CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập I_icon_minitimeSat Jul 12, 2008 6:29 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập Laodong1 Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập DHVgioi Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập Medal124 Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập 36Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập 40Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập 102Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập

 
Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập

Nói đến rất nhiều cơ hội và không ít thách thức của Nhà nước trong tiến trình hội nhập và đặc biệt là khi nước ta trở thành thành viên của WTO, thì phải nói đến Quốc hội- một trong những thiết chế quan trọng hàng đầu của Nhà nước.

Muốn xây dựng một Quốc hội phù hợp với những nguyên tắc của pháp quyền và một cuộc chơi mới với luật chung của thế giới, có lẽ chúng ta cần nhận thức rõ những thách thức đang được đặt ra và tìm cách vượt qua các thách thức đó.

1. Về khái niệm.

Sự phát triển của chế định nghị viện trong lịch sử thế giới ra đời với việc đánh đổ chế độ phong kiến tập và xây dựng nhà nước pháp quyền. Trước khi có việc tổ chức nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực, thì không có chế định nghị viện với quyền lập pháp. Nghĩa là khi chúng ta quan niệm Quốc hội như cơ quan lập pháp, thì chúng ta phải quan niệm nó với một thể chế phân quyền. Trong một thể chế tập quyền hay quyền lực thống nhất thì không thể tách quyền lực lập pháp riêng ra được.

Trong chế độ phong kiến tập quyền, quyền lực chỉ dồn vào một nơi, đó là ở nơi nhà vua. Ở một vài nhà nước phong kiến đã tồn tại một số hội đồng ít nhiều mang tính đại diện, nhưng các hội đồng này không có quyền lập pháp. Các hội đồng đó chỉ có chức năng tư vấn. Tóm lại, trong mô hình tập quyền của phong kiến thì không thể có chế định lập pháp, vì quyền lập pháp không thể nào tách khỏi nhà vua, mọi quyền lực đều nằm ở nơi nhà vua.

Nghị viện với quyền lập pháp hình thành trong cuộc đấu tranh quyết liệt để tách bớt quyền lực của nhà vua. Nó hình thành đầu tiên ở nước Anh, khi một hội đồng ban đầu làm chức năng tư vấn (Hội đồng cơ mật) từng bước giành quyền lập pháp từ tay nhà vua. Như vậy, quyền lập pháp được hình thành lên cùng với sự phân chia quyền lực. Tại các quốc gia văn minh hiện đại, chế định lập pháp luôn vận hành với triết lý của phân quyền.

Trở lại với mô hình của Quốc hội Việt Nam, về cơ bản, ở tầm hiến định chúng ta thiết kế Quốc hội của mình theo mô hình Xô viết. Trong quá trình cướp chính quyền, Lê-nin đã đưa ra khẩu hiệu “Tất cả quyền lực về tay Xô viết”. Tuy nhiên, trên thực tế, các Xô Viết ở địa phương, cũng như Xô Viết tối cao ở Trung ương chỉ làm một số chức năng nhất định, mà chủ yếu là bảo đảm tính chính đáng, tính hợp pháp cho các quyết định của Đảng và Nhà nước, bảo đảm sự ủng hộ của quần chúng nhân dân cho các quyết định nói trên...

Từ khi đổi mới đến nay, Quốc hội nước ta đang ngày càng khác hơn với chế định Xô Viết tối cao. Chúng ta đang nói đến quyền lập pháp của Quốc hội, đến việc Quốc hội phải giám sát Chính phủ hiệu quả hơn... Thậm chí, luật pháp nước ta còn thiết kế cả những công cụ để chế ước và cân bằng quyền lực. Ví dụ, Thủ tướng có quyền đề nghị bổ nhiệm các Bộ trưởng, Quốc hội có quyền phê chuẩn. Như vậy quyền về nhân sự một nửa nằm ở Thủ tướng, một nửa nằm ở Quốc hội. Hay việc Chủ tịch nước có quyền phủ quyết pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội là một ví dụ khác. Toàn bộ cách hiểu, cách làm như trên phản ánh những đổi mới theo mô hình nhà nước pháp quyền (mà về bản chất cũng là phân chia và chế ước quyền lực).

Tuy nhiên, một sự sáng tỏ về mặt khái niệm của một cơ quan lập pháp vẫn chưa đạt được. Sự đan xen giữa ảnh hưởng của mô hình Xô Viết và mô hình pháp quyền đang làm cho hoạt động của Quốc hội gặp không ít khó khăn, lúng túng.

2. Xung đột lợi ích.

Xung đột lợi ích là tình trạng lợi ích của cá nhận các vị đại biểu QH mâu thuẫn với việc thực thi các chức trách của họ ở Quốc hội. Khi bị xung đột lợi ích, Quốc hội sẽ rất khó thực hiện các chức năng của mình một cách hiệu quả. Cụ thể, các đại biểu không thể là cấp dưới của Chính phủ. Quốc hội của ta có rất nhiều các đại biểu là cán bộ của cơ quan hành chính. Hành chính là cấp dưới của hành pháp, nên không thể giám sát hành pháp được. Chính vì vậy xung đột lợi ích lớn nhất của rất nhiều đại biểu là không giám sát thì tốt hơn là giám sát. Vì giám sát cấp trên của mình quá sát sao thì chắc chắn sẽ bị bất lợi (không được cân nhắc đề bạt chẳng hạn). Nếu chúng ta thiết kế mô hình trong đó sự xung đột lợi ích xảy ra, thì mô hình đó cơ bản không thể vận hành suôn sẻ được.

3. Đại diện chồng chéo.

Chúng ta có các đoàn đại biểu Quốc hội, và tất cả các vị đại biểu Quốc hội đều là đại biểu của một tỉnh nào đấy. Do vậy, tính chất địa phương trong Quốc hội là rất nặng. Quốc hội trong nhiều trường hợp mang tính chất như một thượng viện hay một viện địa phương. Mặc dù, Hiến pháp đòi hỏi các vị đại biểu QH vừa phải đại diện cho cử tri đã bầu ra mình, vừa phải đại diện cho cử tri cả nước, điều này là rất khó khăn. Lý do là vì nền tảng bầu cử là của tỉnh, nên khuyến khích là đại diện cho tỉnh. Nếu chồng chéo về đại diện như thế này thì khó thực hiện được chức năng giám sát và tính đại diện cho cử tri theo mô hình của hạ viện ngày càng giảm. Đó là một thách thức rất lớn, nếu chúng ta muốn Quốc hội vận hành tốt thì chúng ta phải đi sâu vào cơ chế đại diện và học thuyết về đại diện phải được phát triển. Nếu muốn đại diện cho toàn quốc, đại diện cho cử tri thì hệ thống đơn vị bầu cử phải được phân chia theo nguyên tắc khác (không chia theo đơn vị hành chính tỉnh).

4. Khả năng bảo tồn năng lực thể chế.

Đó là một thách thức rất lớn của Quốc hội khi tỷ lệ đại biểu tái cử chiếm khoảng 27%. Trong lúc đó làm đại biểu là một nghề rất khó. Nhiều khi phải mất hai nhiệm kỳ một đại biểu mới có thể trở nên hiệu năng được. Tuy nhiên, nếu chúng ta vẫn tổ chức bầu cử theo cơ cấu thì khả năng tái cử của các vị đại biểu QH là rất thấp. Hiện nay, để hỗ trợ cho hoạt động của đại biểu, chúng ta đã thành lập Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử. Tuy nhiên, làm chính khách thì ngoài việc học còn cần đến năng khiếu của mỗi cá nhân.

Tóm lại, trên đây là một số thách thức lớn nhất, mặc dù không phải là duy nhất mà Quốc hội nước ta đang phải đối mặt trong quá trình hội nhập. Vượt qua các thách thức nói trên là rất quan trọng để chúng ta thiết kế được một hệ thống vận hành hiệu quả và đúng đắn. Vượt qua như thế nào và vào lúc nào chắc là phải có thời gian.

TS Nguyễn Sĩ Dũng
Chữ ký của ChauTienLoc




 

Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI :: Việt Nam ngày nay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất