Về nguồn vốn đầu tư mình chia làm hai phần lầ đầu tư từ nước ngoài (FDI) và tự đầu tư.
Đầu tư từ nước ngoài. sau khi TQ mở của thì 84 bắt đầu nhận được FDI là khoảng 1,3 tỉ USD, mỗi năm FDI nhích một chút rồi tới năm 91 là 4,4 tỷ $. năm 92 nhờ vào việc cam kết cải cách mà TQ nhận được FDI 11 tỷ $.
năm 2001 TQ gia nhập WTO FDI tăng nhanh đến năm 2008 là 92,4 tỷ $. cái này có vẻ nhiều nhưng chỉ chiếm khoảng 6% vốn đầu tư. phần còn lại là do quá trình "thắt lưng buộc bụng" của TQ.
Tự đầu tư. hãy thử tưởng tượng nếu các bạn sống tại TQ, các bạn sẽ phải làm gì khi nhà bước cho nhập cảng rất hạn chế và chế đọ phúc lợi xã hội thấp. Tức là muốn mua đồ cũng khó, rồi nhỡ có chuyện bất thường sảy ra thì sao rõ ràng là là dân tàu phải lo mà dành dụm tiền rồi gửi nó vào ngân hàng. đó là tại sao mà hơn 70% tiết kiệm của dân tàu nằm trong các ngân hàng của nhà nước. với số tiền khổng lồ này này mà đầu tư (không cần hiệu quả cao) vào cơ sở hạ tầng thì sự tăng trưởng trong nhưng năm gần đây của TQ thì chẳng lấy gì làm lạ.
nhưng với tình hình khủng hoảng, lạm phát như hiện nay và tương lai thì ai dám gửi tiền vào ngân hàng? như vậy khả năng tự đầu tư của TQ phải giảm xuống và... ha ha
TQ giữ giá đồng NDT của mình thấp để kiếm lợi nhuận xuất khẩu siêu cao. Thằng Mĩ tức lên và thế là thông qua đạo luật "Cải cách hội chợ thương mại" (Currency Reform for Fair Trade Act:
http://www.opencongress.org/bill/111-h2378/show) với 81% phiếu thuận, nhằm gây sức ép bắt TQ phải tăng giá đồng NDT. ngoài ra công đoàn bên TQ rất thích tổ chức biểu tình (chống doanh nghiệp nước ngoài) cho công nhân nhằm gây sức ép bắt các công ty nước ngoài phải chuyên giao kĩ thuật. Thủ đoạn này áp dụng được khi mà một quốc gia đã trở nên quan trọng với thế giới.
Khoa học và kĩ thuật. Cái này rất rất quan trọng vì nó là chìa khóa để tăng năng suất lao động và mở rông sản suất theo chiều sâu. cũng chính vì lí do đó mà bằng nhiều biện pháp ép buộc các công ty nước ngoài chuyển giao khoa học kĩ thuật. 1: hù dọa (mày mà không chuyển giao kĩ thuật thì một là cút hai là bị quốc hữu hóa); 2: dụ dỗ (chuyển giao kĩ thuật đi rồi chúng tôi sẽ hỗ trợ Cty anh vốn ưu đãi... ); 3 khách quan: khi một công ty muốn sử dụng lao động TQ thì phải đào tạo họ nếu không thì lao động chất lượng thấp làm sao mà có sản phẩm chất lượng cao mà cạnh tranh. mặt khác, hiện tương bắt chước nhãn hiệu cung khiến nhiều công ty muốn bán quách cho các công ty hay bắt chước này sở hữu trí tuệ của mình.
Nhiều công ty ý thức rằng việc chuyển giao công nghệ cho TQ chính là tự đào huyệt chôn mình nên ra đi như Intel (Intel quyết định xây dựng nhà máy thứ 7 tại TP HCM).
Nhờ vào đà phát triển kĩ thuật như vậy mà cơ cấu kinh tế TQ có sự chuyển dịch kha khá về phía công nghiệp. nhưng rủi thay. sự đóng góp của công nghiệp lại chủ yếu là nhờ công nghiệp chế biến, lắp ráp, chế tạo vật liệu. Thế nên TQ cũng tăng cường công tác gián điệp công nghệ (cái này thằng Isaren là vô đối! vn phải học tập nhiều nhiều) và nghiên cứu công nghệ. song nghiên cứu công nghệ cũng không phải dễ nó chứa khá nhiều yếu tố rủi ro. Đại hàn phát triển như vậy nghiên cứu công nghệ lâu hơn thằng tàu mà còn phải xách dép cho thăng nhật vậy TQ ??!
Suy cho cùng thấy lão Pranab Bardhan nói về TQ và Ấn Độ đung như tựa đề cuốn sách của ông ta "awakening giants, feet of clay"
còn nữa...