- ngoisaoleloi_9221 đã viết:
- Những ảnh hưởng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ 19 và phong trào cách mạng thế giới đến quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và cách mạng giải phóng dân tộc.
Các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta trên đây phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
Do đó, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải có hệ tiên tiến , cách mạng và khoa học dẫn đường. Đảng không có lí luận cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Lí luận “ chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mênh nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong Đảng ai ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo lí luận ấy”.
Pháp đã đàn áp mạnh mẽ phong trào chống thuế và phong trào Duy tân, Đông du. Chúng đóng cửa trường Đông Kinh Nghĩa Thục, các trường dân lập ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, giết Tiến sĩ Trần Quý Cáp, đày Phan Châu Trinh, Nguyễn Thành, Đặng Nguyên Cẩn, Huỳnh Trúc Kháng... ra Côn Đảo. Chúng bắt tay với Nhật khiến Nhật giải tán 200 sinh viên Đông du ở Nhật trục xuất Phan Bội Châu, Cường Để.
Duy tân hội bị đàn áp. Đặng Thái Thân hy sinh ở Nghệ An. Đỗ Đăng Tuyển bị bắt, bị kết án đày đi Lao Bảo (1910). Cũng từ năm 1910, ngọn lửa Yên Thế chỉ còn là ngọn đèn sắp tắt.
Có thể nói, vào năm 1910, phong trào yêu nước đang ở trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Con đường Đông du không còn nữa. Phan Bội Châu đang ẩn nhẫn ở Xiêm. Cách mạng Tân Hợi chưa bùng nổ. Trong hoàn cảnh đó thì cụ Nguyễn Sinh Huy bị cách chức và bị thải hồi. Có thể nói quốc biến và gia biến đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành có một sự lựa chọn. Phải chăng việc Phan Châu Trinh sang Pháp vào tháng 3-1911 là một gợi ý? Nguyễn Tất Thành đã chọn con đường rời đất nước để tìm một câu trả lời như lời Cụ Hồ nói với một nhà báo Mỹ:
"Nhân dân Việt Nam trong đó có cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi, ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp... Tôi thấy phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi". Chính từ quyết định ấy mà Nguyễn Tất Thành sẽ và đã trở thành Nguyễn Ái Quốc và rồi Hồ Chí Minh.
Nguyễn Tất Thành xuất thân trong một gia đình Nho giáo yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tình Nghệ An. Là một thanh niên sớm có lòng yêu nước, nhận thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các vị tiền bối, nên ông quyết định ra đi tìm đường cứu nước (1911).
- Sau nhiều năm bôn ba khắp thế giới, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp 1917, gia nhập Đảng Xã hội Pháp 1919.
- 18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ai Quốc gửi tới hội nghị Versailles “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ , quyền bình đẳng của nhân dân An Nam.
- Tháng 07/1920 Nguyễn Ai Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
- 25/12/1920, tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua , gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
* Các sự kiện trên đã đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng, Nguyễn Ai Quốc đã từ chủ nghĩa dân tộc đến với chủ nghĩa cộng sản, từ chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân thành chiến sĩ quốc tế vô sản, là người mở đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
- 1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, ra báo “Người cùng khổ ” là cơ quan ngôn luận của Hội.
- Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
- 6/1923: Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924)
- 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Tháng 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.
* Ý nghĩa:
- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản .
- Chuẩn bị về tư tưởng cho cách mạng Việt nam .
- Chuẩn bị về tổ chức cho cách mạng Việt Nam .
Hướng đi: Các vị tiền bối tìm đường sang phương Đông , Nguyễn Ái Quốc quyết định đi sang phương Tây .
+ Cách đi : những vị tiền bối tìm cách gặp gỡ với tầng lớp lãnh đạo bên trên. Ngược lại NAQ thâm nhập vào các tầng lớp, giai cấp thấp nhất trong xã hội . Từ đó , Người có ý thức giác ngộ , đoàn kết đấu tranh,gặp được chủ nghĩa Mác –Lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc .
* Công lao của Nguyễn Ái Quốc :
+ Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam.
+ Nhờ đó tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam , làm cách mạng tháng Tám thành công; tiến hành chống Pháp – Mỹ thắng lợi