Nam Kỳ quốc hay
Nam Kỳ Cộng hòa quốc hoặc
Cộng hòa Nam Kỳ, (
tiếng Pháp:
République de Cochinchine) là một chính quyền tồn tại từ 1946 đến 1948, do Pháp thành lập, về danh nghĩa quản lý lãnh thổ
Nam Kỳ (Nam Bộ)
Việt Nam.
Bối cảnh lịch sửKhi
Đệ nhị Thế chiến kết thúc với
Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở xuống do Quân đội Anh dưới tướng
Douglas Gracey nhân danh lực lượng
Đồng Minh tiếp quản và sau đó đã giao lại cho Pháp tiếp tục quản lý.Ngày
23 tháng 9 năm 1945 người Pháp tái vũ trang và sẵn sàng tiếp thu Sài Gòn nhưng phải đợi đến tháng 10 khi quân Anh chính thức trao chủ quyền lại cho Pháp thì Quân đội Pháp mới ồ ạt đổ bộ
[1] rồi mở rộng đánh chiếm toàn Nam Bộ.Tháng 2 năm 1946,
Ủy viên Cộng hòa Nam Kỳ (
Commissaire République, tức chức vụ mới lập để gọi người Pháp cầm đầu hành chánh ở Nam Kỳ)
Jean Cédile cho lập Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ (
Conseil Consultatif de Cochinchine) với 12 hội viên trên danh nghĩa giúp người bản xứ tự quyết định tương lai xứ sở, nhưng cũng có thâm ý tách dần chính trị Nam Kỳ khỏi những biến động và thương thuyết ở
Bắc và
Trung Kỳ. Thành phần Hội đồng gồm 4
người Pháp và 8
người Việt nhưng tất cả đều có
quốc tịch Pháp.
[2] Chính Hội đồng này sang tháng 3 đã đệ trình một dự án với chữ ký của 8 ủy viên người Việt lên
Cao ủy Đông Dương (tương đương với chức Toàn quyền Đông Dương cũ) là
đô đốc Georges Thierry d'Argenlieu về việc xin lập một xứ Nam Kỳ tự trị.
[3] Cédile tỏ rõ ý định ủng hộ ý đồ "Nam Kỳ tự trị" và hậu thuẫn những đảng phái thân Pháp như
Đảng Nam Kỳ của Béziat để vận động công chúng.
[4] Những nhóm khác như Đông Dương Tự trị Đảng và Việt Nam Tân dân Đảng cũng ngả theo lập trường "Nam Kỳ tự trị" của Pháp. Cùng lúc đó thì
Đảng Tân Dân chủ của bác sĩ Nguyễn Văn Thinh tuy tham gia vào Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ vẫn cố tìm chỗ đứng riêng để thu hút các lực lượng không cộng sản.
[5]Trong khi
Hội nghị Fontainebleau sắp diễn ra ở Pháp thì d'Argenlieu đơn phương tán thành việc thành lập Nam Kỳ quốc ngày 27 tháng 5 năm 1946 và đưa ra công bố này ngày 1 tháng 6 trước đám đông tụ tập ở
Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn. Ngày 5 tháng 6, tổng trưởng Pháp
Marius Moutet chấp thuận hành xử của d'Argenlieu để "bảo vệ quyền lợi của dân tộc Nam Kỳ".
[6] Cũng vào đầu tháng 6, bác sĩ
Nguyễn Văn Thinh được chỉ định làm thủ tướng chính phủ Cộng hòa Nam Kỳ tự trị. Ủy viên Cédile liền ký với tân thủ tướng một hiệp ước nhìn nhận xứ Nam Kỳ là một xứ tự do, riêng biệt trong khuôn khổ của
Liên bang Đông Dương.
[7]
Hình thànhBác sĩ Nguyễn Văn Thinh được Pháp đề cử làm thủ tướng nhưng chỉ được ít lâu thì ông tự sát. Thay ông là bác sĩ
Nguyễn Văn Hoạch rồi
Nguyễn Văn Xuân. Trong thời gian này có một số người chống lại nguyện ước thống nhất nên cổ động khẩu hiệu "Xứ Nam Kỳ của người Nam Kỳ" hầu gây chia rẽ giữa các nhóm người Việt. Các đoàn thể thì càng cố gắng củng cố quyền lực riêng như
Trần Văn Soái (Năm Lửa) chiếm đóng Cái Vồn (Cần Thơ),
Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán) giữ Cái Dầu (Châu Đốc),
Lê Quang Vinh (Ba Cụt) giữ Thốt Nốt (Long Xuyên),
Nguyễn Giác Ngộ đặt bản doanh ở Cao Lãnh (Kiến Phong), Cao Đài cát cứ ở
Tây Ninh và
Bình Xuyên của
Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) định doanh ở Chánh Hưng (
Chợ Lớn) khiến tình hình chính trị thêm rắc rối. Đó là chưa kể đến các tổ chức chính trị như
Việt Minh,
Đại Việt, v.v. Người Pháp thì không thực lòng tái thiết trật tự hay xây dựng một xứ Nam Kỳ chân chính mà còn có dụng ý võ trang mỗi nhóm riêng, trên danh nghĩa là giữ an ninh, nhưng chủ ý là chống lại lực lượng Việt Minh. Tác hại thay là chính những nhóm này tiến đến xung đột, tranh giành quyền lực gây thêm loạn lạc.
[8]Ngày 19 Tháng Chạp năm 1947 Nguyễn Văn Xuân bay sang
Hương Cảng yết kiến Bảo Đại và xác nhận ý định thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam và mời cựu hoàng ra chấp chánh hầu điều đình tìm một giải pháp thứ ba ngoài Pháp và
Việt Minh. Việc giải thể Nam Kỳ Quốc mãi đến ngày 8 Tháng Ba năm 1949 mới bắt đầu theo Thỏa ước Élysées giữa tổng thống Pháp
Vincent Auriol và Bảo Đại. Theo đó thì Pháp công nhận nước Việt Nam thống nhất.
[9]Tháng Tư năm 1949 Nam Kỳ mở cuộc bầu cử Quốc hội chọn 16 dân biểu Pháp và 48 dân biểu người Việt. Quốc hội này đã biểu quyết chấm dứt "nước Nam Kỳ" và hiệp nhất vào nước Việt Nam,
[9] để sau đó lập ra chính phủ
Quốc gia Việt Nam.Cuối cùng ngày
22 tháng 5 năm
1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trả Nam Bộ cho Việt Nam.
Cờ năm sọcTừ ngày
1 tháng 6, quốc gia này dùng quốc kỳ nền vàng, với 5 sọc vắt ngang ở giữa có chèn ba sọc xanh và 2 sọc trắng. Ý nghĩa của lá cờ là tượng trưng ba con sông
Đồng Nai,
Tiền Giang và
Hậu Giang (
màu xanh lam) trên đất Nam Kỳ.
[10] Dư luận bấy giờ không ưa lá cờ này vì cho rằng màu sắc không hợp nhãn quan nên biếm gọi là "cờ sốt rét".
[11]Lá cờ này tồn tại được 2 năm cho đến khi chính quyền
Nam kỳ quốc giải thể và sát nhập vào
Quốc gia Việt Nam do vua Bảo Đại thành lập ngày
2 tháng 6 năm
1948.
Chính phủĐược
Pháp thành lập từ
7 tháng 5 năm
1946, với chiêu bài "Nam Kỳ tự trị". Tuy nhiên, chính quyền này công luận cho là "bù nhìn" và ly khai, phá việc đất nước thống nhất, nên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi bị giải thể.Đứng đầu chính phủ là thủ tướng do Hội đồng Cố vấn Nam Kỳ bầu lên. Hội đồng này do Ủy viên Cộng hòa Pháp, chức danh mới của thống đốc Nam Kỳ, tuyển chọn. Người đó là
Jean Marie Arsène Cédile, nắm quyền
an ninh bên trong và bên ngoài nước
Cộng hòa.
[12] Ngoài ra Cao ủy Pháp tại Đông Dương (chức danh mới của
Toàn quyền Đông Dương) còn có quyền phê chuẩn hoặc bác bỏ mọi bổ nhiệm của Thủ tướng.
[13]Khi thành lập Chính phủ Nam Kỳ, quân đội Pháp ở Đông Dương đã nhiều lần gây hấn với Chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng việc tố cáo Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ là bất hợp pháp. Dù về pháp lý điều này không ảnh hưởng đến Hiệp định Sơ bộ Việt-Pháp.
[12]Chính phủ Nam Kỳ Quốc cải tổ nhiều lần,song vẫn không được lòng dân:
Thủ tướng