Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát
Toàn tập Minh Châu Hương Hải là một trong rất nhiều công trình sử học của giáo sư Lê Mạnh Thát. Trong khi sưu tầm, đối chiếu, xác minh và giới thiệu những cống hiến quan trọng về lịch sử tư tưởng, văn học và Phật giáo Việt Nam ông đồng thời đã cẩn trọng "trả lại cho người khác" những gì của họ. Ông bảo những nhầm lẫn trong các công trình sử học kiểu đó không những không làm vinh dự thêm cho dân tộc mà còn rất tai hại, nó khiến cho người ta nghi ngờ chính những cống hiến quan trọng của các nhân vật lịch sử nước ta, đặc biệt khi các bậc thức giả nước ngoài tiếp cận những tài liệu này.
Nhưng ngoài sự nghiêm cẩn, ông còn có một lợi thế tự nhiên khó có học giả nào có được. Là một thiền sư, ông đã đọc hết những bộ kinh sách đồ sộ như Đại tạng kinh và Tục tạng kinh chữ Hán, ông đọc trước hết là "để thưởng thức". Chính vì vậy mà chẳng hạn như đối với trường hợp hai bài thơ nói trên, ông đã biết đến khi đọc bộ sử thiền tông Trung Quốc (trong Tục tạng kinh), nên khi nghiên cứu về Huyền Quang và Hương Hải ông đã phát hiện ngay sự nhầm lẫn.
Lịch sử dân tộc bảo tồn trong kinh Phật
Lục độ tập kinh là một tập kinh quan trọng trong Đại tạng kinh của Phật giáo thế giới. Tập kinh này được dịch ra chữ Hán vào thế kỷ thứ 2, truyền bản của nó đến ngày nay gồm 8 quyển, 91 truyện, trình bày sáu hạnh vượt bờ của Bồ tát gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Các vị cao tăng đông tây kim cổ đều biết đến tập kinh này và từ lâu nó đã được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Nhật.
Lần đầu tiên sau gần hai ngàn năm lưu truyền của Lục Độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát có những phát hiện cực kỳ quan trọng từ tập kinh này. Ông khẳng định tập kinh đó là của Việt Nam, nó được dịch ra chữ Hán từ một bản tiếng Việt chứ không phải từ bản tiếng Phạn; Tăng Khương Hội, người dịch bản kinh đó, người mà sử sách cổ Trung Quốc coi là "bậc thánh hiền", là một người Việt Nam (ít nhất là sinh ra, lớn lên, học hành, theo đạo Phật, hành đạo và trước tác đều tại Việt Nam). Bằng kiến thức uyên bác về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ, ông đã truy tận gốc tất cả những tài liệu cổ xưa nhất có liên quan, tiến hành khảo sát, đối chiếu, giám định và đưa ra một loạt những kết luận với các chứng cứ không thể phản bác. Ông bảo tập kinh đó chứa đựng "một lượng bất bình thường" các tư tưởng, quan điểm và đạo lý mang sắc thái chính trị và lịch sử Việt Nam .
Phát hiện đầu tiên là Lục độ tập kinh chứa đựng truyền thuyết khởi nguồn của dân tộc, đó là chuyện một trăm trứng. Điều này hết sức có ý nghĩa, là vì truyền thuyết đó được ghi vào sử sách bắt đầu từ bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên. Truy lùi lại thì thấy chuyện này được chép trong Lĩnh Nam chích quái. Truy nữa thì "bó tay", không biết nó xuất phát từ đâu, chỉ thấy nó liên quan tới truyện Liễu Nghi đời... Đường bên Trung Quốc. Từ trước tới nay mọi bàn cãi đều tập trung vào việc chấp nhận hay không truyền thuyết đó, mà chấp nhận hay phủ nhận nó không phải là vấn đề của lịch sử. Dân tộc nào cũng có truyền thuyết khởi nguyên, mà đã là truyền thuyết thì ít nhiều đều mang yếu tố hoang đường, nhưng đó là hồn thiêng dân tộc. Với Lục độ tập kinh, chúng ta đã truy ra thời điểm khởi nguồn của hồn thiêng dân tộc của mình.
Trong khi phát hiện truyền thuyết trăm trứng nằm trong Lục Độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát còn khám phá một sự thật lịch sử thú vị liên quan đến An Dương Vương và Triệu Đà. Từ truyền thuyết trăm trứng nằm trong truyện 23 của Lục Độ tập kinh, ông đối chiếu với một dị bản bằng tiếng Phạn và lại phát hiện truyền thuyết An Dương Vương giống như câu chuyện về trận đánh quyết định trong anh hùng ca Mahàbhàrata giữa hai anh em Pandu và Duryodhana.
Đối chiếu với tất cả những gì được ghi trong Sử Ký của Tư Mã Thiên và các tài liệu cổ sử khác của Trung Quốc, ông khẳng định truyền thuyết An Dương Vương đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 rồi lập nên một triều đại (dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư) là không có thật, nó chẳng qua chỉ là một phiên bản của câu chuyện Mahàbhàrata từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam thời Hùng Vương mà thôi. Ông cũng tiếp tục đối chiếu sử sách và khẳng định không những không có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương (vì làm gì có An Dương Vương mà đánh!) mà nước ta cũng không bao giờ bị Triệu Đà chiếm. Nước Nam Việt của Triệu Đà chưa bao giờ bao hàm nước ta trong đó cả. Có nghĩa là, cho đến năm 43 (sau dương lịch), trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Hai Bà Trưng thất bại, nước ta vẫn là một nước độc lập. Đó là triều đại Hùng Vương, là nhà nước Hùng Vương.
Nhà nước đó đã được xây dựng trên một nền văn hiến với điển chương riêng của nó, có luật pháp, có chữ viết, có lịch số, có âm nhạc, có văn học... Nhà nước đó, nền văn hiến đó hoàn toàn không do người Trung Quốc đến "khai hóa" mà có. Nó có đủ bản lĩnh, đủ sức mạnh để tiếp thu những gì là tinh hoa và để tự vệ trước âm mưu nô dịch của ngoại bang. Nó có đủ sự nổi trội để đóng góp vào nền văn minh chung của nhân loại mà Lục Độ tập kinh là một trong những dẫn chứng sống động. Với những khám phá của ông, chúng ta có đủ tài liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước...
Bùi Hà - Theo Hoàng Hải Vân (Thanh Niên) Việt Báo (Theo_VnMedia)
Fri Nov 05, 2010 2:50 pm
Gần bóng đèn, xa lọ mực
Thành viên cấp 3
Phụng_Thiên
Họ & tên : Hoàng Thiên
Ngày tham gia : 21/07/2010
Tổng số bài gửi : 126
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Gần bóng đèn, xa lọ mực
Điểm thành tích : 151
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: Những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát
Đây thật sự là 1 điều rất mới mẻ. 1 điều mà tôi chưa từng nghĩ đến. Tôi cũng không biết nói sao cả thật sự mọi quy luật đang được thay đổi nhưng tôi cũng thấy 1 điều rất đúng
Nhà nước đó đã được xây dựng trên một nền văn hiến với điển chương riêng của nó, có luật pháp, có chữ viết, có lịch số, có âm nhạc, có văn học... Nhà nước đó, nền văn hiến đó hoàn toàn không do người Trung Quốc đến "khai hóa" mà có. Nó có đủ bản lĩnh, đủ sức mạnh để tiếp thu những gì là tinh hoa và để tự vệ trước âm mưu nô dịch của ngoại bang. Nó có đủ sự nổi trội để đóng góp vào nền văn minh chung của nhân loại mà Lục Độ tập kinh là một trong những dẫn chứng sống động. Với những khám phá của ông, chúng ta có đủ tài liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước... Tôi rất ủng hộ !! rất ...rất ủng hộ. Cảm ơn bạn vì bài viết rất ý nghĩa này !!
Sat Nov 06, 2010 7:09 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát
Cảm ơn suông vậy à? Click vào nút 'cảm ơn' để m còn tăng level chứ
Nếu nói các truyền thuyết An Dương Vương là không có thật thì phải giải đáp như thế nào về Loa thành? Nếu nói nước ta đến năm 43 vẫn là nước độc lập thì các "thái thú" Tích Quang, Nhâm Diên sang "cai trị" ở đâu?
Tất cả những kết luận của giáo sư Lê Mạnh Thát đều được đưa ra kèm theo sự so sánh đối chiếu hết sức cẩn thận, kèm theo là các tài liệu dẫn chứng cụ thể có thể tra cứu đến tận gốc. Rất tiếc giới hạn của một bài báo không cho phép chúng tôi dẫn ra đây, vì nó quá nhiều. Về vấn đề chúng tôi đang đề cập, có thể xem: Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta - Lê Mạnh Thát, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2006.
Làm trong sạch những trang sử của tổ tiên bờ cõi
Như chúng tôi đã đề cập, giáo sư Lê Mạnh Thát đề nghị dứt khoát loại bỏ truyền thuyết An Dương Vương và nước Nam Việt của Triệu Đà ra khỏi lịch sử nước ta. Cần biết, toàn bộ cơ sở để dựng lên thời kỳ An Dương Vương và Triệu Đà trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ Đại Việt sử lược, rồi Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục... cho đến sử sách ngày nay mà chúng ta biết, là lấy từ 4 tài liệu cổ sử Trung Quốc, đó là Giao châu ngoại vực ký, Quảng Châu ký, Nam Việt chí và Nhật Nam truyện. Theo giáo sư Lê Mạnh Thát, trong 4 tài liệu đó, 3 tài liệu không rõ nguồn gốc và niên đại (chỉ phỏng đoán được đại khái là vào thế kỷ thứ VI, thứ VII), riêng Nam Việt chí thì có nguồn gốc niên đại rõ ràng (thế kỷ thứ V), nhưng tất cả đều mơ hồ, mâu thuẫn và không đáng tin cậy. Trong khi đó, căn cứ vào những tài liệu lịch sử chính thống xưa nhất của Trung Quốc, cụ thể là Sử ký của Tư Mã Thiên và Tiền Hán thơ, chúng ta hoàn toàn không thấy có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương hay tương tự, mà các tài liệu đó còn có những thông báo xác định rõ ràng là cho đến hết thời Triệu Đà cùng cháu chắt ông ta làm vua Nam Việt bên đất Trung Quốc, nước ta vẫn đang có vua và đang là một nước độc lập. Nước ta chưa bao giờ thuộc Nam Việt của Triệu Đà bên Trung Quốc là điều đã rõ. Vấn đề là xác định đất đai Nam Việt của Triệu Đà đến đâu? Kết luận là: Nước Nam Việt không bao giờ lan ra khỏi địa phận tỉnh Quảng Đông, một phần tỉnh Hồ Nam và Quí Châu cũng như Quảng Tây ngày nay. Ông bảo kết luận này cũng không phải mới. "Tư không Trương Hoa đời Tấn viết Bác vật chí 2 tờ 4b11-12 cũng nói: "Nước Nam Việt cùng tiếp với Sở, Ngũ lĩnh về trước đến tới Nam hải, là nước tiếp giáp biển. Đất Giao chỉ gọi là Nam duệ". Viết như thế, Giao chỉ rõ ràng không thuộc đất Nam Việt. Một khi đã kết luận như vậy, Triệu Đà dĩ nhiên không quan hệ gì đến nước ta. Phần gọi là "Triệu kỷ" trong các cuốn sử ta từ Đại Việt sử lược trở đi do thế đáng nên loại bỏ" (sách đã dẫn).
Việc dùng những tài liệu không đáng tin cậy để ghi vào sử sách nước nhà, rồi cứ đinh ninh như vậy cho đến ngày nay, từ Đại Việt sử lược trở đi, theo giáo sư Lê Mạnh Thát, là do "những người viết sử đã không bao giờ chịu nghiên cứu và cân nhắc một cách kỹ càng những sử liệu mà họ dùng". Ông cho rằng, để viết lịch sử nước ta vào những thế kỷ trước và sau công nguyên, phải dùng "những báo cáo của Sử ký và Tiền Hán thơ như những tài liệu cơ bản cho việc kiểm soát..., dù biết rằng sự kiện của mọi cuốn sử chính thống Trung Quốc từ Sử ký trở đi không nên được chúng ta tin cậy hoàn toàn" (như trường hợp về Nhâm Diên, Tích Quang nói dưới đây và nhiều trường hợp tương tự khác). Tuy nhiên, theo ông, "nó vẫn có giá trị và đáng tin gấp bội lần" so với những thứ như 4 tài liệu đã dẫn, bởi vì ngay cả tài liệu có nguồn gốc rõ ràng như Nam Việt chí, nó cũng xuất hiện sau Sử ký đến những sáu trăm năm (sách đã dẫn).
Với những sử liệu đã dẫn, vấn đề An Dương Vương đã rõ là một phiên bản Việt Nam trong bản anh hùng ca Mahãbhãrata, thế thì xử lý như thế nào về quan hệ giữa An Dương Vương với thành Cổ loa? Giáo sư Lê Mạnh Thát viết: "Để trả lời câu hỏi đó, trước hết cần có một ý niệm tổng quát về quá trình hình thành quan hệ giữa các kỳ quan tự nhiên hay nhân tạo với các nhân vật kỳ vĩ, cụ thể là chuyện con trâu vàng của Không Lộ với Hồ tây. Không Lộ là vị thiền sư mất năm 1119, thế mà lại có một kết nối việc hình thành Hồ tây trong truyền thuyết dân gian như Lĩnh Nam chích quái và Việt điện u linh đã ghi lại. Vậy, việc kết nối An Dương Vương với thành Cổ loa trong truyền thuyết không nhất thiết là một sự thật lịch sử, dù sau Lĩnh Nam chích quái, một kết nối như thế đã được Ngô Sỹ Liên đưa vào Đại Việt sử ký toàn thư và khoác cho nó một bộ áo lịch sử chính thức". Dĩ nhiên triều đại Hùng Vương của chúng ta không thể nào không có thành quách, nên chắc chắn chúng ta có một cái thành như vậy, nhưng 4 tài liệu đã dẫn nói về An Dương Vương cũng không nói gì về tên thành Cổ loa, do đó Cổ loa chẳng qua là một tên gọi được Ngô Sỹ Liên lấy từ truyền thuyết của Lĩnh Nam chích quái để đưa vào Đại Việt sử ký toàn thư gắn vào An Dương Vương mà thôi.
Như vậy, các triều đại An Dương Vương và Triệu Đà đã được các sử gia Việt Nam từ Lê Văn Hưu đến Ngô Sỹ Liên dựng lên từ những tài liệu không đáng tin cậy, kiểm chứng tới đâu thấy sai tới đó. Nay với những sử liệu tin cậy có thể kiểm chứng được đến tận gốc mà giáo sư Lê Mạnh Thát đã chỉ ra, chúng ta có đủ cơ sở loại chúng ra khỏi lịch sử, để làm trong sạch tổ tiên bờ cõi chúng ta. Một người thì tiêu diệt vua Hùng (An Dương Vương), một người thì chiếm nước ta (Triệu Đà), khi đã có đủ chứng cứ là không đúng sự thật, thì vinh dự gì mà vẫn để tồn tại trong những trang sử của dân tộc?
Nhưng khi khẳng định nước ta là nước độc lập cho đến năm Mã Viện đánh bại cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, thì giải quyết như thế nào đối với các nhân vật như Tích Quang, Nhâm Diên được coi là các "thái thú" Trung Quốc cai trị nước ta trước đó? Hai nhân vật này được sử sách Trung Quốc cho là những người đến "khai hóa" dân tộc ta, bằng những lời lẽ vô cùng xấc xược, coi dân tộc ta là "mọi", là "cầm thú", là "sâu bọ chồn cáo" (lời trong Hậu Hán thơ). Bằng những sử liệu khó chối cãi, giáo sư Lê Mạnh Thát chứng minh Tích Quang, Nhâm Diên chưa bao giờ làm thái thú ở nước ta cả, đó chỉ là sự "hư cấu lố bịch khôi hài". Lấy thí dụ như Nhâm Diên, Hậu Hán thơ viết ông này được cử làm thái thú Cửu Chân (nước ta) vào năm Kiến vũ thứ nhất (năm 25 sau dương lịch), nhưng thời điểm đó cũng theo Hậu Hán thơ, tình hình chính trị Trung Quốc từ sông Dương Tử về phía nam cực kỳ phức tạp, các tướng mỗi nơi chiếm một phương, thiên hạ loạn lạc đến nỗi "vua tự đem quân thân chinh mà còn bị cản đường, xe ngựa không tiến lên được", thì làm sao Nhâm Diên đến được Cửu Chân để làm thái thú ? Vả lại, chứng cứ đanh thép nhất mà sử gia Lê Mạnh Thát tiếp tục dẫn ra là, sau khi Mã Viện "chém Trưng Trắc, Trưng Nhị, đưa đầu về Lạc Dương", Hậu Hán thơ viết: "Viện (Mã Viện) điều tấu Việt luật cùng Hán luật, sai hơn 10 việc, bèn cùng người Việt nói rõ để ước thúc". Như vậy rõ ràng nước ta đã có luật pháp. Bộ luật đó một chính quyền ngắn ngủi không làm nổi, nó phải là sản phẩm của một nhà nước độc lập tồn tại từ lâu đời. Nếu nói nước ta lúc đó chỉ là quận, huyện của Trung Quốc, do các thái thú của Trung Quốc sang cai trị, thì chỗ đâu để có bộ Việt luật cho Mã Viện điều tấu? Mà nếu có Việt luật, nghĩa là có một nhà nước độc lập, thì Tích Quang, Nhâm Diên "cai trị" ở đâu?
Hoàng Hải Vân (báo Thanh niên)
Sat Nov 06, 2010 7:13 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát
Thiền sư nổi giận
"Bộ Việt luật còn đó. Bài Việt ca còn đó. Truyện trăm trứng còn đó... Thế mà cứ nhắm mắt nói càn nước ta thành ra nước văn hiến từ Sỹ Vương. Thật khốn nạn hết chỗ nói !" (Thiền sư Lê Mạnh Thát).
Ngoài việc phát hiện việc Lục độ tập kinh chữ Hán "không chấp hành" nguyên tắc ngữ âm tiếng Trung Quốc như trường hợp cấu trúc "trung tâm", trong khi dịch tập kinh này ra tiếng Việt hiện nay, giáo sư Lê Mạnh Thát còn phát hiện các trường hợp Khương Tăng Hội dùng "tá âm" hoặc dùng thuần túy tiếng Việt, chỉ phiên âm ra nó lập tức biến thành những câu tiếng Việt dễ hiểu. Ông lưu ý do Khương Tăng Hội "sinh ra, lớn lên và đào tạo thành tài ở nước ta" cho nên khi phiên dịch và trước tác dứt khoát không thể nào không chịu ảnh hưởng của tiếng Việt trên cả ba mặt ngữ vựng, ngữ pháp và cú pháp, song Khương Tăng Hội lại là người sử dụng tiếng Trung Quốc tới mức "nhuần nhuyễn của một diệu thủ" thì lẽ ra những ảnh hưởng đó phải bị hạn chế tối đa, thế thì tại sao Lục độ tập kinh tồn tại nặng nề và sâu đậm đến vậy những "tàn dư" của ngữ vựng, ngữ pháp và cú pháp tiếng Việt ? Chỉ có thể giải thích là tập kinh đó đã được dịch ra chữ Hán bằng một nguyên bản tiếng Việt.
Tôi hỏi giáo sư Lê Mạnh Thát: "Khi đối chiếu cấu trúc "trung tâm" trong Lục độ tập kinh chữ Hán với ngôn ngữ của Trung Quốc, thầy viết rằng, "kiểm soát toàn bộ văn liệu" tiếng Trung Quốc (do người Trung Quốc viết) từ đầu thế kỷ thứ I sau dương lịch trở về sau cho đến thế kỷ thứ III, trong khoảng thời gian 300 năm, cấu trúc "trung tâm" chỉ được dùng đúng 3 lần, trong khi cấu trúc này được dùng phổ biến trong Lục độ tập kinh. Nói như vậy có nghĩa là để đối chiếu chỉ hai chữ "trung tâm", thầy đã phải đọc hết tất cả của Trung Quốc trong 3 thế kỷ?". Ông bảo: "Đúng vậy. Không đọc hết thì làm sao mà khảo sát, đối chiếu được!". Liên quan đến tiếng Việt trong Lục độ tập kinh, ông còn chỉ ra một nguồn tài liệu quan trọng thứ hai. Đó là sách Thuyết Uyển của Lưu Hướng, tồn tại từ năm 16 trước dương lịch mà "không có nhà nho nào là không biết". Đây là bộ sách duy nhất chép lại nguyên văn một tác phẩm văn học khác với tiếng Trung Quốc, đó là bài Việt ca. Thuyết Uyển không phải là một cuốn sách thường, nó là cuốn sách được viết để "dâng vua", cho nên tài liệu được nó sử dụng phải là những tài liệu được kiểm chứng, trong đó có tài liệu lấy từ "Trung thư", tức là một loại thư viện của hoàng gia. Điểm hết sức thú vị của bài Việt ca chép trong Thuyết Uyển là nó "ghi bằng chữ Hán mà người Hán không đọc được", phải "dịch ra tiếng Sở", tức là kèm theo một bản dịch tiếng Trung Quốc. Dù Lưu Hướng nói rõ đó là bài ca "do người Việt ôm mái chèo mà ca", nhưng hơn hai ngàn năm nay chưa một ai nghiên cứu giải mã bài ca này, ngoài sự cố gắng tìm hiểu của Quách Mạt Nhược (từng là Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc) cho rằng bài ca này là của người Choang vùng Quảng Tây Trung Quốc ngày nay, và một học giả người Nhật cho bài ca đó là của... Chiêm Thành. Giáo sư Lê Mạnh Thát đã dành nhiều thời gian, thông qua nhiều tài liệu để giải mã và bước đầu phục chế diện mạo tiếng Việt của bài Việt ca này (xem Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguồn của dân tộc ta, chương IV, sđd, và Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát, NXB Tổng hợp TP.HCM, trang 41-47).
Như đã nói, mỗi lần tràn sang là mỗi lần kẻ xâm lược hủy diệt một cách tàn độc tất cả những gì có thể để cho văn hóa được lưu truyền, đặc biệt là việc tận diệt bia đá một cách có hệ thống sau khi "thu gom" hết sách vở, nhưng với những gì còn lưu lại của bốn ngàn năm văn hiến và những nỗ lực mới nhất của những nhà khoa học đầy tâm huyết và trách nhiệm với tổ tiên như Lê Mạnh Thát, chúng ta có cơ sở để khẳng định chắc chắn là chúng ta đã có chữ viết từ thuở các vua Hùng. Kẻ xâm lược quyết không cho người Việt biết đến "mặt chữ" của tổ tiên, nhưng dấu tích nó vẫn còn đó: trong kinh Phật, trong chính sách vở của Trung Quốc và còn lẩn khuất ở đâu đó nữa. Cùng với việc khảo sát trong lòng đất và "dưới nước" như hướng mà giáo sư Hoàng Xuân Hãn đề nghị, hướng nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát rất cần được sự đồng hành, phối hợp của nhiều nhà sử học khác.
Tôi hỏi ông: "Thầy nghĩ gì về ý kiến cho rằng có thể tìm vết tích chữ viết thời Hùng Vương trên mặt trống đồng?". Ông nói: "Có giả thiết như vậy, nhưng khảo sát những hoa văn trên trống đồng chúng ta không thấy chúng có liên quan đến chữ viết, vì chữ viết phải có quy luật về cấu trúc của nó. Suy đoán từ những giả định không có cơ sở sẽ khó có sức thuyết phục". Việc nghiên cứu ngôn ngữ cổ, nhất là ngữ âm cổ rất phức tạp. Chẳng hạn người Trung Quốc cũng như người Việt 2.000 năm trước phát âm như thế nào ngày nay chúng ta không biết được, để nghiên cứu nó giáo sư Lê Mạnh Thát đã phải dùng hệ phát âm tiếng Trung Quốc thời Hán của Karlgren, là công cụ mà các nhà Hán học đều thống nhất, rồi đối chiếu với những tài liệu đánh dấu sự biến đổi ngôn ngữ để truy lùi về thời điểm nghiên cứu, và cũng bằng phương pháp tương tự, ông đối chiếu những mối liên hệ giữa tiếng Trung Quốc, tiếng Việt và các loại ngôn ngữ khác trong vùng (chữ Phạn, Chăm, Khmer, tiếng nói các dân tộc Trung Quốc giáp giới với Việt Nam...) để phác thảo diện mạo tiếng Việt của bài Việt ca, bác bỏ kết luận sai trái của Quách Mạt Nhược và học giả người Nhật nói trên... (bạn đọc muốn tìm hiểu sâu hơn, xin xem các sách đã dẫn).
Tiếp theo và cùng với chữ viết là lịch pháp. Lâu nay chưa ai biết dân tộc ta thời đại Hùng Vương sắp xếp ngày tháng như thế nào. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn từng đoán: "Văn hóa Trống đồng của nước Văn Lang chắc đã dùng năm 12 tháng, tháng lần lượt 29-30 ngày cũng không hẳn là vô lý" (Lịch và lịch Việt Nam, Tập san Khoa học xã hội, Paris, 1982, trích từ Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, NXB Tổng hợp TP.HCM 2006, trang 71). Nay những phát hiện trong Lục độ tập kinh cho phép khẳng định được lời đoán của giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Những câu chuyện ghi trong tập kinh này cho thấy, nước ta thời Hùng Vương đã dùng hệ thống lịch chia năm ra 360 ngày, phân bổ thành 4 mùa, mỗi mùa có 3 tháng và đã dùng đơn vị tuần, mỗi tuần 7 ngày. Đối chiếu với những tài liệu cổ Trung Quốc thì thấy hệ thống lịch nước ta khác với lịch Trung Quốc cùng thời, vì lịch Trung Quốc thời đó mỗi năm 366 ngày và một đơn vị tuần của họ có tới 10 ngày. Nó cũng không giống Ấn Độ, vì tuần của Ấn Độ thời đó có 15 ngày. Phát hiện này cho phép kết luận nước ta thời Hùng Vương đã có lịch pháp riêng của một nhà nước độc lập. Giáo sư Lê Mạnh Thát cho rằng, để bảo lưu được một hệ thống lịch pháp như thế, các câu chuyện trong Lục độ tập kinh chắc chắn phải được lưu truyền "vào thời hệ thống lịch đó còn hiệu lực", tức là từ năm 43 trở về trước, bởi vì sau năm đó nhà Hán đã chiếm nước ta, một sự bảo lưu như thế dứt khoát không thể nào xảy ra dưới bộ máy đàn áp của Mã Viện...
Những kết luận của giáo sư Lê Mạnh Thát có thể và cần được các nhà sử học tiếp tục bổ sung, nhưng không có gì thái quá khi nói rằng với phát hiện đó trên nền tảng những thành quả quan trọng trong cuộc nghiên cứu lớn về thời Hùng Vương trong thời gian chống Mỹ, chúng ta có thể và phải dựng lại lịch sử thời đại Hùng Vương với những sự thật của nó. Nó một lần nữa chứng minh việc Nhà nước ta lấy ngày giỗ tổ Hùng Vương làm Quốc Giỗ là vô cùng đúng đắn.
Là nhà tu hành nhưng thiền sư Lê Mạnh Thát đã không kìm nén tức giận khi thấy người ta "thóa mạ làm nhục tổ tiên mình với kiểu ăn nói của Ngô Sỹ Liên: Nước ta hiểu thi, thơ, tập Lễ Nhạc thành ra nước văn hiến, bắt đầu từ Sỹ Vương. Bộ Việt luật còn đó. Bài Việt ca còn đó. Truyện trăm trứng còn đó... Thế mà cứ nhắm mắt nói càn nước ta thành ra nước văn hiến từ Sỹ Vương. Thật khốn nạn hết chỗ nói!". Sự nổi giận của vị thiền sư này rất cần được sự hưởng ứng của tất cả những ai còn coi mình là con cháu Lạc Hồng...
Hoàng Hải Vân (báo Thanh niên)
Sat Nov 06, 2010 7:18 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát
Tiếp tục hành trình về thời đại Hùng Vương
Cho đến nay, với nhiều nỗ lực nghiên cứu, các nhà sử học nước ta đã phát hiện rất nhiều tài liệu quan trọng về nền văn minh của nước ta thời đại Hùng Vương, đặc biệt là đã thu thập, giám định, phân tích một khối lượng đồ sộ các di chỉ khảo cổ học từ văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun đến văn hóa Đông Sơn. Những nỗ lực đó cho phép phác thảo bước đầu diện mạo của thời đại khởi nguồn của dân tộc, đủ để bác bỏ những mưu đồ phủ nhận hoặc hạ thấp công lao dựng nước của tổ tiên. Ghi nhớ lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Các vua Hùng có công dựng nước...", Nhà nước ta đã chính thức quyết định lấy ngày Giỗ tổ Hùng Vương làm Quốc Giỗ.
"Sau ngày độc lập, cụ Hồ Chí Minh rất chính xác khi lấy tên Hùng Vương đặt cho con đường chính giữa thủ đô, ngang qua Hội trường Ba Đình, đó là điều hết sức có ý nghĩa", giáo sư Lê Mạnh Thát nói với chúng tôi. Ông lưu ý rằng, không phải ngẫu nhiên mà trong khi Ngọc phả nhà Lý mất, Ngọc phả nhà Trần mất, Ngọc phả nhà Lê cũng mất thì Ngọc phả Hùng Vương lại được lưu giữ, hiện còn 3 truyền bản, 2 truyền bản có từ thời Tiền Lê (Lê Đại Hành) và 1 có từ thời Lê Thánh Tôn. "Lê Đại Hành dựng lại Ngọc phả Hùng Vương giữa lúc chuẩn bị đánh Tống.
Đánh Tống là cuộc kháng chiến chống một cường quốc chứ không phải chống đội quân lèo tèo như Nam Hán. Lê Thánh Tôn nói: Một tấc đất của tổ tiên cũng không để mất! Kèm theo câu nói đó là việc dựng lại Ngọc phả Hùng Vương". Ông nói tiếp: "Giữa lúc người Mỹ tuyên bố đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá thì Việt Nam lại có một cuộc khảo sát lớn nhất về thời đại Hùng Vương do chính Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đạo. Giữa cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã thực hiện 4 tập sách về thời đại Hùng Vương. Đó là một cuộc nghiên cứu nghiêm túc nhất từ trước tới nay. Lần đầu tiên chúng ta có một cuộc nghiên cứu khoa học về thời đại Hùng Vương với quy mô lớn, do Nhà nước chủ trương, chứ không phải là nghiên cứu lẻ tẻ. Chúng ta thu được những thành quả quan trọng về khảo cổ học và tập hợp được một số tài liệu chữ Hán giai đoạn đầu. Điều đó rất có ý nghĩa và cần được tiến hành tiếp tục".
Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề quan trọng về lịch sử của thời đại này vẫn đang bị bỏ ngỏ hoặc bế tắc, trong đó có vấn đề chữ viết, luật pháp cùng những vấn đề căn bản khác của một nhà nước mà chắc chắn là nó phải có trong thời đại Hùng Vương. Bởi vậy, những khám phá của giáo sư Lê Mạnh Thát có ý nghĩa vô cùng.
Sau khi đưa ra các minh chứng để đề nghị loại bỏ hai triều đại An Dương Vương và Triệu Đà ra khỏi lịch sử và xác định thời đại Hùng Vương tồn tại cho đến năm 43, giáo sư Lê Mạnh Thát tiếp tục phát hiện thêm những tài liệu quan trọng có thể khai thông những bế tắc từ bấy lâu nay.
Việc tồn tại của Việt luật (mà Mã Viện "điều tấu"), theo giáo sư Lê Mạnh Thát, cho phép chúng ta giả thiết rằng tiếng nước ta vào thời điểm đó (thời Hai Bà Trưng) đã phát triển đến một mức độ chính xác nhất định và có một hệ thống chữ viết đủ rõ ràng để ghi chép các quy định của luật pháp.
Vấn đề là Việt luật hiện nay không còn, điều đó không có gì là lạ, vì chính Hán luật cũng không còn. Chúng ta cũng chưa tìm được chữ viết trong các di chỉ khảo cổ học. Điều đó cũng không có gì lạ và chưa tìm được không có nghĩa là nó không có, bởi ngay đến chữ viết thời Lý - Trần mà vẫn không tìm được trên các di chỉ khảo cổ học khai quật tại Hà Nội, trừ bia Lý Thường Kiệt và vài tấm bia ít ỏi khác tìm được ở rất xa ngoài Thăng Long. "Lịch sử Lý - Trần rực rỡ như vậy mà không còn một tấm bia nào ở thủ đô hết, chúng (nhà Minh) nhất định không để lại một vết tích nào của lịch sử. Đến nỗi, ông Hoàng Xuân Hãn phải đề nghị một hướng mới là tìm nó dưới nước, tức là khảo sát dưới hồ Tây", thiền sư Lê Mạnh Thát bức xúc. Nói thế để thấy kẻ thù thâm độc như thế nào trong mưu đồ triệt hạ văn hóa của dân tộc ta, triệt hạ tận gốc để dân ta không biết gốc tích của mình.
Truy lại chữ viết của tổ tiên vì vậy mà trở nên thiên nan vạn nan. Nhưng không phải không có cách. Giáo sư Lê Mạnh Thát nói đầu thế kỷ trước, người Pháp đã khai quật một ngôi mộ cổ ở Bắc Ninh, phát hiện một thứ chữ viết trên gốm, "giống chữ Hán nhưng người Hán không đọc được", nghĩa là một thứ chữ viết theo kiểu Hán nhưng không phải chữ Hán, đó rất có thể là chữ Việt.
Theo ông, chúng ta hiện có hai nguồn tư liệu cơ bản: Nguồn thứ nhất là Lục độ tập kinh cùng các dịch phẩm khác của Khương Tăng Hội là Cựu tập thí dụ kinh, An ban thủ ý kinh chú giải và Tạp thí dụ kinh do một tác giả vô danh thực hiện. Ông đã khảo cứu một cách công phu tường tận ngữ âm tiếng Việt còn lưu giữ trong những tập kinh này. Chẳng hạn, để diễn tả ý niệm "trong lòng", Lục độ tập kinh có hai dạng cấu trúc. Dạng thứ nhất tập trung ở quyển 7 có 7 trường hợp dùng "tâm trung" (cấu trúc ngữ âm tiếng Trung Quốc), dạng thứ hai có 8 trường hợp rải đều trên 6 quyển dùng từ "trung tâm" (cấu trúc ngữ âm tiếng Việt). Khảo sát tiếp Kinh Thi do Khổng Tử san định, trong 305 bài thì có 15 bài dùng "trung tâm".
Sau Kinh Thi là Lễ ký do ảnh hưởng của Kinh Thi có 4 lần sử dụng "trung tâm". Và trong 300 năm đầu sau dương lịch, dạng "trung tâm" hầu như không được các học giả Trung Quốc dùng tới, nếu có vài trường hợp thì đều là ở dạng trích từ Kinh Thi hoặc nhái theo Kinh Thi mà thôi. Thế mà Lục độ tập kinh, với 91 truyện, có 8 lần sử dụng cấu trúc đó, tỷ lệ gần 1/10, cao hơn nhiều so với Kinh Thi (15/305). Trong 7 lần sử dụng dạng "tâm trung", có khả năng ban đầu cũng dùng dạng "trung tâm", sau bị điều chỉnh lại, là do nó chỉ tập trung trong quyển 7, là quyển chủ yếu trình bày về thiền, chắc chắn do nhu cầu tìm hiểu về thiền nên nó được lưu hành rộng rãi qua nhiều tay người đọc Trung Quốc và quá trình đó đã được nhuận sắc cho đến khi được khắc bản vào năm 927, trong khi cấu trúc dạng "trung tâm" tiếp tục tồn tại trong các quyển kia của Lục độ kinh. Trong Lục độ kinh còn có một số cấu trúc ngữ âm tương tự, ví dụ như cấu trúc "thần thọ" có nghĩa là "thần cây" chứ không phải "cây thần" như tiếng Trung Quốc...
Sat Nov 06, 2010 7:21 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát
Không có cái gọi là thời kỳ "Bắc thuộc lần thứ nhất". Việc lập 9 quận, trong đó có Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam thuộc Hán chỉ là sự "đoạt khống" đất đai nhằm thỏa mãn não trạng và ao ước bành trướng của nhà Hán mà thôi.
Nhà Hán "đoạt khống" đất đai nước ta
- Nếu nước ta thời Hùng Vương vẫn là một nước độc lập kéo dài cho đến năm 43, nghĩa là giai đoạn “Bắc thuộc lần thứ nhất” không tồn tại? - Tôi hỏi giáo sư Lê Mạnh Thát.
- Đúng vậy. Phải loại phần đó ra khỏi lịch sử. Chúng ta có đủ chứng cứ để làm như vậy.
- Nhưng sử sách vẫn còn ghi: năm 214 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng đem quân đánh lấy đất Bách Việt, sau đó chia làm ba quận: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng Quận mà Tượng Quận là nước ta?
- Nam Hải, Quế Lâm ngày nay nằm trong hai tỉnh Quảng Đông và Quý Châu Trung Quốc thì đã rõ rồi, nhưng Tượng Quận thì không phải. Một số tài liệu Trung Quốc có chép một cách lầm lạc rằng nó là Nhật Nam (nước ta) sau này, nhưng đối chiếu với những tài liệu tin cậy cũng của chính Trung Quốc, từ rất sớm người ta đã biết Tượng Quận nằm giữa hai quận Uất Lâm và Tường Kha của Trung Quốc chứ không phải nước ta.
- Sử Trung Quốc cũng ghi rõ, năm 111 trước công nguyên, Hán Vũ đế đã chiếm nước Nam Việt của Triệu Đà và đặt 9 quận: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai và Đàm Nhĩ thuộc Hán. Nếu cho đến năm 43 nước ta vẫn độc lập thì giải thích làm sao việc nước ta gồm ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nằm trong đất nhà Hán trước đó?
- Đối chiếu với chính sử Trung Quốc ta đã thấy Triệu Đà chưa bao giờ chiếm Tây Âu lạc cả và Hán Vũ đế cũng chỉ chiếm Nam Việt của Triệu Đà. Rõ ràng là họ đã gom Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam vào đất Hán một cách vô căn cứ. Việc này không có gì lạ, sử Trung Quốc còn chép rằng năm 202 (trước CN) Hán Cao tổ Lưu Bang, ông cố của Hán Vũ đế lấy các đất Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải của Triệu Đà phong cho Ngô Nhuế, nhưng ba nơi đó là của Triệu Đà. "Đà chưa hàng, xa đoạt khống, lấy phong cho Nhuế vậy". Đất chưa lấy được mà "đoạt khống" làm đất của mình, chuyện đó là bình thường, không chỉ Lưu Bang mà trở thành thói quen cho các triều đại về sau này nữa... Bởi vậy việc "đoạt khống" ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam của ta không có gì lạ. Việc "đoạt khống" này có ba chứng cứ:
Thứ nhất, Tiền Hán thơ ghi rõ rằng Thứ sử Giao Chỉ "đóng ở Thương Ngô", nghĩa là quân Hán chưa bao giờ đặt chân tới Giao Chỉ.
Thứ hai, sử liệu Trung Quốc cũng cho thấy, việc đưa những người phạm tội đi đày thời đó chỉ đưa tới Hợp Phố chứ không hề thấy đưa đi xa hơn, tuy chưa phải là chứng cứ quyết định, nhưng cũng biểu thị rằng biên cương cực nam của nhà Hán chưa qua khỏi Hợp Phố, là vùng giáp giới với nước ta.
Chứng cứ thứ ba là việc sử liệu Trung Quốc ghi "Phiên Ngung là một đô hội", đây là chi tiết khá khác thường, bởi Tiền Hán thơ đưa ra con số thống kê nhân khẩu cho thấy quận Nam Hải có 6 huyện chỉ vỏn vẹn có 94.253 dân, bình quân mỗi huyện, trong đó có Phiên Ngung, có trên dưới 15 ngàn dân, trong khi số dân Giao Chỉ 10 huyện số dân lên tới 764.237 người, bình quân mỗi huyện trên 75 ngàn dân, gần bằng số dân của cả Nam Hải. Đó là chưa kể Cửu Chân và Nhật Nam, dân số cộng lại cũng có trên 200.000 người. Thế mà lại nói "Phiên Ngung là một đô hội".
Điều không hợp lý này chỉ có thể được giải thích là 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam trong thực tế không thuộc đất Hán. Có thể hỏi tại sao ba quận này không phải của nhà Hán mà nhà Hán lại có số liệu về "hộ khẩu", câu trả lời cũng thật đơn giản: Đọc trong Tiền Hán thơ, ta có thể bắt gặp một loạt tên các quốc gia độc lập ở Trung Á, chưa bao giờ "thuộc Hán", nhưng vẫn có số liệu hộ khẩu như thường. Cho nên, nhà Hán có số liệu về hộ khẩu không nhất thiết nó thuộc nhà Hán.
Dù là Âu Lạc, Tây Âu, Tây Âu Lạc, Tây Vu, Việt Thường Thị hay Giao Chỉ - Cửu Chân - Nhật Nam, cũng đều là những tên gọi khác nhau của nước ta. Cần biết, các triều đại phong kiến Trung Quốc không bao giờ muốn nước ta độc lập cả, ngay cả khi nước ta có quốc hiệu đàng hoàng như Vạn Xuân (Lý Nam Đế), Đại Cồ Việt (Đinh Tiên Hoàng) hay Đại Việt (Lý-Trần), sử sách Trung Quốc vẫn tiếp tục dùng những cái tên Giao Chỉ, An Nam để gọi một cách tùy tiện. Việc "đoạt khống" đất đai, theo giáo sư Lê Mạnh Thát, là "nhằm thỏa mãn não trạng và ao ước bành trướng" của họ.
Trao đổi với chúng tôi, giáo sư Lê Mạnh Thát cho rằng chỉ riêng văn minh trống đồng thôi mà chúng ta đã có chứng cứ rành rành. Với một nền khoa học kỹ thuật phát triển rất cao thời đó như vậy, một nền kỹ thuật không ai có thể chối cãi, thì không có lý gì mà chúng ta lại không có một nền văn hóa - giáo dục tương ứng.
Nền văn hóa đó vẫn được bảo tồn. Trung Quốc có Thi Thơ Lễ Nhạc. "Nếu nói Thi chúng ta có cùng chùm truyện trong Lục độ tập kinh, Cựu tạp thí dụ kinh và bài Việt ca. Nếu nói Thơ chúng ta có truyền thuyết trăm trứng. Nếu nói Lễ chúng ta có bộ Việt luật. Nếu nói Nhạc ta không chỉ có bài Việt ca mà còn có trống đồng...". Nói thêm về văn học, ông cho rằng "nền văn học thành văn của dân tộc ta không phải bắt đầu từ Trần Nhân Tông và Nguyễn Trãi, hay Khuông Việt và Từ Đạo Hạnh... mà nó đã bắt đầu từ thời Hùng Vương mà bằng chứng còn lại là bài Việt ca, cụm chuyện thần thoại và cổ tích đầu tiên tìm thấy trong Lục độ tập kinh. Phân tích trong Lục độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát chỉ ra 5 truyện trong tập kinh này tương đương với 5 truyện cổ tích do Nguyễn Đổng Chi tập hợp trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, như vậy "chúng ta không còn bàn cãi một cách tùy tiện không có cơ sở về nền văn học "dân gian" chung chung phi thời gian, phi lịch sử".
Như vậy là từ thời Hùng Vương chúng ta đã có một nền văn hóa riêng, tạo nên bản lĩnh dân tộc. Đó là nền tảng cho những cuộc đấu tranh trường kỳ, khốc liệt bảo vệ đất nước, bảo vệ nòi giống. Dân tộc ta không những không bị đồng hóa, mà nền văn hóa của dân tộc ta còn được du nhập vào văn hóa Trung Quốc mà Lục độ tập kinh - không chỉ là kinh Phật mà còn là tác phẩm của "bậc thánh hiền" như chính người Trung Quốc gọi - là một trong những ví dụ.
Nhưng không chỉ có vậy. Theo giáo sư Lê Mạnh Thát, từ sau khi Mã Viện đánh bại Hai Bà Trưng cho đến khi Chu Phù, Sỹ Nhiếp cai trị nước ta, lịch sử cũng có nhiều vấn đề cần đặt lại. Và trong thời gian này xuất hiện một nhân vật lớn là Mâu Tử, một người Việt Nam, với tác phẩm nổi tiếng Lý hoặc Luận được lưu truyền trong nền văn hóa điển chương Trung Quốc, một bằng chứng hùng hồn về sự nổi trội của văn hóa Việt Nam...
Sat Nov 06, 2010 7:28 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát
Một minh chứng văn hóa
Những phát hiện nói trên của giáo sư Lê Mạnh Thát cho phép dựng lại lịch sử dân tộc trong thời kỳ nước nhà không có sử liệu, sử sách được viết chủ yếu căn cứ theo các tài liệu của Trung Quốc. Việc khẳng định chủ quyền của dân tộc thời trước Hai Bà Trưng, thời Sỹ Nhiếp và sau đó nữa là có cơ sở. Những phát hiện về văn hóa, bắt đầu từ Khương Tăng Hội với Lục độ tập kinh và Mâu Tử với Lý hoặc Luận, đặc biệt là sự kiện 6 lá thư đề cập dưới đây càng minh chứng cho điều đó.
Lý hoặc Luận của Mâu Tử là một tác phẩm nổi tiếng, được viết vào cuối thế kỷ thứ II (198) và được lưu hành tại Trung Quốc bắt đầu từ thế kỷ thứ V, có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc. Nó còn là "sách gối đầu giường" của người Phật tử Viễn Đông, cụ thể là Trung Quốc và Nhật Bản. Đến nửa đầu thế kỷ XX, một loạt những nghiên cứu của các học giả Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp được công bố về tác phẩm này, gây nên một cuộc tranh biện sôi nổi và hào hứng, bắt đầu từ công trình của Lương Khải Siêu, tiếp đó là của H.Maspéro, Tokiwa Daijo, P.Pelliot, Chu Thúc Ca, Hồ Thích, Matsumoto Bunzaro, Dư Gia Tích và Fukui Kojun (dẫn theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1). Ở Việt Nam, nó cũng được coi là cuốn sách lý luận được quan tâm từ hơn 1.000 năm trước, đặc biệt từ năm 1932 khi Trần Văn Giáp giới thiệu Mâu Tử là "người đầu tiên truyền bá đạo Phật ở Việt Nam", cuốn sách đó được sự quan tâm rộng rãi của giới học giả và nhiều người dân. Trong khi nghiên cứu Lục độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát đã phát hiện những mối liên hệ thú vị và trên cơ sở một cuộc khảo sát hết sức công phu, ông đã tìm ra bằng chứng khẳng định Mâu Tử là người Việt Nam và Lý hoặc Luận chính là tác phẩm của Việt Nam truyền sang Trung Quốc. Công trình nghiên cứu này của ông đã được công bố một phần trước năm 1975 và công bố toàn bộ sau này (xem Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam, tập 1).
Theo giáo sư Lê Mạnh Thát: "Trong bối cảnh văn hóa thời Mâu Tử, Lý hoặc Luận không phải viết để xiển dương Phật giáo, mà là một cuộc tổng kết cuộc đấu tranh về văn hóa, giữa văn hóa Việt Nam đối với văn hóa phương Bắc". Phải có một bề dày văn hóa như thế nào mới có thể có được một bản lĩnh văn hóa như vậy. Một bên thì áp đặt Thi Thư như chân lý, Trung Hoa là trung tâm, một bên Mâu Tử đáp trả "Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất", "năm kinh chưa hẳn là lời của thánh hiền". Tiếp cận tác phẩm của Mâu Tử, chúng ta còn thấy dân tộc ta đã bảo tồn văn hóa của mình như thế nào, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo để phát triển nền văn hóa của mình như thế nào và truyền bá văn hóa của mình ra nước ngoài ra sao.
Sáu lá thư và một vị vua
Một phát hiện cực kỳ quan trọng khác của giáo sư Lê Mạnh Thát là 6 lá thư nằm trong Đại tạng kinh chữ Hán. Đó là 6 lá thư trao đổi giữa hai pháp sư Đạo Cao và Pháp Minh với một "sứ quân" của Giao Châu tên là Lý Miễu. Trước khi ông công bố 6 lá thư này, chưa có một tài liệu nào đề cập tới. Từ điểm gây tò mò đầu tiên trong 6 lá thư là địa danh "Giao Châu", ông đã tiến hành một cuộc truy tìm ngoạn mục. Trước hết là tìm nguồn gốc Việt Nam về mặt điển cố lịch sử, tìm nguồn gốc Việt Nam về mặt điển cố thư tịch, kế đó là tìm niên đại và tung tích tác giả 6 bức thư.
Khó khăn nhất là tìm ra tác giả của chúng. Ông bảo tung tích của những người mang tên Đạo Cao, Pháp Minh và Lý Miễu ngày nay chúng ta không biết một tí gì hết.
Ông "kiểm soát toàn bộ" những tư liệu lịch sử Trung Quốc và Phật giáo Trung Quốc, cũng như tư liệu lịch sử Việt Nam và Phật giáo Việt Nam, cũng không tìm thấy những người có các cái tên ấy. Ông lục tìm trong Tấn thư, Tống thư, Nam Tề thư, Lương thư, Ngụy thư, Bắc sử, Nam sử và Tư trị thông giám sử cũng như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án và Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng không gặp một "sứ quân" (hoặc chức vụ tương đương) nào với cái tên Lý Miễu; lục tìm trong Cao tăng truyện và Tục cao tăng truyện cũng như Thiền Uyển tập anh, cũng không tìm thấy một pháp sư nào có tên Đạo Cao hay Pháp Minh. Chỉ duy nhất trong Toàn Tấn văn 157 tờ 15a12-2 có liệt ra tên một Thích Đạo Cao, nhưng kiểm tra bản mục lục của văn liệu này cũng như xuất xứ của tên ấy dẫn từ Cao tăng truyện 5 tờ 255b15-17 thì thấy là Thích Đạo Tung chứ không phải Đạo Cao, sự khác nhau đó là do Toàn Tấn văn khắc nhầm.
Ông mở rộng việc truy tìm sang các tài liệu Nhật Bản và Triều Tiên. Trong khi khảo sát toàn bộ tài liệu liên quan của Nhật, ông đọc kỹ lại Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục (là sách được Vũ Điền thiên hoàng cho viết nhằm ghi lại tất cả những bộ sách Trung Quốc còn sót lại trong Thư viện hoàng gia sau vụ cháy năm 887), tìm thấy một dữ kiện lôi cuốn. Dưới mục thứ mười mang tên Tiểu học gia, liệt ra một bộ sách nhan đề "Tá âm, một quyển, Thích Đạo Cao soạn" và dưới mục Biệt tập lại ghi "Đạo Cao pháp sư tập, một quyển". Vấn đề là Đạo Cao tác giả của hai cuốn sách Tá âm và Đạo Cao pháp sư tập này có phải là Đạo Cao pháp sư trong 6 lá thư hay không? Đối chiếu thì thấy hai tác phẩm này chắc chắn không phải do người Nhật biên soạn mà phải là từ Trung Quốc mang về, vì khảo sát toàn thể tài liệu Phật giáo Nhật Bản ông không thấy tăng sĩ Nhật Bản nào mang tên Đạo Cao cả. Vấn đề là họ mang về Nhật từ lúc nào. Một cuộc kiểm soát tiếp vẫn không cho biết một tí gì cả, chỉ biết chắc chắn là nó phải được mang về trước năm 887 để có thể ghi vào bản thư mục nói trên. Ông cũng kiểm soát những bản thư tịch liệt kê những tư liệu liên quan tàng trữ ở các nước Anh, Pháp, Liên Xô, cũng không tìm thấy gì hết.
Tuy nhiên, ở đây xuất hiện một vấn đề mới. Trước hết về cuốn Tá âm. Nó được liệt vào loại Tiểu học gia, mà căn cứ vào định nghĩa của Tùy thư kinh tịch chí, nó là loại sách ngôn ngữ. Cần nói thêm, một chú giải trong tài liệu Nhật Bản còn ghi "Kinh tịch chí của Tùy thư có ghi Tá âm tự một quyển, nhưng không ghi họ tên người viết". Ghi chú này đã được xác nhận từ tài liệu Trung Quốc và từ dẫn giải của các tài liệu Trung Quốc cũng như Nhật Bản, có thể coi Tá âm tự là một tác phẩm khác nữa của Thích Đạo Cao. Như vậy là ít nhất Thích Đạo Cao cũng có 3 tác phẩm được nhắc đến. Vấn đề đặt ra là tại sao những tác phẩm đó được Nhật Bản đem về từ Trung Quốc mà Trung Quốc lại không ghi một cách đàng hoàng trong các tài liệu chính thống của mình, mà chỉ ghi một cách sơ sài khuyết danh trong Tùy thư? Tiếp tục nghiên cứu và đối chiếu, ông xác định rằng sở dĩ như vậy là vì những sách đó chắc chắn không phải tiếng Trung Quốc mà là tiếng nước ngoài.
Những khảo sát như vậy dẫn đến kết luận, Đạo Cao chắc chắn không phải là người Trung Quốc, Nhật Bản hay Triều Tiên, trong khi người mang tên đó là một trong hai tác giả các bức thư trao đổi với Lý Miễu, "sứ quân" Giao Châu. Bởi vậy Đạo Cao chắc chắn là người Việt Nam. Và từ nhân vật này, ông phát hiện một chứng cứ quan trọng khác về một cột mốc phát triển ngôn ngữ dân tộc: Tá âm là một quyển sách ngữ học về quốc âm, còn Tá âm tự là một cuốn tự điển về thứ tiếng quốc âm đó. Rất tiếc là chúng đã thất lạc, nhưng chắc chắn là có những cuốn sách đó. Ông bảo trong sưu tập Stein tàng trữ tại Bảo tàng viện Anh Quốc có một thủ bản mang ký hiệu S.5731, mô tả một tài liệu giống như vậy, nhưng vì ông "chưa có trong tay" thủ bản đó nên chưa thể khẳng định.
Chúng tôi dẫn chứng dài dòng đoạn trên, tuy rất sơ lược, để bạn đọc phần nào thấy được cách làm việc cẩn trọng của giáo sư Lê Mạnh Thát. Những khảo sát như vậy đã được tiến hành và dễ dàng tìm ra tông tích Việt Nam của người thứ hai là Pháp Minh.
Đối với nhân vật Lý Miễu, nội dung 6 lá thư cho thấy Lý Miễu được gọi là "sứ quân" và lời lẽ của nhị vị pháp sư trong 6 lá thư coi ông "ở địa vị của một bậc thiên tử". Đối chiếu danh sách những chức danh tương đương với "sứ quân" như "thái thú", "thứ sử" Trung Quốc cử sang thì không thấy tên Lý Miễu. Toàn bộ sử sách Trung Quốc cũng như Việt Nam đều không có tên Lý Miễu. Với một khảo sát văn liệu tương tự cùng những phân tích chính trị, xã hội đến tận ngọn nguồn, ông kết luận Lý Miễu chính là một vị vua của Việt Nam. Một nhân vật xưng vương xưng đế trên một đất nước độc lập mà Trung Quốc không với tới thì sử sách Trung Quốc không chép là không có gì lạ. Còn việc sử ta không chép cũng là đương nhiên, vì không không có sử liệu. Ông ước đoán 6 lá thư đó được viết vào những năm 435-440, nằm trong thời kỳ Nam Bắc triều (420-588) của Trung Quốc. Niên đại của Lý Miễu nằm trong khoảng 390-470, của Đạo Cao khoảng 365-455 và Pháp Minh khoảng 370-460. 6 lá thư chứa đựng những sử liệu vô cùng quý giá cho việc nghiên cứu nghệ thuật, âm nhạc, văn học, Phật giáo, chính trị và tư tưởng (bạn đọc quan tâm vấn đề này xin đọc Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, trang 427-582).
Xin tạm dừng loạt bài này ở đây. Thiền sư Lê Mạnh Thát đã thực hiện một loạt các công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo, về văn học, triết học... Riêng các công trình lịch sử văn học của ông được tập hợp thành Tổng tập văn học Phật giáo khoảng 50 tập (đã in 3 tập). Chúng tôi giới thiệu sơ lược một số trong rất nhiều phát hiện lịch sử của thiền sư với mong muốn những người quan tâm đến lịch sử nước nhà biết đến. Đối với các cơ quan quản lý ngành lịch sử và những nhà sử học - những người đang nghiên cứu lịch sử, chúng tôi thiết nghĩ nó có lợi chứ hoàn toàn không gây thiệt hại gì cho việc nghiên cứu, vì nghiên cứu thì cần có những tài liệu mới do chính mình hoặc do người khác phát hiện ra. Các cơ quan nghiên cứu lịch sử hoặc các nhà sử học có thể xem xét, đánh giá, tranh biện, cái gì có tài liệu chứng minh là không đúng thì nói là không đúng, cái gì cần tiếp tục làm rõ thì cùng nhau tìm tòi làm rõ, nhưng cái gì thấy có cơ sở là đúng rồi thì cần thừa nhận để đưa vào dòng chính thống. Tất cả đều nhằm mục đích tìm ra sự thật để tôn vinh dân tộc chúng ta. Mỗi một di sản của tổ tiên đều phải được truy tìm, cũng như mỗi một tấc đất của tổ tiên đều phải được gìn giữ.
Hoàng Hải Vân báo TN
Trên đây là loạt bài của báo TN về quan điểm của thiền sư LMT. Còn loạt bài phản biện, mời các bạn tìm đọc. Cũng chưa thể nói quan điểm của ông đúng hay sai nhưng chúng ta nên nhìn nhận các vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau để tìm ra bản chất
Sat Nov 06, 2010 10:42 am
Gần bóng đèn, xa lọ mực
Thành viên cấp 3
Phụng_Thiên
Họ & tên : Hoàng Thiên
Ngày tham gia : 21/07/2010
Tổng số bài gửi : 126
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Gần bóng đèn, xa lọ mực
Điểm thành tích : 151
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: Những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát
bấm vào nút 5 sao 2 lần đấy anh bạn trẻ . :)
Sat Nov 06, 2010 8:32 pm
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát
Sao biết tôi là nam hay nữ mà gọi là anh bạn, già hay trẻ mà gọi là anh bạn trẻ?
Sun Nov 07, 2010 9:39 am
Gần bóng đèn, xa lọ mực
Thành viên cấp 3
Phụng_Thiên
Họ & tên : Hoàng Thiên
Ngày tham gia : 21/07/2010
Tổng số bài gửi : 126
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Gần bóng đèn, xa lọ mực
Điểm thành tích : 151
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: Những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát
Thanhsamkhach đã viết:
Sao biết tôi là nam hay nữ mà gọi là anh bạn, già hay trẻ mà gọi là anh bạn trẻ?
bài này có vẻ hơi ngắn hay sao í. Mà hình như tôi có đọc qua 1 lần rồi nhưng không nhớ ở đâu. Cứ nghĩ mình chưa từng đọc qua.
Sun Nov 07, 2010 9:09 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: Những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát
Bài nghiên cứu này của thiền sư Lê Mạnh Thát mình đọc trên báo thanh niên từ trước hè năm 2008, trước khi diễn ra Đại hội Phật Giáo Thế Giới (Vesak)... Bố mình nói họ đăng bài này vừa đưa ra nghiên cứu nhân tiện "chào mừng" đại hội Phật giáo luôn thể...(vì Thiền sư Lê Mạnh Thát là trưởng đoàn mà)... Dù sao vì bài viết này, năm học lớp 10 khi ngồi học về Mị Châu - Trọng Thuỷ (Văn). .mình cứ ngồi cười khúc khích như kẻ điên...Mấy đứa bạn tưởng mình mới thất tình nên gặp vấn đề về đầu óc...
Hơi bị sốc với lời mắng của thiền sư với Ngô Sỹ Liên. Nhưng đúng là phải đồng ý với quan điểm của thiền sư "Bộ việt luật còn đó, bài việt ca còn đó, truyện trăm trứng còn đó thế mà giám nhắm mắt nói càn..."
Một lời "giác ngộ" cho những ai vốn "mặc cảm" với lịch sử cổ đại nước nhà
Mon Nov 08, 2010 7:11 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: Những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát
Loạt bài của thiền sư LMT đăng năm 2008, còn quan điểm của ông đưa ra hình như từ lâu rồi (30 năm trước) nên ko mấy phù hợp với các nghiên cứu mới đây
Cùng quan điểm với ông còn có 1 số nhà nghiên cứu thập niên 60
Tôi post lại loạt bài để chúng ta có thêm 1 cái nhìn khác về LS
Các bạn có thể đọc loạt bài phản biện (cũng trên báo TN)
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát