối lập, nhưng lại hợp với nhau khi mà quả cầu được bỏ vào hố đất. Như vậy, từ trong trò chơi ấy, tự nó đã biểu đạt được những quan niệm về vũ trụ và tín ngưỡng của người Việt. (Phan Anh, Thu Hương, Hà Bắc ngàn năm văn hiến, Ty VH Hà Bắc xb, 1976”.
Cũng có nơi quả cầu là quả bưởi, hoặc quả dừa. Trong lễ “đảo vũ” ở xã Thanh Trực- Lập Thạch- Vĩnh Phúc người cướp được cầu thì nhanh chóng ra ao đình ném quả dừa xuống ao, với ước vọng cầu mưa. Dân làng có câu: “Cướp bưởi cầu mưa, cướp dừa cầu nước”.
Đua thuyền là một trò chơi mang tính thể thao và gắn với lễ nghi nông nghiệp, đã có ở Việt Nam từ lâu đời. Trong lịch sử đã ghi chép về đua thuyền từ 985. Không chỉ có ở Việt Nam mà đua thuyền khá phổ biến ở phía bắc Đông Nam Á. Trong hội đua thuyền, tiếng trống đánh vang là biểu tượng cho tiếng sấm, thuyền chèo dưới nước là thúc nước gọi mưa. Đua thuyền còn gắn với tín ngưỡng phồn thực như trong hội đua thuyền ở xã Đào Xá (Thanh Ba- Phú Thọ) chỉ có hai thuyền tham dự, một thuyền đực, một thuyền cái. Trên mũi thuyền đực có khắc hình con chim, trên mũi thuyền cái khắc hình con cá. Hội làng Đăm (Tây Tựu- Từ Liêm- Hà Nội) hội đua thuyền lại gắn với lễ tế thủy thần là thánh Tam Giang và Thành Hoàng làng là nữ thần Nguyễn Thị Giang (giang là sông).
Kéo co là một trò chơi dân gian sôi động và náo nhiệt, trò chơi bình thường như thế nhưng lại gắn với lễ cầu mùa. Hai đội kéo co theo đúng chiều Đông- Tây. Dân làng tin rằng nếu đội phía đông thắng thì năm đó được mùa, đội phía tây nhiều khi phải giả vờ nhường cho đội phía đông thắng. Có nơi trò chơi kéo co chỉ diễn ra theo hình thức như ở làng Chấp (xã Hữu Chấp- Yên Phong- Bắc Ninh), bên nữ phía động bao giờ cũng phải thắng vì người ta tin rằng có như vậy thì năm đó mới được mùa.
Cho đến nay, cúng đình và lễ hội vẫn là hình thức sinh hoạt cộng đồng tiêu biểu ấn tượng nhất của làng xã. Trong sinh hoạt tín ngưỡng đó, người dân vẫn tin vào sự phù hộ của các vị thần trong mùa màng và đời sống. Hội làng ở đồng bằng Bắc Bộ sau một thời gian bị đứt đoạn đã có sự phục hồi nhanh chóng, chứng tỏ dân làng vẫn có nhu cầu về tâm linh. Điều đó cũng chứng tỏ sức sống bền bỉ của tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng.
Tóm lại, đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi của nền văn hóa Việt Nam. Những nhân tố tự nhiên và xã hội đã hình thành nên làng, một cộng đồng làng, lối sống làng. Đình làng là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng ra đời từ thời Lê Sơ, đánh dấu một bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ truyền. Đình làng là một biểu tượng của tính cộng đồng, tự trị dân chủ của làng xã. Ngôi đình là trung tâm văn hóa của làng mà thể hiện cô đọng nhất là lễ hội.
Chương II: Kiến trúc đình làng Bắc Bộ qua một số đình làng tiêu biểu
1. Vị trí, cảnh quan và quy hoạch mặt bằng của đình.
Người Việt từ thưở xa xưa khi dựng làng, lập ấp đã biết lựa chọn địa thế đất, vừa thuận lợi cho làm ăn và sinh hoạt, vừa tận dụng lợi thế của thiên nhiên. “Thứ nhất dương cơ, thứ nhì âm phần”. Người ta tin rằng ở thế đất tốt sẽ ăn lên làm ra, đón điềm lành, chánh điều dữ.
Khi dựng đình- nơi linh thiêng của làng thì người ta càng thận trọng trong việc kén hướng đình vì tin rằng hướng đình liên quán đến sinh mệnh, họa phúc của cả làng. Ở một số làng, khi trong làng xảy ra nhiều chuyện tai ương hay bệnh tật, làm ăn thất bát thì dân làng cho rằng do hướng đình không thuận. Muốn thuận thì phải thay hướng đình: ví như, đình Nhân Trạch, xã Nhân Trạch, huyện Thường Tín, Hà Nội vốn nằm theo hướng Đông, do dân làng làm ăn khó khăn nên đã xoay đình về hướng chính Tây.
Hướng có “góc ao, đao đình” là điề xấu, cần kiền kị. Dân làng Mai Xá Chánh đã xung đột giữ dội với dân làng Mai Xá Thị do hướng đình của Mai Xá Thị có hướng đao đình về phía đình làng của họ.
Hướng đình thậm chí cũng có thể chi phối đến “sức khỏe” của các thành viên trong làng như câu ca dao đã viết:
“Toét mắt là tại hướng đình
Cả làng toét mắt, chứ mình em đâu”
Trong bốn phương, tám hướng của trời đất đều thể hiện quan niệm của người xưa về vũ trụ và nhân sinh. Đối với người Việt, hướng Bắc về mặt tâm linh là hướng u tối, vô minh, gắn với các thế lực hắc ám. Ở miền Bắc có gió mùa Đông Bắc rất lạnh. Hầu hết các di tích đều không quay về hướng này, trừ trường hợp ngoại lệ, có lí do phong thủy hoặc được minh giải rõ rang: như đình Chèm thờ Lý Ông Trọng, đình Đông Ngạc (Từ Liêm- Hà Nội) quay hướng Bắc, hướng ra song Hồn, đình Quang Phúc (Ba Vì- Hà Tây) quay về hướng Bắc.
Hướng Đông là hướng mặt trời mọc (hướng dương), theo quan niệm tâm linh là nơi của thần ở. Tuy nhiên phần nhiều các ngôi đình ở miền Bắc lại ít theo hướng này vì cần tránh bão từ biển Đông và người ta cũng quan niệm ánh nắng mặt trơig chiếu thẳng vào di tích không thuận theo tâm linh. Một số ngôi đình quay theo hướng này như đình Phù Lão (xã Đông Mỹ, Lạng Giang, Bắc Giang), đình Việt Lập (xã Liên Chung, Tân Yên, Bắc Giang), đình Mộ Trạch (xã Tân Hồng, Cẩm Bình, Hải Dương)…quay hướng chính Đông.
Hướng Tây là hướng nhiều ngôi đình được xây dựng. Về mặt tâm linh, người ta cho rằng hướng này phù hợp với quy luật âm dương thuận hòa. Vì rằng, mặt trước của di tích cũng là mặt trước của thần (thuộc dương), nhìn về hướng tây (thuộc âm), mặt sau di tích (thuộc âm) quay về hướng Đông (thuộc dương), tay trái của thần (thuộc âm) hướng nam (thuộc dương), tay phải của thần (thuộc dương) hướng Bắc (thuộc âm). Mọi thứ đều hợp, do vậy thần sẽ bình tâm trị dân mà ban phúc cho dân. Mặt khác, ngôi đình với bộ mái lớn xà thấp đã tạo nên độ ẩm lớn trong đình, có thể làm mục gỗ, nên ánh nắng hướng Tây với thời gian chiếu sang dài sẽ làm cho trong đình trở nên khô ráo.
Hướng Nam là hướng được quan tâm nhất. Đạo Phật cho rằng hướng Nam là hướng trí tuệ, trong sang. Khi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thì hướng Nam được coi là hướng của thánh nhân, của bậc đế vương. “Thanh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (Thánh nhân ngồi quay hướng Nam để nghe thiên hạ). Thành Hoàng làng là ông vua tinh thần nên ngồi quay hướng Nam, gắn với quẻ Lí của lửa sáng, là hợp lẽ. Đồng thời, hướng Nam tận dụng các yếu tố thuận lợi về mặt thời tiết. Tránh được gió phương Bắc, và các cơn bão phương Đông. Về mùa hè có gió nồm Nam, “gió Nam chưa nằm đã ngáy”. Từ thời nguyên thủy, người xưa đã biết lựa chọn ưu thế này của hướng Nam. Phần lớn hang động Hòa Bình có người ở đều quay hướng Nam hoặc hướng Đông.
Việc chọn đất, thế đất đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Người ta chọn đất cho thuận phong thủy. Đất dựng đình phía sau phải có đất cao làm chỗ dựa (gọi là hậu chẩm). Hai bên cùng có thế đất “tay ngai”, tả có Thanh Long, hữu có Bạch Hổ. Phía trước có minh đường, tức là có nước “tụ thủy” cũng là tụ linh, tụ phúc. Đằng xa phía trước có án che gọi là tiền án. Chúng ta thường gặp nhiều đình làng hướng mặt ngang sông, nhất là chỗ sông uốn khúc. Đó là thế đất “thè lè lưỡi trai không ai thì nó, khum khum vọng vó chẳng nó thì ai” tức là khu đất bồi. Tuy nhiên, nhiều làng không có những thế đất thuận lợi theo phong thủy, người ta phải tạo ra bằng cách đào hố, ao hay giếng lớn trước đình làm thế “tụ thủy”.
Việc tìm đất đều do thầy địa lí đảm nhận. Chẳng hạn, năm 1736 Nguyễn Thạc Lương, tước Dương Đình Hầu cùng vợ là Nguyễn Thị Nguyên đã góp tiền cùng dân làng Đình Bảng (Bắc Ninh) làm đình, thầy địa lí chọn thế đất hình “con nhện”, chân của nó là các ngõ xóm ấp tụ về. Đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) ngôi đình có từ thế kỉ XVI được coi như dựng trên thế đất hình một con rùa, có bốn chân bám vào bốn làng, đầu quay hướng Tây. Đình Thắng Núi (Bâc Giang) được dựng ở địa phận thôn Hòe Nhai là thế đất “đầu rồng”. Đình Sơn Đồng, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội dựng trên thế đất được xem là “trán rồng”. Vì thế, trên tấm bia nhỏ ở sân đình có ghi “Năm Duy Tân thứ 7 (1913) hai thôn quyết định: từ xứ Mả Rền long mạch chạy dài về đình, không ai được làm thương tổn, đứt đoạn, từ nay về sau cấm đào bới. Ai không nghe theo sẽ bị thần linh trù diệt. Cùng thề!”
Đình làng là thiết chế tổng hợp, đa chức năng, vừa có sự linh thiêng của tín ngưỡng, vừa có uy lực thế tục của chính thể quân chủ, đồng thời lại hòa đồng gần gũi với đời sống dân dã. Ngôi đình đặt ở đâu thì tạo r trung tâm của làng ở đó. Ngôi đình to lớn, đồ sộ bề thế, nhưng không gây cảm giác trấn áp. Từ không gian bên ngoài bước vào trong đình không gây sự thay đổi đột ngột về tâm lí. Trước đình thường có khoảng sân rộng, hồ nước và những cây lớn thường được trồng xung quanh phía sau san đình.
Từ xa xưa người ta có thể trông thấy cổng đình, thường soi bóng xuống mặt nước phẳng lặng của một cái ao, một mái ngói lợp dầy, trên nóc đắp hai con rồng vẩy ngắn bằng sứ…Kiến trúc đó không nặng nề, rườm rà nhưng cũng tạo cho đình một vẻ oai nghiêm nhất định. Đình không đè lên, át lên cảnh cung quanh…không biến đình làng thành một cái đền trang nghiêm và linh thiêng.
Quy hoạch mặt bằng của đình làng khá đa dạng và phát triển theo chiều dài lịch sử. Từ sơ khai, quy hoặch mặt bằng hình chữ nhất là phổ biến. Sau đó xuaát hiện các loại kiến trúc hình chữ “đinh”, chữ “nhị”, chữ ‘vương”, chữ “công”. Sự phát triển của các kiểu quy hoạch mặt bằng diễn ra theo qui luật từ đơn giản đến phức tạp, chịu sự tác động và biểu hiện rõ rệt ở từng địa phương, từng vùng cũng như chịu sự ảnh hưởng của kiến trúc tôn giáo như chùa hoặc các kiến trúc dân dụng.
2. Các hạng mục kiến trúc cơ bản của đình
Các hạng mục kiến trúc cơ bản của đình cổ từ thế kỉ XVI, XVII thường gồm tòa đại đình, sân đình, ao, hố hoặc giếng phía trước. Những ngôi đình cổ như đình Thụy Phiêu, Tây Đằng, Chu Quyến, Quang Húc...cho đến nay vẫn có bố cục cảnh quan như thưở ban đầu. Còn các thành phần kiến trúc như: cổng, cột biểu, tiền tế, hậu cung, tả hữu vu, bình phong hoặc tường bao quanh là được bổ xung ở giai đoạn sau.
Đại đình: Đại đình còn được gọi là đại bái, là nơi hành lễ, nơi tiến hành các sinh hoạt công cộng và các hoạt động hành chính công vụ.
Kiến trúc đại đình thường có diện tích và không gian khá rộng lớn, tạo ra sự bề thế, trang trọng. Một mặt, đại đình về sau gắn với hậu cung tạo nên không khí linh thiêng. Mặt khác đại đình là kiến trúc mở, nối tỏa ra không gian rộng thoáng là sân đình bên ngoài.
Đại đình gồm ba phần. Chính giữa là trung đình, là nơi tế tự, nơi để hở nền nhà, có cung thờ hoặc tiếp nối với hậu cung được bầy thêm hương án với đồ thờ. Trước hương án là nơi hành lễ không ai đực phép ngồi.
Hai bên tả gian, hữu gian có thể có hai dãy hương án thờ những người phôi hưởng. Sàn nhà bên tả, hữu gian cao hơn nền gian trung đình. Hai đầu hồi của đình và vòng ngoài sàn còn cao hơn một cấp nữa. Càng ở cao và vòng ngoài là chỗ ngồi ủa những người có ngôi thứ còn kém, tuổi chưa cao khi làng có đám.
Hậu cung: còn gọi là nội điện, chỗ thâm nghiêm, nơi thờ thần Hoàng làng. Hậu cung xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ XVII và đặc biệt ở thế kỉ XVIII- XIX. Trong cùng của hậu cung thường có bài vị của Thành Hoàng làng (đôi nơi có thờ tượng như đình Hàng Kênh (Hải Phòng) có tượng Ngô Quyền, gần đây nhân dân đã đưa cả tượng Bác Hồ vào thờ trong đình, đình Phương Lạn (Lục Nam, Bắc Giang) có tượng của Cao Sơn Quý Minh…)
Trước nơi an phụng thần vị là bàn thờ, nơi bầy các đồ thờ Tam sự, Ngũ sự hoặc Thất sự bằng đồng, đài rượu, hòm đựng sắc phong thần tích.
Hậu cung không đòi hỏi một không gian kiến trúc lớn, nhưng bao giờ cũng ở vị trí trung tâm. Hậu cung là một kông gian khép kín, tạo nên một không khí thần bí, thiêng liêng. Đối với ngôi đình không có hậu cung riêng thì nơi thờ Thành Hoàng được thiết lập trên gác lửng ở gian giữa, thường cách nền đình khoảng 1,80m. Gác lửng được trang trí đẹp nhất, nghê chầu, cửa võng chạm trổ công phu.
Ở không gian hậu cung hai bên bàn thờ gọi là tả hữu nội gian, có hai hàng tự khí gồm cờ quạt, tàn lọng, đồ bát bửu, đồ lỗ bộ, ngựa hồng, ngựa bạch.
Nhà tiền kế: đến thế kỉ XVIII và đặc biệt thế kỉ XIX, một số đình xây thêm nhà tiền kế ở phía trước đại đình, thường có kích thước và quy mô nhỏ. Mặt bằng hình vuông (phương đình) hoặc hình chữ nhật, thông thoáng xung quanh.
Phía trước đại đình là sân đình, hai bên có hai dãy tả vu và hữu vu (hay tả mạc, hữu mạc). Các quan sửa soạn mũ áo trước khi vào tế hoặc dân làng chuẩn bị cỗ bàn từ hai dãy tả vu, hữu vu.
Ngoài cùng là cổng được gọi là Ngh môn, xác định khuôn viên đình. Hai bên tường cổng nhiều lớp đắp rồng chầu, hổ hoặc vẽ đôi võ tướng cầm long đao hoặc vẽ voi, ngựa…Pía trước cổng là hồ, ao hoặc giếng. Giữa cổng và hồ ở một số đình có bình phong hoặc hòn non bộ (thường được bổ sung vào thời Nguyễn), với quan niệm không để cho luồng gió ô trược hoặc khách viếng đi thẳng vào đại đình.
Các hạng mục kiến trúc nói trên được bố cục trên một đường trục nằm chính giữa, còn gọi là đường thần đạo. Đại đình là ngôi kiến trúc trung tâm tạo ra sự hoành tráng, trang nghiêm của đình làng. Các bộ phận kiến trúc khác liên kết với tòa đại đình để tạo nên một tổng hợp kiến trúc hoàn chỉnh hợp khối. theo từng bước đi của thời gian, đình làng đã biến đổi với các kiểu đình đa dạng, để trở thành một biểu tượng của văn hóa làng Bắc Bộ.
3. Các thành phần kiến trức cơ bản của đình làng.
3. 1. Bộ khung cột của đình làng
Hệ thống khung cột- xà- kè đình làng và các kiến cấu của nó là thành phần quan trọng nhất của ngôi đình làng, thể hiện sự tài trí, óc thông minh và bàn tay khéo léo của những người nông dân- nghệ nhân Việt Nam.
Hệ thống khung cột- xà- kẻ là hệ thống liên kết ba chiều của các cấu kiện đứng (cột cái, cột quân, cột hiên). Ngang (xà thượng, xà hạ, xà nách, câu đầu, con rường…). Dọc (kẻ, bầy, kèo xối…). Các cấu kiện được liên kết bằng các mộng kép rất chắc chắn, đông thời rất linh hoạt khi cần tháo lắp, thay thế cấu kiện bị hư hỏng, hoặc kh nâng xoay chuyển đình. Mộng là một thành tựu kĩ thuật của văn minh nhân loại, phát triển từ đơn giản đến phức tạp.
Từ mộng hở được nâng thành mộng hở quàng gáy (ở đầu cột) và mộng có lỗ (ở thân cột). Lại từ mộng có lỗ trơn và mộng quàng gáy được phối hợp tạo ra mộng lỗ có mang thắt là kiểu ộng hoàn thiện nhất…Kiểu lỗ mộng có mang thắt khi đã lắp ráp xong thì hoàn toàn cố định, không một sức mạnh nào kéo ra được. Đình Đình Bảng năm 1954 đã bị Tực dân Pháp dung xe xích kéo à không đổ là nhờ kiểu mộng mang thắt.
Bộ cột đình làng là nơi chịu sức nặng của toàn bộ ngôi đình nên khi chọn gỗ, bộ cột đình được lựa chọn cẩn thận tự những cây gỗ tốt nhất, to nhất và dài nhất, trong đó có những cái cột cái chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu. Dân gian có câu “to như cột đình”.
Liên kết các cột theo chiều dài đình là hệ thống các xà ngang, bao gồm xà thượng nối hai cột quân, xà hạ nối hai đầu hai cột hiên. Liên kết ngang phải kể đến hệ thống các hoành từ hoành nóc (tức thượng lương) đến hoành thấp nhất là tàu mái. Ở những ngôi đình cổ có hệ thống xà tử kép gồm hai xà song song với nhau gọi là xà tử thượng và xà tưt hạ, nối đầu hai cột quân giữa xà tử kép có tấm ván gió. Ở hàng cột quân phía dưới còn có xà ngưỡng (còn gọi địa thu)
Hệ thống liên kết bên dưới của bộ khung ngôi đình làng là hệ thống dầm sàn, bao gồm dầm dọc nối các cột trong một vì, dầm ngang nối các cột của các vì khác nhau. Trên dầm được lát ván làm sàn, trừ gian giữa. Hệ thống các cột được liên kết dọc bằng vì kèo, bao gồm các cấu kiện như: câu đầu, con rường, xà nách, bẩy. Câu đầu là thanh xà lớn nối đầu hai cột cái. Phía dưới câu đầu từ hai cột cái có xà gỗ ngắn vươn ra như để đỡ là đầu dư, thường được chạm thành đầu rồng với kĩ thuật chạm lộng rất điêu luyện. Phía trên cầu đầu là hai trụ đỡ con lợn, tạo thành vì nóc kieeut giá chiêng, hoặc là những con rường xếp chồng lên nhau qua những đấu kê. Các con rường này tạo thành hình tam giác gọi lag vì nóc. Cột cái nối với cột quân bằng các xà nách. Trên xã nách có các con rường ăn mộng vào cột cái tạo thành một tam giác vuông gọi là cốn. Những con rường này còn gọi là rường cánh, cũng như vì nóc dùng để đỡ các hoành. Các hoành dưới cùng được bẩy (trên bẩy có ván dong) đỡ. Bẩy là xà gỗ hơi cong lưng, vừa tạo dáng, vừa tăng cường lực gánh, khớp mộng vào cột quân và một đòn tì đỡ dưới xà nách, một đầu đỡ hoành cuối cùng. Ván dong là tấm ván nằm trên bẩy tạo thành mặt phẳng dốc để đặt và cố định hoành từ cột quân ra đến tàu mái.
Từ thế kỉ XVII, đại đình mở rộng với kiểu vì sáu hàng cột, thêm hàng cột hiên để đỡ mái. Từ cột quân nối ra cột hiên thường có thanh xà gỗ gọi là kẻ. trên kẻ có tấm ván dong chạy liền ra tàu mái, mặt trên mái dong bào phẳng theo chiều dốc mái, có bập các khấc để đặt hoành, mặt dưới ván giong lượn theo chiều cong của kẻ
Hệ thống liên kết của bộ khung nhà đình làng là hệ thống kết chặt chẽ theo ba chiều không gian với kĩ thuật mộng ghép chắc chắn và linh hoạt. Toàn bộ sức nặng của ngôi đình được truyền lực phân tán ra các cột đình, xuống các đá tảng kê chân cột. Sự liên kết của bộ khung hình hộp làm cho ngôi đình làng vững chắc, ổn định qua hàng trăm năm, chống trọi với các trận cuồng phong thường xảy ra ở đồng bằng Băc Bộ và những cơn động đất có thể làm đổ nhà cửa.
3. 2. Bộ mái đình
Tòa đại đình là ngôi kiến trúc phát triển theo chiều ngang, có xu hướng dàn sang hai bên. Đại đình bao giờ hai cũng có số gian lẻ 3- 5..và thêm hai chái. Bộ mái đình làng bền thế, xòe rộng ra hai mái chính rộng, lớn xòe thấp xuống, hai mái hai đầu che kín hai chái. Chiều cao mái thường chiếm 2/3 chiều cao đình. Từ cuối thế kỉ XVII trở về sau mái đình có xu hướng nhẹ dần, mái ngắn lại và cao lên. Đến thế kỉ XIX đã xuất hiện có một số đình có tường hồi bít đốc kông còn hai chái hai bên nữa, hoặc được trùng tulại bằng cách bỏ hai chái, nối thêm hánh ra hai tường hồi, như đình Động Lãm (Thanh Oai- Hà Nội), đình Xâm Động (Thường Tín- Hà Nội).
Dấu ấn đặc biệt nhất của bộ mái đình là đao đình. Hai mái chính và hai mái hồi gặp nhau thành đường bờ giải gấp khúc, rồi nhè nhẹ déo cong về bốn phía như hoa nở, làm cho mái đình như nhẹ đi, bay bổng trong không gian. Bộ mái cong hình thuyền là dấu ấn đặc biệt của kiến trúc bản địa Việt Nam, căn cứ để so sánh với kiến trúc của Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên…
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các kiến trúc cổ từ thế kỉ XVI trở về trước chưa có kết cấu mái cong.
* Các kết cấu của bộ mái bao gồm các loại sao:
- Hoành, rui, mè,
Hoành là những xà gỗ dài gác trên bộ vì kèo, chạy ngang chiều dài công trình. Hoành là than cây gỗ nhỏ hoặc được xẻ từ thân gỗ lớn, có xu hướng chuyển từ hình tròn sang hình vuông (ở những ngôi đình muộn). Độ dài của một hoành bằng chiều dài của một gian đình, chỗ nối giữa hai hoành có một khối gỗ nhỏ mà người ta gọi là guốc (dép) hoành.
Rui là những thanh gỗ dài và mỏng (kích thước 2 ×10 cm), đặt vuông góc với hoành theo chiều dọc dốc mái. Rui có chức năng tạo ra mặt phẳng mái. Khoảng cách giữa các rui thường bằng hoặc nhỏ hơn chiều rộng của rui.
Mè chỉ ở một số đình thuộc loại muộn. Mè là thanh gỗ nhỏ có kích thước gần vuông (3 ×4 cm) đặt vuông góc với rui chạy song song theo chiều dài công trình như hoành (mè của đình Đại Phụng, Hoài Đức, Hà Nội bằng những thanh tre, rộng từ 3- 4 cm được liên kết vào rui bằng những chốt tre). Mè có công tạo mặt phẳng để lợp ngói chiếu và không để ngói chiếu xô tụt. Hoành, rui, mè liên kết bằng chốt tre hoặc đinh sắt.
Bộ mái của những đình làng cổ thế kỉ XVI- XVII đều không có mè.
- Tàu mái, lá mái.
Cấu kiện gỗ quan trọng để tạo độ uốn cong mái đình là tàu mới. Là những tấm ván dày dày nối khít nhau chạy suốt chiều dài, chiều dọc mái. Tài mái có công năng như cây hoành cuối cùng.
Tàu mái có hai thành phần: tàu mái chạy nối các gian gọi là tàu gian, ở phần đầu hồi gọi là tàu hồi. Ở phần này tàu hội uốn cong dần để tạo nên góc đao. Hai tàu đao của hai mái giao nhau được khớp mộng khít nhau được gọi là Âu Tàu.
Lá mái cũng là những ván gỗ dài, nối khít nhau, mỏng và nhỏ hơn tà mái. Lá mái bám sát vào tàu mái. Tàu mái được cố định bởi những then tàu, có công năng đỡ những viên ngói giọt gianh.
- Ngói
Ngói là vật liệu chủ yếu để bao che công trình. Ngói lợp mái được chia làm hai loại theo công năng: ngói lợp và ngói lót.
Ngói lợp (cong gọi là ngói phủ) là loại ngói bản với nhiều loại như ngói mũi hài, ngói vẩy rồng, ngói di, ngói liệt.
Ngói mũi hài là loại ngói có phần mũi vuốt cao như mũi chiếc hài. Phần mũi hài thường có rãnh thoát nước, vừa có tác dụng trang trí. Đôi khi ở phần mũi hài được đắp khắc hoa văn. Đặc biệt ở đình làng Thụy Phiêu (Thụy An, Ba Vì, Hà Nội) có viên ngói ghi rõ niên đại “Thịnh Đức tam niên” (1656). Dạng ngói mũi hài tương tự ngói ơt đình Thụy Phiêu tồn tại đến thế kỉ XVII, sau thời kì này, các di tích được lợp bằng một loại ngói mũi thấp hơn, kích thước cũng nhỏ hơn, thường được gọi là ngói vẩy rồng, ngói vẩy hến…
Ngói lót (ngói chiếu) là loại ngói hình chữ nhật, kích thước thường là 12 × 18× 10 cm. Ngói lót có tác dụng tạo mặt phẳng mái trước khi lợp mái ngói phủ, vừa làm tăng độ dài mái (có nơi người ta lợp hai lần lớp ngói lót).
* Các thành phần trang trí khác
Giữa hai mái ngoi giao nhau, người ta xây bờ gạch chặn lên chỗ tiếp nối. Chỗ cao nhất cả mái là bờ nóc. Ở những ngôi đình thế kỉ XVI- XVII bờ nóc được xây bằng viên gạch rỗng có hình trang trí hoa thị.
Bờ giải: là đường xây vuông góc với bờ nóc, chạy xuống phía mái. Đến chỗ mái bắt đầu xòe rộng, đường xây gấp khúc, chạy lượn nhẹ cong vênh lên phía chót đầu đao. Đường xây này gọi là bờ guột. Trang trí bò nguội cũng thường có hàng gạch rỗng hoa thị. Ở những ngôi đình muộn về sau, bờ nóc và bờ guột thường đơn giản dần với những đường xây giật cấp đáy rộng để chặn mái .
Trên mái đình còn có các tượng trang trí để làm cho mái đình trở nên sinh động hẳn lên như con kìm, con xô, con giống- đầu đao.
Con kìm (cong gọi là kìm nóc, đâì kìm) là cấu kiện có công năng chặn hai đầu nóc, được cách điệu hóa, thường là những đầu rồng, miệng há to ngậm nuốt bờ nóc, đuôi là dạng vân xoắn lớn.
Con xô (hoặc con náp) đứng ở chỗ gấp khúc giữa bờ giải, đầu nhìn vào giữa mái. Con xô trông tựa như con lân, đầu có nhiều vân xoắn, mắt lồi.
Ấn tượng nhất của mái đình là mái đao cong, nơi đó gồm một tổ hợp những mô típ trang trí khá cầu kì, phức tạp gọi là con giống đầu đao bao gồm các mô típ rồng, phượng, hoặc những vòng xoắn như những cụ mây. Đến thế kỉ XIX trên nóc đình thường được đắp đôi rồng chầu mặt nguyệt.
3. 3. Hệ thống sàn đình
Hệ thống sàn đình tạo nên một đặc điểm rất nổi bật, độc đáo của kiến trúc đình làng, là một trong những đặc điểm kiến trúc mang tính bản địa, truyền thống từ nền văn hóa Đông Sơn. Sàn đình là một bộ phận kiến trúc vốn có gắn liền hữu cơ với ngôi đình từ thưở ban đầu. sàn đình xuất hiện do các yếu tố thiên nhiên, khí hậu như ẩm thấp, côn trùng, lụt lội…Chỉ khi người Việt cơ bản khắc phục được những nạn lụt lội, ẩm thấp thì sàn đình mới không cần thiết nữa. Nhiều nơi người ta đã bỏ sàn đình để lại dấu vết trên cột đình.
Hệ thống sàn đình được thiết lập gồm những dầm gỗ ăn mộng vào cột đình một các chắc chắn, bao gồm dầm dọc nối các cột trong một vì, dầm ngang nối các cột của các vì khác nhau. Bên trên được lát bằng những tấm gỗ phẳng, được bào nhẵn, dầy từ 2-3 cm. Chiều cao sàn đình của các đình có khác nhau, nhưng thông thường sàn đình cao từ 50- 80 cm. Bên dưới sàn đình để trống, thông thoáng và là cho nền đình rất khô ráo.
Trừ gian giữa để trống, sàn đình được lát gỗ từ gian hai bên và chia thành nhiều cấp cao dần về hai trái. Mỗi cấp cao từ 10- 15 cm. Khi hội họp dân làng phân ngôi thưa ngồi theo các cấp của sàn đình.
Các đình thế kỉ XVI như đình Thụy Phiêu, đình Thanh Lũng (Hà Nội), đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) vẫn còn dấu tích lỗ moongjcuar dầm sàn. Đình Chu Quyến (Hà Nội), thế kỉ XVII, đình Đình Bảng (Bắc Ninh), thế kỉ XVIII, đình Vương, thế kỉ XVIII ở Thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang…vẫn giữ được sàn gỗ buổi ban đầu.
3. 4. Hệ thống ván bưng và cửa của đình làng
Các ngôi đình cổ là những kiến trúc mở, thông thoáng xung quanh như chùa Tây Đằng, thế kỉ XVI, đình Quang Phúc, đình Chu Quyến (Hà Nội), thế kỉ XVII…cho đến nay vẫn giữ được mô thức nhà sàn và để thoáng xung quanh.
Nhưng từ cuối thế kỉ XVII, ở nhiều ngôi đình đã có ván bưng bao quanh. Những tấm ván này tháo lắp dễ dàng, rất linh động. Khi đình làng dần trở thành thiết chế tín ngưỡng khép kín thì đình làng được bao bằng ván đố lụa, hoặc đã có những bức tường gạch xây bao quanh hậu cung, làm cho nơi tờ thần trở nên thâm nghiêm và linh thiên hơn như ở đình Khê Tang Thượng (Hà Nội) được trùng tu lớn vào năm Chính Hòa thứ 19 (1698), đình Đình Bảng (Bắc Ninh) được dựng năm 1736…
Một số ngôi đình muộn (cuối thế kỉ XIX, đến đầu thế kỉ XX) được xây dựng hai bức tường đầu hồi thay cho hai cái chái. Chỉ có hai bức tường này phần nào là có tác dụng chịu lực, gánh bộ vì, hoành, rui, và ngói lợp nối từ gian gian giáp kề ra đầu hồi. Còn các bức tường phía trước và phía sau đình chỉ có nhiệm vụ bao che công trình mà không có chức năng chịu lực. Ở một số công trình kiểu này từ hai bức tường đầu hồi được nối dài về phía trước và kết thúc bằng hai đình trụ biểu. Kiểu đình này gọi là đình “tương hồi tay ngai”, như ở đình Hạ (Hồng Vân, Thường Tín, Hà Nội)…
Mặt trước của đình làng thường có hệ thống cửa rộng, gồm nhiều cánh cửa theo kiểu “thượng song, hạ bản” vừa kín đáo, vừa lấy được ánh sáng và không khí qua hàng chấn song con tiện. Hệ thống cửa này cũng có thể tháo lắp linh hoạt.
Hấu hết đình làng đếu có ngưỡng cửa khá cao. Ngưỡng cửa là những xà dọc (còn gọi là xà ngưỡng) nối liên kết các hàng cột ngoài. Từ Xà ngương xuống đến nền đình được bưng bằng ván gỗ dày. Sau này do mối mọt, hoặc mục nát do tiếp xúc với nền đình ẩm thấp nên người ta đã xây băng gạch. Xà ngưỡng thường cao từ 30- 50 cm, nhiều khi là di chúc gắn liền với kiến trúc đình làng kiểu sàn nhà. Người ta còn cho rằng cửa cao còn ngăn ngừa những chuyện phức tạp có tính thế tục của đời thường vào nới đình linh thiêng. Đồng thời về mặt tâm lí, người ta cao chân qua ngưỡng cửa đình thì người ta cũng chút bỏ sự đời để bước vào một không gian tín ngưỡng, chuẩn bị tâm thế để hiện diện và chiêm bái trước vị Thành Hoàng làng đây quyền uy và linh thiêng.
4. Quy trình xây dựng đình làng
Đình làng là ngôi kiến trúc quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống tâm linh, đến sinh mệnh cả cả cộng đồng làng, nên qua trình xây cất đình làng phải tiến hành qua các bước với các thủ tục, nghi lễ hết sức chặt chẽ, phức tạp, được tuân thủ nghiêm ngặt với thái độ thành kinh mang màu sắc tâm linh.
Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên vật liệu, tiền công cho việc xây dựng ngôi đình, lựa chọn được thế đất và hướng công trình, dân làng đi tìm chọn thợ dựng đình. Đó là những người thợ giỏi, có tiếng chuyên làm đình, và hơn thế nữa là họ phải có tâm. Để xây cất ngôi đình của làng, người ta thường mời hai cánh thợ (có khi đến bốn cánh thợ) từ các làng khác nhau. Các cánh thợ ganh đua, trổ tài nên đình sẽ được xây nhanh và đẹp hơn.
Các cánh thợ nhận làm đình sẽ làm tờ khoán (hợp đồng) với đại diện của dân làng về từng việc cụ thể. Ghi rõ trách nhiệm của hai bên, giá tiền công, kích thước, kiểu dáng của đình làng, kiểu của vì kèo, kiểu trang trí, thời gian hoàn thành…Các cánh thợ lại thống nhất công việc cụ thể với nhau, thường công việc được chia đôi từ gian giữa đến hai đầu hồi. Thợ cả hai cánh thợ thống nhất kích thước từng bộ phận qua một cái thước tầm (còn được gọi là sào mực, roi mực, là một nửa cây tre bổ đôi, đường kính 5- 6 cm). Sau đó các cánh thợ làm việc độc lập với nhau, thậm chí bí mật với nhau. Đôi khi có một số nơi, hai cánh thợ có những thủ đoạn gây cản trở công việc của nhau để cách thợ của mình hoàn thành công việc trước nhằm nhận thưởng của dân làng.
Chẳng hạn như khi dựng đình Xâm Động (Thường Tín- Hà Nội) một cánh thợ đã tìm cách chơi xấu để hiệp thợ đối phương cưa nhầm kích thước cột cái, bị dân làng phạt rất nặng. Hiện cây cột đó vẫn còn và được nối một đoạn cột dài hơn 1met.
Quá trình xây dựng đình trải qua 5 bước:
* Phạt mộc:
Người ta chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành “lễ phạt mộc”, cúng thổ thần, tổ sư của phường thợ. Sauk hi lễ xong người thợ cả lấy rùi đẽo vào một cây gỗ để lấy giờ. Sau đó người thợ cả tính toán thước tầm và công việc dựn đình bắt đầu.
* Động thổ
Lễ động thổ là lễ quan trọng nhằm xin phép thổ thần cho dựng đình, cầu mong các quan, các thần phù hộ dân làng xâycất đình nhanh chóng, an toàn. Sau đó n, người đại diện làng như Chánh tổng, Lý trưởng hoặc Tiên chỉ bổ nhát cuốc đầu tiên để đắp lên đình
* Thụ trụ
Sau môt thời gian làm việc mệt mài, mọi công việc chuẩn bị sặp xong, người ta lựa chọn giờ tốt, ngày lành là lễ tế Thành Hoàng bản thổ để cất dựng bộ khung đình. Dân làng khao thợ, có nơi may cho mỗi người thợ một cái áo hồng. Ngay cất dựng đình cả làng như ngày hội.
* Thượng lương
Lễ cất nóc là một trong những lễ quan trọng nhất và phải chọn được giờ tốt. Chẳng hạn bia đình Hồi Quan (Bắc Ninh) còn ghi ngày giờ đặt nóc là giờ Ngọ, ngày 19 tháng Chạp năm Ất Mùi (1715). Làng chọn một người già, hoặc một ông quan có đức độ, người đó phải được tuổi, vợ chồng song toàn, con cái đề huề, khỏe manh và làm ăn khá giả để đặt nóc đình. Nếu vì xà, khung gỗ chưa chuẩn bị xong, nhưng đã chọn được ngày tốt thì người ta vẫn tổ chức lễ cất nóc và gác tạm vào giá nạng. Sau này sẽ cố địn