Thế giới đang ca ngợi sức mạnh nhân dân qua cuộc cách mạng lật đổ tổng thống cầm quyền của người Ai Cập, Phương Tây ca ngợi nó và khiêu khích những người dân thuộc các nước mà họ cho là thiếu dân chủ vùng lên tạo cách mạng, nhưng mặt khác những mặt trái của cuộc cách mạng này đã bộc lộ ra.
I- Tự phát hay tự giác?
Cảm hứng của cuộc cách mạng AC là CM Tuynisia và mạng xã hội như Facebook, Twitter. Người dân bất chấp những ổn định và thịnh vượng mà chính quyền mang lại suốt nhiều năm qua đứng lên phản đối những yếu kém, khó khăn mà thực chất nước nào cũng mắc phải trong giai đoạn kinh tế suy thoái hiện nay: thất nghiệp, giá lương thực tăng, lạm phát,...
Và rồi người dân trở thành những người dễ tổn thương trong bối cảnh công nghệ thông tin như ngày nay. Chỉ cần lập vài hội trên FB với mục tiêu chống đối chính trị gia nào đó là sẽ mau chóng có hàng ngàn người like, và một buổi "offline" của 1 hội thôi cũng sẽ thu hút rất đông người, từ đó tạo tâm lí đám đông là chúng ta đang làm cách mạng, họ xuống đường vì chính quyền đang có sai trái thế tại sao ta không xuống?
Với kiểu cách mạng theo kiểu đánh hội đồng như thế này nhà cầm quyền ít có cơ hội cải cách vì dân chúng chỉ chăm chăm vào việc chúng ta phải đoàn kết lật đổ cái đã, phần còn lại là một chương lịch sử khác của đất nước.
Không tổ chức, chính đảng lãnh đạo, không có mục tiêu gì ngoài lật đổ người nắm quyền cao nhất-động thái mà họ cho răng sẽ mang lại dân chủ(?!) đây hoàn toàn là một lọat cuộc cách mạng tự phát và rất có thể họ bị giựt dây và lợi dụng cho những mưu đồ chính trị hậu "cách mạng"
II- Cách mạng hay bạo động?
Những con người có cái đầu nóng xuống đường vì bất mãn, vì nước khác đã xuống đường và thành công được báo chí khắp nơi ca ngợi,... cứ như thế một làn sóng biểu tình lan ra khắp Bắc Phi theo kiểu đô-mi-nô. Tình hình châu Phi vốn bất ổn do khủng bố, đảo chính nên hầu hết các nước thiết lập tình trạng khẩn cấp để kiểm soát đất nước. Biện pháp này yên ổn mấy chục năm nay phút chốc được coi là rào cản dân chủ tại 1,2,... và nhiều quốc gia.
BỊ kích động bởi khó khăn, nhu cầu đổi mới, tâm lí đám đông những cuộc bạo loạn gây rối được nâng tầm lên thàng những cuộc cách mạng.
III- Kết
Kiểu cách mạng từ thế giới ảo lan ra thế giới thật này một phần phản ánh uy lực của quần chúng, tức là khi họ tập hợp lại thành đám đông đấu tranh cho 1 mục đích (nhấn mạnh là chỉ 1 mục đích: lật đổ chính quyền hiện tại thay vì đòi cải cách) thì không gì chống đối nổi. Đó là 1 điều nguy hiểm nếu quần chúng không ý thức được làm làm cách mạng để giành lấy quyền lợi cho mình chứ không pahir là chỉ lật đổ kẻ khác !
Mon Feb 14, 2011 8:45 pm
Thành viên cấp 2
B754
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 13/11/2010
Tổng số bài gửi : 48
Điểm thành tích : 51
Được cám ơn : 4
Tiêu đề: Re: Ai Cập-điển hình cách mạng nguy hiểm
Đây là ví dụ của diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ ở thời đại ngày nay. Rõ ràng đứng đằng sau cuộc biểu tình qui mô ở Ai Cập là các thế lực phương Tây. Mặc dù tổng thống Mubarak đã từ chức xong chưa chắc tình hình Ai Cập sẽ được cải thiện. Chúng ta đã có những tấm gương khác như ở Afganistan sau khi Taliban sụp đổ và Irắc sau khi S.Hudsein sụp đổ. Các bạn trẻ hãy xem xét lại, chúng ta nên nghi ngờ về khái niệm tự do, dân chủ mà chủ nghĩa đế quốc đã và đang đưa ra, tất cả chỉ là trò bịp bợm.
Tue Feb 15, 2011 8:13 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: Ai Cập-điển hình cách mạng nguy hiểm
Xem nào... GDP danh nghĩa của Ai cập theo Quỹ tiền tệ quốc tế ước tính vào khoảng 162 tỉ USD Tổng tài sản gia đình Mubarak có được theo nhiều nguồn tin là vào khoảng 50 đến 70 tỉ USD
Nếu mình là dân Ai Cập chắc mình cũng ra đường quá =.=
Tue Feb 15, 2011 9:21 pm
Thành viên cấp 2
B754
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 13/11/2010
Tổng số bài gửi : 48
Điểm thành tích : 51
Được cám ơn : 4
Tiêu đề: Re: Ai Cập-điển hình cách mạng nguy hiểm
Đồng ý là ra đường, nhưng chỉ là đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau thôi, trong khi tan cửa nát nhà
Tue Feb 15, 2011 11:43 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: Ai Cập-điển hình cách mạng nguy hiểm
B754 đã viết:
Đồng ý là ra đường, nhưng chỉ là đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau thôi, trong khi tan cửa nát nhà
Về việc này chúng ta cứ tạm ngồi ở nhà, rung đùi xem Ấn Độ sẽ ra sao. Dù gì thì cũng chỉ mới mấy ngày trôi qua và mọi lời nói chỉ dừng ở suy đoán.
Hiệu ứng đomino liệu có diễn ra đối với các nước Châu Phi, tình hình Ai Cập liệu có trở nên ổn định hơn trước,...Cùng chờ nhé
Sun Feb 27, 2011 4:07 pm
Thành viên cấp 2
B754
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 13/11/2010
Tổng số bài gửi : 48
Điểm thành tích : 51
Được cám ơn : 4
Tiêu đề: Re: Ai Cập-điển hình cách mạng nguy hiểm
Bắt đầu là Ai Cập, lan sang các nước xung quanh, bị chắn đứng ở Iran và bùng phát ở Libi, cuộc bao loạn này có vẻ chưa dừng lại ở đây đâu